HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỘ SẢN XUẤT
I . KINH TẾ HỘ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA :
1 . Đặc điểm sản xuất của kinh tế hộ nông dân :
Vị trí vai trò nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã được khẳng định trong các giai
đoạn lịch sử của đất nước đã đóng góp phần lớn trong công cuộc đổi mới. Nông nghiệp
nông thôn là thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng phát triển nhưng tích lũy từ nội bộ còn
thấp so với yêu cầu đầu tư phát triển. Trong dự thảo văn kiện đại hội IX của Đảng về
phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn 2001 - 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 -
2005 đã xác định các mục tiêu chiến lược phát triển cụ thể giá trị sản lượng nông nghiệp
tăng 4 % năm .
1 . 1 - Khái niệm hộ sản xuất :
Hộ sản xuất bao gồm chủ yếu cha mẹ, con cái, ông bà cùng chung hộ khẩu, các
thành viên trong hộ gắn bó với nhau chặt chẽ, thể hiện :
- Thông qua mối quan hệ hôn nhân và huyết thống .
- Về kinh tế : Các thành viên trong hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu
về tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất, phân phối sản phẩm và quan hệ quản lý .
Các thành viên trong hộ cùng chung mục đích và lợi ích thoát khỏi đói nghèo. Hoặc
nâng cao mức sống và làm giầu, do đó hộ sản xuất là một tế bào của nền kinh tế xã hội .
Hộ sản xuất là tập hợp các thành viên trong một gia đình, đại diện là chủ hộ, tự chủ
trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Là chủ thể trong quan hệ sản xuất kinh doanh, lao
động tự nguyện và tự giác, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình .
1 . 2 - Các hộ sản xuất tồn tại trong nông thôn ngày nay :
Có hai loại hộ sản xuất tồn tại trong nông thôn hiện nay đó là :
- Hộ loại I : Loại hộ này chiếm đại bộ phận (khoảng 90 %).
Là loại hộ chuyên sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp có tính chất tự cung, tự
cấp do một cá nhân đứng ra làm chủ hộ và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
của mình .
Phương thức tổ chức của loại hộ này đơn giản, sản phẩm sản xuất chủ yếu là lương
thực, thực phẩm, cây ăn quả, thủy sản ...
- Hộ loại II : Chiếm tỷ trọng nhỏ trong nông thôn .
Là những hộ kinh doanh theo luật định ở nông thôn. Bao gồm những hộ tư nhân
hoặc hộ là nhóm sản xuất kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ là hợp tác xã, Công ty
cổ phầnm, Công ty trách nhiệm hữu hạn ... có các điều kiện sau :
+ Có giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập do các cơ quan có thẩm quyền
cấp .
+ Có đăng ký kinh doanh .
+ Có vốn điều lệ .
1 . 3 - Đặc điểm sản xuất của hộ nông dân :
Hộ sản xuất được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa dạng. Tùy thuộc
vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địa phương mà hộ hình thành một kiểu cách sản
xuất, một tổ chức riêng rẽ trong phạm vi gia đình. Các thành viên trong hộ quan hệ với
nhau hoàn toàn theo cáp vị, có cùng sở hữu kinh tế. Trong mô hình hộ sản xuất chủ hộ là
những người lao động trực tiếp, làm việc hoàn toàn tự giác và có trách nhiệm .
Sản xuất của hộ khá ổn định, vốn luân chuyển chậm so với các ngành khác như
thương nghiệp .
Đối tượng sản xuất là những cây , con sinh trưởng và phát triển hết sức đa dạng và
phức tạp. Vì vậy sản xuất của họ có những nét đặc thù riêng biệt. Chi phí sản xuất thường
là thấp, vốn cần cho đầu tư có thể rải đều trong quá trình sản xuất .
Sản xuất của hộ mang tính thời vụ, cùng một lúc có thể kinh doanh hoặc sản xuất
nhiều loại cây trồng, vật nuôi thả, động vật hoặc tiến hành các ngành nghề khác lúc nông
nhàn. Vì vậy thu nhập cũng rải đều, đó là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế
hộ phát triển toàn diện .
Trình độ sản xuất ở nước ta đa phần ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, máy
móc có chăng cũng còn ít, đơn giản, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, phạm vi nhỏ,
không được đào tạo bài bản, hộ sản xuất hiện nay nói chung vẫn hoạt động theo tính chất
truyền thống, thái độ lao động thường bị chi phối bởi tình cảm, đạo đức gia đình và nếp
sinh hoạt theo phong tục tập quán của làng quê ...
