Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.06 KB, 109 trang )



Trang 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 4
1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa: 4
1.1.1. Khái niệm về DNNVV 4
1.1.2. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế thò trường 6
1.1.3. Những ưu thế và hạn chế của DNNVV trong nền kinh tế thò trường 9
1.2. Vai trò của chính sách tài chính trong việc phát triển DNNVV 11
1.3. Các chính sách hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam từ phía nhà nước: 12
1.3.1. Chính sách tài chính tín dụng 12
1.3.2. Chính sách thuế 14
1.3.3. Chính sách thương mại 14
1.3.4. Chính sách đầu tư 15
1.3.5. Chính sách đất đai 15
1.3.6. Chính sách công nghệ và đào tạo 15
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng chính sách tài chính hỗ trợ
phát triển DNNVV: 16
1.4.1. Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở một số nước 16
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 24
CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC HỖ TR PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY 27
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tỉnh Vónh Long 27
2.2. Đặc điểm của DNNVV ở Tỉnh Vónh Long: 33
2.2.1. Tình hình phát triển DNNVV ở Tỉnh Vónh Long: 33
a. Về số lượng 33
b. Đóng góp cho ngân sách nhà nước của các DNNVV 37


c. Về lao động 38
d. Về Vốn 42
e. Về công nghệ 44
f. Về cơ cấu ngành nghề 47
g. Về cơ cấu lãnh thổ 48


Trang 2
h. Về tình hình xuất khẩu 49
2.2.2. Những khó khăn chủ yếu của DNNVV Tỉnh Vónh Long hiện nay và
nguyên nhân: 53
a. Khó khăn về tài chính 53
b. Máy móc thiết bò lạc hậu 54
c. Trình độ quản lý - lao động thấp 55
d. Thiếu đất làm mặt bằng kinh doanh 56
e. Thiếu thông tin thương mại 57
f. Sức cạnh tranh kém 58
g. Thiếu cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước 59
2.3. Thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Tỉnh Vónh Long: 60
2.3.1. Thực chính sách tài chính tín dụng 60
2.3.2. Thực trạng về chính sách thuế 63
2.3.3. Thực trạng về chính sách xuất nhập khẩu 64
2.3.4. Thực trạng về chính sách đầu tư 65
2.3.5. Thực trạng về chính sách đất đai 67
2.3.6. Thực trạng về chính sách công nghệ và đào tạo 68
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TR PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA Ở TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 70
3.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế Tỉnh Vónh Long đến năm 2010: 70
3.1.1. Về tốc độ tăng trưởng GDP 70
3.1.2. Chuyển dòch cơ cấu kinh tế 71

3.1.3. GDP bình quân đầu người 71
3.2. Đònh hướng chiến lược phát triển DNNVV ở Tỉnh Vónh Long đến năm 2010: 71
3.2.1. Hỗ trợ phát triển DNNVV là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh 72
3.2.2. Ưu tiên phát triển DNNVV ở nông thôn là bộ phận quan trọng nhất của
chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn 73
3.2.3. Ưu tiên phát triển DNNVV trong hoạt động sản xuất công nghiệp đối với
một số lónh vực, ngành mà DNNVV có khả năng và ưu thế 73
3.2.4. Phát triển DNNVV trong mối liên kết công nghiệp bền vững, chặt chẽ với
các DN lớn, nhằm tạo ưu thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của
DNNVV nói riêng và DN TỉnhVónh Long nói chung 74


Trang 3
3.2.5. Trước tiên tập trung hóa DNNVV ở một số đòa bàn trọng điểm, một số thò
xã, thò trấn, các khu công nghiệp 74
3.3. Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Tỉnh Vónh Long giai đoạn 2005-
2010: 74
3.3.1. Các giải pháp về thuế 74
a. Hợp lý hóa thuế thu nhập cá nhân 75
b. Đối với thuế thu nhập DN 75
c. Tiếp tục cải cách thuế giá trò gia tăng 79
d. Cần giải quyết các vướng mắc về thuế của DNNVV 81
3.3.2. Giải pháp tạo vốn cho các DNNVV: 82
a. Tạo vốn qua hình thức tín dụng 82
b. Cải cách và đổi mới các đònh chế tài chính 85
c. Tạo vốn vay hình thức liên doanh, liên kết 87
d. Coi trọng và tạo thuận lợi để hỗ trợ các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn
ngoài ngân sách Nhà nước 87
3.3.3. Phát triển thò trường chứng khoán (tập trung và phi tập trung), tạo điều

kiện cho các DNNVV tham gia vào thò trường 88
3.3.4. Một số giải pháp khác: 90
a. Khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng hoặc góp vốn
vào các DNNVV cùng hợp tác kinh doanh 90
b. Cho phép các DNNVV khấu hao nhanh tài sản cố đònh 91
c. Hỗ trợ mặt bằng SXKD 92
d. Hoàn thiện chính sách đầu tư 94
e. Hỗ trợ thông tin kinh tế, thò trường, xuất nhập khẩu 95
f. Hỗ trợ về công nghệ và đào tạo 97
3.4. Một số điều kiện để thực hiện các giải pháp: 98
3.4.1. Duy trì sự ổn đònh kinh tế - xã hội của Tỉnh 99
3.4.2. Kết hợp đồng bộ các giải pháp tài chính với các công cụ quản lý vó mô 99
3.4.3. Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức đại diện của DNNVV 100
3.4.4. Các điều kiện khác 101
KẾT LUẬN 104
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trang 4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong lòch sử phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, kể cả các nước
phát triển, đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, DNNVV
luôn luôn đóng vai trò và có tác dụng hết sức quan trọng trong tăng trưởng và
phát triển kinh tế nhờ những ưu thế và những thành quả mà nó mang lại cho
nền kinh tế.
Ở nước ta, do trình độ kinh tế còn thấp, quy mô kinh tế hạn hẹp và nhu
cầu phát huy mọi nguồn lực sẵn có để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, việc chú trọng phát triển DNNVV càng có ý nghóa quan trọng hơn bao

