Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tìm hiểu công nghệ sản xuất thức ăn gia cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.09 KB, 39 trang )

Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
  
TIỂU LUẬN MÔN
ĐỀ TÀI
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014
Nhóm 03 Trang 1
GVHD : ThS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
LỚP : ĐHTP6CLT
NHÓM : 03
SVTH : HỒ THỊ TÌNH 10328821
HOÀNG THỊ TRƯỜNG 10343861
NGUYỄN THỊ KIM TRÀ 10347801
NGUYỄN VĂN TỊNH 10341551
LÊ TRỌNG TIẾP 10375111
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………… 17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU…………………………………………16
1.1. Thức ăn năng lượng…………………………………………………………………… 16
1.1.1. Sắn……………………………………………………………………………………16
1.1.2. Cám mì……………………………………………………………………………….16
1.1.3. Bắp……………………………………………………………………………………
19
1.1.4. Cám gạo………………………………………………………………………………
20
1.1.5. Kê…………………………………………………………………………………… 21
1.2. Thức ăn protein………………………………………………………………………….21


1.2.1. Nguồn protein thực vật………………………………………………………………21
1.2.2. Nguồn protein động vật…………………………………………………………… 22
1.2.3. Thức ăn khoáng và
vitamin………………………………………………………….22
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SX THỨC ĂN GIA CẦM………………… 24
2.1. Dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia cầm…………………………………………24
2.1.1. Nước………………………………………………………………………………….24
2.1.2. Protein……………………………………………………………………………… 24
2.1.3. Năng lượng………………………………………………………………………… 25
2.1.4. Vitamin……………………………………………………………………………….26
1.1.5. Chất khoáng………………………………………………………………………….29
2.2. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn gia cầm……………………………………… 31
2.3. Thuyết minh quy trình………………………………………………………………….32
2.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu……………………………………………………………… 32
2.3.2. Nghiền nguyên
liệu………………………………………………………………… 32
2.3.3. Trộn………………………………………………………………………………… 32
2.3.4. Ép
viên……………………………………………………………………………… 33
2.3.5. Làm nguội……………………………………………………………………………33
2.3.6. Sàng và phân loại thành phẩm…………………………………………………… 33
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ THIẾT BỊ, MÁY MÓC ………………………………………… 35
3.1. Máy nghiền ………………………………………………………………………… 35
3.2. Máy trộn …………………………………………………………………………… 36
3.3. Máy ép viên ………………………………………………………………………… 38
Nhóm 03 Trang 2
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Bảng thành phần dinh dưỡng của cám gạo……………………………………… 20

Bảng 2.1: Bảng nhu cầu nước uống của gà………………………………………………… 24
Bảng 2.2: Bảng nhu cầu protein của các giống gà ở các giai đoạn nuôi…………………… 25
Bảng 2.3: Bảng nhu cầu năng lượng của các giống gà ở các giai đoạn nuôi…………………26
Hình 1.1: Hình sơ đồ lớp cám trong hạt lúa………………………………………………… 20
Hình 3.1.: Hình máy nghiền búa [1]………………………………………………………… 35
Hình 3.2: Hình máy trộn kiểu cánh [1]……………………………………………………… 36
Hình 3.3: Hình cấu tạo của vít cấp liệu[1]…………………………………………………….37
Hình 3.4: Hình cấu tạo của máy trộn [1]…………………………………………………… 38
Hình 3.5: Hình máy ép viên [1]……………………………………………………………….39
Nhóm 03 Trang 3
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. HỒ THỊ TÌNH 10328821
2.3. Thuyết minh quy trình sx thức ăn gia cầm
Tổng hợp bài word
2. HOÀNG THỊ TRƯỜNG 10343861
2.1. Dinh dưỡng trong khẩu phần ăn gia cầm
3. NGUYỄN THỊ KIM TRÀ 10347801
Chương 1: tổng quan về nguyên liệu
4. NGUYỄN VĂN TỊNH 10341551
Chương 3 : một số máy móc và thiết bị trong sản xuất thức ăn gia cầm
5. LÊ TRỌNG TIẾP 10375111
2.2. Quy trình sản xuất
Thiết kế powerpoint

Nhóm 03 Trang 4
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
PHỤ LỤC
Một số bảng về nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm
Phụ lục 1: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà

(Tiêu chuẩn Việt Nam - 2265, 1994)
Gà giống
sinh sản hướng thịt

Gà giống
sinh sản hướng trứng

Gà thịt
thương phẩm
Gà trứng
thương
phẩm

0-3 4-7 8-20 21-64 0-4 5-9 10-
20
21-
44
45-
72
0-3 4-7 >7 21-
44
45
-
72
Năng lượng trao
đổi (KCal/kg)
3000 3100 3000 310
0
3100 3000 3100 3100
Hàm lượng

protein (%)
23 21 18 16 21 18 17 16 24 21 18 17
Xơ thô (%) 4 5 6 7 4 5 6 7 4 5 6 7
Can xi (%) 0,9-1,0 1,1-
1,3
3,5-4,0 0,9-1,0 1,1-
1,3
3,5-4,0 0,9-1,0 1,1-
1,3
3,5-4,0
Phot pho (%) 0,4 0,35 0,40 0,45 0,35 0,4 0,4 0,35 0,4
Muối (CaCl)
(nhỏ hơn) (%)
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Lyzin (%) 0,9-1,0 0,8 0,7 0,9-1,0 0,8 0,7 0,9-1,0 0,8 0,7
Methionin (%) 0,6 0,4 0,35-0,4 0,6 0,4 0,35-0,4 0,6 0,4 0,35-0,4
Nhóm 03 Trang 5
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
Phụ lục 2: Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin của gà đẻ trứng
thương phẩm giai đoạn từ 0 tuần tuổi đến khi đẻ quả trứng đầu tiên (NRC-1994)
Chất Đơn Gà đẻ trứng màu trắng Gà đẻ trứng màu nâu
dinh dưỡng vị 0-6
tuần
tuổi
6-12
tuần
tuổi
1-18
tuần
tuổi

18 TT
-đẻ
quả
trứng
đầu
tiên
0-6
tuần
tuổi
6-12
tuần
tuổi
1-18
tuần
tuổi
18TT
-đẻ quả
trứng
đầu
tiên
Khối lượng cơ thể
(1)
g 450 980 1375 1475 500 1100 1500 1600
Năng lượng trao đổi Kcal 2850 2850 2900 2900 2800 2800 2850 2850
Protein và axit amin
Protein thô % 18.00 16.00 15.00 17.00 17.00 15.00 14.00 16.00
Agrinine % 1.00 0.83 0.67 0.75 0.94 0.78 0.62 0.72
Glycine+serin % 0.70 0.58 0.47 0.53 0.66 0.54 0.44 0.50
Histidine % 0.26 0.22 0.17 0.20 0.25 0.21 0.16 0.18
Isoleucine % 0.60 0.50 0.40 0.45 0.57 0.47 0.37 0.42

