mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Trong xu thế hiện nay trên toàn thế giới nói chung và các quốc gia
nói riêng, sự bùng nổ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin không còn là những
giả tưởng xa vời mà nó đã là thực tế của thời đại. Có thể nói, trong nền kinh tế
tri thức hiện nay Công nghệ thông tin chính là chiếc chìa khoá để mở rộng
không gian học tập, là cầu nối giữa các nền văn hoá, tri thức, xã hội, khoa học
kỹ thuật
1.2. Để hội nhập với xu thế phát triển chung, Đảng và Chính phủ Việt
Nam đã không ngừng chỉ đạo đầu tư cho Khoa học - Công nghệ và công
nghệ thông tin nhằm tạo bước đón đầu và đòn bẩy cho sự phát triển các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã - hội , trong đó có giáo dục và đào tạo.
1.3. Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương là một trong những cơ sở giáo
dục của ngành GD&ĐT Hải Dương sớm đưa CNTT vào quá trình đào tạo và
quản lý đào tạo. Tuy nhiên, mức độ và hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, quản lý đào tạo chưa cao.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu
đề tài “ Tăng cường sử dụng Công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo tại
trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Hải Dương “
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp tăng cường sử dụng công nghệ thông tin
trong quản lý đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo của trung tâm
GDTX tỉnh Hải Dương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Các nguồn lực Công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý đào tạo
của trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương.
1
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một sè biện pháp tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong quản
lý đào tạo tại trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương.
4. Giả thuyết khoa học
Ứng dông CNTT trong đào tạo và quản lý đào tạo là một xu hướng hiện
nay của các cơ sở giáo dục trong đó có trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương. Tuy
nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo của trung tâm trong những
năm qua còn nhiều hạn chế. Nếu xác định rõ thực trạng nguồn lực CNTT, yêu
cầu nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo của trung tâm thì có thể đề xuất được
các biện pháp tăng cường sử dụng CNTT trong quản lý đào tạo, qua đó góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại Trung tâm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về việc sử dụng Công nghệ
thông tin trong quản lý đào tạo.
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng và việc sử dụng công
nghệ thông tin trong quản lý đào tạo ở trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương trong
thời gian qua.
5.3. Đề xuất một số biện pháp tăng cường đưa Công nghệ thông tin vào
quản lý đào tạo tại trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý đào tạo của Trung tâm.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Quản lý đào tạo có nhiều nội dung. Trong khuôn khổ của luận văn, tác
giả tập trung nghiên cứu nội dung quản lý hoạt động dạy học và quản lý các
điều kiện phục vụ dạy học.Các nội dung trên chỉ được xem xét trong phạm vi
trách nhiệm của trung tâm.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
2
7.2. Phương pháp điều tra khảo sát:
7.3. Phương pháp quan sát và nghiên cứu:
7.4. Phương pháp thống kê:
7.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận
và khuyến nghị.
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng công nghệ thông tin trong
quản lý đào tạo
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đã có nhiều bài viết, báo cáo, nội dung hội thảo trên đã đề cập đến cơ sở
lý luận và thực tiển việc thực hiện quản lý đào tạo trong nhà trường bằng sử
dụng CNTT. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của các trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp tỉnh, việc áp dụng các nội dung trên gặp nhiều khó khăn. Vì vậy
đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống về vấn đề này.
1.2. Công nghệ thông tin và sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý
đào tạo ở trung tâm GDTX
1.2.1. Công nghệ thông tin
1.2.1.1. Khái niệm về Công nghệ thông tin
Từ khái niệm công nghệ và thông tin, chúng tôi quan niệm: “ CNTT
(tin học), thuật ngữ chỉ chung cho một tập hợp các ngành khoa học và công
nghệ liên liên quan đến khái niệm thông tin và quá trình xử lý thông tin. Theo
nghĩa đó CNTT cung cấp cho chóng ta các quan điểm, phương pháp khoa
học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại chủ yếu là các
máy tính và phương tiện truyền thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có
3
hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế,
xã hội, văn hóa và con người" (Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1. Hà Nội
1995).
1.2.1.2. Dự báo về sự phát triển và hướng ứng dụng CNTT
♦
Dự báo về sự phát triển CNTT trong thế kỉ XXI
Với những thành tựu to lớn mà cuộc cách mạng Khoa học và Công
nghệ hiện đại đang và sẽ mang lại, bộ mặt đời sống xã hội của cả hành tinh
trong thiên niên kỉ tới chăc chắn sẽ có nhiều đổi thay. Theo công trình "Dự
báo các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào đầu thế kỉ 21" đã có 85 tiến
bộ khoa học và công nghệ mới dự báo đưa vào sử dụng trong đời sống hàng
ngày.