giờ hết. Sau hơn 15 năm đổi mới, ý thức được tầm quan trọng đó, chính phủ
Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích phát triển DNNVV. Những
chính sách này đã đem lại những kết quả nhất đònh như: tạo công ăn việc làm
cho người lao động, gia tăng khối lượng sản phẩm, khai thác các tiềm năng
trong nhân dân, làm cho nền kinh tế năng động hơn, tăng thu cho ngân sách
nhà nước …
Ở tỉnh Vónh Long hiện nay, số lượng DNNVV chiếm tỷ lệ áp đảo, trên 99%
tổng số DN toàn tỉnh, các DNNVV đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của cả
nước, các DNNVV của tỉnh vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong
quá trình hoạt động SXKD như: thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ lao
động thấp, trình độ cán bộ quản lý yếu kém, thiếu mặt bằng sản xuất, thông
tin thương mại … ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các DNNVV trên thò
trường trong nước, khu vực và thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập
hiện nay. Do đó, bên cạnh những nỗ lực của bản thân các DNNVV, sự hỗ trợ
từ phía chính quyền đòa phương là vô cùng cần thiết và quan trọng, đặc biệt là
hỗ trợ về tài chính để phát triển các DNNVV, góp phần tăng trưởng kinh tế
của tỉnh Vónh Long ổn đònh và bền vững.
Các chính sách hỗ trợ trong thời gian qua, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung
vẫn chưa hoàn thiện để thực sự tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển


Trang 5
mạnh mẽ. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển
DNNVV tỉnh Vónh Long giai đoạn 2005-2010” để nghiên cứu, từ đó đưa ra một
số kiến nghò về giải pháp nhằm góp phần giải quyết các vấn đề vướng mắc
trong chính sách hỗ trợ DNNVV trên đòa bàn tỉnh Vónh Long.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng các DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát
triển DNNVV ở tỉnh Vónh Long hiện nay.

- Đề nghò một số giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở tỉnh Vónh
Long giai đoạn 2005-2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về DNNVV của tỉnh Vónh Long, DNNVV của
tỉnh là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo
pháp luật hiện hành, phân loại kết hợp cả 2 tiêu chí: có số vốn đăng ký
không quá 10 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm không quá 300
người, theo Nghò đònh 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ “Về
trợ giúp phát triển DNNVV”.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung phân tích những tác động
tích cực và tiêu cực của các chính sách tài chính, các chính sách kinh tế vó
mô, của khung pháp lý và các thủ tục hành chính đối với sự phát triển các
DNNVV ở tỉnh Vónh Long. Chúng tôi cũng cố gắng đưa ra những kiến nghò về
các biện pháp cần thiết cho việc cải thiện các chính sách trên nhằm khắc
phục những vướng mắc trong quá trình phát triển các DNNVV, giúp các DN
này phát huy hết tiềm năng của mình, vì đó là động lực phát triển kinh tế của
tỉnh Vónh Long.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lòch sử làm
cơ sở để xem xét các vấn đề nghiên cứu.
Thông qua việc thu thập thông tin từ các phương tiện, kết hợp với việc
khảo sát, điều tra thu thập tư liệu nhằm thống kê, tổng hợp, so sánh, mô hình


Trang 6
hóa và phân tích để làm sáng tỏ các quan điểm của chúng tôi những vấn đề
nghiên cứu đặt ra.
5. Cấu trúc của đề tài:
Cấu trúc của đề tài bao gồm các chương:
Chương I: DNNVV và vai trò của chính sách tài chính trong việc phát

triển DNNVV ở Việt Nam.
Chương II: Thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở
tỉnh Vónh Long hiện nay.
Chương III: Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở tỉnh Vónh Long
giai đoạn 2005 - 2010.




















Trang 7
CHƯƠNG I
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ
CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

1.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA:
1.1.1. Khái niệm về DNNVV:
DNNVV là loại DN được phân loại theo qui mô. Nhiều nước trên thế
giới, trong đó có những nước có điều kiện kinh tế và trình độ phát triển gần
giống Việt Nam, sử dụng 3 tiêu chí để phân loại DN là vốn, số lao động và
doanh thu, trong đó vốn và số lao động được nhiều nước áp dụng nhất. Chỉ
số bình quân ở các nước này là nếu DN có số vốn kinh doanh nhỏ hơn 1 triệu
USD và có ít hơn 200 lao động được coi là DNNVV. Tuy nhiên các tiêu chí
này không cố đònh, chúng phụ thuộc vào chính sách và khả năng hỗ trợ của
mỗi chính phủ trong từng thời kỳ, thậm chí trong cùng một nước cũng có
trường hợp các tổ chức hỗ trợ có tiêu chí riêng để xác đònh DN đủ điều kiện
nhận hỗ trợ.
Bảng 1.1. Tiêu chí xác đònh DNNVV ở một số nước
Nước Số lao động
Tổng vốn hoặc
giá trò tài sản
Doanh thu
Úc < 500 trong công nghiệp, DV
Canada < 500 trong công nghiệp, DV
< 20 triệu đô la
Canada
Hong Kong
< 100 trong công nghiệp
< 50 trong dòch vụ

Nước Số lao động
Tổng vốn hoặc
giá trò tài sản
Doanh thu
Indonexia < 100 < 0,6 tỷ Rupiah < 2 tỷ Rupiah

Nhật < 100 trong buôn bán. < 30 triệu Yên


Trang 8
< 50 trong bán lẻ
< 300 trong các ngành khác
< 10 triệu Yên
< 100 triệu Yên
Mexico < 250 < 7 triệu USD
Philippines < 200 < 100 triệu Peso
Singapore < 100 < 499 triệu USD
Myanmas < 100
Thái Lan < 100 < 20 triệu Baht
Mỹ < 500

Ở Việt Nam, các đòa phương, các ngành, các tổ chức có các cách xác
đònh DNNVV khác nhau:
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI ) xác đònh:
+ Đối với ngành công nghiệp: những DN có vốn từ 5–10 tỷ đồng và số
lao động trung bình hàng năm từ 200-500 người là DN vừa, DN có vốn dưới 5 tỷ
đồng và số lao động trung bình dưới 200 người là DN nhỏ.
+ Đối với ngành thương mại: những DN có vốn từ 5-10 tỷ đồng và số
lao động trung bình hàng năm từ 50-100 người là DN vừa, DN có vốn dưới 5
tỷ đồng và lao động trung bình dưới 50 người là DN nhỏ.
- Trung tâm phát triển ngoại thương và đầu tư (FTDC) căn cứ vào dự
án của Liên Hiệp Quốc nghiên cứu về DNNVV ở Việt Nam xác đònh: DN vừa
là những DN có quy mô vốn từ 1 tỷ đến 4 tỷ đồng và có công nhân từ 30 đến
200 người, DN nhỏ là DN có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng và số công nhân dưới
30 người.
- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam xác đònh DNNVV là những DN có số

lao động thường xuyên dưới 500 người, vốn cố đònh dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu
động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng năm dưới 20 tỷ đồng.
- Theo công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Văn phòng Chính
phủ, DNNVV là những DN có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động
trung bình hàng năm dưới 200 người. Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành


Trang 9
Nghò đònh 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV, đònh nghóa DNNVV
là cơ sở SXKD độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có
vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm
không quá 300 người.
Tuy nhiên căn cứ tình hình kinh tế - xã hội cụ thể ở từng đòa phương,
căn cứ vào các lónh vực, ngành nghề khác nhau mà đòa phương có thể linh
hoạt áp dụng đồng thời cả 2 tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu
chí trên cho phù hợp vì hai tiêu chí trên thường không luôn luôn tương thích
với nhau, nhất là trong điều kiện hiện nay có những DN hoạt động trong lónh
vực công nghệ cao, có số vốn hoặc doanh thu khá lớn như số lao động lại rất
ít vì đó là những lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, nên có tiêu chí riêng
cho các DNNVV hoạt động trong các lónh vực khác nhau (công nghiệp,
thương mại, dòch vụ,…) và cần có điều chỉnh qua từng thời kỳ tùy thuộc vào
yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, giúp thực hiện tốt những chính sách
khuyến khích phát triển DNNVV của nhà nước.
1.1.2. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế thò trường:
Theo số liệu thống kê, nước ta hiện nay có khoảng trên 90% tổng số
DN là DNNVV với các hình thức: DNNN, DNTN, công ty TNHH, công ty cổ
phần…; DNNVV đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước ta,
thể hiện ở một số mặt sau:
- Tạo việc làm cho người lao động, góp phần ổn đònh xã hội:

Đây là thế mạnh rõ rệt của DNNVV và là nguyên nhân chủ yếu khiến
ta phải đặc biệt chú trọng phát triển DNNVV ở nước ta hiện nay.
Giải quyết công ăn việc làm luôn là vấn đề bức xúc của hầu hết các nước
trên thế giới. Phát triển DNNVV là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề thất
nghiệp. Lý do đơn giản là DNNVV thường được dễ dàng tạo lập với một lượng
vốn không lớn, và thường xuyên đáp ứng được những thay đổi của thò trường. Vì
vậy, mặc dù số lượng lao động trong một DNNVV không nhiều, nhưng theo quy


Trang 10
luật số đông, một số lượng lớn DNNVV trong nền kinh tế sẽ tạo ra phần lớn công
ăn việc làm cho xã hội.
Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê, năm 2000 cả nước có
1.447.000 người trong độ tuổi lao động không có việc làm, trong đó khu vực
thành thò chiếm 48%, khu vực nông thôn chiếm 52%. Dự báo từ nay đến năm
2010, mặc dù dân số có thể tăng chậm lại nhưng nguồn lao động vẫn tăng
nhanh liên tục do tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng (mỗi năm
có thêm khoảng 1,8 triệu người bước vào tuổi lao động), đòi hỏi giải quyết
việc làm cấp bách.
Khu vực DNNVV thuộc các thành phần kinh tế hiện thu hút khoảng 25-
26% lực lượng lao động phi nông nghiệp cả nước nhưng triển vọng thu hút
thêm lao động rất lớn vì suất đầu tư cho một chỗ làm việc ở đây thấp hơn rất
nhiều so với DN lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút được các nguồn vốn
rải rác trong dân, là nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhận số lao động ở
nông thôn tăng thêm mỗi năm, số lao động từ các DNNVV dôi ra qua việc cổ
phần hóa, bán, khoán, cho thuê,…
- DNNVV cung cấp một khối lượng lớn, đa dạng phong phú về sản
phẩm, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế:
Với số lượng đông đảo trong nền kinh tế, DNNVV tạo ra một khối lượng
sản phẩm đáng kể cho xã hội. Mặt khác, do đặc tính linh hoạt, mềm dẻo,

DNNVV có khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú
và độc đáo của người tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm có tính chất linh
tinh, lặt vặt không thích hợp với các DN lớn.
Ở Việt Nam, mỗi năm DNNVV đóng góp khoảng 26% GDP của cả
nước. Trong lónh vực sản xuất công nghiệp, khu vực DNNVV đóng góp ước
tính 30% giá trò tổng sản lượng công nghiệp hàng năm. Một số ngành nghề
như chiếu cói, hàng thủ công mỹ nghệ…DNNVV tạo ra 100% giá trò sản lượng
hàng hóa.
- DNNVV góp phần khai thác tiềm năng phong phú trong dân:


Trang 11
Dựa trên những ưu thế của DNNVV như thành lập với số vốn ít, thu hồi
vốn nhanh, sử dụng các tiềm năng về nguồn vốn lao động và nguyên vật liệu
sẳn có ở đòa phương, sử dụng các sản phẩm phụ hoặc phế phẩm, phế liệu
của các DN lớn, DNNVV thu hút được một khối lượng lớn về vốn nhàn rỗi của
các tầng lớp dân cư, đồng thời thu hút được nhiều lao động vào tham gia sản
xuất mà không đòi hỏi trình độ cao hay mất nhiều thời gian đào tạo.
Ngoài ra DNNVV có nhiều thuận lợi trong khai thác các tiềm năng về trí
tuệ, tay nghề tinh xảo, bí quyết nghề nghiệp,… Việc phát triển các DN sản
xuất các ngành nghề truyền thống ở nông thôn là một trong những hướng
quan trọng để sử dụng tay nghề của các nghệ nhân, mà hiện nay đang bò mai
một dần, nhằm thu hút lao động nông thôn và phát huy lợi thế của từng vùng
để phát triển kinh tế.
- Bảo đảm cho nền kinh tế năng động hơn:
Do yêu cầu vốn ít, qui mô nhỏ, DNNVV có nhiều khả năng thay đổi mặt
hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ,…. Đối với DN lớn, DNNVV
còn có thể làm đại lý, vệ tinh, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp vật tư đầu
vào với giá rẻ hơn, góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất cho
DN lớn.

