Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bai khoa luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 11 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHOÁ

Họ và tên sinh viên: Đoàn Quốc Tuấn
Lớp: Cao đẳng Sư phạm Tin học K13
Đông Hà, 10/2010
Phần 1
KHẢO SÁT THỰC TẾ
Với mỗi Cơ quan đến tham quan học tập, Sinh viên tiến hành trình bày
những hiểu biết của mình về cơ quan đó theo các nội dung sau:
a. Tổ chức của cơ quan:
Công ty Công Nghệ Phần Mềm Softech Đà Nẵng:
Tổng Giám Đốc: Lê Kiều Tiên.
Phó Tổng Giám đốc: Lê Văn Duẫn
CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Vice GD
Viet Vy
Vice GD
Duan Le
QA
Dong Tran
CFO
Ha Nguyen
SOFTECH ARINA
Hai Nguyen
HR
Linh Truong
SOFTECH
APTECH2


Anh Nguyen
GSC
Viet Nguyen
SOFTECH
APTECH1
Khanh Nguyen
SDC
Viet Vy
CEO
Hao Nguyen
b. Quy trình sản xuất phần mềm:
Qui trình có thể hiểu là phương pháp thực hiện hoặc sản xuất ra sản phẩm.
Tương tự như vậy, SEP chính là phương pháp phát triển hay sản xuất ra sản
phẩm phần mềm.
Về mặt thiết kế
Tùy theo mức độ phức tạp của phần mềm làm ra, người thiết kế phần mềm sẽ
ít nhiều dùng đến các phương tiện để tạo ra mẫu thiết kế theo ý muốn (chẳng
hạn như là các sơ đồ khối, các lưu đồ, các thuật toán và các mã giả), sau đó
mẫu này được mã hoá bằng các ngôn ngữ lập trình và đưọc các trình dịch
chuyển thành các khối lệnh (module) hay/và các tệp khả thi. Tập họp các tệp
khả thi và các khối lệnh đó làm thành một phần mềm Một phần mềm thông
thường sẽ tương thích với một hay vài hệ điều hành, tùy theo cách thiết kế,
cách viết mã nguồn và ngôn ngữ lập trình được dùng.
Sản xuất và phát triển
Việc phát triển và đưa ra thị trường của một phần mềm là đối tượng nghiên
cứu của bộ môn kỹ nghệ phần mềm hay còn gọi là công nghệ phần mềm
(software engineering). Bộ môn này nghiên cứu các phương pháp tổ chức,
cách thức sử dụng nguồn tài nguyên, vòng quy trình sản xuất, cùng với các
mối liên hệ với thị trường, cũng như liên hệ giữa các yếu tố này với nhau.
Việc sản xuất một phần mềm được trãi qua 4 giai đoạn:

Inception:
– Thiết lập phạm vi của dự án bao gồm các tiêu chí nghiệm thu sản
phẩm và các thành phần cần thiết của sản phẩm.
– Tiến hành ước lượng tổng chi phí và schedule cho toàn bộ dự án
(cùng với các ước lượng chi tiết hơn cho giai đoạn elaboration tiếp
ngay sau đó)
– Dự đoán các rủi ro tiềm ẩn của dự án.
– Chuẩn bị môi trường hỗ trợ cho dự án
Elaboration:
– Xác định kiến trúc dự án (dựa trên các scenario quan trọng về kiến
trúc, thông qua đó, xác định các rủi ro kĩ thuật lớn nhất có thể xảy ra
đối với dự án).
– Thực hiện phân tích và thiết kế hệ thống.
Contruction:
– Đạt được các phiên bản sản phẩm như đề ra trong kế hoạch.
– Phát triển sản phẩm hoàn chỉnh để chuyển giao cho người sử dụng,
bao gồm cả việc mô tả các use case và các yêu cầu còn lại, bổ sung
thiết kế, hoàn tất việc phát triển và kiểm thử phần mềm.
– Kiểm thử sản phẩm.
– Hoàn thành việc phân tích, thiết kế, phát triển tất cả các chức năng
yêu cầu.
– Xác định phần mềm, người sử dụng cũng như các yếu tố khác của
ứng dụng đã sẵn sàng để đưa vào triển khai hay chưa.
Transition:
– Hoàn thành việc kiểm thử và tiến hành kiểm thử phía người dùng và
thực hiện các hoạt động tinh chỉnh như fix bug, hỗ trợ hoàn thiện tính
khả dụng và khả năng hoạt động của sản phẩm.
– Tiến hành training cho người sử dụng và người bảo trì sản phẩm.
– Chuẩn bị nguồn lực cho việc marketing, phân phối hoặc bán sản
phẩm.

