Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

một số giải pháp tạo hứng thú học văn cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.44 KB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
MỤC LỤC.
PHẦN I: Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài Trang 2
II. Giới hạn nghiên cứu Trang 3
III. Mục đích nghiên cứu Trang 4

PHẦN II: Giải quyết vấn đề
I. Cở sở lí luận Trang 5
II. Thực trạng của vấn đề Trang 5
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề. Trang 6
PHẦN III: Kết luận Trang 18
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 1
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
Dân tộc ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Cha ông đã để lại
cho thế hệ sau nhiều tư tưởng giáo dục với cốt lõi là “Lấy việc học làm gốc” nó
ngang tầm và tương ứng với tư tưởng giáo dục hiện đại là “Học để nên người”.
Trong chương trình giáo dục phổ thông thì một trong những bộ môn có vai
trò quyết định hình thành nên nhân cách của một con người là Văn học.
Mac Xim Gorki đã nói: “ Văn học là nhân học”. Vâng! Văn học là học về
con người được hiểu ở một phạm vi nào đó về nhân cách.
Trong xã hội ngày nay, khi con người chúng ta đang bị cuốn theo guồng
máy công nghiệp, vật chất và thực dụng thì cái được gọi là cảm nhận, cảm xúc
không còn được xem là quan trọng nữa. Chúng ta không lấy làm lạ khi một thanh
niên Việt nam với câu trả lời “Chán lắm!”, “Khó hiểu lắm!” khi được hỏi “Bạn có
thích học môn Văn không?”. Đó là chưa nói đến học sinh, đối tượng gần gũi nhất
với môn học thì trả lời một cách tự nhiên: “ Em không thích!” khi được hỏi câu
hỏi trên.


Với vai trò là người chuyển tải yêu thương, người định hướng tâm hồn cho
các em thì chúng ta cảm thấy như thế nào trước thực trạng ấy.
Đó là câu hỏi lớn làm canh cánh cho những ai bước vào “nghiệp dạy văn”.
Trước tình hình đó nhiều nhà khoa học và giáo dục học tâm huyết đưa ra
phương pháp đổi mới từ quá trình dạy học thụ động (thông tin – tiếp thụ) tác động
một chiều bên ngoài, chuyển đổi thành quá trình day học tích cực (dạy – tự học),
vật chất hóa hoạt động tự học bên trong của chủ thể tự học. Đây là một cuộc cách
mạng sâu sắc của lịch sử giáo dục Việt Nam. Nhưng nó không phải được thực
hiện và có hiệu quả trong một sớm một chiều mà cần phải có thời gian dài để thực
hiện cuộc cách mạng này.
Ở các trường Trung Học Cơ Sở nói chung và trường Trung Học Cơ Sở Gia
An nói riêng thì việc mà các em tham gia vào các giờ học văn khá uể oải. Các em
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 2
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
lơ là, không tập trung, không muốn nghe và tiếp thu kiến thức mà giáo viên truyền
đạt.
Là một giáo viên đứng lớp, tôi cảm thấy như có lỗi với học sinh của mình!
Tôi tự đặt ra câu hỏi: “ Có phải là mình giảng học sinh không hiểu nên các em
cảm thấy chán, không muốn học?”
Tôi đã làm một cuộc thăm dò học sinh của mình thì khoảng 80% học sinh
trả lời là chán vì môn văn khó hiểu và khô khan đặt biệt là ở phân môn Tiếng Việt,
Tập Làm Văn. Vậy chúng ta nên làm thế nào trước thực trạng chung này? Một câu
hỏi cần có câu trả lời đi kèm với hành động mà mỗi giáo viên nói chung và giáo
viên văn nói riêng cần phải trả lời và thực hiện được.
Là một giáo viên dạy văn, với lý tưởng là truyền đạt kiến thức, định hướng
tư tưởng tình cảm cho học sinh của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để làm
tăng khả năng yêu thích và cảm thụ văn chương của học sinh.
II. Giới hạn nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh Trung Học Cơ Sở Gia An.