Leucine % 1.10 0.85 0.70 0.80 1.00 0.80 0.65 0.75
Lysine % 0.85 0.60 0.45 0.52 0.80 0.56 0.42 0.49
Methionine % 0.30 0.25 0.20 0.22 0.28 0.23 0.19 0.21
Methionine+Cystine % 0.62 0.52 0.42 0.47 0.59 0.49 0.39 0.44
Phenylalanine % 0.54 0.45 0.36 0.40 0.51 0.42 0.34 0.38
Phenylalanine+tyrosin
e
% 1.00 0.83 0.67 0.75 0.94 0.78 0.63 0.70
Threonine % 0.68 0.57 0.37 0.47 0.64 0.53 0.35 0.44
Tryptophan % 0.17 0.14 0.11 0.12 0.16 0.13 0.10 0.11
Valine % 0.62 0.52 0.41 0.46 0.59 0.49 0.38 0.43
Linoleic axit % 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00
(1)
Khối lượng cơ thể ở cuối tuần tuổi cuối cùng của mỗi giai đoạn
Phụ lục 3: Nhu cầu chất khoáng và vitamin của gà đẻ trứng thương phẩm giai đoạn từ 0
tuần tuổi đến khi đẻ quả trứng đầu tiên (NRC-1994)
Nhóm 03 Trang 6
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
Chất Đơn Gà đẻ trứng màu trắng Gà đẻ trứng màu nâu
dinh dưỡng Vị 0-6
tuần
tuổi
6-12
tuần
tuổi
1-18
tuần
tuổi
18 tt đến
đẻ quả

trứng
đầu tiên
0-6 tuần
tuổi
6-12
tuần
tuổi
1-18
tuần
tuổi
18 tt đến
đẻ quả
trứng
đầu tiên
Khối lượng cơ
thể
(1)
g 450 980 1375 1475 500 1100 1500 1600
Khoáng đa lượng
Can xi
(2)
% 0.90 0.80 0.80 2.00 0.90 0.80 0.80 1.80
Nonphytate phốt
pho
% 0.40 0.35 0.30 0.32 0.40 0.35 0.30 0.35
Kali % 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25
Natri % 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15
Clo % 0.15 0.12 0.12 0.15 0.12 0.11 0.11 0.11
Magie mg 600.0 500.0 400.0 400.0 570.0 470.0 370.0 370.0
Khoáng vi lượng

Mangan mg 60.0 30.0 30.0 30.0 56.0 28.0 28.0 28.0
Kẽm mg 40.0 35.0 35.0 35.0 38.0 33.0 33.0 33.0
Sắt mg 80.0 60.0 60.0 60.0 75.0 56.0 56.0 56.0
Đồng mg 5.0 4.0 4.0 4.0 5.0 4.0 4.0 4.0
Iodine mg 0.35 0.35 0.35 0.35 0.33 0.33 0.33 0.33
Selen mg 0.15 0.10 0.10 0.10 0.14 0.10 0.10 0.10
Các vitamin tan trong dầu
Vitamin A IU 1500 1500 1500 1500 1420 1420 1420 1420
Vitamin D
3
ICU 200.0 200.0 200.0 300.0 190.0 190.0 190.0 280.0
Vitamin E IU 10.0 5.0 5.0 5.0 9.5 4.7 4.7 4.7
Vitamin K mg 0.5 0.5 0.5 0.5 0.47 0.47 0.47 0.47
Các vitamin tan trong nước
Piboflavin mg 3.6 1.8 1.8 2.2 3.4 1.7 1.7 1.7
Pantothenic acid mg 10.0 10.0 10.0 10.0 9.4 9.4 9.4 9.4
Niacin mg 27.0 11.0 11.0 11.0 26.0 10.3 10.3 10.3
B
12
mg 0.009 0.003 0.003 0.004 0.009 0.003 0.003 0.003
Choline mg 1300 900.0 500.0 500.0 1225.0 850.0 470.0 470.0
Biotin mg 0.15 0.10 0.10 0.10 0.14 0.09 0.09 0.09
Axit Pholic mg 0.55 0.25 0.25 0.25 0.52 0.23 0.23 0.23
Thiamin mg 1.0 1.0 0.8 0.8 1.0 1.0 0.8 0.8
Pyridoxine mg 3.0 3.0 3.0 3.0 2.8 2.8 2.8 2.8
(1)
Khối lượng cơ thể ở cuối tuần tuổi cuối cùng của mỗi giai đoạn.
(2)
Nhu cầu canxi có thể tăng lên khi hàm lượng photpho ở dạng phitate trong khẩu phần cao.
Phụ lục 4: Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin của gà đẻ trứng thương phẩm

(Theo lượng thức ăn ăn vào khác nhau ở giai đoạn đẻ trứng)(NRC-1994)
Chất Đơn Mật độ dinh duỡng Nhu cầu hàng ngày/gà mái
Nhóm 03 Trang 7
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
dinh dưỡng
vị
trong thức ăn cho gà
đẻ trứng
(mg hoặc IU/kg)
màu trắng Gà giống
bố mẹ đẻ
trứng
màu
trắng

thương
phẩm đẻ
trứng
màu
trắng

thương
phẩm đẻ
trứng
màu nâu
Thức ăn ăn vào
(1)
gam 80 100 120 100 100 110
Protein thô % 18.8 15.0 12.5 15000 15000 16500
Agrinine % 0.88 0.70 0.58 700 700 770

Histidine % 0.21 0.17 0.14 170 170 190
Isoleucine % 0.81 0.65 0.54 650 650 715
Leucine % 1.03 0.82 0.68 820 820 900
Lysine % 0.86 0.69 0.58 690 690 760
Methionine % 0.38 0.30 0.25 300 300 330
Methionine+Cystine % 0.73 0.58 0.48 580 580 645
Phenylalanine % 0.59 0.47 0.39 470 470 520
Phenylalanine+tyrosine % 1.04 0.83 0.69 830 830 910
Threonine % 0.59 0.47 0.39 470 470 520
Tryptophan % 0.20 0.16 0.13 160 160 175
Valine % 0.88 0.70 0.58 700 700 770
Linoleic axit % 1.25 1.0 0.83 1000 1000 1100
(1) Trên cơ sở thừa nhận mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 2900 Kcal/kg và tỷ lệ
đẻ là 90%
Phụ lục 5: Nhu cầu các chất khoáng của gà đẻ trứng thương phẩm
(Theo lượng thức ăn ăn vào khác nhau ở giai đoạn đẻ trứng)(NRC-1994)
Chất Đơn Mật độ dinh duỡng Nhu cầu hàng ngày cho một gà
Nhóm 03 Trang 8
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
trong thức ăn cho
gà đẻ
mái
(mg hoặc IU/kg)
dinh dưỡng vị trứng màu trắng Gà
giống bố
mẹ đẻ
trứng
màu
trắng


thương
phẩm đẻ
trứng
màu
trắng

thương
phẩm đẻ
trứng
màu nâu
Thức ăn ăn vào (1) gam 80 100 120 100 100 110
Khoáng đa lượng
Can xi % 4.06 3.25 2.71 3250 3250 3600
Clo % 0.16 0.13 0.11 130 130 145
Magie mg 625 500 420 50 50 53
Nonphytate
phosphorus
% 0.31 0.25 0.21 250 250 275
Kali % 0.19 0.15 0.13 150 150 165
Natri % 0.19 0.15 0.13 150 150 165
Khoáng vi lượng
Đồng
(2)
mg ND ND ND ND ND ND
Iod mg 0.044 0.035 0.029 0.010 0.004 0.004
Sắt mg 56 45 38 6.0 4.5 5.0
Mangan mg 25 20 17 2.0 2.0 2.2
Selen mg 0.08 0.06 0.05 0.006 0.006 0.006
Kẽm mg 44 35 29 4.5 3.5 3.9
(1)