♦
Dự báo về sự phát triển CNTT và truyền thông trong GD&ĐT
- Tăng cường giảng dạy, đào tạo Công nghệ thông tin
- Sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới
phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học, cấp học, ngành học
- Ứng dông CNTT để đổi mới quản lý giáo dục
- Xây dựng mạng giáo dục đào tạo (Edu Net) và kết hợp với Internet:
1.2.2. Quản lý đào tạo và sử dông CNTT trong quản lý đào tạo
♦
Quản lý đào tạo
Quản lý đào tạo là hệ thống các tác động có mục đích của chủ thể quản
lý quá trình đào tạo, và quản lý đơn vị nhằm hoàn thành được các mục tiêu
đào tạo của đơn vị đã đặt ra.
1.2.3. Sử dụng Công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo ở trung
tâm GDTX.
1.2.3.1 Hoạt động quản lý đào tạo ở trung tâm GDTX
Quản lý đào tạo ở TTGD thường xuyên phức tạp hơn ở các cơ sở giáo
4
dục khác bởi sự phức tạp về đối tượng học sinh, sinh viên và học viên mà
trung tâm quản lý.
■ Với quá trình đào tạo của các lớp học sinh do đội ngũ giáo viên của
trung tâm thực hiện: Quản lý mục tiêu đào tạo; Quản lý nội dung đào tạo;
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên; Quản lý hoạt động học của học sinh,
sinh viên ; Quản lý nền nếp dạy học
■ Với các lớp liên kết đào tạo.: Công tác quản lý đào tạo với các lớp
liên kết đào tạo của trung tâm tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: Quản
lý hoạt động học tập của học viên, sinh viên, đặc biệt là hoạt động tự học của
học viên và sinh viên; Phối kết hợp trong quản lý thực hiện chương trình, kế
hoạch đào tạo; Quản lý các hoạt động của tập thể sư phạm của trung tâm phục
vụ liên kết đào tạo.
1.2.3.2. Sử dụng CNTT trong quản lý đào tạo tại Trung tâm GDTX
a. Sử dụng Công nghệ thông tin
Sử dụng công nghệ thông tin là mức độ ứng dụng công nghệ này một
cách hiện thực, vật chất trong quá trình thu nhận, xử lý, lưu trữ và truyền
thông tin ở những lĩnh vực cụ thể của hiện thực xã hội.
b. Sử dụng CNTT trong quản lý đào tạo tại Trung tâm GDTX
- Sử dụng CNTT trong quản lý đào tạo thông qua việc thiết lập các
mạng thông tin trong ngoài có sở giáo dục để thu nhận, lưu trữ và xử lý các
thông tin về đào tạo.
- Sử dụng CNTT trong biên soạn giáo án nhanh hơn, hiệu quả hơn .
- Có thể mô phỏng, minh hoạ nhiều quá trình, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội mà HS không thể quan sát dược trong điều kiện học tập tại
trường.
5
- Giúp tạo ra các sản phẩm của DH ( như phần mềm soạn giáo án, phần
mềm DH các bộ môn, phần mềm ôn tập, phần mềm kiểm tra kiến thức, thư
viện hình ảnh, tư liệu, … ) để GV sử dụng và HS có thể tham khảo, luyện tập.
- Giúp kiểm tra đánh giá kết quả QTDH dể dàng, nhanh chóng và cho
kết quả .
Chương 2. Thực trạng sử dụng cntt trong quản lý đào tạo ở Trung tâm
GDTX Tỉnh Hải Dương.
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của trung tâm GDTX
tỉnh Hải Dương.
. Ngày 03.10.1995. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Hưng nay là tỉnh Hải
Dương ra Quyết định số 1565/QĐ-UB về việc thành lập trung tâm GDTX tỉnh
Hải Dương. Sau10 năm thành lập đến nay trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương
đã có 30 phòng học trong đó có 23 phòng học cao tầng. Trung tâm GDTX
tỉnh Hải Dương liên kết với 22 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp ở khu vực phía Bắc, đào tạo một lực lượng lớn nhân lực phục vụ cho
công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh Hải Dương.