– Tiến hành các hoạt động triển khai như đóng gói, bán sản phẩm, và
training các nhân sự tương ứng.
– Đánh giá các phiên bản chuyển giao dựa trên phiên bản hoàn chỉnh
và các tiêu chí nghiệm thu sản phẩm.
– Đạt được sự đồng thuận của các stakeholder rằng các phiên bản
chuyển giao đều đã hoàn tất.
c. Công nghệ sản xuất phần mềm:
Quá trình phát triển phần mềm là tập hợp các thao tác và các kết quả tương
quan để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Hầu hết các thao tác này được
tiến hành bởi các kỹ sư phần mềm. Các công cụ hỗ trợ máy tính về kỹ thuật
phần mềm có thể được dùng để giúp trong một số thao tác.
Có 4 thao tác là nền tảng của hầu hết các quá trình phần mềm là:
1. Đặc tả phần mềm: Các chức năng của phần mềm và điều kiện để nó
hoạt động phải được định nghĩa.
2. Sự phát triển phần mềm: Để phần mềm đạt được đặc tả thì phải có quá
trình phát triển này.
3. Đánh giá phần mềm: Phần mềm phải được đánh giá để chắc chắn rằng
nó làm những gì mà khách hàng muốn.
4. Sự tiến hóa của phần mềm: Phần mềm phải tiến hóa để thỏa mãn sự
thay đổi các yêu cầu của khách hàng.
Mô hình thác nước
Mô hình này làm cho ý nghĩa việc sản xuất phần được thấy rõ hơn.
1. Phân tích các yêu cầu và định nghĩa: hệ thống dịch vụ, khó khăn và mục
tiêu được hình thành bởi sự trợ ý của hệ thống người tiêu dùng. Sau đó
các yếu tố này được định nghĩa sao cho có thể hiểu được bởi cả người
phát triển và người tiêu dùng.
2. Thiết kế phần mềm và hệ thống: Thiết kế hệ thống các quá trình, các bộ
phận và các yêu cầu về cả phần mềm lẫn phần cứng. Hoàn tất hầu như tất
cả kiến trúc của các hệ thống này. Thiết kế phần mềm tham gia vào việc
biểu thị các chức năng hệ thống phần mềm mà có thể được chuyển dạng

thành một hay nhiều chương trình khả thi.
3. Thực hiện và thử nghiệm các đơn vị: Trong giai đoạn này, thiết kế phần
mềm phải được chứng thực như là một tập họp nhiều chương trình hay
nhiều đơn vị nhỏ. Thử nghiệm các đơn vị bao gồm xác minh rằng mỗi
đơn vị thỏa mãn đặc tả của nó.
4. Tổng hợp và thử nghiệm toàn bộ: Các đơn vị chương trình riêng lẻ hay
các chương trình được tích hợp lại và thử nghiệm như là một hệ thống
hoàn tất và chứng tỏ được các yêu cầu của phần mềm được thỏa mãn.
Sau khi thử nghiệm phần mềm được cung ứng cho người tiêu dùng.
5. Sản xuất và bảo trì: Thông thường (nhưng không bắt buộc) đây là pha
lâu nhất của chu kỳ sống (của sản phẩm). Phần mềm được cài đặt và
được dùng trong thực tế. Bảo trì bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa
được phát hiện trong các giai đọan trước của chu kì sống; nâng cấp sự
thực hiện của hệ thống các đơn vị và nâng cao hệ thống dịch vụ cho là
các phát hiện vê yêu cầu mới.
d. Các loại phần mềm đã và đang được sản xuất trong giai đoạn hiện
nay.
1.Phần mềm quản lý kinh doanh bất động sản-Softech SIM.
- Quản lý đơn vị bất động sản.
- Quản lý khách hàng.
- Quản lý đơn đặt hàng.
- Quản lý doanh số.
- Quản lý đội ngũ bán hàng.
Ứng dụng phần mềm:
Ban đầu người ta phát triển các kỹ thuật định giá thương hiệu nhằm phục
vụ cho các họat động liên kết và sát nhập. Xác định được giá trị của thương
hiệu sẽ giúp công ty tính được chính xác giá trị của toàn bộ doanh nghiệp. Kể
từ đó công tác định giá đã góp thêm những phần quan trọng vào các kĩ thuật
quản lí chiến lược.
2.Phần mềm khai báo hải quan điện tử-Softech ESC.