- Do thời gian và điều kiện tôi chỉ xoay quanh phương pháp để tạo ra hứng
thú học môn văn. Từ đó tăng khả năng cảm thụ văn chương của học sinh nên còn
nhiều vấn đề cần nói liên quan đến kiến thức chưa được đề cập đến.
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 3
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
III. Mục đích nghiên cứu.
Việc dạy và học kích thích sức mạnh nội tâm đến chừng mực nào đó thì nó
sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn tới chừng mực ấy. Ngược lại, tất cả những gì lôi cuốn
làm ta say mê cũng đều kích thích các sức mạnh nội tâm của chúng ta. Mà kích
thích sức mạnh nội tâm chính là phát huy mọi năng lực của người học. Hứng thú
dẫn đến hiểu biết, đây được xem là một quy luật của sự nhận thức. Nhiều nhà bác
học quan niệm hứng thú là sự say mê hiểu biết và nhận thức. Nhưng hứng thú nhất
định sẽ động chạm tới tình cảm và sự xúc động của chúng ta nữa.
Hứng thú và yêu thích là các hiện tượng giống nhau về bản chất. Đôi khi
người ta có thể thay thế hai từ đó. Cái gì không làm cho ta xúc động, không đụng
chạm đến tình cảm của chúng ta thì không gây được hứng thú. Khi phát triển hứng
thú, chúng ta đồng thời phát triển cả tình cảm nữa; đôi khi ý chí cũng có thể được
nói như vậy.
Vì vậy tôi cho rằng hứng thú trong một giờ học nói chung và giờ văn nói
riêng là rất quan trọng, để học sinh hiểu kiến thức và cảm thụ cái hay của văn
chương.
Khi đặt ra vấn đề làm thế nào để tạo ra hứng thú cho học sinh yêu thích
môn văn hơn thì tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm
giảng dạy, trao đổi, bàn luận để tìm ra được biện pháp thiết thực, khả thi nhất để
giải quyết triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn môn học
xã hội và việc bộ lộ tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế…
Mục đích cuối cùng của bài viết này là mỗi giáo viên văn sẽ đào tạo cho đất
nước những thế hệ học sinh không chỉ thành thục về kỹ năng mà còn giàu có về
cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái và biết vươn tới Chân – Thiện – Mỹ

trong cuộc sống.
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 4
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Văn học nhà trường là vấn đề bức xúc thời sự khiến cả xã hội quan tâm.
Mục tiêu của giáo dục hiện đại là phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách nhìn về con người, về giáo dục con người
trong đó vấn đề dạy và học văn- một môn học hướng con người vươn tới Chân -
Thiện - Mỹ trong quá trình phát triển nhân cách.
Vậy chúng ta (những giáo viên dạy văn, những con người chuyên chở giá
trị tâm hồn cho trẻ thơ) phải làm sao để có thể đạt được hiệu quả của việc hoàn
thiện nhân cách cho học sinh qua môn học này.
II. Thực trạng của vấn đề:
Những năm vừa qua, nước ta đã có nhiều chuyển biến về văn hóa - xã hội,
kinh tế - chính trị. Nó có nhiều bước phát triển vượt bậc, bộ mặt xã hội thay đổi
theo chiều hướng văn minh hiện đại đó là một điều đáng mừng và tự hào. Nhưng
bên cạnh đó là báo động của sự tha hóa về đạo đức, nhân phẩm ở một số tầng lớp
trong xã hội, đặc biệt xảy ra trầm trọng ở lứa tuổi cắp sách đến trường. Có thể nói
chưa bao giờ tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp nhiều như hiện nay (chúng ta có thể
thấy qua sách báo thời sự) tất nhiên nguyên nhân không phải hoàn toàn do nhà
trường, do giáo viên dạy dỗ mà đây là vấn đề toàn xã hội đang nhức nhối, cần phải
quan tâm.
Tình trạng học sinh thờ ơ với các môn học, đặc biệt là môn văn hiện đã
đến mức báo động. Càng học lên lớp trên học sinh càng tỏ ra không thích thú với
môn văn học. Điều đó có thể do nhiều nguyên nhân nhưng ở đây tôi chỉ nêu ra
một số nguyên nhân như: Khi mà xã hội đề cao quá mức tin học, điện tử, ngoại
ngữ…tạo ra “cơn sốt” về chúng thì việc học văn sẽ như thế nào? Đó là chưa kể
đến việc các bậc bố mẹ luôn định hướng cho con của mình theo học những ngành