2.1.2. Bộ máy tổ chức của trung tâm
6
Ban gi¸m ®èc
Phßng
Gi¸o vô
Phßng
Chuyªn
m«n 1
Phßng
Chuyªn
m«n 2
Phßng
Hµnh
chÝnh
Tµi vô
Phßng
Gi¸o
dôc
KTNN
Tæ Tin
häc
Thông tin xuôi Thông tin ngược
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TTGDTX tỉnh Hải Dương
2.2. Thực trạng quản lý đào tạo của trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương
trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2004
2.2.1. Thực trạng hoạt động đào tạo (bảng 2.1.và hình 2.2 )
Bảng 2.1 : Quy mô đào tạo của TTGDTX tỉnh Hải Dương
Giai đoạn 1999 – 2004
Năm học
Nội dung
1999-
2000
2000-
2001
2001-
2002
2002-
2003
2003-
2004
1. Số đơn vị liên kết 12 14 20 22 22
- Trường Đại học 11 13 17 18 18
- Trường Cao đẳng 1 1 2 3 3
- Trường THCN 1 1 1
2. Số lớp 45 42 51 70
- Đại học 43 42 49 65
- Cao đẳng 2 1 1 3
- THCN 1 2
3. Số học viên 2990 3222 4265 5903 6762
- Đại học 2261 3170 3632 4398 4853
- Cao đẳng 27 52 211 350 407
- THCN 422 1107 1395
- Cao học 48 107
7
Hình 2.2: Biểu đồ quy mô đào tạo của trung tâm GDTX
2.2.2. Thực trạng quản lý đào tạo tại trung tâm
- Quản lý mục tiêu, nội dung đào tạo
Việc quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung đào tạo được tiến hành trong
suốt quá trình đào tạo thực tế của trung tâm, thông qua việc quản lý hoạt động
học và hoạt động dạy sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình được thực
hiện một cách đầy đủ. Công cụ chủ yếu để thực hiện quản lý việc thực hiện
mục tiêu, nội dung đào tạo là khung chương trình chi tiết môn học và hệ
thống sách giáo khoa và giáo trình cùng hệ thống văn bản pháp quy về đào
tạo khác.
- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Các công việc cụ thể được thưc hiện để quản lý hoạt động dạy của giáo
viên bao gồm: Sắp xếp, phân công lao động cho giáo viên một cách hợp lý
nhất để phát huy thế mạnh của từng giáo viên và từng bộ phận trong trung
tâm; Coi trọng công tác tổ chức, quản lý chặt chẽ các khoa, các tổ . Thường
xuyên chỉ đạo các khoa cải tiến phương pháp dạy học và quản lý tốt hệ thống
8
hồ sơ chuyên môn; Quản lý chặt chẽ kế hoạch giảng dạy thông qua thời khoá
biểu, lịch công tác tuần, tháng, học kì và năm học; Thực hiện đều đặn chế độ
dự giờ, tham lớp và hội thi giáo viên dạy giỏi tại trung tâm
- Quản lý hoạt động học của học sinh, sinh viên
- Quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế học tập, rèn luyện.
- Quản lý sĩ số lên lớp, chấp hành kỷ luật, tự học, sinh hoạt tập thể .
- Quản lý chất lượng học tập thông qua giáo viên trực tiếp giảng dạy và
cán bộ quản lý ở bộ phận đào tạo, quản lý sinh viên.
- Quản lý công khai việc đánh giá, phân loại học tập hàng tháng, học kỳ
và năm học.
2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT và việc sử dụng CNTT trong quản
lý đào tạo tại trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương.
2.3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cho đào tạo của trung
tâm GDTX tỉnh.
Những số liệu về đầu tư có sở hạ tầng của CNTT qua từng thời kỳ, từng
năm học và được mô tả như kết quả bảng 2.5 và hình 2.3
Bảng 2.5 : Đầu tư thiết bị công nghệ qua các năm tại trung tâm
Năm đầu tư
Thiết bị
1995 1996 1998 1999 2001 2002 2003 2004
Máy Vi tính để
bàn
5 bé 10bé 15bé 10bé 10bé 10bé 40bé
Máy vi tính
xách tay
6
chiÕ
c
Máy in
Laserfet
01
chiếc
02
chiếc
03
chiếc
04
chiếc
Hệ Thống
Mạng LAN
01 Nâng
cấp
Máy Chiếu
(projector)
03
chiếc
9
Mỏy chiu ht
(overhead)
03
chic
Phũng hc
HiclassII
01
Phũng hc trc
tuyn.
01
(Ngun: T Tin hc)
Biểu đồ đầu t máy vi tính
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
1995 1996 1998 1999 2001 2003 2004
Năm
Số lợng
Máy tính để bàn
Máy tính xách tay
Hỡnh 2.3: Biu thc trng u t mỏy vi tớnh
- V Phũng hc: Phũng hc Lý thuyt: 02 phũng 150 ch; Phũng thc
hnh: 03 phũng vi 100 mỏy vi tớnh; Phũng hc a chc nng: 01 phũng
- V thit b 100 mỏy vi tớnh ể bn, 06 mỏy tớnh sỏch tay.;ó ni mng
LAN cc b vi ton b cỏc phũng ban ti n v; H thng mng ni b
(LAN) ti trung tõm hin ti c kt ni theo s hỡnh 2.4:
10
P_M
1
P_CM1
P_CM2
P_GVU
P_M
2
P_M
3
P_KTNN
P_HC-TV
HUB
IDSL Ethernet
Router
TOTIN
Internet
Ban Giám Đốc
Hình 2.4: Hệ thông mạng cục bộ trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương
Chú thích:
P_CM1: Phòng chuyên môn 1 P_KTNN: Phòng K.thuật N.nghiệp
P_CM2: Phòng chuyên môn 2 P_HC-
TV:
Phòng H.chính Tài vụ
P_GVU: Phòng Giáo vụ P_M: Phòng Máy vi tính
- Máy chiếu (projector): 03 chiếc.