Trên cơ sở thừa nhận mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 2900 Kcal/kg và tỷ lệ đẻ
là 90%.
(2)
ND không có số liệu.
Phụ lục 6: Nhu cầu vitamin của gà đẻ trứng thương phẩm
(Theo lượng thức ăn ăn vào ở giai đoạn đẻ trứng) (NRC-1994)
Mật độ dinh duỡng
trong thức ăn cho gà
đẻ
Nhu cầu hàng ngày cho một gà mái
(mg hoặc IU/kg)
Chất dinh dưỡng Đơn
vị
trứng màu trắng Gà giống
bố mẹ đẻ
trứng
màu
trắng

thương
phẩm đẻ
trứng màu
trắng
Gà thương
phẩm đẻ
trứng màu
nâu
Thức ăn ăn vào (1) Gam 80 100 120 100 100 110
Các vitamin hoà tan trong dầu
Vitamin A IU 3750 3000 2500 300 300 330

Vitamin D
3
ICU 375 300 250 30 30 33
Vitamin E IU 6 5 4 1.0 0.5 0.55
Vitamin K mg 0.6 0.5 0.4 0.1 0.05 0.055
Nhóm 03 Trang 9
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
Các vitamin hoà tan trong nước
Vitamin B
12
mg 0.00
4
0.004 0.004 0.008 0.0004 0.0004
Biotin mg 0.13 0.10 0.08 0.01 0.01 0.011
Choline mg 1310 1050 875 105 105 115
Folacin mg 0.31 0.25 0.21 0.035 0.025 0.028
Niacin mg 12.5 10.0 8.3 1.0 1.0 1.1
Pantothenic acid mg 2.5 2.0 1.7 0.7 0.20 0.22
Pyridoxine mg 3.1 2.5 2.1 0.45 0.25 0.28
Riboflavin mg 3.1 2.5 2.1 0.36 0.25 0.28
Thiamin mg 0.88 0.70 0.60 0.07 0.07 0.08
(1)
Trên cơ sở nhận mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 2900 Kcal/kg và tỷ lệ đẻ là
90%
Phụ lục 7: Nhu cầu các chất khoáng và vitamin trong khẩu phần của gà Broiler
(90% VCK)(NRC-1994)
Các chất dinh dưỡng Đơn vị 0-3 3-6 6-8
Khoáng đa lượng
Can xi
(1)

% 1.00 0.90 0.80
Clo % 0.20 0.15 0.12
Magie mg 600 600 600
Nonphytate Phosphorus % 0.45 0.35 0.30
Kali % 0.30 0.30 0.30
Natri % 0.20 0.15 0.12
Khoáng vi lượng
Đồng mg 8 8 8
Iod mg 0.35 0.35 0.35
Sắt mg 80 80 80
Mangan mg 60 60 60
Selen mg 0.15 0.15 0.15
Kẽm mg 40 40 40
Các vitamin hoà tan trong mỡ
A IU 1500 1500 1500
D
3
ICU 200 200 200
E IU 10 10 10
K mg 0.5 0.50 0.50
Các vitamin hoà tan trong nước
B
12
mg 0.01 0.01 0.007
Biotin mg 0.15 0.15 0.12
Choline mg 1300 1000 750
Folacin mg 0.55 0.55 0.50
Niacin mg 35 30 25
Nhóm 03 Trang 10
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương

Các chất dinh dưỡng Đơn vị 0-3 3-6 6-8
Pantothenic acid mg 10 10 10
Pyridoxine mg 3.5 3.5 3.0
Riboflavin mg 3.6 3.6 3
Thiamin mg 1.80 1.80 1.80
(1) Nhu cầu canxi có thể tăng lên khi hàm lượng photpho ở dạng phitate trong khẩu phần
cao
Phụ lục 8: Nhu cầu hàng ngày về các chất dinh dưỡng của gà mái sinh sản
hướng thịt
(90% VCK) (NRC-1994)
Các chất dinh dưỡng Đơn vị Nhu cầu
Protein và axit amin
Protein thô Gam 19.5
Agrinine mg 1110
Histidine mg 205
Isoleucine mg 850
Leucine mg 1250
Lysine mg 765
Methionine mg 450
Methionine + Cystine mg 700
Phenylalanine mg 610
Phenylalanine + tyrosine mg 1112
Threonine mg 720
Tryptophan mg 190
Valine mg 750
Khoáng
Caxi g 4.0
Clo mg 185
Nonphytate phosphorus mg 350
Natri mg 150

Vitamin
Biotin
µ g
16
Phụ lục 9: Nhu cầu dinh dưỡng đối với gà trống sinh sản hướng thịt
(Tính bằng % hoặc đơn vị/1 kg khẩu phần/ngày)(90% VCK)(NRC-1994)
Các chất dinh dưỡng Đơn vị Tuổi (tuần)
Nhóm 03 Trang 11
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
0-4 4-20 20-60
Năng lượng trao đổi Kcal - - 350-400
Protein và axit amin
Protein

% 15.00 12.00 -
Lysine % 0.79 0.64 -
Methionine % 0.36 0.31 -
Methionine + Cystine % 0.61 0.49 -
Khoáng
Canxi % 0.9 0.9 -
Nonphytate phosphorus % 0.45 0.45 -
Protein và axit amin
Protein g - - 12
Arginine mg - - 680
Lysine mg - - 475
Methionine mg - - 340
Methionine + cystine mg - - 490
Khoáng
Canxi mg - - 200
Nonphytate phosphorus mg - - 110

Phụ lục 10: Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin của chim cút Nhật Bản
(90% VCK) (NRC-1994)
Chất dinh dưỡng Đơn vị Cút con và cút dò Cút đẻ
Protein và axit amin
Protein thô % 24.00 20.00
Agrinine % 1.25 1.26
Glycine + serine % 1.15 1.17
Histidine % 0.36 0.42
Isoleucine % 0.98 0.90
Leucine % 1.69 1.42
Lysine % 1.30 1.00
Methionine % 0.50 0.45
Methionine+Cystine % 0.75 0.70
Phenylalanine % 0.96 0.78
Phenylalanine+tyrosine % 1.80 1.40
Threonine % 1.02 0.74
Tryptophan % 0.22 0.19
Valine % 0.95 0.92
Linoleic axit % 1.0 1.0
Phụ lục 11: Nhu cầu các chất khoáng và vitamin của chim cút Nhật Bản
(90% VCK) (NRC-1994)
Chất dinh dưỡng Đơn vị Cút con và cút dò Cút đẻ
Nhóm 03 Trang 12
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
Chất dinh dưỡng Đơn vị Cút con và cút dò Cút đẻ
Can xi % 0.8 2.5
Clo % 0.14 0.14
Magie mg 300 500
Nonphytate Phosphorus % 0.30 0.35
Kali % 0.4 0.4

Natri % 0.15 0.15
Khoáng vi lượng
Đồng mg 5 5
Iod mg 0.3 0.3
Sắt mg 120 60
Mangan mg 60 60
Selen mg 0.2 0.2
Kẽm mg 25 50
Các vitamin hoà tan trong dầu
Vitamin A IU 1650 3300
Vitamin D
3
ICU 750 900
Vitamin E IU 12 25
Vitamin K mg 1 1
Các vitamin hoà tan trong nước
Vitamin B
12
mg 0.003 0.003
Biotin mg 0.3 0.15
Choline mg 2000 1500
Folacin mg 1 1
Niacin mg 40 20
Pantothenic acid mg 10 15
Pyridoxine mg 3 3
Riboflavin mg 4 4
Thiamin mg 2 2
Phụ lục 12: Nhu cầu dinh dưỡng của vịt trắng Bắc kinh
(90 % VCK) (NRC-1994)
Nhóm 03 Trang 13

Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
Chất dinh dưỡng Đơn vị 0-2
tuần tuổi
2-7
tuần tuổi
> 7
tuần tuổi
ME Kcal 2900 3000 2900
Protein và axit amin
Protein % 22 16 15
Arginin % 1.1 1.0 -
Isoluecin % 0.63 0.46 0.38
Luecin % 1.26 0.91 0.76
Lysin % 0.90 0.65 0.60
Methionin % 0.40 0.30 0.27
Methionin + cystin % 0.70 0.55 0.50
Tryptophan % 0.23 0.17 0.14
Valin % 0.78 0.56 0.47
Khoáng đa lượng
Canxi % 0.65 0.60 2.75
Clo % 0.12 0.12 0.12
Magie mg 500 500 500
Photpho % 0.40 0.30 ND
Natri % 0.15 0.15 0.15
Khoáng vi lượng
Mangan mg 50 ND ND
Selen mg 0.20 ND ND
Kẽm mg 60 ND ND
Vitamin hoà tan trong mỡ
A UI 2500 2500 4000

D
3
UI 400 400 900
E UI 10 10 10
K mg 0.5 0.5 0.5
Vitamin hoà tan trong nước
Niacin mg 55 55 55
Pantothenic axit mg 11.0 11.0 11.0
Pyridoxin mg 2.5 2.5 3.0
Riboflavin mg 4.0 4.0 4.0
ND: không có số liệu
Phụ lục 13: Nhu cầu các chất dinh dưỡng cho gà Tam hoàng nuôi thịt
(1)

Thành phần Giai đoạn nuôi dưỡng
Nhóm 03 Trang 14
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
dinh dưỡng 0-4 tuần tuổi 5-8 tuần tuổi 9-12 tuần
tuổi
13 đến xuất
chuồng
NLTĐ (Kcal) 2950 3000 3100 3200
Protein thô (%) 20.0 19.0 17.0 16.0
Mỡ thô (%) 2.5 2.5 4.5 6.5
Xơ thô (%) 3.5 4.0 4.0 3.0
Can xi (%) 1.0 0.95 0.9 0.9
Phot pho tổng số (%) 0.75 0.75 0.75 0.75
Phốt pho hấp thụ (%) 0.48 0.43 0.41 0.38
Muối ăn (%) 0.32 0.32 0.32 0.32
(1)

: Theo số liệu của xí nghiệp gà giống Bạch vân Trung quốc.
Phụ lục 14: Nhu cầu các chất dinh dưỡng của gà Tam hoàng hậu bị và gà sinh sản
(1)

Thành phần Giai đoạn nuôi dưỡng
dinh dưỡng 0-5
tuần
tuổi
6-14
tuần tuổi
15-20
tuần tuổi
Đẻ trứng
(vụ đông
xuân)
Đẻ trứng
(vụ hè
thu)
NLTĐ (kcal/kg) 2850 2750 2750 2750 2750
Protein thô (%) 18.5 16.5 15.5 17.5 19.0
Mỡ thô (%) 2.90 3.0 3.0 3.7 3.3
Xơ thô (%) 3.20 3.7 3.9 3.5 3.5
Can xi (%) 1.00 1.0 1.0 3.0 3.2
Photpho tổng số (%) 0.70 0.66 0.66 0.60 0.62
Phôt pho dễ tiêu (%) 0.45 0.40 0.40 0.40 0.42
Lysin (%) 1.05 0.75 0.70 0.85 0.96
Methionin (%) 0.44 0.34 0.32 0.45 0.48
Methionin + cystin (%) 0.72 0.62 0.59 0.65 0.69
Muối ăn 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20
Clo 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15

(1)
: Theo số liệu của xí nghiệp gà giống Bạch vân Trung quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhóm 03 Trang 15
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
[1] %E1%BB%A9c-an-gia-
suc/
[2] />act=news&detail=detail&news_id=239&cat_id=35&cat_item_id=247&lang=vn
[3] />%20cam&source=web&cd=149&ved=0CFQQFjAIOIwB&url=http%3A%2F
%2Fwww2.hcmuaf.edu.vn%2Fdata%2Fdh04cc%2Ffile
%2FKNTACNdangvien1T_BTTThuy_04CC.doc&ei=G0yvTqzqI6mUiQfKrNnoAg&usg=AF
QjCNGjb7RtoIC2VRC7AHiFMqNxa6J_ig&sig2=xfWwpw4KdYykWlqk3aSA8g
[4]www.vcn.vnn.vn/Post/sach_ta/sach_ta_ga2.doc
[5] Bùi Đức Hợi. Kỹ thuật chế biến lương thực. Nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội,
2009
[6] Khoa Công Nghệ Thực Phẩm. Công nghệ bảo quản và chế biến lương thực. Trường
ĐHCN TP,HCM, 2009
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 03 Trang 16
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển với tiềm năng về trồng trọt và
chăn nuôi, mà ngành chăn nuôi chỉ có thể phát triển khi nó đạt được hiệu quả kinh tế nhất
định. Vì thế mà chăn nuôi muốn đạt năng suất trước hết phụ thuộc vào việc cung cấp thức ăn
cho vật nuôi. Hiện nay việc chăn nuôi kiểu chăn thả tự nhiên (nuôi quảng canh) đang có xu
hướng thu hẹp, do không có khả năng khống chế dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế…
Nhiều nơi, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang hướng nuôi công nghiệp, chăn nuôi theo các quy
mô vừa và lớn dưới dạng trang trại hay xí nghiệp.
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có dạng thức ăn hỗn hợp. Nguồn nguyên liệu để cung
cấp cho việc chế biến thức ăn chăn nuôi phải dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có rẻ tiền, bảo
đảm chất lượng vệ sinh nhất là nấm mốc phải được loại bỏ, vì thú nuôi rất nhạy cảm với thức

ăn nhiều nấm mốc, nấm mốc sinh sản ra độc tố aflatoxin có thể gây chết hàng loạt. Trong thức
ăn chăn nuôi chứa đầy đủ các thành phần như: Protein, năng lượng, vitamin, chất khoáng,
enzym,…nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để không những duy trì sự sống mà còn giúp
gia cầm tăng trưởng nhanh, đẻ trứng nhiều và có chất lượng.
Nhằm mục đích tìm hiểu về nguyên liệu, nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm, quy trình
công nghệ cũng như là một số máy móc, thiết bị sử dụng trong quy trình, nhóm chúng em đã
tìm hiểu về đề tài “ Tìm hiểu về quy trình sản xuất thức ăn gia cầm” thuộc bộ môn Công
nghệ chế biến nông sản. Do quá trình tìm hiểu còn hạn hẹp nên nhóm 3 mong cô và các bạn
đóng góp ý kiến để nhóm có thể hoàn thiện thêm bài báo cáo của mình.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu thức ăn là sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật, vi sinh vật, chất khoáng
và những chất tổng hợp hóa học khác. Những nguyên liệu thức ăn này vừa bảo đảm cung cấp
Nhóm 03 Trang 17
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
chất dinh dưỡng cho nhu cầu sinh lý sinh trưởng phát triển sinh sản của gia cầm; vừa mang
tính chất kích thích tăng trưởng, tăng sức khỏe chống lại bệnh và vừa dễ hấp thu.
Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có trong nguyên liệu và hàm lượng của chúng, các
nguyên liệu chính thường dùng làm thức ăn cho gia cầm gồm các nhóm:
+ Thức ăn năng lượng.
+ Thức ăn giàu Protein.
+ Thức ăn giàu khoáng.
+ Thức ăn giàu Vitamin.
1.1. Thức ăn năng lượng
Đây là nhóm thức ăn được gọi là “thức ăn năng lượng”, “thức ăn cơ sở”, thường chiếm
60 -70%. Khẩu phần bao gồm các loại bột ngũ cốc (hòa thảo) và phụ phẩm của chúng.
Nhóm này có tỷ lệ protein dưới 20%, chất xơ dưới 18%, mỡ từ 2-5%, cũng có loại
chứa tới 12-13% dầu. Dầu mỡ có trong ngũ cốc phần lớn được tạo thành từ các acid béo
không no. Chất lượng protein của nhóm thức ăn này không cao và thiếu lyzine. Việc thay đổi
loại thức ăn cơ sở này bằng thức ăn cơ sở khác không làm tăng hoặc giảm đáng kể chất lượng
protein của khẩu phần. Thức ăn ngũ cốc có nguồn khoáng cao cho gia cầm giàu phospho,