- Góp phần vào sự chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa:
Ở các nước cũng như ở Việt Nam, các DN lớn thường tập trung ở các
thành phố và các trung tâm công nghiệp, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển,
nhưng lại không đáp ứng được tất cả yêu cầu của nền kinh tế như lưu thông
hàng hóa, dòch vụ, phát triển ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp,
giải quyết lao động … gây mất trạng thái cân đối nghiêm trọng về trình độ
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa thành thò với nông thôn, giữa các vùng
trong một quốc gia.
Chính sự phát triển DNNVV là phương tiện quan trọng trong việc tạo
lập sự cân đối giữa các vùng. Nó giúp cho vùng sâu, vùng xa, các vùng nông
thôn có thể khai thác được tiềm năng của vùng, đòa phương để phát triển các


Trang 12
ngành sản xuất, dòch vụ, góp phần chuyển dòch cơ cấu kinh tế giữa các thành
phần kinh tế, giữa các ngành và các vùng lãnh thổ, đặt biệt là khu vực nông
nghiệp và nông thôn.
1.1.3. Những ưu thế và hạn chế của DNNVV trong nền kinh tế thò trường:
a. Một số ưu thế của DNNVV:
- Dễ khởi nghiệp, ban đầu không đòi hỏi gì nhiều mọi mặt như vốn, số
lượng nhân công, mặt bằng SXKD,… chính vì vậy mà DNNVV tồn tại và phát
triển ở hầu hết các ngành, các lónh vực và chiếm tỷ lệ lớn trong các thành
phần kinh tế.
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, giàu tính mềm mại, linh hoạt, năng động,
thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường thể chế, chế độ kinh tế -
xã hội.
- Có khả năng chuyển hướng kinh doanh nhanh và ít bò tổn thất khi thò
trường có biến động do vốn đầu tư ít, thu hồi nhanh.
- Đặc biệt thích nghi với việc phát huy mọi tiềm năng của đòa phương và

cơ sở. Do quy mô nhỏ, DNNVV dễ dàng được thiết lập và phát triển ở mọi
khu vực, mọi khoảng trống nhỏ của thò trường để tiếp cận và phát huy tiềm
năng của đòa phương, nơi mà những DN lớn không thể len lỏi vào được.
- Thuận lợi để kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. DNNVV
hơn hẳn các DN lớn về ảnh hưởng tích cực ra môi trường xung quanh vì đây
là thành phần kinh tế thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động trung bình
và thấp, góp phần rất lớn trong giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, tạo sự
phát triển cân bằng giữa các khu vực.
- Là sự bổ sung thiết yếu cho chính sự sinh tồn và phát triển của các DN
lớn. DNNVV là những mắt xích nhỏ nhưng rất quan trọng đối với các DN lớn
vì DNNVV thường sản xuất hoặc gia công các sản phẩm làm đầu vào hoặc
đầu ra cho quá trình sản xuất của các DN lớn.
b. Một số hạn chế của DNNVV:
- Do vốn ít nên thiếu nguồn lực để tiến hành những công trình nghiên
cứu, triển khai lớn để tận dụng khả năng của cách mạng khoa học công


Trang 13
nghệ, tất yếu dẫn tới trình độ kỹ thuật yếu kém, lạc hậu, chất lượng sản phẩm
thấp, khó có khả năng xuất khẩu, mở rộng thò trường.
- Tài lực và nhân lực ít, không đủ sức thực hiện những dự án lớn về đầu
tư, chuyển đổi cơ cấu, tiếp thò, đào tạo,… Để theo kòp và tận thu lợi ích của
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Không có ưu thế của kinh tế quy mô để có được những thành quả và
lợi ích đặt biệt mà chỉ có những quy mô đủ lớn mới có được.
- Thường bò “lép vế” trong các mối quan hệ với nhà nước, ngân hàng,
khách hàng, các trung tâm khoa học,… vì qui mô nhỏ, uy tín không đủ để gây
sự chú ý, quan tâm của các đối tác này trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ về chính
sách, tài chính, thông tin, công nghệ,…
- Thiếu sức phòng tránh và chống rủi ro.

- Rất khó trong việc tập hợp thành một lực lượng thống nhất và mạnh để
có vò thế chi phối về kinh tế, chính trò, xã hội vì số lượng quá lớn mà rải rác
khắp mọi nơi.
1.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
DNNVV:
1.2.1. Kích thích thúc đẩy các tầng lớp dân cư bỏ vốn đầu tư trực tiếp tạo lập
DN mới hoặc mở rộng qui mô hoạt động của DNNVV, góp phần tích
cực vào việc phát triển nên kinh tế:
Bằng chính sách ưu đãi thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, chính sách
tín dụng ưu đãi, chính sách đầu tư bảo lãnh tín dụng…, nhà nước đã khuyến
khích các tầng lớp dân cư bỏ vốn thành lập DN mới hoặc khuyến khích DN
đang hoạt động mở rộng qui mô SXKD.
1.2.2. Góp phần thúc đẩy tăng khả năng tự tích lũy và mở rộng khả năng huy
động vốn từ bên ngoài, giúp cho DNNVV tăng cường tài chính để phát
triển SXKD:
Hạn chế lớn nhất của các DNNVV là vốn ít, từ đó hạn chế đến việc
trang bò máy móc, thiết bò và công nghệ tiên tiến, đồng thời cũng rất khó khăn
trong việc mở rộng qui mô SXKD. Với chính sách tín dụng ưu đãi của nhà


Trang 14
nước đã giúp DN tăng thêm vốn kinh doanh. Khi nhà nước cho vay vốn với lãi
suất thấp trên thực tế là đã thực hiện một khoản trợ cấp tài chính cho
DNNVV. Mặt khác, cho vay vốn với lãi suất thấp được xem như một cách
giảm chi phí đầu tư, nâng cao khả năng thu lợi nhuận, khả năng tích lũy cho
DN.
1.2.3. Góp phần quan trọng hướng dẫn và điều tiết các hoạt động của
DNNVV vào các ngành nghề và khu vực cần phát triển theo đònh
hướng của nhà nước:
Nhà nước sử dụng chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế, chính sách tín

dụng ưu đãi. chính sách đầu tư để hướng các DNNVV phát triển ở những
ngành nghề cần ưu tiên phát triển, những vùng hải đảo, miền núi xa xôi hẻo
lánh để khai thác tiềm năng nhỏ bé tại đòa phương, góp phần xóa bỏ sự
chênh lệch giữa nông thôn và thành thò, giữa đồng bằng và miền núi…
Bên cạnh đó, đầu tư của nhà nước là đầu tư có tính chất châm ngòi.
Ngoài việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, nhà nước tập trung đầu tư vào
các ngành mũi nhọn, những DN có tầm quan trọng. Kết quả là tạo ra sự phát
triển của một số trung tâm kinh tế lớn, kém theo sự tạo lập và phát triển của
hàng loạt các DN mà chủ yếu là DNNVV có tính chất như những DN vệ tinh
xung quanh.
1.2.4. Tăng khả năng hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các
DNNVV trên thò trường trong nước và quốc tế:
Cùng với chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng tạo môi trường SXKD thuận lợi, nhà nước còn sử dụng chính sách tài trợ
trực tiếp và gián tiếp cho hoạt động kinh doanh của các DNNVV như trợ giá
xuất khẩu, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, hỗ trợ về
công nghệ, xúc tiến thương mại… nhằm giúp các DNNVV nâng cao khả năng
hoạt động SXKD và khả năng cạnh tranh trên thò trường trong nước và quốc tế.