- Máy chiếu hắt qua đầu (overhead): 03 chiếc.
- Hệ thồng HiclassII đạt chuẩn quốc tế với 40 chỗ ngồi (cabin).
- 80% các phòng học có hệ thống âm thanh (tăng âm, loa, mic không
giây phục vụ giảng dạy).
- Về nhân lực phục vụ lĩnh vực CNTT: Lực lượng nhân lực phục
vụ cho lĩnh vực CNTT ở đơn vị chủ yếu là lực lượng trẻ có chuyên môn được
đào tạo bài bản, có tay nghề giỏi và kiến thức đủ để thích ứng công việc.
2.3.2. Thực trạng việc sử dụng CNTT trong quản lý đào tạo tại trung
tâm GDTX tỉnh Hải Dương
2.3.2.1. Thực trạng mức độ sử dụng CNTT trong quản lý của Trung
tâm
11
- Truy cập mạng INTERNET: coi đây là phương tiện nhằm khai thác
thông tin giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên,
học sinh, sinh viên
- Quản lý, lưu trữ tài liệu văn bản liên quan đến hoạt động của đơn vị.
(chủ yếu được thực hiện ở bộ phận văn thư lưu trữ )
- Quản lý, lưu trữ hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, tài vụ thông qua
phần mềm kế toán (chủ yếu được thực hiện ở phòng Hành chính tài vụ).
Trong quản lý đào tạo hiện tại đơn vị chưa có một mô hình mang tính
chất quy mô trong quản lý, mới chỉ dừng lại ở việc:
- Quản lý lưu trữ những giấy tờ, công văn liên quan đến công tác tuyển
sinh hàng năm thông qua phần mềm Quản lý văn bản.
- Quản lý lưu trữ danh sách tuyển sinh, bảng điểm đầu vào, đầu ra của
các lớp học tại đơn vị thông qua kết quả đã được các trường đại học liên kết
với trung tâm duyệt.
2.3.2.2. Đánh giá việc khai thác sử dụng CNTT trong quản lý, quản lý
đào tạo tại Trung tâm
Để có thêm thông tin nhằm đánh giá về thực trạng sử dụng CNTT ở
TTGDTX tỉnh Hải Dương, chúng tôi trưng cầu ý kiến của 8 CBQL và 40
CBGV của Trung tâm về các vấn đề:
- Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên của TT về CNTT
Kết quả điều tra trưng cầu ý kiến của 8 cán bộ quản lý và 40 giáo viên
về CNTT được thể hiện ở bảng 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7: Nhận thức của Cán bộ GV về vấn đề ứng dụng CNTT
Vấn đề Nội dung Ý kiến đánh giá
CBQL Giáo viên Chung
SL % SL % SL %
Nhận thức
về CNTT
1. CNTT là Tin học
2. CNTT thống nhất với
Tin học
3. Tin học là sự ứng dụng
CNTT
4. CNTT là sự ứng dụng
Tin học
2
1
0
6
25
12,5
0
75
10
10
4
16
25
25
10
40
12
11
4
22
24,9
22,9
8,33
45,8
12
Vai trò ứng
dụng
CNTT
1. Lãnh đạo ra quyết định
kịp thời
2. Thông tin được cập nhật
3. Tiết kiệm thời gian
4. Hiệu quả lao động cao
8
8
8
8
100
100
100
100
32
30
35
38
80
75
87,5
95
40
38
43
46
83,3
79,1
89,5
95,8
Nội dung
ứng dụng
CNTT
1. Xây dựng mạng TT nội
bộ
2. Liên kết các mạng TT
bên ngoài
3. Ứng dông trong soạn
giảng
4. Ứng dông trong lên lớp
và kiểm tra đánh gía
8
7
8
8
100
87,5
100
100
25
22
35
30
62,5
55
87,5
75
33
29
43
38
68,7
45,8
89,5
79,1
Điều kiện
để ứng
dụng
1. Phòng nghe nhìn hiện đại
2. Có phần mềm hỗ trợ
3. Có năng lực sử dụng
4. Có chính sách phù hợp
6
7
8
8
75
87,5
100
100
35
30
25
34
87,5
75
62,5
85
41
37
33
42
85,4
77
68,7
87,4
Từ kết quả bảng trên cho thấy:
+ Các cán bộ và giáo viên của Trung tâm chưa hoàn toàn thống nhất
trong nhận thức về khái niệm công nghệ thông tin, vẫn còn sự nhầm lẫn giữa
công nghệ thông tin và tin học.