- Quản lý tờ khai nhập.
- Quản lý nguyên liệu phụ tồn.
- Quản lý định mức- nguyên
liệu-thành phẩm.
- Thanh khoản tự động.
Ứng dụng phần mềm:
Softech – ECS, phần mềm đóng gói chuyên về khai báo Hải quan điện
tử và quản lý nghiệp vụ cho các doanh nghiệp hoạt động gia công – sản xuất
xuất khẩu. Với đầy đủ các phân hệ nghiệp vụ xuất nhập khẩu, theo chuẩn mực
của Tổng cục Hải quan Việt Nam cùng các quyết định, thông tư mới nhất và
được cập nhật thường xuyên, giao diện thân thiện, dễ sử dụng.Quản lý toàn bộ
thông tin khai báo, số liệu xuất nhập khẩu tại cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, qua
đó giúp cho việc báo cáo các số liệu được dễ dàng và thuận lợi theo nhiều tiêu
chí khác nhau.
Với phần mềm Softech – ECS, doanh nghiệp khai báo dữ liệu đến Hải Quan
theo chuẩn “truyền nhận dữ liệu” của Tổng Cục Hải Quan. Doanh nghiệp có
thể khai báo nhiều loại hình đến nhiều Chi cục Hải quan trong cả nước có hỗ
trợ khai báo dữ liệu từ xa. Nhập liệu nhanh và chính xác nhờ danh mục dữ
liệu chuẩn, khả năng in tờ khai trực tiếp trên mẫu ấn chỉ của Hải quan.
3.Softech E-Business.
- Bán hàng trên mạng.
- Thanh toán trực tuyến.
- Mở rộng thị trường.
- Bảo mật giao dịch.
Ứng dụng phần mềm:
Ứng dụng hệ thống phần mềm để quản lý vận hành hoạt động sản xuất kinh
doanh ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm. Đối với công ty CP kỹ
nghệ thực phẩm Việt Nam VIFON – doanh nghiệp chuyên sản xuất mì, phở,
bún, cháo ăn liền, bột canh, tương ớt, thịt hầm, pasta cũng vậy. Để thực hiện
thành công chiến lược phát triển kinh doanh, công ty không chỉ quan tâm đầu