2 . Vai trò kinh tế hộ sản xuất trong phát triển kinh tế nước ta :
Sản xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp nguồn lao
động đáng kể, xuất khẩu nông sản phẩm (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, tôm cá ...). Nước ta
xuất khẩu gạo đứng thứ 2 Thế giới, cà phê thứ 3 Thế giới, các sản phẩm xuất khẩu khác
của nông nghiệp như chè, hạt tiêu, hạt điều, thủy hải sản ... đều ở thứ hạng cao. Sản xuất
nông nghiệp có vai trò lớn trong công cuộc đổi mới đất nước nhất là từ những năm đổi mới
nền kinh tế góp phần lớn trong công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước để hòa
nhập Thế giới .
2 . 1 - Kinh tế hộ đối với sản xuất nông nghiệp :
Trước đây sản xuất với hình thức tập thể và quan điểm hợp tác xã là nhà, xã viên là
chủ. Song do vì chúng ta chưa có đủ điều kiện và kinh nghiệm để tổ chức sản xuất nông
nghiệp tập thể, mặt khác có nhiều vấn đề dẫn đến năng suất lao động hợp tác xã rất hạn
chế, tính làm chủ và khả năng vươn lên trong mỗi gia đình không phát huy được .
Thời kỳ 1961 - 1965 Miền Bắc đã có khoảng trên 4 vạn hợp tác xã bậc cao thu hút
khoảng 85 % hộ nông dân lao động, trong suốt những năm này và những năm tiếp theo
chúng ta lấy tập thể làm động lực mà coi nhẹ động lực trực tiếp là xã viên. Vì thế sản xuất
không phát triển được, tình trạng trì trệ kéo dài trong những năm cuối của giai đoạn này,
bên cạnh đó lại cấm đoán phát triển kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể : Coi kinh tế tư
nhân, cá thể là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, địa vị xã hội bọ thấp kém, sản xuất kinh doanh
của họ bị trói buộc, kìm hãm vì bị kinh tế tập thể chèn ép ...
Thời kỳ 1966 - 1981 đây là thời kỳ mà quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi
kinh tế tập thể là kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, quyết định sự thành bại của đất
nước. Những năm kinh tế hợp tác xã nông nghiệp làm ăn sa sút , xuống cấp nghiêm trọng,
thu nhập kinh tế tập thể đối với một gia đình không còn đảm bảo với nhu cầu tối thiểu. Do
đó họ đã nghĩ tới việc phải phát triển kinh tế phụ gia đình song lại bị trói buộc bởi cơ chế,
chính sách .
Thời kỳ 1982 đến nay : Chị thị 100 của Ban Bí thư ra đời, Đảng ta đã xác định đưa
nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu . Kinh tế gia đình dần dần được đưa vào vị trí xứng
đáng, vị trí người nông dân được khôi phục trong quá trình sản xuất thông qua cơ chế
phân phối lợi ích thích hợp . Kinh tế cá thể trong sản xuất nông nghiệp đã được xác định và
đặt đúng vị trí của nó trong nền nông nghiệp nước ta. Chỉ thị 100 ra đời khẳng định mô
hình hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta hoạt động kém hiệu quả, về lâu dài là không phù
hợp còn kinh tế gia đình của nông dân ngày càng phát triển .
Từ năm 1986, chúng ta đã nhận thức đúng hơn vai trò của kinh tế hộ đối với sản
xuất nông nghiệp. Từ nhận thức đó Đảng ta đã có những chính sách quản lý kinh tế vĩ mô
phù hợp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển
Từ năm 1988 đến nay nghị quyết 10 của Bộ chính trị ra đời cho đến nay rất hợp với
lòng dân xác định hộ sản xuất là đơn vị kinh tế cơ bản trong kinh tế nông nghọêp, người
nông dân thực sự làm chủ trong sản xuất kinh doanh .
Khoán 10 do đại hội Đảng VI đề ra tạo ra một bước tiến quan trọng về tổ chức lại
sản xuất trong nông nghiệp. Trong khoán 10 kinh tế hộ sản xuất đã được xác định là một
chủ thể sản xuất hàng hóa ở nông thôn, luật đất đai được ban hành. Chỉ thị 202/CT ngày
26/8/91, Nghị quyết 14/CP ngày 02/3/1993 là căn cứ pháp lý mở đường cho hệ thống Ngân
hàng Việt Nam nói chung và NHN & PTNT Việt Nam nói riêng chuyển hướng đầu tư bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế gần đây có Nghị định số 04/2000/NĐ -CP ngày
11/2/2000 của Chính Phủ về thi hành, sửa đổi, bổ sung một số điều luật của đất đai. Nghị
quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 2/2/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại.
Quyết định số 67/1999/QĐ - TTg ngày 30 /3/1999 của Chính phủ người nông dân
đã phấn khởi hăng say sản xuất, họ đã mang hết khả năng tiền tàng chứa trong đất đai, lao
động, vốn liếng ... mà trước kia chưa được sử dụng, chưa có điều kiện phát huy để làm
giàu cho gia đình, cho quê hương đất nước .