+ Về vai trò của CNTT: Tất cả các đối tượng được khảo sát đều xác
nhận vai trò của CNTT trong quản lý đào tạo và trong dạy học.
+ Về nội dung của ứng dụng CNTT: Tất cả các nội dung của ứng dụng
CNTT trong quản lý đào tạo được liệt kê đều được các đối tượng điều tra xác
nhận với tỷ lệ ý kiến cao.
+ Về điều kiện để ứng dụng CNTT: Các ý kiến đánh giá tập chung
nhiều vào các yếu tố kĩ thuật, trang thiết bị của CNTT. Yếu tố người sử dụng
CNTT và môi trường ứng dụng CNTT cũng được quan tâm nhưng tỷ lệ ý kiến
không cao trong so sánh chung với ý kiến về các vấn đề khác.
- Về mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin
Kết quả đánh giá của CBQL và giáo viên về mức độ ứng dụng CNTT ở
TTGDTX tỉnh Hải Dương được thể hiện qua bảng 2.8.
13
Bảng2.8.: Mức độ ứng dụng CNTT tại TTGDTX
Mức độ ứng dụng
ý kiến đánh giá
CBQL Giáo viên Chung
SL % SL % SL %
1. Rất tốt
0 0 0 0 0 0
2. Tốt
0 0 0 0 0 0
3. Chưa ứng dụng
0 0 0 0 0 0
4. Đã ứng dụng nhưng hiệu quả chưa
cao
8 100 27 67,5 35 72,9
Kết quả bảng trên cho thấy: đa số các ý kiến đều khẳng định TTGDTX
tỉnh Hải Dương đã ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo, tuy nhiên hiệu quả
ứng dụng chưa cao. Điều này một phần phụ thuộc vào các điều kiện của TT
trong việc triển khai ứng dụng CNTT.
- Các biện pháp đã thực hiện của Lãnh đạo Trung tâm nhằm ứng dụng
CNTT ở Trung tâm
Các biện pháp đã thực hiện của Lãnh đạo Trung tâm nhằm ứng dụng
CNTT ở Trung tâm rất đa dạng, bao gồm: Các biện pháp về tổ chức; Các biện
pháp về chỉ đạo; Các biện pháp về nghiệp vụ; Các biện pháp về kỹ thuật
Trong mỗi nhóm có các biện pháp cụ thể. Kết quả đánh giá được thể hiện
qua số liệu bảng 2.10.
Bảng 2.10: Các biện pháp đã được lãnh dạo TT thực hiện nhằm ứng
dụng CNTT tại TT
Tên các biện pháp tổ chức
ý kiến đánh giá
CBQL Giáo viên Chung
SL % SL % SL %
1. Các biện pháp về tổ chức
8 100 40 100 48 100
2. Các biện pháp về chỉ đạo
7 87,5 40 100 47 97.9
3. Các biện pháp về nghiệp vụ
8 100 40 100 48 100
14
4. Các biện pháp về kỹ thuật
8 100 35 87,5 43 89.5
Trong các biện pháp được liệt kê, các biện pháp về tổ chức và các biện
pháp về nghiệp vụ được 100% sè ý kiến đánh giá khẳng định.
Dựa trên các số liệu thống kê thực tế và kết quả điều tra đã trình bày ở
trên, chúng tôi rót ra một số nhận xét về thực trạng sử dụng CNTT tại
TTGDTX tỉnh Hải Dương như sau:
- Đơn vị chưa thấy hết được tầm quan trọng của CNTT trong thời kỳ
hiện nay và trong thời gian tới. Ngoài ra đơn vị còn gặp phải nhiều các vấn đề
liên quan đến việc triển khai CNTT nói chung và CNTT trong quản lý nói
riêng.
- Chưa thực sự thành thạo về việc lập kế hoạch chiến lược ứng dụng
CNTT.
- Cán bộ quản lý chưa thông suốt về tầm quan trọng chiến lược mang
tính tự nhiên trong đơn vị.
- Một số bộ phận Cán bộ, giáo viên thiếu hiểu biết cơ bản về CNTT nên
chưa thực sự chấp nhận CNTT.
2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản của thực trạng
Một là: Mới chỉ những năm gần đây ( 2003- 2004) nhu cầu về việc sử
dụng CNTT tại đơn vị mới bắt đầu tăng mạnh, chính vì vậy mà những năm
trước đó chưa có được cơ sở hạ tầng để tiến tới phát triển CNTT cho lĩnh vực
quản lý và quản lý đào tạo. Qua thực trạng có thể thấy việc đưa CNTT vào
trong quản lý và quản lý đào tạo đến nay mới thực sự cho rằng triển khai mới
có hiệu quả.