sau này ra trường dễ xin việc, có nhiều cơ hội kiếm tiền…thì thực trạng hiện nay
của văn học trong nhà trường không có gì đáng ngạc nhiên.
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 5
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
Thế nên cần phải có một giải pháp nào đó để thay đổi suy nghĩ cũng như
tạo ra được sự yêu thích thật sự ở học sinh về môn học này, đây là một câu hỏi lớn
cho mọi người, những người làm nhiệm vụ mang cảm xúc đến với các em.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
* Để đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề thì chúng ta cần tìm hiểu được
học sinh tích cực được thể hiện ở những biểu hiện nào? Vì học sinh tích cực sẽ
góp phần tạo hứng thú trong môn học này.
Theo tôi học sinh tích cực là học sinh phải biết:
- Bắt chước, tìm tòi, khám phá, sáng tạo.
- Chú ý học tập, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, ghi chép.
- Hiểu bài và có thể trình bày lại nội dung bài học.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được giao.
- Có ý thức đọc thêm và làm thêm các bài tập khác ngoài những công
việc được thầy giao.
- Hứng thú học tập và có nhiều biểu hiện sáng tạo trong học tập.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Để thực hiện được những cái mà học sinh cần biết trên trên thì bản thân
học sinh phải có hứng thú trong chính môn học này- môn ngữ văn.
Theo tôi để tạo ra được hứng thú thật sự cho học sinh khi tham gia môn
học Ngữ Văn thì người giáo viên phải thực hiện được một số vấn đề sau:
1. Giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh ở phần đầu bài học:
Rõ ràng khi bạn bước vào lớp với thái độ vui vẻ, thân mật đối với học
sinh, việc đánh giá công bằng, khách quan, khen ngợi, động viên… đều là những
yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước
vào bài học mới.

Tại sao tôi lại đưa ra vấn đề này? Chắc bạn sẽ thắc mắc rằng: “ Làm gì mà
không vui vẻ!”
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 6
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
Vâng! Mỗi chúng ta đều đến với nghề bằng lương tâm và sự đam mê nên
mỗi tiết học trên lớp đều mang tâm huyết truyền đạt kiến thức cho học sinh, đều
cố gắng hết sức để đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng trong thực tế cuộc sống có một
điều ai cũng thấy đúng vì có mình trong ấy, nhưng mấy ai chịu thừa nhận đó là: có
lúc chúng ta bị chi phối bởi những buồn vui trong cuộc sống. Vì vậy có những tiết
học ta bước vào lớp với “tâm trạng của mình”. Có thể bạn đang mệt mỏi hay bực
dọc một vấn đề trong cuộc sống mà bạn không biết quên nó, không thoát khỏi tâm
trạng ấy thì nó ảnh hưởng lớn đến tiết dạy của bạn đấy.
Mọi giáo viên nói chung và giáo viên văn nói riêng, bản thân chúng ta cần
phải biết quên đi cái trạng thái “ không phù hợp” của mình khi bắt đầu một tiết
học đặc biệt là môn học nhạy cảm, môn học bị chi phối của tâm trạng người dạy
rất rõ này.
* Bạn có công nhận với tôi rằng cách đánh giá nhận xét của giáo viên
trong việc kiểm tra bài cũ cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến không khí chung
của lớp học. Bạn nên đánh giá khách quan đối với kết quả của học sinh, điều đó
thể hiện bạn đang tôn trọng học sinh cũng như đang tôn trọng chính mình.
Giáo viên nên đặt ra những câu hỏi vừa sức với từng học sinh Giỏi - Khá -
Trung bình - yếu - kém và cần đưa ra lời nhận xét cũng như đánh giá đúng theo
từng đối tượng học sinh nêu trên. Cần đưa ra những lời khen ngợi, động viên,
khuyến khích các em để các em thấy được bạn là một người nghiêm khắc nhưng
nhẹ nhàng và tâm lí. Để học sinh thấy được cái ưu của mình và phát huy cũng như
cái tồn tại của mình mà khắc phục. Đặc biệt là đối tượng học sinh yếu- kém bạn
nên đưa ra lời khen ngợi và khuyến khích kịp thời, xứng đáng với các em thì các
em sẽ cảm thấy thoải mái và có hứng thú bước vào tiết học. ( Có thể học sinh của
bạn là một học sinh yếu- thụ động nhưng trong tiết học đó bạn chọn câu hỏi với