nhưng nghèo can xi, thức năng lượng gồm khối lượng là cacbohydrate, khả năng tiêu hóa đến
95%.
Một số loại nguyên liệu thức ăn năng lượng thường sử dụng:
1.1.1. Sắn
Sắn là một trong những thành phần chính làm thức ăn chăn nuôi, loại thức ăn kích
thích tăng trưởng cho mọi vật nuôi, kể cả thuỷ sản.
Sắn là cây thân thảo, phần thu hoạch là củ (rễ củ). Củ sắn thường dài 300 ÷ 400mm
nhưng cũng có củ dài đến 1000mm, đường kính có thể đến 100 mm. Củ sắn có cấu tạo hai lớp
vỏ: vỏ gỗ và vỏ cùi rất rõ ràng và dễ tách.
Sắn có nhiều loại, người ta có thể phân loại sắn theo màu sắc cây, củ, phân loại theo
hàm lượng xianhiđric, phân loại theo mục đích sử dụng.
Thành phần hoá học chính của củ sắn (%):Nước: 70,25%, tinh bột: 21,45%, protid:
1,12%, chất béo: 0,40%, celluloza: 1,10%, đường: 5,13%.
Một số giống khoai mì cao sản có hàm lượng HCN (acid cyanhydric) rất cao trong lá
và củ khoai mì nên khi sử dụng các sản phẩm khoai mì làm thức ăn chăn nuôi cần lưu ý khắc
phục vấn đề này.
1.1.2. Cám mì
Cám là lớp bên ngoài của hạt gạo mì lứt (hạt lúa mì) sau khi đập tách vỏ trấu. Song
song với cám, tấm, cám mì là một nguồn thức ăn năng lượng quan trọng trong thức ăn chăn
nuôi và thuỷ sản nước ta. Ngoài số lượng cám có được từ công nghiệp bột mì trong nước, cám
mì còn được nhập khẩu nhiều trăm nghìn tấn hàng năm.
Cám mì được bán để làm thức ăn vật nuôi thường bao gồm cám và bột nghiền của
"bổi" qua sàng xát gạo, tức là có gạo bể, mầm, mảnh mày và cả mảnh cuống hạt lúa
Cám mì tiêu chuẩn có thành phần dinh dưỡng bình quân 89% vật chất khô, 16,5% protein thô,
9,75% xơ thô, 42% NDF, 16% ADF và năng lượng tương đương 91% bắp hạt.
Gà vịt đẻ thương phẩm có thể sử dụng khẩu phần ăn có chứa từ 25-45% cám mì, đảm
bảo tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như năng suất và chất lượng trứng ngang với khẩu
phần qui ước bắp + khô dầu nành. Khẩu phần 25% cám mì cho chất lượng trứng tốt hơn khẩu
phần qui ước. Khẩu phần 45% cám mì vẫn đảm bảo sinh trưởng và năng suất, chất lượng
Nhóm 03 Trang 18

Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
trứng nhưng tiêu tốn thức ăn cao hơn khẩu phần qui ước (khoảng 2%). Khẩu phần quá nhiều
cám mì (ví dụ 89%) vẫn đảm bảo sinh trưởng và chất lượng trứng như khẩu phần 45% cám mì
nhưng năng suất trứng sụt giảm rõ.
Cám mì cũng có tác dụng rút giảm ô nhiễm khí amoniac trong chuồng nuôi gia cầm.
Đưa chất xơ dễ tiêu vào khẩu phần ăn, thông qua các nguyên liệu như cám mì, vỏ hạt đậu
nành, khô hèm rượu có dịch tan (DDGS), chuồng gà đẻ giảm đi được 50% lượng khí thải
NH3. Vi khuẩn gia tăng trong ruột già thu dụng axít uric nên giảm số lượng chất này trong
phân gà do đó giảm số lượng khí NH
3
sản sinh.
1.1.3. Bắp
Bắp (Zea mays) có xuất xứ từ châu Mỹ, là loại hạt quan trọng nhất dùng trong thực
phẩm chăn nuôi do các nguyên nhân liên quan đến đặc điểm thực vật và giá trị dinh dưỡng.
Cây bắp thích nghi rộng về mặt khí hậu và môi trường. Tính trên đơn vị diện tích trồng trọt,
bắp cung cấp năng lượng nhiều nhất so với các loại hạt cốc khác.
Hạt bắp bao gồm phần vỏ ngoài mỏng, lớp cám, lớp phôi nhũ rồi đến phôi nằm trong
cùng nhưng gần đầu nhỏ của hạt. Bắp dùng trong chăn nuôi chủ yếu là bắp vàng. Bắp trắng có
thành phần dinh dưỡng giống như bắp vàng nhưng thiếu sắc tố nên không có lợi nhất là khi
dùng trong thức ăn gà.
Mặc dù đạm thấp nhưng bắp là thức ăn cung năng lượng chủ lực trong chăn nuôi công
nghiệp do có chứa lượng đường dễ tiêu và một số acid béo không no. Với gà, bắp còn là
nguồn cung sắc tố caroten để tạo màu vàng da, lòng đỏ trứng. Nhược điểm chính khi dùng bắp
là nguy cơ nhiễm aflatoxin từ nấm mốc Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, nhất là với
bắp tại các vùng được thu hoạch trong mùa mưa không đủ điều kiện sấy khô đúng mức.
Một nguyên nhân giúp bắp có giá trị năng lượng cao là do có hàm lượng chất béo
khoảng 4% trong khi hầu hết các loại hạt cốc khác có hàm lượng béo thấp. Dầu bắp có nhiều
các acid béo chưa no thiết yếu. Các acid này quan trọng trong trao đổi chất của động vật và
được tiết ra trong các nang lông nên giúp thú nhất là heo có lớp da bóng, lông mướt so với khi
nuôi bằng những khẩu phần hạt khác như lúa mì hoặc khoai mì.