Hai là: Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong lĩnh vực CNTT của đơn vị hiện
tại còn trẻ, có lòng nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, chuyên môn, nghiệp
vụ vững vàng xong thế chưa đủ đối với công tác quản lý và tham mưu cho
công tác quản lý. Trên thực tế muốn quản lý và tham mưu cho công tác quản
15
lý đuợc hiệu quả ngoài những tố chất đó cần phải có bề dầy kinh nghiệm
trong lĩnh vực này. Như vậy, nguồn nhân lực của đơn vị chưa thể đáp ứng
ngay được trong công tác tham mưu với lãnh đạo để sớm đưa CNTT vào
trong quản lý nói chung và quản lý đào tạo nói riêng.
Tóm lại: Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương đã có nhiều thành tích
trong công tác đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng phát triển tỉnh về mọi mặt. Công tác quản lý đào tạo của trung tâm có
nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Một trong nhưng tồn tại đó là mức
độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo của trung tâm còn
chưa cao.
Chương 3. một số biện pháp sử dụng cntt trong quản lý đào tạo tại
Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương
3.1. Những định hướng để xây dựng các biện pháp sử dụng công nghệ
thông tin trong quản lý đào tạo ở trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương
3.1.1. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát
triển giáo dục và đào tạo, phát triển Công nghệ thông tin
3.1.2. Nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội của tỉnh Hải Dương
3.1.3. Theo kịp yêu cầu của sự phát triển CNTT trong ngành giáo dục -
đào tạo và các ngành khác của tỉnh
3.2. Một số biện pháp sử dụng Công nghệ Thông tin trong quản lý đào
tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT trong quản lý đào tạo
và bồi duỡng các kỹ năng sử dụng CNTT cho cán bộ, CNV của Trung tâm
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm làm cho cán bộ, công nhân viên của Trung tâm nhận thức sâu sắc
về vai trò, tác dụng của CNTT trong đào tạo nói chung, trong quản lý đào tạo
16
nói riêng.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Tổ chức các hình thức bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ nhân viên của Trung
tâm những kiến thức cơ bản về CNTT, vai trò, khả năng và phương hướng
ứng dụng của CNTT trong đào tạo và quản lý đào tạo
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng sử dụng
CNTT cho cán bộ giáo viên trong trung tâm
- Tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng
cho cán bộ, CNV về CNTT
- Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng
cho cán bộ, CNV về CNTT
3.2.1.4. Điều kiện để biện pháp được thực hiện
Có sù quan tâm của Ban lãnh đạo Trung tâm trong việc phê duyệt kế
hoạch và tạo điều kiện để kế hoạch được thực thi; Cán bộ, CNV của Trung
tâm được bố trí công việc hợp lý để tham gia bồi dưỡng; Mời cộng tác viên là
cán bộ của Trung tâm tin học của tỉnh tham gia bồi dưỡng.
3.2.2. Tăng cường kế hoạch hoá các hoạt động đào tạo bằng CNTT
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Làm cho hoạt động đào tạo của Trung tâm được tổ chức một cách khoa
học, có kế hoạch , được điều khiển, vận hành bằng CNTT.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Sử dông CNTT trong lập kế hoạch ở tất cả các khâu, các nội dung của
quản lý đào tạo tại Trung tâm.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
17
- Sử dụng CNTT để quản lý và điều hành các hoạt động đào tạo
trong Trung tâm
- Lập kế hoạch thực hiện giờ lên lớp bằng CNTT :
- Lập kế hoạch đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập học sinh CNTT:
3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện
Trung tâm phải có chương trình hành động cụ thể để triển khai ứng
dụng CNTT, trước hết là công tác kế hoạch hoá đào tạo bằng CNTT. Tất cả
các khâu, các thông tin về đào tạo đều phải được thể hiện và thực hiện bởi
phương tiện , kĩ thuật của CNTT; Cán bộ, CNV phải có năng lực để có thể lập
kế hoạch và thực thi các kế hoạch đựoc vận hành bởi CNTT
3.2.3. Ứng dông CNTT một cách toàn diện vào tất cả các khâu, các
bước của công tác quản lý đào tạo
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Đưa CNTT vào hoạt động quản lý đào tạo, ở tất cả các khâu, các bước
của hoạt động quản lý đào tạo.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Sử dông CNTT trong quản lý mục tiêu, chương trình và họat động dạy
học và học tập của giáo viên và sinh viên, học sinh. Với từng nội dung của