mức độ dễ, học sinh sẽ trả lời được- bạn khen, khuyến khích em thì chắc rằng
trong tiết học ấy em sẽ chăm phát biểu hơn. Bạn nên để ý rằng dù là câu trả lời sai
nhưng bạn đừng “chê” mà hãy dùng lời lẽ khuyến khích lần sau.
Tôi chắc điều đưa ra trên đây là đúng. Bạn hãy tự suy ngẫm về các tiết dạy
của mình: Nếu trong một tiết học chỉ nghe kiến thức bằng giọng bực tức của người
dạy thì tiết học trôi qua khá nặng nề và học sinh sẽ cảm thấy uể oải ngay.
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 7
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
* Bạn có thừa nhận với tôi rằng hứng thú của học sinh thật sự bắt đầu với
phần giới thiệu bài?
Mỗi người có một cách giới thiệu khác nhau không theo một khuôn mẫu
nào cả, miễn sao là nêu lên được vấn đề cần tìm hiểu trong tiết học và học sinh có
cảm giác muốn tìm hiểu, muốn khám phá. Cái mà ta gọi là “hứng thú”.
Ví dụ như: đối với tiết 31, 32 ở lớp 9 với đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua
Kiều” bạn có thể trực tiếp vào bài . Còn tôi sẽ chọn cách giới thiệu của mình mà
học sinh của tôi rất thích thú và muốn tìm hiểu ngay: ( sau khi bị thằng bán tơ vu
oan, gia đình Kiều đã rơi vào cảnh “ bị vét sạch sành sanh”, trước tình cảnh đó
là người con trưởng trong gia đình Kiều phải làm sao đây? … Vâng Kiều phải “
Liều đem tấc cỏ quyết dền ba xuân” và nàng đã phải đành bóp nát trái tim mình
để nói với chàng Kim “ Dễ cho để thiếp bán mình chuộc cha” sau đó tôi sẽ luận
từ “ bán” và váo bài)
Hay đối với bài “ Ca Huế trên sông Hương” ở lớp 7 thì tôi sẽ hò hai câu ca
Huế:
“Cầu Tràng Tiền sáu vai mười hai nhịp
Thương nhau rồi xin kịp về mau,
Kẻo mai tê bóng xế qua cầu
Bạn còn thương bạn biết gửi sầu về nơi mô.”
“Chiều chiều trên bến Vân Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai mong,
Thuyền ai thấp thoáng bên sông?
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng non với nước non.”
Sau đó tôi sẽ vào bài. Với cách giới thiệu như thế thì kết quả thu được sẽ
là sự hứng thú thật sự của học sinh để bước vào tìm hiểu nội dung bài học.
2. Khi bước vào tìm hiểu kiên thức, giáo viên phải biết phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 8
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
Trong phần này chủ yếu ở cách chọn phương pháp phù hợp của giáo viên
với đặc trưng bộ môn Văn - Tiếng Việt - Tập Làm Văn. Chọn đúng phương pháp
là điều tối thiểu một người giáo viên thực thụ cần phải đạt được nhưng để trình
bày thành công phương pháp đó là yếu tố quan trọng trong một tiết dạy. Nó đòi
hỏi kinh nghiệm, sự sáng tạo cũng như sự khéo léo của người đứng lớp nói chung
và giáo viên văn nói riêng.
Ở đây tôi không đưa ra từng phương pháp cụ thể mà chỉ lấy ví dụ ở
phương pháp “ Nêu và giải quyết vấn đề”. Chỉ với một phương pháp này thôi
nhưng lại có nhiều mức độ khác nhau:
+ Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. → Học sinh
thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. → Giáo viên đánh
giá kết quả làm việc của học sinh.
+ Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết
vấn đề. → Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên
khi cần. → Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
+ Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống của vấn đề. →
Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa
chọn giải pháp. → Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. → Giáo viên và học
sinh cùng đánh giá.
+ Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của

mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. → Học sinh giải quyết vấn
đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Cái khéo léo của người giáo viên ở đây là phải biết vận dụng mức câu hỏi phù hợp
với đối tượng học sinh của mình tránh làm cho học sinh cảm thấy chán vì câu hỏi
không phù hợp với năng lực của mình. ( Học sinh khá thì cảm thấy nhàm chán vì
câu hỏi quá dễ còn học sinh yếu - kém thì cảm thấy không hiểu rồi không muốn
hiểu và chán học môn văn. Ở đây ta có thể liên hệ với yếu tố cần bao quát các đối
tượng học sinh.)
Ví dụ như: Đối với bài “ Câu ghép” ở lớp 8- tập I, nếu bạn hỏi “ Câu đơn là câu
như thế nào?” thì đây là một câu hỏi khó đối với học sinh yếu thì bạn phải chọn
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 9
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
cách giải quyết vấn đề ở mức 2 để giúp học sinh của mình trả lời được câu hỏi.
Khi học sinh trả lời được thì học sinh sẽ có được niềm vui và hứng khởi trong suốt
giờ học đó.
Trong thực tế giảng dạy có những giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi phức tạp trong
một tiết học! Trong trường hợp này có thể học sinh khá giỏi sẽ định hình được câu
hỏi nhưng những học sinh trung bình- yếu sẽ thấy vấn đề quá phức tạp, không
hiểu được yêu cầu của câu hỏi. các em sẽ rơi vào chán nản, bỏ mặc và “giao” cho
học sinh khá-giỏi làm việc, lâu dần trở thành thói quen lười suy nghĩ chờ bạn trả
lời và ghi lại- học sinh thụ động.
* Đối với phân môn Tiếng Việt và môn Tập Làm Văn: đa số các câu hỏi đã
có sẵn trong sách giáo khoa, giáo viên chỉ cần hỏi lại và học sinh sẽ trả lời theo sự
chuẩn bị, sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên chúng ta cũng nên khéo léo đặt thêm
câu hỏi, tách nhỏ câu hỏi, biến đổi câu hỏi miễn sao học sinh không cảm thấy khó,
phức tạp mà còn làm rõ được kiến thức của bài để học sinh không thấy được sự
rập khuôn về kiến thức.
* Đối với phân môn Văn ( văn bản): câu hỏi đã có sẵn trong phần đọc hiểu
văn bản nhưng tôi thiết nghĩ chúng ta cũng không cần bám sát vào những câu hỏi

