Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến KN,biện pháp rèn đọc cho HS lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143 KB, 14 trang )

1.Lý do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới. Ngày nay sự
phát triển kinh tế, xã hội đang đặt ra một số yêu cầu
ngày càng cao đối với hệ thống giáo giục đào tạo.
Trong đó Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng đối với
học sinh tiểu học, nó có vai trò hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho
học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt
động: nghe, nói, đọc và viết trong đó đọc cũng góp phần quan trọng đối với
các em. Ở lớp 5 các em phải đọc với tốc độ 150 tiếng/phút. Nếu đọc tốt thì
các em có khả năng giao tiếp tốt, hiểu được nội dung mình đọc, viết đúng
chính tả và học tốt được các môn học khác…các em sẽ tự tin hơn trong học
tập cũng như trong đời sống.
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh đọc sai từ quá nhiều như :
âm đầu, bỏ mất đi âm đệm và sai thanh điệu. Khi các em đọc không đúng
thì dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: làm người nghe hiểu sai
nghĩa của từ. Đọc sai thì các em viết sai, các em sẽ gặp khó khăn nhiều
trong môn chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn và các môn học
khác…………
Nhận thức được các vấn đề trên, là một giáo viên đang đứng trên bục
giảng tôi luôn tâm niệm không ngừng nâng cao trình độ kiến thức chuyên
môn và đổi mới phương pháp giảng dạy, sao cho đạt hiệu quả nhất.Vì vậy
tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 5” mong rằng sự đóng góp một
phần công sức nhỏ của mình trong việc rèn luyện cho học sinh phát triển
một cách toàn diện hơn.
- Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp5 trường Tiểu Học Phú Điền 3
- Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về tình hình đọc của học
sinh lớp 5,Tìm ra biện pháp rèn đọc đúng từ cho học sinh lớp 5.
- Giới hạn đề tài. Vì thời gian có hạn cho nên tôi chỉ rèn cho học sinh
Đọc đúng từ trong môn tập đọc.
2.Nội dung :


2.1. Cơ sở lý luận :
Để khắc phục tình trạng học sinh đọc sai từ đọc chậm thì người dạy cần:
-Đọc tài liêu sách, báo có liên quan đến đề tài.
-Tìm hiều sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 1và lớp 5
-Qua quá trình dạy quan sát xem học sinh đọc như thế nào. Từ đó bản
thân có hướng đề ra biện pháp thích hợp hơn.
-Trao đổi một số học sinh xem học sinh thường gặp những khó khăn gì
Trong lúc đọc,từ đó bản than đề ra biện pháp khắc phục cho học sinh đọc tốt
Hơn.
-Sau khi áp dụng kinh nghiệm giáo viên đánh giá xem bao nhiêu em đọc
đúng và tự giác đọc đúng
2.2. Cơ sở thực tiễn (thực trạng) của vấn đề nghiên cứu :
1. khái quát .
Đầu năm học 2010 – 2011 lớp tôi có 18 học sinh, trong đó 10 nữ. Trong
tổng 18 em đó, có 2 em cha mẹ thường xuyên vắng nhà 2 em ở với người
thân, 2 em tật ngôn ngữ nhẹ( nói lắp), Trong tổng số 18 em, gia đình nghèo
là 2 em( có sổ hộ nghèo) ,cận nghèo là 3 em.
+ Mục đích :
- Tìm hiểu thực trạng tình hình đọc của học sinh lớp 5.
- Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh lớp 5.
- Phát hiện những em đọc yếu,đọc chậm,phân luồng học sinh để hướng
Dẫn cho các em dễ dàng hơn,tốt hơn.
+ Nội dung :
- Qua quá trình thực hiện sẽ giúp chúng ta rút ra được những bài học quý
giá để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường, đồng thời tích lũy
được những kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy. Tuy
nhiên, đây cũng là công việc đòi hỏi người thực hiện phải có sự đầu tư chu
đáo, chuẩn bị đầy đủ và nắm vững kiến thức chuyên môn, trong lĩnh vực mình
nghiên cứu. Xoay quanh vấn đề đọc sai,đọc chậm của học sinh.
2