Về mặt vitamin thì bắp vàng là nguồn cung cấp đáng kể các sắc tố thuộc nhóm
carotenoid, trong đó có β-caroten là tiền chất của vitamin A. Một sắc tố quan trọng khác trong
nhóm carotenoid là xanthophyll. Xanthophyll mặc dù không có giá trị vitamin A nhưng có tác
dụng làm vàng lòng đỏ trứng và da chân, mỏ gà nên làm tăng giá trị thương mại của thịt gà
theo thị hiếu của người tiêu dùng.
Một yếu tố bất lợi của hạt bắp cần lưu ý khi sử dụng trong chăn nuôi là sự nhiễm mốc
và độc tố của mốc. Độc tố chính trong bắp là aflatoxin, được sản sinh từ mốc Aspergillus
flavus và Aspergillus parasiticus. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm thì mốc Aspergillus càng
dễ phát triển và tạo độc tố trên bắp.
Bắp cũng như các loại hạt khác còn có thể bị nhiễm các độc tố như zearalenone (F-2),
ochratoxin, T-2, vomitoxin và citrinin. Ngay sau khi thu hoạch, hạt bắp thường có độ ẩm
khoảng 18 - 22%, là điều kiện thuận lợi cho mốc phát triển. Vì vậy, để dự trữ sử dụng trong
chăn nuôi, hạt bắp cần phải được phơi hoặc sấy để làm hạ độ ẩm xuống dưới 13%. Trong quá
trình dự trữ, do điều kiện ẩm độ cao, có thể cần thêm các chất chống mốc trực tiếp vào bắp
như acid propionic, dung dịch ammonia, sulfur dioxide (SO
2
).
1.1.4 . Cám gạo
Lúa gạo (Oryza sativa) là lương thực chính của hàng trăm triệu người ở vùng nhiệt
đới, đặc biệt là châu Á. Cám gạo là phụ phẩm của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình
Nhóm 03 Trang 19
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
quân là 10% khối lượng lúa. Tùy theo lượng trấu còn lẫn trong cám ít hay nhiều mà cám được
phân làm cám loại I và loại II. Ngoài ra còn có cám lau là phụ phẩm của việc lau bóng gạo cho
xuất khẩu. Cám lau khó sử dụng trong thức ăn công nghiệp do độ ẩm cao, rất mau đóng vón,
ôi và làm hư hỏng các dưỡng chất khác trong thức ăn.
Trong qui trình xay xát và chế biến gạo, sau khi thu được sản phẩm chính là gạo thì
còn một sản phẩm phụ có giá trị khá cao đó là cám gạo. Từ lâu cám gạo được các nhà máy xay
xát thu hồi và bán như là một sản phẩm chính chỉ sau gạo.
+ Cấu tạo và thành phần cám gạo:

Hình 1.1: Sơ đồ lớp cám trong hạt lúa
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của cám gạo
Thành phần Khối lượng/100g
- Calori
- Tổng số lipit
- Chất béo bảo hòa
- Chất xơ tiêu hóa được
- Carbohydrat
- Đường
- Protein
- Vitamin E
- Vitamin B6
- Canxi
- Kali
316 KJ
21g
4 g
21g
28 g
0,9 g
13,3 g
4,9 mg
4,1 mg
57 mg
Cám gạo có hàm lượng chất béo khá cao nhưng do hàm lượng xơ thô cũng cao nên
cám có hàm lượng năng lượng trao đổi thấp hơn so với bắp mặc dù đạm thô cao hơn. Không
nên dùng quá 30% trong khẩu phần vì lượng phospho dưới dạng phytin cao sẽ ức chế tiêu hóa
các dưỡng chất như protein, acid amin và các loại vi khoáng như kẽm. Ngay cả khi sử dụng
cám gạo ít hơn 30% trong khẩu phần, phospho dạng phytin cũng có thể là một trở ngại về mặt
dinh dưỡng cho thú đơn vị. Hạn chế này có thể được khắc phục bằng việc đưa vào sử dụng

enzyme phytase trong thức ăn. Phytin là tên chung để chỉ muối phytate của acid phytic
Nhóm 03 Trang 20
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
(myoinositol 1,2,3,4,5,6-hexadihydrogen phosphate) với các phân tử hữu cơ khác như đường,
acid amin, các chất khoáng vi lượng như kẽm, mangan, v.v
Một hạn chế khác không chỉ riêng của cám gạo mà còn có ở hầu hết các thức ăn có
nguồn gốc thực vật là các chất đường không phải tinh bột (Non Starch Polysaccharides -
NSP). Các NSP là những loại đường đa do những đường đơn tạo nên bằng các liên kết β
gluoside (β -1,4; β-1,6 hoặc β-1,2; v.v ) nên thú dạ dày đơn không thể tiêu hóa được. Tương
tự như phytin, chi tiết về NSP đã được giới thiệu trong phần các chất bổ sung.
1.1.5. Kê
Là thức ăn hạt, sản lượng không nhiều, chủ yếu được trồng ở vùng đất tận dụng vùng
trung du và vùng núi. Giá trị dinh dưỡng sau ngô: Lượng protein thô 10-11%, mỡ 2,5-3%, xơ
biến động 2,2 (bỏ vỏ) 13,4% (nghiền cả vỏ). Năng lượng trao đổi 2.670-3.100 Kcal/kg. Trong
thức ăn hỗn hợp thường chiếm tỷ lệ 35-40%. Kê có vị thơm ngon. Cám kê được sử dụng làm
thức ăn cho gà, ngan.
1.2. Thức ăn protein
1.2.1. Nguồn protein thực vật.
Bao gồm các loại cây họ đậu là đỗ tương, lạc, đậu mè, đậu xanh …và phụ phẩm khô
dầu đỗ tương, khô dầu lạc, khô dầu dừa…Trong các loại đậu, lạc có tỷ lệ protein và các axit
amin cao. Protein trong đậu đỏ 72-75%, cao hơn các hạt hòa thảo, dễ hòa tan trong nước và
giàu lyzin nên dễ tiêu hóa hấp thụ, hàm lượng canxi, kẽm, mangan, đồng trong đậu đỏ cao hơn
hạt hòa thảo nhưng nghèo photpho hơn.
 Khô dầu dừa (xác dừa) là phụ phẩm của quá trình sản xuất dầu từ phần thịt của quả
dừa (Cocos nucifera). Đây là sản phẩm đặc trưng của một số nước nhiệt đới như Philippines,
Việt Nam. Một số nước nhiệt đới khác như Malaysia, Indonesia
Xác dừa chứa 20 - 24% protein thô và khoảng 10% xơ thô. Trong protein tương đối ít lysine.
Xác dừa có mùi thơm, kích thích khẩu vị. Nếu được ép kỹ, xác dừa khá khô và tơi xốp nên rất
thích hợp để sử dụng trong khẩu phần có một vài loại thực liệu dạng lỏng (rỉ đường). Tuy
nhiên khi sử dụng nhiều xác dừa trong khẩu phần (trên 10%) thường gặp trở ngại về mùi (sự