ấy một cách rập khuôn mà nên dùng câu hỏi của mình tự đặt ra để giúp học sinh
khai thác nội dung bài học. Tuy nhiên các câu hỏi đó phải giúp học sinh làm rõ và
hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản qua các chi tiết.
Vậy việc người giáo viên khéo léo trong việc chọn phương pháp để học sinh cùng
giải quyết vấn đề là một yếu tố quan trọng làm cho tiết học thành công 50 %.
3. Trong quá trình dạy văn, đặc biệt là đối với các văn bản mang tính biểu
cảm. Người giáo viên cần có những “ Khoảng lặng”.
Các bạn nên hiểu “khoảng lặng” ở đây không phải là thời gian chết trong một tiết
dạy văn bản mà được xem là khoảng lắng của cảm xúc trong tâm hồn người
truyền đạt và người tiếp nhận sau những lời giảng dạy, phân tích, đặc biệt là lời
bình của giáo viên. ( Ở đây tôi muốn nói thêm là đối với những giáo viên có giọng
truyền cảm, có năng khiếu diễn đạt đầy đủ các cung bậc tình cảm, có lúc trầm, lúc
bổng thì đấy là ưu thế vượt trội và tuyệt vời đối với các tiết giảng văn.) Sau những
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 10
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
lời bình ấy bạn nên lặng ( 5 giây)- lắng lòng mình xuống để cảm nhận nó như thể
bạn chính là nhân vật trong tác phẩm. Điều ấy sẽ gợi cho học sinh một chút gì đó
là cảm xúc.
Vâng! Có thể trong những lần đầu tiên học sinh chưa có khả năng cảm thụ văn
chương của chúng ta sẽ không “ động đậy” gì cả đặc biệt là học sinh yếu nhưng
nhiều lần hơn nữa thì các học sinh ấy sẽ thắc mắc và đặt câu hỏi: “ Tại sao cô
( thầy) lại có một khoảng lặng như thế?”. Đấy là học sinh của bạn đã biết để ý và
bắt đầu có cảm xúc rồi đấy.
Ví dụ: Trong bài thơ “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh
trong chương trình Ngữ Văn 7- tập I. Sau khi học sinh khai thác được cảnh đẹp
hữu tình giữa người và cảnh, giáo viên sẽ giảng bình về cảnh đẹp ấy (tất nhiên bạn
phải thả hồn mình vào trong ấy thì lời bình của bạn mới đi vào lòng học sinh) và
sau đó bạn nên lặng để lắng lòng mình. Lúc ấy bạn và học sinh của bạn đang trôi
cùng cảm xúc đấy. Sau đó nên đánh thức mình và học sinh quay trở lại tìm hiểu

nội dung, ý nghĩa của văn bản qua các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
Tôi nghĩ rằng nếu ai đó trong chúng ta làm được điều này thì nó sẽ trở thành một
phong cách riêng trong sự nghiệp dạy văn của mình.
4. Trong quá trình dạy học người giáo viên cần tìm tòi và khéo léo đưa ra
những trò chơi, đưa những câu chuyện, bài hát … vào trong bài dạy của mình.
Tôi nói khéo léo ở đây có nghĩa là bạn cần chọn những trò chơi phù hợp để qua
trò chơi đó học sinh của bạn nắm được, tiếp thu được kiến thức cần đạt của một
tiết học.
Chính trò chơi ấy làm cho tiết học của bạn giảm bớt cái gọi là căng thẳng, làm cho
học sinh của bạn thoải mái hơn, có hứng thú tiếp thu tri thức mà không bị ép buộc,
áp đặt.
Vì chúng ta biết rằng: Giáo dục và đào tạo được hiểu một cách đúng đắn và khoa
học hoàn toàn không có nghĩa là áp đặt một cách giả tạo từ ngoài vào cho học sinh
những tri thức, lí tưởng, tình cảm…hoàn toàn xa lạ với các em, cách biệt với đời
sống thực. Công tác giáo dục và đào tạo đúng đắn chính là khâu đem đến cho học
sinh những tri thức, phẩm chất, tình cảm… thức tỉnh trong học sinh những gì vốn
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 11
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
có trong nó, giúp cho nó phát triển và hướng dẫn sự phát triển đó theo một hướng
nhất định.
Khi nghiên cứu về hứng thú các nhà tâm lí học cho rằng, đây là thái độ đặc biệt
của cá nhân đối với đối tượng nào đó thì vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có
khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Nó được biểu
hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê hấp dẫn bởi một nội dung
hoạt động. Mặt khác, hứng thú bao giờ cũng dẫn đến đối tượng cụ thể hấp dẫn, nó
gắn liền với tình cảm con người. Trong bất cứ một công việc gì nếu có hứng thú
làm việc thì con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát
vọng hành động và hành động có sáng tạo. Ngược lại nếu hứng thú không được
thỏa mãn sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực.

