KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 LỚP 5
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Thời gian : 60 phút)
I . Kiểm tra đọc :
ĐỀ BÀI :
1. Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
- Học sinh đọc đoạn văn thuộc các chủ đề đã học (GV chọn một số bài
văn trong SGK Tiếng Việt 5, từ đầu năm đến giữa học kì II ghi tên bài, số
trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn
văn do GV đã đánh dấu).
- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu.
2. Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
HAI KIỂU ÁO
Xưa có một viên quan lớn đến hiệu may để may áo. Quan bảo người
thợ may may cho ông một chiếc áo thật sang để tiếp khách. Biết viên quan
này nổi tiếng là người luồn cúi cấp trên, hách dịch với dân chúng, người thợ
may hỏi:
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan cau mày hỏi lại:
- Nhà ngươi muốn biết để làm gì?
Người thợ may liền đáp:
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì
vạt đằng trước phải may ngắn dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì
vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lý và truyền:
- Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.
- Truyện ngụ ngôn Việt
Nam -
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi
dưới đây: ( 5 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) Viên quan thường hầu tiếp những loại khách nào?
A. Hầu các quan lớn - cấp trên ông ta và những người dân bình
thường.
B. Những người dân bình thường và địa chủ.
C. Khách nước ngoài và quan lớn.
Câu 2: (0,5 điểm) Nngười thợ may lại đề nghị quan may áo có vạt trước
ngắn so với vạt sau dăm tấc để mặc khi tiếp quan trên vì viên quan này:
A. Bị gù ngay từ hồi nhỏ tuổi.
B. Thích khom lưng để tỏ ý xu nịnh khi tiếp quan trên.
C. Buộc phải khom lưng khi làm việc với quan trên.
D. Ăn nhiều quá nên cơ thể bị mập.
Câu 3: (0,5 điểm) Người thợ may lại đề nghị quan may áo có vạt sau ngắn
so với vạt trước để mặc khi tiếp dân thường vì viên quan này?
A. Bị buộc phải đứng ưỡn ngực khi tiếp dân.
B. Ngực bị nhô ra, buộc phải đứng ưỡn ngực khi tiếp dân.
C. Luôn ưỡn ngực để ra oai, tỏ vẻ hách dịch mỗi khi tiếp dân.
Câu 4: (0,5 điểm) Câu chuyện định nói những gì về viên quan?
A. Sự ngu dốt của viên quan.
B. Viên quan này thích chưng diện đồ đẹp.
C. Ca ngợi sự thông minh và tài trí của viên quan.
Câu 5: (0,5 điểm) Từ trái nghĩa với “sang” là:
A. Giàu
B. Nghèo
C. Địa chủ
D. Hèn
Câu 6: (0,5 điểm) Từ cùng nghĩa với “ngắn” là:
A. Mập
B. Lùn
C. Cụt
D. Ốm
Câu 7: (0,5 điểm) “Nhà ngươi muốn biết để làm gì?” là câu:
A. Kể
B. Hỏi
C. Cảm
D. Cầu khiến
Câu 8: (0,5 điểm) Chủ ngữ trong câu : “Quan bảo người thợ may may cho
ông một chiếc áo thật sang để tiếp khách.”là:
A. Quan
B. Người thợ may
C. Ông
D. Khách
Câu 9: (0,5 điểm) Vị ngữ trong câu : “Thế thì ngươi may cho ta cả hai
kiểu.”là:
A. may cho ta
B. may cho ta cả hai kiểu
C. cả hai kiểu
D. ngươi may cho ta cả hai kiểu
Câu 10: (0,5 điểm) Câu : “Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước
phải may ngắn dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau
phải may ngắn lại ” có mấy cụm chủ - vị?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
II. Kiểm tra viết:
I/ Chính tả: ( 5 điểm - 18 phút)
Bà cụ bán hàng nước chè
Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá
to bằng cái mẹt bún của bà bún ốc. Không biết cây bàng này năm chục tuổi,
bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi. Nhiều người ngồi uống nước ở đây
những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kỹ gốc bàng, rồi lại ngắm sang
phía bà cụ bán hàng nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết
bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm. Chỉ thấy đầu bà cụ
bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng
vai các bà cụ nhân đức.
II/ Tập làm văn: (5 điểm - 32 phút) Học sinh chọn một trong hai đề
sau:
Đề 1: Trong học tập, trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống ai
cũng có những người bạn thân thiết. Chắc em cũng vậy. Em hãy viết một bài
văn tả hình dáng và những đức tính tốt đẹp của người bạn thân nhất ở
trường.
Đề 2: Em hãy nhập vai một nhân vật trong một câu chuyện cổ tích
mà en đã được nghe , đọc, học và kể lại câu chuyện đó.
ĐÁP ÁN
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. A
2. B
3. C
4. A
5. D
6. C
7. B
8. A
9. B
10.D
II. KIỂM TRA VIẾT:
1. CHÍNH TẢ: Sai 1 lỗi trừ 0.5 điểm.
2. TẬP LÀM VĂN: Bài làm phải đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài.
Câu văn phải có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Thể hiện rõ phương pháp
viết văn, thể hiện rõ lời văn trong sáng, đúng ngữ pháp. Viết đúng
chính tả, rõ ràng, dễ xem > đạt điểm tối đa. Bài làm không đúng
trọng tâm, lạc đề, tùy theo mức độ mà giáo viên cho điểm.