tư nâng cao chất lượng với việc nghiên cứu các sản phẩm mới, mở rộng thị
trường, xây dựng thương hiệu… mà còn xây dựng một hệ thống quản trị hiệu
quả để có thể thực thi các kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ hệ thống
quản trị đó là việc ứng dụng các phần mềm trong quản lý doanh nghiệp.
e. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực CNTT:
Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, là yêu cầu
hàng đầu đối với sự nghiệp CNH, HĐH trong thời kỳ hội nhập, mở cửa, phát
triển nền kinh tế tri thức. Với công nghệ thông tin (CNTT), được xem là một
trong những mũi nhọn hàng đầu của động lực phát triển đất nước, vấn đề nhân
sự bao giờ cũng là đề tài “nóng”.
Khởi nghiệp bằng chiến lược nhân sự
Công ty CNTT nào cũng đặt vấn đề phát triển nhân lực lên hàng đầu. Nếu khi
mới thành lập (năm 2000), Công ty CP Công nghệ phần mềm Đà Nẵng
(Softech) chỉ vẻn vẹn có 5 thành viên thì đến nay, con số này đã lên đến 130
và sẽ tăng hằng năm từ 20-30% theo chiến lược phát triển nhân sự của công
ty. Đưa ra thông tin này, ông Vy Văn Việt, Phó Tổng Giám đốc Softech
khẳng định: Số lượng và chất lượng nhân sự là một trong những yếu tố quan
trọng góp phần làm nên thành công cho quá trình hình thành và phát triển
công ty.
Lúc đầu, Softech chủ yếu làm nhiệm vụ chính trị với trọng tâm là phát triển
nguồn nhân lực CNTT cho thành phố, tạo nên một hệ thống ứng dụng CNTT
cho các cơ quan hành chính ở Đà Nẵng, nhất là ở các sở, ban, ngành, quận,
huyện. Năm 2008, vai trò thúc đẩy phát triển CNTT được chuyển giao về Sở
Thông tin và Truyền thông (TTTT), Softech kết thúc nhiệm vụ chính trị, cổ
phần hóa và chuyển qua kinh doanh thuần túy. Từ đây, vấn đề nhân lực vẫn là
một trong bốn yếu tố hàng đầu được công ty định hướng hài hòa gồm: nhân
lực, sản phẩm, khách hàng và phát triển công ty.
Trong phát triển nguồn nhân lực, công ty tạo điều kiện cho nhân viên ra nước
ngoài học tập, ở Nhật hiện có 2 người đang theo học, sắp tới có thêm 2 đến 4
người nữa; cuối năm nay sẽ có một số đi Mỹ. Trong thu hút nhân lực, Softech

dành ưu tiên cho những người đi học và làm việc ở nước ngoài, những người
có kinh nghiệm. Thực tế đã có một số người bằng lòng với các chế độ ưu đãi
của Softech và về “đầu quân” cho công ty, năm ngoái có một thạc sĩ CNTT
từng làm việc ở Nhật 8 năm, trước đó có 3 người từng học và làm việc ở Úc,
Ấn Độ. Chị Lê Thị Ngọc Anh, quê ở Huế, Trưởng nhóm phiên dịch tiếng
Nhật của Softech, bộc bạch: “Sau khi làm việc một thời gian và có kinh
nghiệm với một công ty Việt Nam tại Nhật, tôi muốn về để gần gia đình. Tôi
chọn Đà Nẵng vì môi trường sống ở đây rất tốt, CNTT tuy chưa bằng Hà Nội
và Sài Gòn, nhưng đang trên đà phát triển”.
f. Quy trình và Cơ sở vật chất phục vụ việc đào tạo nguồn nhân lực
CNTT.
- Các giai đoạn để đào tạo một trình độ về CNTT (Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp )
- Hệ thống phòng ốc được công ty bố trí một cách hợp lý thuận lợi cho các
nhân viên làm việc và học viên. Máy móc được trang bị một cách hiện đại ở
các phòng làm việc và phòng thực hành cho các học viên.
- Các phần mềm quản lý và phần mềm dạy học được sử dụng trong đào
tạo của cơ quan.
g. Tổ chức dự giờ, thăm lớp.
Trường THCS Thống nhất thành phố Huế:
Ban giám hiệu:
* Hiệu trưởng: Dương Luyến
* Hiệu phó : Lê Văn Kỹ
Nguyễn Thị Minh Hương
Giới thiệu về trường :
· Thông tin về trường:
+ Từ năm 1953 đến 1975 trường mang tên Bồ đề Thành Nội. Đầu năm học
1975 – 1976 theo quyết định của Ty giáo dục Thừa thiên Huế trường đổi tên
thành trường cấp 2 Thống Nhất và hiện nay là trường THCS Thống Nhất.
+ Chức năng nhiệm vụ :