ôi hóa), hoặc gây tiêu chảy.
 Đỗ tương: là thức ăn thực vật giầu protein với giá trị sinh học tương đương protein của
các loại thức ăn động vật. Trong đỗ tương có những tác nhân kháng dinh dưỡng, khi chưa
được xử lý có thể tác động mạnh vào đường ruột động vật gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu
hóa và sử dụng chất dinh dưỡng, vì vậy phải qua chế biến.
 Khô dầu lạc: nước ta có nhiều vùng trồng lạc tốt, tỷ lệ dầu trong lạc cao 48-50%. Với
độ ẩm trên 15% khô dầu lạc dễ bị mốc, giảm chất lượng, có nhiều độc tố nhất là aflattoxin rất
độc cho thủy cầm. Khô lạc, khô vừng là nguồn thức ăn protein từ thực vật có giá trị dinh
dưỡng cao, nó chiếm phần thức ăn chủ yếu cho gà và tỷ lệ khoảng 25-35%; và cũng chiếm
khoảng trên dưới 50% tổng số lượng protein thô trong khẩu phần, khi không có khô dầu đậu
tượng.
Khô dầu lạc là thức ăn có giá trị , giá hạ, là nguyên liệu dùng để cân đối tốt lượng protein
trong khẩu phần. Tuy vậy có nhược điểm hay bị lên men mốc và sảm sinh độc tố aflatoxin,
hay bị “ôi” do mỡ còn lại (do không ép kỹ) dễ bị oxy hóa. Vì vậy hạt lạc trước khi đưa vào ép
lấy dầu, cần phơi cho độ ẩm còn 9-10%; để khô dầu cũng chứa độ ẩm như vậy cần bảo quản
khô dầu lạc trong kho khô ráo, mát, tránh bị nấm mốc.
1.2.2. Nguồn protein động vật
Nhóm 03 Trang 21
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
Bao gồm các loại bột cá, bột thịt xương, bột máu protein động vật có đủ các acid amin
không thay thế, khá đầy đủ khoáng chất và nhiều loại vitamin.
 Bột đầu tôm: Được chế biến từ đấu, càng, vỏ tôm là nguồn protein động vật giàu các
nguyên tố khoáng, có giá trị trong chăn nuôi vịt, đặc biệt là vịt đẻ. Thành phần dinh dưỡng và
giá trị sinh học protein của bột tôm khá cao nhưng không bằng bột cá và bột máu. Trong bột
đầu tôm có 33-34% protein, trong đó có 4-5% lizin, 2,7% metionin, giàu canxi, photpho, các
khoáng vi lượng và chất màu.
Điều đáng quan tâm là bột đầu tôm có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp , thuận tiện trong
việc sử dụng cho vịt. Tuy nhiên lượng sử dụng tối đa trong khẩu phần cũng chỉ là 10%.
 Bột cá: Là nguồn thức ăn bổ sung protein động vật có chất lượng cao, đầy đủ các axit
amin không thay thế như lysine, methionine, isoleucine (Fin, 1999), các nguyên tố khoáng và

một số vitamin quan trọng như vitamin B12, D, E
Bột cá rất giàu các acid amin không thay thế đặc biết là các acid amin hạn chế ở gia cầm như
methionine, lysine, tryptophan
Cùng với hàm lượng và chất lượng protein cao, bột cá còn là nguồn cung cấp rất tốt các chất
khoáng (calci, phospho, và khoáng vi lượng) và vitamin. Bột cá cũng tạo độ ngon miệng cao
cho thức ăn heo, gà.
Các dạng bột cá thường dùng được gọi tên theo mức đạm thô: bột cá 40% đạm, bột cá 45%
đạm, bột cá 60% đạm, v.v gọi tắt là bột cá 40, bột cá 45 hay bột cá 60, v.v Dựa trên hàm
lượng muối, bột cá được chia làm 2 loại: bột cá mặn và bột cá lạt. Bột cá lạt là những loại có
hàm lượng muối dưới 5% và đạm phải khoảng 50% trở lên. Bột cá tốt là nguồn cung cấp tuyệt
hảo các protein cân đối nhưng thường giá cao so với các thực liệu khác nên thường chỉ được
sử dụng trong các khẩu phần của heo, gà nhỏ khi cần nhiều protein chất lượng cao.
 Bột thịt và bột thịt xương: Đây là sản phẩm từ lò mổ gia súc bao gồm tất cả phần còn
lại của động vật không dùng làm thức ăn cho người được như phổi, ruột già, gân, móng, lông
và có thể cả xương. Nếu có cả xương thì được gọi là bột thịt xương. Nếu không thì được gọi là
bột thịt.
Hàm lượng protein biến động từ 30% đến trên 50% tùy theo là bột thịt xương hay bột
thịt. Bột thịt xương tuy ít protein nhưng là nguồn cung cấp calcium (7 - 10%) và phospho hữu
dụng (3,8 – 5,0%) tốt. Một số thành phần nguyên liệu sản xuất bột thịt có giá trị sinh học của
protein không cao. Vì vậy nhìn chung bột thịt xương có độ ngon miệng và chất lượng protein
kém hơn so với khô dầu đậu nành.
Điều quan trọng cần nhớ là bột thịt cũng như các sản phẩm chế biến từ động vật cần phải được
xử lý nhiệt kỹ lưỡng để tránh các mầm bệnh còn hiện diện.
1.2. 3. Thức ăn khoáng và vitamin
Thức ăn cung cấp khoáng thường được dùng trong chăn nuôi gia cầm là: các phức hợp
muối có chứa canxi, photpho, muối amoni, muối ăn, muối của một số khoáng vi lượng.
 Bổ sung khoáng đa lượng
Canxi cacbonat (CaCO
3
): dùng làm thức ăn bổ sung canxi trong khẩu phần. Canxi cacbonat

có 37%Ca, 0,18% P, 0,3%Na, 0,5% K và dưới 5%Si, cho gia cầm ăn ở dạng mịn.
Đá vôi: có 32-36% Ca, 1-2% Mg, 3-4% Si, Fe và S, đá vôi được sử dụng ở dạng bột như
phẩm canxi cacbonat.
Bột vỏ sò, vỏ trứng: Trong bột vỏ sò có 33%Ca, hơn 6% P, là nguồn bổ sung canxi rất tốt
cho gia cầm.
Nhóm 03 Trang 22
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
Bột xương: chế biến từ xương động vật, bột xương chứa 26-30% Ca, 14-16% P, ngoà ra
còn có Na, k và nhiều nguyên tố đa lượng khác là nguồn bổ sung canxi và photpho rất tốt cho
gia cầm.
 Bổ sung khoáng vi lượng:
Mangan sunfat (MnSO
4
, 5H
2
O): Dạng tinh thể màu hồng xám, chứa 23% Mangan, tan
trong nước, dùng bổ sung Mn cho gia cầm. Có thể thay Mangan sunfat bằng Mangan cacbonat
(MnCO
2
).
Coban clorua (CoCl
2
- 6H
2
O): Bột màu đỏ hồng, tan trong nước, chứa 24% Co, dùng bổ
sung Coban vào khẩu phần gia cầm, có thể thay Coban Clorua bằng Coban cacbonat hay
Coban axetat.
 Thức ăn bổ sung vitamin
Việc bổ sung các loại vitamin và hỗn hợp thức ăn được sử dụng dưới dạng premix vitamin
và hỗn hợp đồng nhất các loại vitamin A, D, E, K, B1, B2, B12, PP kháng sinh phòng bệnh và