+ Đối tượng :
- Là học sinh lớp 5 trường tiểu học Phú Điền 3.
Ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền,Huyện Tháp Mười ,tỉnh Đồng Tháp.
+ Phương pháp :
- Phương pháp trực quan, đàm thoại,gợi mở,nêu gương,phân tích,…
2. Quá trình khảo sát thực trạng :
- Trong các tuần đầu đứng lớp năm học: 2010 – 2011 qua khảo sát chất
lượng đầu năm tôi phân loại tình hình đọc của học sinh lớp tôi như sau

Xếp loại Số lượng Tỉ lệ
Giỏi 3 16.7%
Khá 7 38.9%
Trung bình 4 22.2%
Yếu, khó khăn về ngôn ngữ 4 22.2%
3. Đánh giá thực trạng :
+ Ưu điểm :
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường.
- Cơ sở vật chất đầy đủ.
- Sĩ số học sinh lớp ít, bản thân thuận lợi trong việc kiểm tra chính xác
từng em.
- Một số học sinh có giọng đọc tốt, rõ ràng, diễn cảm.
-Có sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp.
+ Khuyết điểm :
-Có nhiều em học sinh còn đọc chậm, sai nhiều về:âm đầu, âm đệm,
thanh điệu.
- Học sinh chưa kết hợp môi, lưỡi, răng, hàm….khi phát âm.
- Một số phụ huynh chưa tạo điều kiện tốt để các em học sinh đọc bài
thêm ở nhà
- Đa số phụ huynh là nông dân nên việc giúp đỡ, hướng dẫn các em còn
hạn chế.

3
- Giáo viên ngại gọi học sinh yếu đọc vì sự mất thời gian làm ảnh
hưởng đến tiết học.
4. Tìm hiểu nguyên nhân.
- Trong những tuần đầu của năm học, tôi mới tiến hành tìm hiểu xem
nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng đọc của học sinh và bản thân rút ra
một số nguyên nhân như sau:
+ Do hoàn cảnh gia đình của học sinh khó khăn , cha mẹ các em không có
thời gian, hướng dẫn, theo dõi đọc bài của các em.
+ Do ảnh hưởng của tiếng địa phương, học sinh phát âm còn lẫn lộn ch/tr,
v,d/gi……. Ví dụ: con trâu, ra đồng, sạch sẽ, vội vàng gia đình…mà học
sinh lại phát âm: con châu, ga đồng, xạch xẽ , dội dàng, da đình,…
+ Phụ huynh học sinh ít có điều kiện quan tâm đến việc học của con em
mình mà chủ yếu là giao cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Học sinh chưa biết cách phát âm, chưa biết cách phối hợp: lưỡi, môi,
răng, hàm .
+ Do trình độ cha mẹ học sinh( vì phụ huynh chủ yếu là nông dân)
+ Học sinh có thói quen phát âm sai ở các lớp dưới,giáo viên và gia đình
không sửa sai ngay, lâu ngày thành thói quen…
2.3. Các biện pháp giải quyết thực trạng :
1.Ý nghĩa :
-Đầu năm nhận lớp, tôi phát hiện mức độ đọc đúng rõ ràng, các từ dựa
trên kết quả giao tiếp và theo dõi học sinh lúc đọc bài hàng ngày, trong các
tuần lễ đầu, tôi tìm hiểu qua phụ huynh về mức độ đọc của các em.
2. Nội dung :
- Qua đánh giá tình hình đọc của học sinh và tìm hiểu nguyên nhân ảnh
hưởng đến khả năng đọc của học sinh,tôi tiến hành phân loại học sinh trong
lớp, thành các nhóm sau:
+ Học sinh đọc tốt.
+ Học sinh đọc khá