Trang 15
1.3. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TR DNNVV Ở VIỆT NAM TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC:
1.3.1. Chính sách tài chính tín dụng:
Thông qua hình thức tín dụng ngân hàng, nhà nước hỗ trợ tài chính cho
các DNNVV bằng cách cho các ngân hàng thương mại quốc doanh vay, đồng
thời xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các ngân hàng nới lỏng
điều kiện cho vay vốn ở giới hạn cho phép, để các ngân hàng thương mại chủ

động hỗ trợ các DNNVV trong việc lập dự án SXKD đủ tiêu chuẩn vay vốn
ngân hàng.
Tuy nhiên do quy mô vốn và uy tín của các DNNVV trên thò trường còn
hạn chế nên khó tiếp cận rộng rãi đến các nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Khắc phục điểm này, Chính phủ đã thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV
để bảo lãnh cho các DNNVV khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn
của các tổ chức tín dụng. Theo qui đònh của pháp luật, để được bảo lãnh tín
dụng, các DN này phải có dự án đầu tư, phương án SXKD khả thi và đủ khả
năng hoàn trả vốn vay, các DN phải có tổng giá trò tài sản thế chấp, cầm cố
tại tổ chức tín dụng tối thiểu gần 30% giá trò khoản vay; đồng thời tình hình tài
chính lành mạnh, không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ
chức tín dụng hoặc các tổ chức kinh tế khác. Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ cấp
bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trò khoản vay và
giá trò tài sản thế chấp, cầm cố của DNNVV tại tổ chức tín dụng. Phí bảo lãnh
tín dụng bằng 0,8%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh. Tuy rằng phí bảo
lãnh cộng với lãi suất tiền vay có thể cao hơn so với chi phí tiền vay của các
tổ chức tín dụng, nhưng điều quan trọng là trước mắt các DNNVV vay được
vốn ngân hàng mà không đòi hỏi phải có tài sản thế chấp nhiều.
Chính phủ khuyến khích, thành lập các tổ chức, các quỹ, chương trình
hỗ trợ DNNVV như chương trình cho vay của ngân hàng thế giới được quản lý
thông qua ngân hàng nhà nước Việt Nam (WB- SB) trong lónh vực công
nghiệp hóa nông thôn, hay Quỹ phát triển DNNVV do EU tài trợ (SMEDF) cho
vay thông qua các ngân hàng thương mại Việt Nam…Nhằm phát triển sản
xuất và tạo công ăn việc làm cho xã hội.


Trang 16
Ngoài ra việc đầu tư của ngân sách vào cải tạo khôi phục và đầu tư
mới các cơ sở hạ tầng kỹ thuật trọng yếu của nền kinh tế như đường xá, cầu
cống, viễn thông, sân bay, bến cảng,… cũng hỗ trợ đáng kể trong việc giảm

chi phí đầu tư, chi phí lưu thông hàng hóa, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng
vòng quay vốn không chỉ riêng đối với DNNVV mà còn có tất cả các loại DN
khác.
1.3.2. Chính sách thuế:
Chính phủ dùng thuế như một công cụ hỗ trợ tài chính cho DNNVV
thông qua chế độ ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế cho loại DN này, đặc
biệt là cho các DNNVV mới thành lập, các DNNVV có những đầu tư mới trong
việc cải tiến máy móc thiết bò, dây chuyền công nghệ, lónh vực, các vùng mà
chính phủ khuyến khích.
1.3.3. Chính sách thương mại:
Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo,
tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận các thông tin về thò trường, giá cả hàng
hóa, trợ giúp DNNVV trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thò các sản phẩm
có tiềm năng, mở rộng thò trường, tiêu thụ sản phẩm.
Chính phủ tạo điều kiện để các DNNVV tham gia cung ứng hàng hóa
và dòch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước, các bộ
ngành và đòa phương có kế hoạch ưu tiên đặt hàng và các đơn hàng theo hạn
ngạch phân bổ cho các DN sản xuất hàng hóa và dòch vụ bảo đảm chất
lượng và đáp ứng yêu cầu.
Chính phủ khuyến khích phát triển hình thức thầu phụ công nghiệp
tăng cường sự liên kết giữa các DNNVV với DN khác hợp tác sản xuất sản
phẩm, sản xuất linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, nhận thầu xây dựng,…. Nhằm
thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thò trường tiêu thụ sản phẩm, nâng
cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV.
Khuyến khích DNNVV tăng cường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để
các DNNVV liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thò trường xuất khẩu hàng
hóa, dòch vụ. Thông qua chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một


Trang 17

phần chi phí cho DNNVV khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác và tham dự hội chợ,
triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thò trường nước ngoài. Chi phí trợ giúp
được bố trí trong Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
Các Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi để các DNNVV tham gia các
chương trình xuất khẩu của nhà nước.
1.3.4. Chính sách đầu tư:
Chính phủ trợ giúp đầu tư thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng,
áp dụng trong một thời gian nhất đònh đối với các DNNVV đầu tư vào một số
ngành nghề bao gồm ngành nghề truyền thống và các đòa bàn cần khuyến
khích.
Chính phủ khuyến khích các tổ chức tài chính, các DN và thể nhân góp
vốn đầu tư vào các DNNVV.
1.3.5. Chính sách đất đai:
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất trên đòa bàn tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, Chủ tòch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện
thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng sản xuất phù hợp, dành quỹ đất và
thực hiện các chính sách khuyến khích để xây dựng các khu, cụm công
nghiệp cho các DNNVV có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất hoặc
di dời từ nội thành, nội thò ra, đảm bảo cảnh quan môi trường.
DNNVV được hưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển
nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo qui đònh của
pháp luật.
1.3.6. Chính sách công nghệ và đào tạo:
Thông qua các chương trình trợ giúp, chính phủ tạo điều kiện cho các
DNNVV đổi mới công nghệ, trang thiết bò máy móc, phát triển sản phẩm mới,
hiện đại hóa quản lý.
Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND đòa phương cung cấp các thông tin
cần thiết qua các ấn phẩm và qua mạng internet cho các DNNVV, thông qua