2.2. Kinh tế hộ trong nền kinh tế nước ta hiện nay :
Trong điều kiện nước ta hiện nay dân số khoảng 80 % là sản xuất nông nghiệp với
hơn 15 triệu hộ nông dân sống ở khu vực nông thôn đã có hơn 15 triệu hộ nông dân sống ở
khu vực nông thôn đã có hơn 1,5 triệu hộ nông dân sản xuất giỏi,trên 11,5 vạn trang trại
với nhiều quy mô sản xuất lâm kết hợp.
Một nguồn nhân lực lớn, theo thống kê năm 1999 nguồn lao động trong nông thôn
chiếm trên 70 % lao động cả nước và nông nghiệp nông thôn là một thị trường rộng lớn do
đó phát triển nông nghiệp và nông thôn là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt đối
với Đảng và Nhà nước ta để đưa đất nước đi lên góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng văn minh " . Đó là một trong những yếu tố quyết định để
khơi dậy và phát huy tiềm năng về đất đai lao động và các nguồn lợi tự nhiên khác, nhằm
thực hiện các mục tiêu chiến lược nông nghiệp năm 2000 và mục tiêu chiến lược nông
nghiệp trong dự thảo văn kiện đại hội Đảng lần IX của Đảng về phương hướng phát triển
nông nghiệp nông thôn 2001 - 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 .
Sản xuất nông nghiệp đã đóng góp 80 % giá trị tổng sản phẩm xã hội, góp phần lớn
đưa giá trị tổng sản lượng, GDP đầu người tăng, tăng trưởng kinh tế.
Từ những nhận định đến thực tế đối với nông nghiệp Việt Nam. Ta có thể khẳng
định được vai trò của kinh tế hộ sản xuất đã và đang đóng một vị trí hết sức quan trọng
trong nền kinh tế của đất nước nói chung,trong kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Cụ thể :
- Kinh tế hộ phát triển nó thu hút nhều tàng lớp lao động trong xã hội trước hết là
lực lượng lao động phổ thông đang dư thừa trong nông thôn. Vì thế việc thu hút lao động
trong lĩnh vực kinh tế hộ ở nông nghiệp là có nghĩa quan trọng.
- Tận dụng được nguồn tài nguyên, đất đai, tiền vốn... Bởi vì khi đất đai, rừng, biển,
hồ, ao đầm... còn phạm vi quản lý của các đơn vị quốc doanh hay tập thể thì khả năng tận
dụng để khai thác còn rất hạn chế. Khi Nhà nước giao quyền sử dụng về gia đình thì khả
năng khai thác được tận dụng triệt để và hợp lý do đó mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo
môi trường, môi sinh lành mạnh.
- Kinh tế hộ với quy mô nhỏ song rất linh hoạt dễ thích ứng với nền kinh tế thị
trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể cùng loại
ngành nghề: Vì chi phí trung gian ít ít tiền vốn không bị lãng phí, tận dụng triệt để đất đai,
tiền vốn, lao động,trang thiết bị và có điều kiện dễ dàng điều chỉnh, thay đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi cho phù hợp với yêu cầu thị trường; Với lợi thế này kết hợp với chính sách
đều tiết vĩ mô của Nhà nước sẽ là cơ sở để kinh tế hộ phát triển không ngừng và chính là
điều kiện để chuyển dịch nền nông nghệp tự nhiên sang kinh tế hàng hóa nông phẩm có
quy mô lớn .
- Kinh tế hộ phát triển sẽ thúc đẩy phát triển ngành nghề mới và khôi phục ngành
nghề truyền thống, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp và các ngành khác phát triển .
II . TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘ SẢN
XUẤT :
1 . Tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường:
1.1. Khái niệm tín dụng:
Công thức chung của một chu kỳ sản xuất kinh doanh (T - H -T), nhưng khoảng
thời gian từ T - H và từ H - T trong mỗi doanh nghiệp khác nhau. Trong thực tế nói chung
giai đoạn từ T - H là giai đoạn cần nhiều vốn (T), nhiều doanh nghiệp ở giai đoạn này thiếu
vốn để đầu tư vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa (H). Còn giai đoạn từ H - T
lf giai đoạn doanh nghiệp bán được sản phẩm hàng hóa (H) thu tiền về(T) Lúc này nếu
doanh nghiệp tiếp tục ngay chu kỳ sản xuất tiếp theo thì không có vấn đề gì lớn cần nói,
nhưng đối với doanh nghiệp theo thời vụ hay vì lý do gì đó mà chưa tiếp tục chu kỳ sản
xuất tiếp theo được thì rõ ràng các doanh nghiệp đó đang thừa vốn.