Vậy khi bạn đưa ra trò chơi có nghĩa là bạn đang tạo hứng thú cho học sinh đấy.
Chúng ta kích thích các em hành động, còn các em phải tự hành động lấy. Chúng
ta cung cấp cho các em cái gì đó thuộc về bên ngoài, các em biến cái đó thành của
mình - học sinh tích cực.
Trò chơi ở đây có rất nhiều: Trò chơi ô chữ, trò chơi âm nhạc, ô của bí mật, những
bông hoa xinh…
Tôi thấy đa số giáo viên thường đưa ra trò chơi vào cuối tiết học để củng cố nội
dung bài học. Đúng là như thế nhưng chúng ta cũng có thể đưa ra trò chơi sau mỗi
phần kiến thức thì sẽ tạo ra được hứng thú trong suốt tiết học chứ không phải đến
cuối tiết mới thấy hứng thú.
Ví dụ như bài “ Điệp ngữ- tiết 55 trong chương trình Ngữ Văn 7 – tập I” Bạn nên
đưa ra trò chơi “ Ai nhanh hơn” vào cuối phần 1 ( Điệp ngữ và tác dụng của điệp
ngữ) để học sinh nhận diện điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ. Qua trò chơi ấy thì
nó như là một bước củng cố kiến thức của học sinh vừa mới được tìm hiểu và đấy
cũng là bước giúp bạn chuyển ý sang phần 2 một cách khéo léo và thuyết phục
hơn.
Như: Bạn cho học sinh xác định điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ trong câu ca
dao sau:
“ Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 12
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Rồi sau khi học sinh tìm hiểu xong kiến thức của bài bạn nên đưa phần trò chơi
âm nhạc vào để học sinh tìm điệp ngữ và nhận ra được dạng điệp ngữ.( Có thể
nghe qua máy nghe nhạc hoặc chính bạn là người hát). Chắc một điều rằng học
sinh sẽ cảm thấy hứng thú khi tìm hiểu một tiết Tiếng Việt được xem là khô khan
nhưng không cứng nhắc tí nào cả.
* Đối với các tiết Tiếng Việt, Văn bản cũng như Tập Làm Văn người giáo viên
cần nghĩ và khéo léo chọn ra những sơ đồ thích hợp để củng cố kiến thức bài học

khi ấy học sinh sẽ nắm được, dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức hơn.
Ví dụ như: ở tiết văn bản “ Sang thu” lớp 9 tập II, sau khi học sinh tìm hiểu được
nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản giáo viên cần đưa ra sơ đồ hình cây
để học sinh củng cố và nắm được kiến thức.
Sơ đồ cụ thể là:
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 13
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
Sơ đồ hình cây hệ thống nội dung, nghệ thuật bài học.
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 14
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
- Ở bài Tiếng Việt “ Danh từ” lớp 6 – tập I, sau khi giáo viên truyền đạt kiến
thức xong thì cần đưa ra một sơ đồ để học sinh hình thành kiến thức và nhớ
ngay tại lớp những ý cơ bản trong tiết học ấy.
- Ở lớp 7 học kì II có bài “ Liệt kê”, nếu bạn sử dụng sơ đồ đơn giản sau thì
học sinh của bạn có thể nắm được cơ bản kiến thức của tiết học.
Liệt kê
Cấu tạo Ý nghĩa → Giáo viên sẽ cho học sinh thuyết
Trình sơ đồ.
Không Theo cặp Tăng tiến Không
theo cặp tăng tiến
5. Một vấn đề nữa mà tôi thiết nghĩ rất cần trong một giờ dạy văn đó là
ngữ điệu:
Như tôi đã đề cặp trên đây thì ngoài ra còn có ngữ điệu của đôi bàn tay, của
cái nhìn, cái cảm nhận phù hợp với nội dung bài học thì học sinh của bạn mới cảm
thấy hứng thú hơn. Ngữ điệu sẽ làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, làm cho
tiết học không nhàm chán, buồn tẻ, đơn điệu. Qua quá trình giảng dạy tôi rút ra
được điều ấy. Bạn thử nghĩ xem trong tiết học về vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”
nếu người dạy không dùng ngữ điệu của giọng nói, không diễn tả hành động của