quản lý đào tạo, CNTT cần phải được sử dụng trong từng bước , từng khâu
khi thực hiện quản lý nội dung đó.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
- Tổ chức thực hiện việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp bằng CNTT
- Thực hiện giờ lên lớp có sử dụng CNTT
- Đổi mới phương pháp kiÓm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh bằng CNTT
18
3.2.4. Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTTcủa
Trung tâm
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Tạo dựng hạ tầng cơ sở CNTT đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của kế
hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo tại Trung tâm và tạo tiền đề cho
bước phát triển về CNTT của trung tâm trong những năm tiếp theo
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Đầu tư, xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở và trang thiết bị CNTT
hiện có của Trung tâm
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Tăng cường trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện đảm bảo
cho việc sử dụng CNTT :
- Tăng cường trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện đảm bảo để
quản lý đào tạo bằng sử dụng CNTT :
Trong nội dung này chúng tôi chú trọng việc nâng cấp Hệ thống mạng
nội bộ (xem hình3.1)
Hình 3.1: Sơ đồ nâng cấp Hệ thống mạng nội bộ (LAN)
Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương
19
P_ HT-TH
P_ HOP
P_HC-TV
hub
hub
hub
server
TOTI
N
BG§
P_M1
P_CM1
P_CM2
P_GVU
P_M2
P_M
3
P_KTNN
Interne
t
Chú thích:
BGĐ Ban Giám đốc P_KTNN: Phòng K.thuật N.nghiệp
P_CM1: Phòng chuyên môn 1 P_HC-
TV:
Phòng H.chính Tài vụ
P_CM2: Phòng chuyên môn 2 P_M1,2,3 Phòng Máy vi tính 1,2,3
P_GVU: Phòng Giáo vụ P_HT-TH Phòng học trực truyến
SERVER
:
Máy chủ P_HOP Phòng họp
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng CNTT
trong quản lý đào tạo
3.2.5.1. Mục đÝch của biện pháp
Thu thông tin ngược về kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý đào
tạo tại Trung tâm để có thể thực hiện những điều chỉnh cần thiết nhằm đảm
bảo tiến độ và hiệu quả của kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
tại Trung tâm
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
20
Thiết kế các chuẩn và tổ chức các hình thức kiểm tra để sử dụng các
phương pháp kiểm tra đảm bảo tính khách quan khi rót ra kết luận về hiệu quả
ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo tại trung tâm
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Kiểm tra đánh giá việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp bằng sử
dụng CNTT :
- Kiểm tra đánh giá việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập học sinh bằng sử dụng CNTT:
- Kiểm tra đánh giá việc tăng cường trang thiết bị, phương tiện DH
và các điều kiện đảm bảo :
3.3. Đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
3.3.1. Quy trình đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Bước 1 : Đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý đào tạo bằng sử dụng
công nghệ thông tin tại trung tâm ( Xem hình 3.1). Bước 2 : Xin ý kiến đánh
giá hệ thống các biện pháp của các cán bộ lãnh đạo trung tâm, cán bộ quản lý
các khoa, các bộ phận và GV của trung tâm; Bước 3 : Tổng hợp các ý kiến
đánh giá hệ thống các biện pháp đã đề xuất, từ đó đề xuất hệ thống các biện
pháp khả thi.
Mối quan hệ của các biện pháp được thể hiện qua hình 3.1
1
2 3
21
BiÖn
ph¸p
BiÖn
ph¸p
BiÖn
ph¸p
4 5
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.3.2 Phân tích kết quả và bình luận :
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp
Biện
pháp
Mức độ cần thiết
Cần thiết Ýt cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL
1 42 92,5 6 12,49 0 0
2 46 97,5 2 4,16 0 0
3 48 100 0 0 0 0
4 42 92,5 6 12,49 0 0
5 48 100 0 0 0 0
Bảng 3.2. Kết quả đáng giá tính khả thi của các biện pháp
Biện
pháp
Mức độ khả thi
Khả thi Ýt khả thi Không khả thi
SL % SL % SL %
1 42 87,4 6 12,4 0 0
2 45 93,7 3 6,24 0 0
3 48 100 0 0 0 0
22
BiÖn
ph¸p
BiÖn
ph¸p
4 33 68,7 15 31,2 0 0
5 35 72,9 13 27,8 0 0
3.3.3. Nhận xét
-Về tính cấp thiết của các biện pháp
Tất cả các biện pháp đợc đề xuát đều đợc khẳng định có ý nghĩa cấp
thiết với việc tăng cờng sử dụng CNTT trong quản lý đào tạo tại
Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương. Hai biện pháp đạt 100% ý kiến
khẳng định là biện pháp về ứng dông CNTT vào tất cả các khâu, các
bớc của công tác quản lý đào tạo và biện pháp tăng cờng cơ sở hạ
tầng cho CNTT tại Trung tâm.