+ Học sinh đọc trung bình
4
+ Học sinh đọc yếu
3. Cách thực hiện :
3.1. Biện pháp rèn đọc :
- Những em đọc tốt :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng rành mạch từng cụm từ, từng
câu, từng đoạn văn, biết đọc diễn cảm, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, biết nghỉ
hơi ở dấu phẩy…
- Tốc độ đọc khoảng 150 chữ trong thời gian 1 phút
- Biết đọc thầm, không mấp máy môi, hiểu được nghĩa của các từ ngữ
trong bài, biết trả lời các câu hỏi về bài đọc.
- Những em đọc khá :
- Tôi chú ý xem những em này thường đọc sai ở những từ nào và ngắt nghỉ
hơi có đúng khi gặp dấu câu không để kịp thời uốn nắn, sửa chữa cho các
em.
- Những em đọc trung bình, yếu :
- Giáo viên phải tìm hiểu vì sao các em đọc chậm, đọc sai từ từ đó có
biện pháp sửa chữa tốt hơn. Song các em này thường đọc sai rất nhiều các
phụ âm đầu, âm đệm và kể cả thanh điệu. Do đó giáo viên có biện pháp rèn
cho học sinh được tốt hơn.
3.2.Phương pháp rèn đọc.
a. Những em đọc tốt.
- Tôi cho các em thay nhau đọc mẫu bài, có tuyên dương khen thưởng
tinh thần ham đọc của các em.
b. Những em đọc khá.
- Giáo viên cho các em thay nhau đọc các từ, câu, đoạn trong bài tập đọc
từ đó để kịp thời uốn nắn, sửa sai cho các em. Những tiếng, từ các em phát
âm sai tôi cho học sinh nhận xét, tìm ra cách đọc thích hợp. Nếu học sinh
không tìm được thì tôi hướng dẫn các em đọc, đánh lưỡi kết hợp răng,

hàm, ngắt, nghỉ hơi đúng khi gặp dấu câu. Những tiếng các em hay phát âm
5
sai thường do các em còn phát âm lẫn lộn giữa các phụ âm: tr/ch, v/d/gi,
s/x…
- Ngoài việc sửa phát âm của học sinh trên lớp giáo viên cần nhắc nhở
các em cần đọc thêm ở nhà, nhờ phụ huynh hỗ trợ thêm để khắc phục
những tiếng phát âm sai và nâng dần tốc độ đọc của các em.
c. Những em đọc trung bình
- Giáo viên tìm hiểu vì sao các em đọc yếu, đọc chậm và phát âm sai
tiếng, từ nào hay nói lắp tiếng, từ nào để kịp thời uốn nắn.
- Những tiếng, từ học sinh đọc sai giáo viên hướng dẫn cũng giống như
ở các em đọc khá giáo viên cho nhận xét và tìm cách đọc thích hợp rồi tôi
mới hướng dẫn các em đánh lưỡi, môi, răng, hàm, ngạt…
- Song đối với các em đọc quá chậm, đọc vẹt trong quá trình dạy giáo
viên thường xuyên gọi các em đọc bài để rèn đọc thêm cho các em. Thông
thường những em đọc chậm yếu thường hay thụ động, ít năng nổ, không
dám xung phong đọc bài, giáo viên cần động viên các em đọc bài bằng
nhiều hình thức: tuyên dương, khen thưởng những em có cố gắng đọc để
khuyến khích các em.
- Tổ chức xây dựng đôi bạn cùng tiến ở lớp, em đọc khá, tốt kèm em đọc
yếu, chậm, tổ chức cho các em học nhóm với nhau. Bên cạnh đó cần kết
hợp với phụ huynh nhắc nhở các em đọc bài ở nhà.
- Khi các em có nhiều tiếng bộ tôi cho các em thi đua với nhau vào thứ
sáu hàng tuần(tiết sinh hoạt lớp) với nhiều hình thức có tuyên dương và
khen thưởng.
d. Những em đọc yếu, có khó khăn về ngôn ngữ
- Tùy theo mức độ mà bản thân có cách sửa lỗi cho các em. Đa số các
em này đọc sai âm đầu, âm đệm và thanh ngã.
d.1. Đối với em phát âm sai âm đầu:
- Trong quá trình dạy, học sinh thường sai những tiếng có âm đầu như:

tr, s, x, r, gi…do đó sửa cho các em tôi không phát âm mẫu, chuẩn cho học
sinh nghe rồi yêu cầu học sinh đọc lại. Nếu làm như thế tôi đã sử dụng
6
phương pháp nghe nhìn và bắt chước. Phương pháp này tôi thiết nghĩ sẽ
mang lại hiệu quả thấp, chæ vì giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh một âm
thanh mẫu mà khi học sinh gặp một tiếng khác có âm tương tự thì các em
không biết tự điều chỉnh bộ máy phát âm và tìm ra cơ chế tạo âm đúng .
- Chính vì vậy khi sửa sai các tiếng đó tôi sẽ có cách làm như sau:
+ Như những tiếng có âm đầu là âm “ tr” mà học sinh đọc là “ ch”
hướng dẫn học sinh để đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có
tiếng thanh.
Ví dụ: tre ngà, buổi trưa, trong trắng, …
+ Nếu như những tiếng có âm đầu là âm “ s” mà học sinh đọc là “ x”
hướng dẫn học sinh uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh.
Ví dụ: siêng năng,sạch sẽ,buổi sáng,…
+ Những tiếng có âm đầu là âm “ r” mà học sinh đọc là “ g” hướng dẫn
học sinh uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát , có tiếng thanh.
Ví dụ: rõ rang,ranh mãnh,rong rêu,…
+ Nếu tiếng có âm đầu là âm “x ” mà học sinh đọc là “ s” hướng dẫn
học sinh đầu lưỡi tạo với môi răng một khe hẹp hơi thoát ra xát nhẹ không
có tiếng thanh.
Ví dụ: xa xa,lên xuống,xám xịt,…
d.2. Đối với học sinh pháp âm sai âm đệm.
Đa số các em bỏ mất đi âm đệm.
Trong các bài tập đọc trong chương trình lớp 5 có từ: “ loanh quanh
trong rừng, rừng rào rào chuyển động, con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ
chuyền nhanh như tia chớp, hoang dã, thấp thoáng, lưu truyền, khoái ra ban
công, cây hoa giấy, xòe ra, xoa đầu…” mà học sinh lại đọc
“lanh quanh trong rừng, rừng rào rào chyển động, con vượn bạc má ôm
con gọn ghẽ chyền nhanh như tia chớp, hang dã, thấp tháng, lưu tryền, khái

ra ban công, cây ha giấy, xè ra, xa đầu…” Tôi cho học sinh nhận xét
cách đọc của bạn từ đó tìm cách đọc đúng thích hợp, nếu học sinh không
tìm được tôi sẽ có cách hướng dẫn các em như sau:
7
Tôi chuyển âm tiết chuẩn có âm đệm mà các em không phát âm được
thành 2 âm tiết trung gian âm tiết thứ nhất là phụ âm đầu + nguyên âm / u/
(hoặc chỉ có nguyên âm / u/ ) âm tiết thứ hai là toàn bộ phần còn lại của âm
tiết, âm tiết chuẩn mang thanh điệu nào thì âm tiết trung gian mang thanh
điệu ấy.
Ví dụ:
loanh= lu + anh
Chuyển= chủ + yển
Chuyền= chù + yền
Hoang= hu+ ang
Đầu tiên phát âm gọn, rõ tách bạch hai âm tiết trung gian. Sau đó phát
âm nhanh dần liên tục 2 âm tiết trung gian sau cho lúc đầu tiên hai lần bật
hơi, sau liên kết lại là một lần bật hơi.
d.3. Đối với các em phát âm sai thanh ngã
Trong các bài tập đọc trong chương trình lớp 5 có từ:” mũi đất cuối
cùng, mưa rất phũ, cơn bão, chiếc tổ cũ, mỗi sớm mai trong vắt, lặng lẽ,
trộm gỗ, không còn nữa, đã, vững chắc đê điều, chuỗi ngọc lam, sẫm biết,
rãnh tường, trát vữa, ngỡ ngàng, giữ rừng…………” mà học sinh lại đọc:
” múi đất cuối cùng, mưa rất phú, cơn báo, chiếc tổ cú, mối sớm mai
trong vắt, lặng lé, trộm gố, không còn nứa, đá, vứng chắc đê điều, chuối
ngọc lam, sấm biết, ránh tường, trát vứa, ngớ ngàng, giứ rừng…………”Do
đó trong trường hợp này tôi có cách sửa học sinh như sau:
Trường hợp âm tiết mở bằng nguyên âm đơn như: đỗ, mã, sẽ, kẽ, xã,
mõ, mũ…tôi chuyển âm tiết chuẩn mang thanh ngã thành 2 âm tiết trung
gian âm tiết thứ nhất là toàn bộ yếu tố âm đoạn tính của âm tiết chuẩn
nhưng mang thanh nặng, âm tiết thứ 2 là âm chính mang thanh sắc.