Trang 18
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục phát triển DNNVV) phối hợp với các cơ quan
liên quan và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trợ giúp DNNVV.
Chính phủ trợ giúp kinh phí để tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho
DNNVV thông qua chương trình trợ giúp đào tạo. Kinh phí trợ giúp về đào tạo
được bố trí từ ngân sách nhà nước.
Chính phủ khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước trợ giúp các
DNNVV trong việc cung cấp thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực.
Chính phủ khuyến khích việc thành lập các “vườn ươm DNNVV” để
hướng dẫn, đào tạo danh nhân trong bước đầu thành lập doanh nghiệp.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC SỬ DỤNG CHÍNH
SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TR PHÁT TRIỂN DNNVV:
1.4.1. Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở một số nước:
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, DNNVV đều đóng vai trò
quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Mặt
khác, sự phát triển của các DNNVV phục thuộc rất lớn vào sự trợ giúp của
Chính phủ. Trong thời gian gần đây, Chính phủ nhiều nước đã dành nhiều sự
quan tâm, khuyến khích và giúp đỡ DNNVV thông qua các chính sách và
chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận
lợi và thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV. Mỗi nước có điều kiện và trình độ
phát triển kinh tế khác nhau, và do đó, chính sách của Chính phủ mỗi nước
trong việc khuyến khích phát triển DNNVV cũng có những điểm khác nhau.
Tuy nhiên có thể thấy, các nước đều sử dụng chính sách tài chính như là một
công cụ quan trọng để khuyến khích sự tăng trưởng và phát triển DNNVV. Các
nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức… và các nước trong
khu vực như Malaysia, Hàn Quốc đều tập trung vào một vấn đề chủ yếu sau:
a. Miễn giảm thuế thúc đẩy đầu tư :
Chính sách thuế là một trong những công cụ chủ yếu được nhiều nước
sử dụng để thúc đẩy sự phát triển DNNVV. Ở Mỹ, sau cuộc cải cách thuế

năm 1986 đã áp dụng thuế suất khác nhau đối với thuế thu nhập công ty:
Bảng 1.2. Biểu thuế suất thuế thu nhập công ty của Mỹ


Trang 19

Thu nhập Thuế suất
Từ 50.000 USD trở xuống 15%
Trên 50.000 USD đến 75.000 USD 25%
Trên 75.000 USD đến 100.000 USD 34%
Trên 100.000 USD đến 335.000 USD 39%
Trên 335.000 USD 34%

Theo bảng trên, những công ty có tổng thu nhập từ 335.000 USD trở
lên thì mức thuế suất thuế thu nhập công ty là 34%. Như vậy, đối với những
công ty có thu nhập dưới 335.000USD mà thường là DNNVV chỉ phải chòu
thuế suất trung bình thấp hơn 34%. Đây chính là cách giảm thuế cho DNNVV
của Chính phủ Mỹ.
Ở Cộng hòa liên bang Đức, từ tháng 1/1990, các DN nhỏ không phải
nộp thuế doanh thu (nếu doanh thu hoạt động SXKD hàng năm không vượt
quá 25.000 DM, và nếu thu nhập hàng năm của DN dưới 2 triệu DM thì DN
được giảm 50% số thuế phải nộp.
Tại Nhật Bản, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ cho DNNVV.
Chính sách thuế thu nhập công ty quy đònh những DNNVV có mức thu nhập
dưới 8 triệu Yên/năm thì chỉ phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 28%,
trong khi đó các công ty lớn phải nộp thuế thu nhập công ty với thuế suất
37,5%.
Để hỗ trợ các DNNVV mới thành lập, Chính phủ Hàn Quốc quy đònh
DNNVV được miễn giảm thuế thu nhập từ 50% đến 100% trong 4 năm đầu
hoạt động và miễn giảm 20–30% thuế thu nhập trung 2 năm tiếp theo. Đối với

các DNNVV hoạt động ở vùng nông thôn, Chính phủ có hình thức khuyến
khích như miễn toàn bộ thuế thu nhập trong vòng 3 năm đầu và giảm 50%
thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo.


Trang 20
Ở Malaysia, hệ thống ưu đãi thuế có tính mềm dẻo, phù hợp với đường
lối phát triển kinh tế của Chính phủ trong từng thời kỳ. Từ năm 1971 đến năm
1985, việc miễn thuế được thực hiện trên cơ sở khuyến khích DN sử dụng
nhiều lao động. Từ năm 1986 đến nay, việc miễn giảm thuế được thực hiện
theo đạo luật về khuyến khích đầu tư năm 1986. Nội dung quan trọng nhất
trong đạo luật khuyến khích đầu tư là quy chế đi tiên phong. Chính phủ đònh
kỳ công bố danh sách các sản phẩm, ngành nghề cần khuyến khích đầu tư.
Các DN được thành lập và đầu tư vào lónh vực này được miễn thuế 5 năm
đầu.
b. Cho phép khấu hao nhanh tài sản cố đònh:
Để giúp cho các DNNVV tăng khả năng tài chính và tạo điều kiện cho
các DN này nhanh chóng đổi mới tài sản cố đònh, nhiều nước thực hiện chính
sách hoãn thuế cho DNNVV bằng cách cho phép DN thực hiện khấu hao
nhanh tài sản cố đònh.
Theo luật cải cách thuế năm 1986 của Mỹ, các DNNVV được phép
khấu hao nhanh khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tương tự như ở Mỹ, các
quốc gia thành viên EU và Nhật Bản cũng cho phép các DNNVV được khấu
hao nhanh khi tính thuế.
Đối với Hàn Quốc, Chính phủ áp dụng những chương trình khấu hao ưu
tiên đối với các loại đầu tư và các DN khác nhau như DN có thu nhập ngoại
tệ, DN khai khoáng, DN có sử dụng công nghệ mới, đầu tư cho nghiên cứu và
triển khai…
c. Thực hiện tín dụng ưu đãi:
Ngoài các chính sách ưu đãi về thuế, hầu hết các nước trên thế giới