Thực hiện cuộc vân động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dụng.Năm học được xác định
là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và triển
khai phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
tiếp tục đẩy mạnh chủ đề “Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi
trường giáo dục lành mạnh” và gắn cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm
gương về đạo đức, tự học và sang tạo”. Tập trung nâng chao chất lượng giáo
dục toàn diện, tang cường giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh; tiíep tục
đổi mới công tác quản lý giáo dục; đổi mới phuong pháp dạy học
- Kế hoạch, chương trình dạy học Tin học tại trường
1. Phát huy các thành quả đã đạt được của năm học 2009-2010, tiếp tục
triển khai hoạt động CNTT năm 2010-2011.
Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực
CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát
huy các kết quả đạt được của "Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin" trong năm học 2009 – 2010, các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện
nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011 nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương
pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quả
trong công tác quản lý của nhà trường.
2. Ổn định cán bộ phụ trách CNTT của đơn vị
Các đơn vị phải có kế hoạch bố trí cán bộ phụ trách các chương trình CNTT
trong nhà trường mang tính ổn định lâu dài. Những trường chưa có cán bộ
đáp ứng yêu cầu này, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đảm trách được
công việc.
3. Trang bị phần cứng
- Tiếp tục tăng cường số máy tính cho các trường THCS để từng bước đảm
bảo tỉ lệ dưới 20 hs/máy tính.
- Tiếp tục trang bị máy tính, phòng High-Class đáp ứng yêu cầu dạy học,
quản lý và làm cơ sở xây dựng thí điểm trường học điện tử ở một số đơn vị.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm dạy học

và quản lý cho một số trường trọng điểm để từ 1 đến 2 năm hình thành được
mô hình trường học điện tử.
4. Phần mềm dạy học và quản lý
Phần mềm:
Tiếp tục trang bị các phần mềm:
- ActiveInspire (hỗ trợ soạn bài giảng điện tử).
- VIOLET (hỗ trợ soạn bài giảng điện tử).
- Quản lý ngân hàng đề và quản lý thi trắc nghiệm cho một số trường THCS.
- Phần mềm chống Virus cho máy chủ và các máy con ở Sở.
- Khuyến khích cán bộ, giáo viên trong ngành tìm kiếm khai thác các phần
mềm miễn phí, phần mềm mã nguồn mở phục vụ dạy học.
Tập huấn:
- Tập huấn sử dụng bảng thông minh.
- Tập huấn sử dụng phần mềm mã nguồn mở, phần mềm quản lý trường học,
phần mềm dạy học mầm non.
- Tổ chức cuộc thi giáo án điện tử.
- Tập huấn sử dụng phòng học Hi-Class.
- Tập huấn khai thác, cập nhật và sử dụng dữ liệu của hệ thống VEMIS, các
chương trình của Dự án SREM.
Dự giờ:
Bài 11: Tổ Chức Thông Tin Trong Máy Tính
Tin Học Lớp 6
- Đánh giá giờ dạy.
Giờ dạy sôi nổi cuốn hút học sinh tham xây dựng bài học, thầy giáo đưa ra
những tình huống về Tệp Tin,Thư Mục để cho học sinh nắm rỏ cách phân biệt
Tệp và File.
Phần 2
PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ
Trên cơ sở những kết quả đã khảo sát ở phần 1, sinh viên tiến hành thực
hiện các công việc sau:

1. Đánh giá về mặt mạnh và mặt yếu của từng cơ quan theo các tiêu chí
trên.
2. Với mỗi tiêu chí hãy chọn mô hình tối ưu nhất hiện nay.
3. Đánh giá và so sánh nhu cầu đáp ứng GV và hướng phát triển nguồn
nhân lực tại các trường và thực tế đào tạo GV Tin học tại trường CĐSP
Quảng Trị.
Phần 3
ỨNG DỤNG
1. Những công nghệ và kỹ thuật đã được học tập có khả năng ứng dụng
và ứng dụng như thế nào vào thực tế của trường CĐSP Quảng Trị, tỉnh Quảng
Trị và Việt Nam.
2. Những ý tưởng trong tương lai.
Lưu ý:
Bài thu hoạch phải đánh máy, đóng cuốn với bìa cứng (theo mẫu trên)
Hạn hoàn thành và nạp: Ngày 30 tháng 10 năm 2010
Lớp trưởng tập hợp và nạp cho cán bộ Văn phòng khoa khoa CNTT

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×