Ví dụ:
đỗ= độ + ố
mã= mạ + á
sẽ = sẹ + é
8
Thoáng = thú+ áng
Truyền = trù+ yền
Khoái = khú+ ái
Xòe = xù+ è
Xoa = xu+ a
Hoa= hu+a
kẽ = kẹ + é mõ= mọ + ó
xã= xạ + á mũ – mụ+ ú

Trng hp õm tit kt thỳc bng nguyờn õm ụi nh: va, da, sa,
a Tụi chuyn õm tit chun mang thanh ngó thnh 2 õm tit trung gian.
m tit th nht l ton b yu t õm on ca õm tit chun nhng mang
thanh nng, õm tit th 2 l nguyờn õm mang thanh sc.
Vớ d: Va= va + ẹiaừ = ủiaù= ụự
Dửừa = da +
Sa = sa +
Trng hp õm tit khộp bng nguyờn õm ngn nh: mui, mi, bóo,
chóoTụi chuyn õm tit chun mang thanh ngó thnh 2 õm tit trung gian,
õm tit th nht l ton b yu t õm on tớnh ca õm tit chun nhng
mang thanh nng, õm tit th hai l nguyờn õm ngn khộp mang thanh sc.
Vớ d: Trng hp õm tit khộp bng õm mi nh: Nhn, sm, rónh,
rngtụi chuyn õm tit chun mang thanh ngó thnh 2 õm tit trung gian
õm tit th nht l ton b yu t ca õm on tớnh ca õm tit chun nhng
mang thanh nng õm tit th 2 l nguyờn õm ( ging mi) mang thanh sc.
Vớ d: Nhn= nhn+

Sm = sm +
Rónh = rnh+
Khi dy hc sinh phỏt õm ỳng thanh iu ngó tụi tin hnh qua 2 bc:
Bc 1: Phỏt õm rừ rng tỏch bch 2 õm tit trung gian trờn mt ln bt
hi vi thanh iu quy nh nh trờn.
Bc 2: Phỏt õm liờn kt ln lt õm tit trung gian vi thanh iu quy
nh nh trờn nhanh dn cho n khi t c s phỏt õm ca 2 õm tit
trung gian trờn mt ln bt hi
* Nhng im lu ý khi rốn c.
-Nhng em c chm yu, thng hay nhỳt nhỏt, c sai. Do ú khi rốn
c cho hc sinh tụi luụn t ra thin cm, gn gi, giỳp cỏc em, mm
mng, du hin.
-Cn phi kiờn trỡ nhn ni trỏnh tõm lý mong thy kt qu m la mng
cỏc em.
9
Mui=Mui+ớ
Chóo = cho+ ớ Mi = mi+ ớ Bóo = bo+ ớ

-Kiểm tra thường xuyên, bất ngờ xem các em đọc bài trước ở nhà không.
-Đối với các em nói lắp các em thích nói nhưng vì mặt cảm nên rất ngại
nói với các bạn. Do đó khi hướng dẫn các em đọc tôi thường động viên,
khích lệ và nghiêm khắc đối với những em trêu chọc bạn. Tôi thường giáo
dục học sinh trong lớp phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau trong lúc
gặp khó khăn.
-Khi giờ rãnh tôi luôn trò chuyện với các em để giúp đỡ các em kịp thời
và đồng thời hỏi thăm hoàn cảnh gia đình và năng lực học của các em để có
biện pháp giúp đỡ các em được phát huy hết khả năng của mình. Song tôi
cũng thường xuyên liên lạc với phụ huynh hổ trợ rèn luyện thêm cho các
em ở nhà. Những buổi họp phụ huynh tôi mời những phụ huynh có con đọc
sai để hướng dẫn phụ huynh cách phát âm, yêu cầu phụ huynh về nhà hỗ

trợ thêm cho các em trong lúc đọc, nhờ phụ huynh tạo điều kiện cho các em
có điều kiện đọc thường xuyên ở nhà như cho học sinh đọc đơn từ,
báo….Khi các em đọc tốt phụ huynh nên giáo dục các em có thói quen xem
đài để nghe phát thanh âm chuẩn từ đó học sinh có ý thức phát âm đúng và
chính xác. Ở
lớp những em đọc sai tôi cho học sinh nhận xét lẫn nhau để thấy được chỗ
sai của bạn từ đó các em rút kinh nghiệm cho cách đọc của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Với những biện pháp nêu trên cùng với sự nổ lực cố gắng của các em
học sinh từ đầu năm học cho đến nay tôi đã thu được kết quả đọc thành
tiếng của lớp 5
1
như sau:

Không những kết quả đọc thành tiếng ở giai đoạn cuối kì 1 lớp tôi đạt
như thế mà môn đọc thầm còn đạt tỉ lệ học sinh Giỏi:5học sinh chiếm
27.8%, Khá: 9 học sinh chiếm 50.0 %.hoc sinh trung bình lachiếm 27.8%.
10
Xếp loại Đầu năm Cuối kì I Tỉ tệ
Giỏi 3 7 38.9%
Khá 7 10 55.5%
Trung bình 4 1 5.5%
Yếu, khó khăn về ngôn ngữ 4 0 0%
Chính tả Giỏi: 5 học sinh chiếm 50.0%, Khá: 12 học sinh chiếm 66.6% học
sinh trung bình la2 chiếm5%: Môn toán các em có ý thức đọc các bài toán
có lời văn, hiểu được đề bài và tìm ra cách giải hợp lí và chính xác.
Trong tổng số 9 em đạt giỏi ở học kì 1 nhìn chung các em đọc đúng tốc
độ khoảng 130 – 150 chữ/phút. Giọng đọc tốt, rõ ràng biết ngừng nghỉ đúng
quy định, ý thức đọc diễn cảm và biết thể hiện giọng đọc thích hợp cho từng
loại văn bản đặc biệt là có thói quen phát âm tốt.

Điều đáng mừng là trước đây những em rụt rè, khôngdám xung phong
đọc bài bây giờ rất thích khi được tôi gọi đọc bài. Những lỗi sai cơ bản đã
được khắc phục, tốc độ đọc của các em đã được nâng lên.
3. Kết luận và kiến nghị :
3.1. Kết luận:
Qua quá trình rèn đọc cho học sinh tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Muốn các em học tốt hiểu rộng thì trước hết các em phải đọc tốt. Do vậy
việc rèn đọc cho học sinh là việc làm cần thiết mà mỗi giáo viên phải thực
hiện nghiêm túc, thường xuyên và liên tục, có hệ thống không ngừng
nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp dạy học.
Phải hiểu rõ tâm lý học sinh.
Phải có biện pháp thích hợp.
Tạo không khí lớp học thoải mái giúp các em thích thú học tập.
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, giữa phụ huynh với giáo
viên chủ nhiệm lớp.
Hết lòng thương yêu học sinh và tận tâm với nghề.
Những em đọc chậm yếu thương hay nhút nhát đọc sai, do đó khi rèn
đọc cho học sinh giáo viên phải luôn tỏ ra thiện cảm, gần gũi giúp đỡ các
em, mềm mỏng dịu hiền.
Cần kiên trì nhẫn nại, tránh tâm lý nôn nóng mà la mắng các em.
Kiểm tra các em đọc thường xuyên.
Giáo viên nắm được cơ chế phát âm.
11
Phải chuyển âm tiết mà học sinh không phát âm được thành 2 âm tiết
trung gian trong quá trình luyện tập.
Đối với các em nói lắp các em rất thích nói nhưng vì mặt cảm nên rất
ngại nói giữa đám đông. Do đó khi rèn đọc cho các em giáo viên nên khích
lệ động viên các em và nghiêm khắc đối với những em hay trêu chọc bạn.
Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng, quyết định chất
lượng học tập của các em. Học tốt môn Tiếng Việt các em sẽ học tốt các

môn khác. Vì vậy giáo viên phải tìm các phương pháp dạy học sao cho phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Với những biện pháp đề ra cùng với lòng
yêu nghề mến trẻ quyết tâm khắc phục những khó khăn trong giảng dạy và
rèn luyện cho học sinh ngày học tốt hơn.
Song trên đây là một số biện pháp mà tôi tiến hành thự hiện ở lớp đạt
được kết quả khả quan. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân mong
quý thầy cô đóng góp ý kiến cho tôi để lần sau tôi tiếp tục thực hiện .
3.2. Kiến nghị :
- Mở hội thi về cách phát âm như hội thị đọc thơ,văn xuôi,truyện ngắn,…
- Tập huấn cho giáo viên tiểu học đặc biệt là giáo viên lớp 1,2

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo viên tiếng việt 1
2.Sách giáo khoa tiếng việt 5
3.Sách giáo dục hòa nhập trẻ có khó khăn về ngôn ngữ Viện
khoa học giáo dục,Trung tâm tật học Hà Nội- năm 2002
4. sách Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bật tiểu học, của viện
khoa học giáo dục Trung tâm tật học Hà Nội – năm 2002
5. sách Ngữ âm học – Đại học Huế
13
14

×