đều rất chú trọng đến các biện pháp cung cấp tín dụng cho các DNNVV.
Nhiều nước đã thực hiện tín dụng ưu đãi đối với các DNNVV đồng thời với
việc thành lập các tổ chức tín dụng của Nhà nước tạo ra một kênh cung ứng
riêng về vốn cho các DNNVV.
Mỹ là nước có nền kinh tế mạnh vào bậc nhất trên thế giới, nhưng các
DNNVV với những đặc tính vốn có của mình vẫn gặp rất nhiều khó khăn


Trang 21
trong việc vay vốn của các ngân hàng thương mại. Để giúp đỡ các DNNVV,
Chính phủ Mỹ đã thành lập “Ngân hàng cho DN nhỏ” nhằm cung cấp tín dụng
cho các DN nhỏ với lãi suất ưu đãi và thực hiện các dòch vụ về tín dụng cho
các DN này.
Với tiềm lực tài chính mạnh, Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức đã
thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi và trợ cấp cho các DNNVV.
Chính sách của Chính phủ hỗ trợ cho các DNNVV trước hết nhằm đảm bảo
cho các DN này có đủ tiềm lực về tài chính. Chính phủ Đức có nhiều chương
trình tín dụng ưu đãi cho các DNNVV. Ngân hàng tái thiết nước Đức có
chương trình tín dụng ưu đãi cho các DNNVV thuộc lónh vực công nghiệp và
thương mại. Các DNNVV thuộc các ngành này có doanh số dưới 1 tỷ
DM/năm được vay tối đa 10 triệu DM trong thời hạn 10 năm với lãi suất
5,25%/năm với 2 năm đầu không phải trả lãi. Ngân hàng cân đối Đức có
chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các DNNVV mới thành lập…
Ở nước EU khác, các DNNVV có thể được vay ưu đãi trong khuôn khổ
“Chương trình tái thiết Châu Âu”. Bên cạnh đó, Chính phủ các nước EU cũng
thành lập các tổ chức tín dụng của Nhà nước thực hiện cung cấp tín dụng cho
các DNNVV như ở Pháp có quỹ tín dụng về trang thiết bò cho DNNVV, Quỹ tín
dụng quốc gia cũng thực hiện cung cấp một phần tín dụng ưu đãi cho các
DNNVV…
Tại Nhật Bản có 3 tổ chức tín dụng của Chính phủ chuyên cung cấp tín

dụng cho các DNNVV: Tổ chức tài chính nhân dân; Tổ chức tài chính Nhật
Bản cho các DNNVV; Ngân hàng công thương. Tổ chức tài chính nhân dân
với chức năng chủ yếu là cho các DNNVV vay, đặc biệt là cho vay đối với các
DN nhỏ có tính chất gia đình. Tổ chức tài chính Nhật Bản cho các DNNVV
chủ yếu cung cấp bổ sung vốn dài hạn cần thiết cho các DNNVV, đồng thời
cung cấp các dòch vụ tư vấn về quản lý, dòch vụ trung gian về đối tác… Ngân
hàng công thương chủ yếu cung cấp vốn bổ sung tín dụng cho các DNNVV
nhằm thực hiện chính sách của đòa phương trong việc phát triển DNNVV.


Trang 22
Đối với Hàn Quốc, Chính phủ cũng thành lập các tổ chức tài chính
chuyên đảm nhận việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho các DNNVV và các DN
mới thành lập. Ngân hàng công nghiệp vừa và nhỏ (SMIB) do Chính phủ
thành lập nhằm chuyên môn hóa trong công tác tài trợ cho các DNNVV. Quỹ
phát triển công nghiệp vừa và nhỏ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước, chòu sự quản lý của Ngân hàng công nghiệp vừa và nhỏ và Ngân
hàng quốc gia cho công dân. Quỹ phát triển công nghiệp vừa và nhỏ cung
cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các DN được đánh giá là có tiềm năng
tăng trưởng cao và thuộc các ngành công nghiệp ưu tiên theo quy đònh của
Chính phủ.
Ở Malaysia, một số tổ chức tài chính và các chính sách của Chính phủ
đã được thiết lập nhằm cung cấp tín dụng nhiều hơn cho các DNNVV. Các tổ
chức tài chính đó là Ngân hàng công nghiệp, Ngân hàng Pembangunan
Malaysia Berhad (BPMB), tổ chức tài chính phát triển công nghiệp Malaysia.
Để phát triển hơn nữa các DNNVV, Quỹ này cung cấp vốn trên cơ sở xem xét
tính thích hợp của những cơ sở công nghiệp cụ thể nhằm giúp nghiên cứu
khả thi, phát triển và thiết kế sản phẩm cũng như các hoạt động nghiên cứu
và phát triển.
d. Bảo đảm và bảo lãnh tín dụng:

Các DNNVV với khả năng tài chính hạn chế thường gặp rất nhiều khó khăn
trong việc vay vốn ngân hàng. Chính phủ nhiều nước đã áp dụng các biện pháp bảo
đảm tín dụng cho các DNNVV. Ở Anh, chương trình bảo đảm tín dụng cho các DN
nhỏ được triển khai từ năm 1981. Từ năm 1985, Hà Lan thực hiện kế hoạch bảo
đảm 100% tín dụng thương mại cho các DNNVV.
Tại Nhật Bản, các biện pháp nhằm bổ sung khả năng vay vốn các
ngân hàng cho các DNNVV được khởi xướng từ năm 1931. Và đến năm 1958
đã hình thành hệ thống bảo hiểm và bảo đảm tín dụng cho DNNVV. Hệ thống
này giúp cho các DNNVV có khả năng phát triển nhưng không có tài sản thế
chấp, có thể vay vốn các ngân hàng thương mại. Trong hệ thống đó, Hội bảo
đảm tín dụng DNNVV là tổ chức tài chính công cộng đứng ra bảo lãnh cho


Trang 23
các DNNVV vay vốn các ngân hàng thương mại. Hỗ trợ cho hoạt động của
Hội bảo đảm tín dụng là hội đồng bảo hiểm tín dụng DNNVV do Chính phủ
lập ra. Hội đồng bảo hiểm tín dụng hoạt động như người thực hiện tái bảo
hiểm khoản tín dụng mà Hội đồng bảo hiểm tín dụng đứng ra bảo lãnh cho
DNNVV. Nhờ hệ thống bảo đảm và bảo hiểm tín dụng như vậy, các DNNVV
của Nhật Bản mở rộng được khả năng vay vốn từ các ngân hàng.
Hệ thống bảo đảm tín dụng cho DNNVV đã được hầu hết các nước ở
Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nêpan, Srilanca, Inđonêxia,
Malaysia, Thái Lan, Philipin thực hiện. Năm 1976, Hàn Quốc đã thành lập quỹ
bảo đảm tín dụng do Chính phủ và các thể chế tài chính đồng tài trợ. Quỹ này
bảo đảm cho DNNVV vay vốn ngân hàng thương mại. Ở Malaysia, công ty
bảo đảm tín dụng được thành lập năm 1972. Công ty này thực hiện những
chương trình quan trọng nhằm cải thiện khả năng các DNNVV được vay vốn
của hệ thống ngân hàng.
Ngoài biện pháp bảo đảm tín dụng, để tăng khối lượng tín dụng cung
cấp cho các DNNVV, Chính phủ một số nước còn áp dụng biện pháp quy