- Về tính khả thi của các biện pháp
Có sự khác biệt khá rõ trong đánh giá của các đối tợng về tính khả thi
của các biện pháp. Nếu nh biện pháp tăng cờng công tác kiểm tra ứng dụng
CNTT trong Trung tâm đợc đánh giá có tính khả thi cao với 100% ý kiến thì
biện pháp tăng cờng cơ sở hạ tầng của CNTT tại Trung tâm chỉ đợc đánh giá
có tính khả thi với 68,7% sè ý kiến. Các biện pháp còn lại đợc đánh giá tính
khả thi từ 72,9 % đến 93,7 % sè ý kiến.
Giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp không có quan hệ
thuận. Có những biện pháp đợc đánh giá tính cấp thiết với tỷ lệ ý kiến 100%
trong khi tính khả thi chỉ đợc đánh giá với số ý kiến 68,7%.
Tóm lại: Các biện pháp tăng cờng sử dụng CNTT đợc đề xuất đều có ý
nghĩa và tính khả thi. Các biện pháp này khi được thực hiện sẽ tác động đồng
bộ đến quá trình sử dụng CNTT trong quản lý đào tạo tại trung tâm GDTX
tỉnh Hải Dương
kếT LUậN Và KHUYếN NGHị
1.Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rót ra các kết luận như
sau:
23
1.1. Sử dụng CNTT trong quản lý đào tạo là sử dụng các yếu tố cấu
trúc của công nghệ thông tin để thực hiện các chức năng quản lý trong quá
trình thực hiện quản lý đào tạo, trong đó quản lý hoạt động dạy và học là nội
dung trọng tâm.
1.2. Mặc dù đã có những chỉ đạo bước đầu mang tính định hướng
nhưng nhìn chung do những hạn chế về nhận thức của CBQL và GV; các khó
khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện DH; thiếu những
chỉ đạo và hỗ trợ cụ thể từ các cấp chủ quản nên công tác quản lý đào tạo
bằng CNTT ở trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương còn nhiều lúng túng, bất cập,
mang nặng tính hình thức, phong trào.
1.3. Muốn sử dụng CNTT để quản lý hoạt động đào tạo có hiệu quả cần
thực hiện tốt 5 biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ- công nhân viên về vai trò của CNTT
trong quản lý đào tạo.
- Kế hoạch hoá các hoạt động đào tạo bằng sử dụng CNTT
- Ứ ng dông CNTT một cách toàn diện vào tất cả các khâu, các bước
của công tác quản lý đào tạo.
- Tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT ở Trung tâm.
- Tăng cường kiÓm tra việc sử dụng CNTT trong quản lý và có chế độ
khen thưởng, động viên kịp thời những người tích cực ứng dụng CNTT trong
công tác chuyên môn.
1.4. Các biện pháp được đề xuất đã được tham khảo ý kiến của CBQL
và GV trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương về tính cần thiết và khả thi trong
điều kiện thực tế. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp có cần thiết
không, có khả thi không.
2. Khuyến nghị
2.1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Sớm nghiên cứu và ban hành chuẩn đánh giá giáo án điện tử và chuẩn
đánh giá giờ dạy sử dụng CNTT nhằm tạo nền tảng pháp lý cho việc thực
24
hiện đánh giá giờ dạy, kích thích các cơ sở giáo dục sử dụng công nghệ thông
tin trong dạy học và trong quản lý dạy học.
- Tổ chức biên soạn và ban hành các phần mềm quản lý đào tạo tại cơ
sở giáo dục và các phần mềm DH; các phần mềm thí nghiệm, thực hành ( các
mô hình ảo ); các phần mềm dữ liệu về hình ảnh, tư liệu các bộ môn; các phần
mềm kiểm tra, đánh giá … nhằm giúp GV có tư liệu chuẩn phục vụ cho việc
biên soạn giáo án và dạy học có kết quả.
- Đa dạng hoá và đưa nội dung bồi dưỡng quản lý đào tạo bằng CNTT
vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên, giúp nâng cao nhận thức và năng
lực sử dụng CNTT cho cán bộ và GV.
2.2.Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Cho phép lãnh đạo các cơ sở giáo dục sử dụng kết quả đánh giá việc
thực hiện ứng dụng CNTT vào việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
của GV để tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quá trình đổi giáo dục, đổi mới dạy học.
- Tổ chức thi soạn giáo án điện tử các bộ môn và thao giảng giờ dạy có
sử dụng CNTT nhằm tạo ra các giáo án tốt nhất và trao đổi kinh nghiệm giữa
các cơ sở giáo dục.
- Sớm kiến nghị UBND, tỉnh UBND thành phố Hải Dương tăng cường
đầu tư hơn nữa trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện DH cho các cơ sở giáo dục
để tạo điều kiện thực hiện quản lý đào tạo bằng sử dụng CNTT.
25