chất chống oxy hoá.
 Thuốc bổ sung vào thức ăn: hiện nay trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm, ngoài việc
cần bằng tốt các vật chất dinh dưỡng: còn bổ sung một số thuốc làm tăng giá trị thức ăn phòng
bệnh, kháng nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh, kích thích sinh trưởng. Những hoạt chất sinh học
đó là antibiotit, antihemi… các enzym, các hoocmon… để chống lại sự phát triển sinh sản của
vi trùng gây bệnh. Các bệnh như bệnh đường ruột…Các enzym làm tăng sự tiêu hóa thức ăn
kể cả các vật chất khó tiêu như chất xơ.
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SX THỨC ĂN GIA CẦM
2.1. Dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia cầm
Với những đặc điểm sinh học như: thân nhiệt cao, cường độ trao đổi chất mạnh, tốc độ
tiêu hóa thức ăn nhanh, tuần hoàn máu nhanh, hô hấp mạnh, linh hoạt và rất nhậy cảm với tác
Nhóm 03 Trang 23
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
động của môi trường nên trong chăn nuôi gia cầm đòi hỏi cần phải cung cấp một khẩu phần
thức ăn cân đối, không thiếu, không dư thừa, thức ăn phù hợp với trạng thái sinh lý và tình
trạng năng suất của chúng
2.1.1. Nước
Nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở gia cầm, việc thiếu nước
uống trong chăn nuôi gà công nghiệp thường gây hậu quả nghiêm trọng cho đàn gà, gà có thể
bị chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí thiếu 10% nước uống gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả
sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ trứng giảm mạnh hoặc ngưng đẻ.
Cơ thể gia cầm chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ nước từ sản phẩm của các phản ứng
oxy hóa chất dinh dưỡng (khi trao đổi 1g chất béo tạo ra 1,2 g nước, 1g chất protein tạo ra
0,62 g nước, 1g chất glucid tạo ra 0,5 g nước), lượng nước này quá ít so với nhu cầu của cơ
thể nên hàng ngày gia cầm phải nhận một lượng nước từ ngoài qua ăn uống. Trong khi thức ăn
của gia cầm (đặc biệt của gà) là thức ăn khô chỉ chứa 8 – 12% nước vì vậy gà phải được uống
nước tự do, liên tục hàng ngày.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước uống của gà như: nhiệt độ môi trường,
cơ cấu thức ăn…
Bảng 2.1: Nhu cầu nước uống của gà

Loại gà Tuổi (tuần)
Lượng nước tiêu thụ hằng ngày cho 1000 gà (lít/ngày)
20
0
C 32
0
C
Gà thịt


Gà hậu bị
Gà đẻ thương phẩm
Gà giống thịt
0 – 2
2 – 3
3 – 6
10 – 20
200
230
25
100
280
140
400
400
50
210
600
220
400

400

2.1.2. Protein
Protein hay còn gọi là chất đạm là chất cần thiết nhất trong mọi sinh vật và thực vật với
vai trò tham gia vào thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào sống. Ngoài cấu trúc cơ thể,
protein còn tham gia vào các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao như enzym, hoocmon để
điều khiển quá trình trao đổi chất và quá trình sống, đồng thời tham gia vào hệ thống bảo vệ
cơ thể như tế bào bạch huyết, kháng thể… Protein còn đóng vai trò quan trọng trong sinh sản,
tạo tinh trùng và trứng.
Các nguyên liệu chứa nhiều protein như là: Đạm động vật: bột cá, bột thịt, bột huyết,
bột sữa, bột tôm tép; Đạm thực vật: các loại khô đậu nành, xanh, phộng… Không nên sử dụng
nhiều đạm động vật trong khẩu phần thức ăn cho gà vì giá thành cao, đạm thực vật có giá
thành rẻ hơn và cho sản phẩm thơm hơn nhưng cần phải chú ý đến hiện tượng nấm mốc vì sẽ
gây những hậu quả ngộ độc, hủy hoại gan, chậm lớn, giảm năng suất nuôi… bên cạnh đó cũng
phải quan tâm đến vấn đề loại bỏ chất đối kháng dinh dưỡng có trong khô đậu nành bằng cách
xử lý qua nhiệt độ cao.
Tỷ lệ protein chiếm 15 – 35% trong khẩu phần. Sử dụng thức ăn để cung cấp protein
thực chất là cung cấp axit amin cho cơ thể theo nhu cầu duy trì và thay thế những tế bào thoái
hóa, nhu cầu cho sự tăng trưởng, sự sinh sản, đẻ trứng. (trong đó nhu cầu cho tăng trọng ở gia
cầm non là nhiều hơn cả, tiếp theo là tạo trứng và đẻ trứng). Đối với gia cầm, trong số các axit
Nhóm 03 Trang 24
Quy trình công nghệ SX Thức Ăn Gia Súc GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
amin thiết yếu có một số axit amin giới hạn thường chứa ít trong nguyên liệu như Methionin,
Lysin, Tryptophan, Threonin, Arginin thường được bổ sung vào thức ăn vừa đủ (khoảng 0,1
– 0,2%) để thay thế cho các đạm động vật và đạm thực vật để giảm giá thành sản xuất thịt và
trứng mà vẫn đảm bảo sự phát triển của gia cầm.
Bảng 2.2: Nhu cầu protein của các giống gà ở các giai đoạn nuôi
Giống
Tuần tuổi
Gà công nghiệp Gà nuôi bán công nghiệp

AA Hydro Gà Tam Hoàng Gà Ta
0 – 3 24 23 20 18
4 – 6 22 21
18 16
7 – 10 19 18
11 – 12
16 16 15
12 – 20
Từ 20 trở đi 18

2.1.3. Năng lượng
Trong dinh dưỡng gia cầm năng lượng thường được xem là nguồn dinh dưỡng giới hạn
nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Nhu cầu năng lượng của gia cầm có thể
được xác định là mức năng lượng cần thiết cho sinh trưởng hoặc cho sản xuất trứng và cho
duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Thiếu năng lượng dẫn đến sự suy giảm các quá trình
trao đổi chất và các hoạt động chức năng cơ thể gây nên tình trạng còi cọc, chậm lớn, năng
suất giảm ở gia cầm sinh sản.
Trong thức ăn chứa 2 dạng chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng lượng chính, đó là
Lipid và Glucid.
+ Glucid: có vai trò cung cấp năng lượng, chuyển hóa thành phần mỡ và đạm cho cơ
thể, tạo năng lượng để gà chuyển hóa vật chất và vận động. Glucid chiếm khoảng 60% trong
thức ăn cho gia cầm trong các dạng nguyên liệu như: bắp, cám, tấm, khoai mì… Gia cầm sử
dụng tinh bột rất tốt, nhưng để tiêu hóa tinh bột cần có vitamin B
1
, tuy nhiên tinh bột từ củ thì
thường thiếu vitamin nhóm B. Cũng cần lưu ý hàm lượng chất độc và tình trạng nấm mốc khi
sử dụng khoai mì làm thức ăn cho gia cầm.
+ Lipid: là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao cấp hơn 2 lần so với glucid. Đối
với gia cầm, lipid tạo một phần năng lượng và chủ yếu tạo mỡ. Nhu cầu chất béo trong cơ thể
gia cầm rất ít: gà con cần dưới 4% (nếu cao hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy), gà hậu bị và gà đẻ cần

dưới 5% (nếu cao hơn sẽ làm gà mập mỡ khó đẻ), đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo
nhiều hơn. Trong thức ăn cho gà công nghiệp, người ta sử dụng 2 – 6% dầu thực vật hoặc mỡ
công nghiệp có tác dụng tốt, tăng năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn. Chất béo còn cung cấp các
axit béo thiết yếu như axit linoleic, axit linolenic và axit arachidonic. Chất béo giúp hòa tan
các vitamin A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu
vàng của lòng đỏ trứng. Ngoài ra chất béo trong thức ăn cũng có tác dụng làm giảm độ bụi
giúp giảm thiếu các bệnh về đường hô hấp. Khi bổ sung chất béo vào thức ăn cần chú ý bổ
sung các chất chống oxy hóa để bảo vệ các axit béo không no, bảo vệ các vitamin trong thức
ăn.
Bảng 2.3: Nhu cầu năng lượng của các giống gà ở các giai đoạn nuôi
Giống
Tuần tuổi
Gà công nghiệp Gà nuôi bán công nghiệp
AA Hydro Gà Tam Hoàng Gà Ta
Nhóm 03 Trang 25

×