đònh bắt buộc các tổ chức tín dụng phải dành một tỷ lệ nhất đònh về tín dụng
để cung cấp cho các DNNVV. Ở Hàn Quốc, Chính phủ quy đònh tỷ lệ bắt
buộc đối với ngân hàng thương mại quốc gia là phải dành 45% tín dụng cho
các DNNVV vay, còn đối với các ngân hàng thương mại đòa phương thì tỉ lệ đó
tối thiểu phải là 80%. Ngay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng bò yêu
cầu phải dành 35% tín dụng để cho các DNNVV vay. Đối với một số tổ chức
trung gian tài chính khác như các công ty tài chính và đầu tư, công ty bảo
hiểm sinh mạng cũng là các đối tượng bò bắt buộc phải cung cấp tín dụng cho
các DNNVV. Ngoài ra, ngân hàng trung ương Hàn Quốc có thể thực hiện việc
tài trợ hoặc tái chiết khấu cho các khoản vay đó. Ở Inđônêxia, từ năm 1990,
Chính phủ cũng áp dụng các biện pháp quy đònh bắt buộc đối với các ngân
hàng thương mại phái dành ít nhất là 20% tổng số tín dụng để cho các
DNNVV vay.



Trang 24

e. Hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy đổi mới thiết bò và công nghệ:
Chính phủ nhiều nước đã áp dụng các biện pháp để thúc đẩy các
DNNVV nhanh chóng đổi mới thiết bò và công nghệ. Ngoài các biện pháp giúp
đỡ như tư vấn và cung cấp thông tin về kỹ thuật và công nghệ, Chính phủ còn
sử dụng các biện pháp về thuế, tín dụng và trợ cấp.
Chính phủ Cộng hòa liên ban Đức sử dụng biện pháp tài trợ cho các
chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đổi mới các DNNVV. Trong 3
năm từ 1989 đến 1990, Chính phủ Cộng hòa liên ban Đức đã chia ra 2.159,3
triệu DM tài trợ cho các chương trình này. Khác với biện pháp tài trợ của Đức,
Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng các quy chế miễn, giảm thuế đối với những
khoản chi phí dành cho nghiên cứu, đổi mới kỹ thuật và thực hiện cho vay ưu
đãi đối với các dự án nghiên cứu chế tạo công nghệ mới, chế tạo sản phẩm

mới…
Ở Hàn Quốc, Chính Phủ cho phép giảm trừ khỏi thu nhập chòu thuế các
khoản chi phí đầu tư vào phát triển công nghệ và con người. Các khoản thu
nhập từ chuyển giao công nghệ cũng không thuộc diện tính vào thu nhập chòu
thuế. Ngoài ra, Chính phủ còn thành lập các công ty phát triển công nghệ vừa
và nhỏ nhằm điều phối việc cung cấp, trợ giúp về tài chính và kỹ thuật cho
DNNVV như lập và thực hiện chương trình hiện đại hóa, chương trình cho thuê
trang thiết bò, hỗ trợ thành lập DN…
f. Hỗ trợ tài chính đẩy mạnh xuất khẩu:
Trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng mạnh mẽ, Chính
phủ các nước đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu và ngày
càng chú ý đến việc lôi cuốn, thu hút các DNNVV tham gia việc sản xuất
hàng xuất khẩu.
Để khuyến khích các DNNVV tham gia xuất khẩu, Chính phủ Cộng hòa
liên bang Đức đã đề ra hàng loạt biện pháp như miễn, giảm thuế, trợ cấp xuất
khẩu, bảo hiểm thiệt hại xuất khẩu… tạo điều kiện để DNNVV nhận gia công cho
các công ty nước ngoài, gia công hàng hóa xuất khẩu.


Trang 25
Tại Hàn Quốc, Chính phủ đã áp dụng mạnh mẽ các biện pháp tài chính
để thúc đẩy xuất khẩu, trong đó chú trọng đến việc ưu đãi về tín dụng và ưu
đãi về thuế. Chính phủ thực hiện việc miễn thuế nhập khẩu đối với những
nguyên liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu và giảm thuế xuất khẩu. Về
chính sách tín dụng ưu đãi đối với xuất khẩu, các đơn vò sản xuất hàng xuất
khẩu được vay ưu đãi với lãi suất chỉ bằng 50% so với lãi suất cho vay thông
thường.
Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, các nước, đặc biệt là các nước đang
phát triển đều áp dụng các biện pháp để bảo hộ các ngành sản xuất non trẻ.
Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia đã bảo hộ nhiều ngành công nghiệp của họ bằng

hàng rào thuế quan và các biện pháp phi thuế quan cho tới khi các ngành này có
thể cạnh tranh được trên thò trường quốc tế.
Ngoài ra, để thúc đẩy các DNNVV phát triển, Chính phủ các nước còn
chú ý đến việc trợ giúp đào tạo cán bộ quản lý, cung cấp thông tin về thò
trường và công nghệ… Mặt khác, để tạo ra tiền đề thuận lợi cho việc đầu tư,
Chính phủ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia đều chú trọng đến
việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp mặt bằng SXKD cho các
DNNVV.
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:
Qua việc nghiên cứu chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở
một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc
phát triển DNNVV ở Việt Nam.
a. Hỗ trợ của Nhà nước, trong đó hỗ trợ về tài chính là hình thức hỗ trợ
thiết yếu để phát triển DNNVV:
Trên thế giới, Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc hỗ trợ, thúc đẩy sự
phát triển của DNNVV nhằm phát huy vai trò tích cực của các DNNVV trong
đời sống kinh tế - xã hội của mỗi nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện
trên rất nhiều mặt, nhưng sự hỗ trợ về tài chính là hình thức hỗ trợ hết sức cần
thiết và có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của
DNNVV trong nền kinh tế.

×