nhân vật qua cái nhìn( liếc mắt), qua cử động của đôi bàn tay, bằng cảm nhận của
cảm xúc thì học sinh không thể hình dung và cảm nhận được từng kiểu nhân vật
trong tác phẩm. Lúc ấy các em sẽ cảm thấy “chán phèo” trong một tiết học mang
tính kịch tính qua tính cách nhân vật cao như vậy!
Tôi thiết nghĩ đây cũng là lí do làm cho việc dạy văn trong nhà trường
không gây được hứng thú cho học sinh. Các em thờ ơ lãnh đạm với tác phẩm văn
học, dửng dưng trước cái ác, cái tàn bạo…những giờ văn chỉ còn là những giờ
thông tin kiến thức một chiều, khô cứng và nhạt nhẽo. Học xong một giờ văn, học
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 15
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
sinh thu được cái mà họ cần quá ít ỏi, thậm chí cá biệt có những em không thu
hoạch được gì cũng một phần là ở chỗ này.
Tham gia tích cực vào việc tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề
quan trọng trong hoạt động dạy- học. Bởi vì như chúng ta biết dạy học là một hoạt
động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận
thức ( người học) và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực nhận
thức, động cơ học tập, sự quyết tâm…( các yếu tố chủ quan) ngoài ra còn phụ
thuộc vào những yếu tố: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự
hứng thú trong học tập ( các yếu tố tương tác). Vì vậy những vấn đề mà tôi đưa ra
trên đây chỉ phần nào góp phần vào việc tạo ra được hứng thú thật sự cho các em
trong việc học và cảm thụ văn chương mà thôi.
- Tâm lí học giáo dục chỉ ra rằng, chỉ có thứ kỷ luật nào bắt nguồn vào bất
kì một loại quan tâm thích thú nào đó mới đáng gọi là kỷ luật thực sự thôi. Đã say
mê hứng thú thì dễ có kỷ luật. Nếu yêu cầu kỷ luật không thôi chỉ dẫn đến việc
nghe giảng và vâng lời một cách thụ động, tiêu cực, chỉ làm cho học trò buồn
chán. Hứng thú có tác dụng cung cấp tri thức và phát triển trí lực còn kỷ luật ép
buộc cũng cung cấp kiến thức và phát triển trí lực nhưng kìm hãm sự phát triển
của trí tuệ, óc thông minh, linh hoạt, sáng tạo.
- Vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh trong một giờ học cũng có thể được

xem là một yêu cầu bắt buộc người giáo viên phải thực hiện được.
- Theo nhận định của tôi: nếu bạn thực hiện được các vấn đề mà tôi đưa ra
thì kết quả mà bạn đạt được sẽ thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 16
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
Cảm giác thoải mái Cảm giác tự tin.


Cảm giác vừa sức Cảm giác dễ chịu

- Như thế bạn có đồng ý với tôi rằng người dạy văn được xem là một nghệ
sĩ đa tài bên cạnh một nhà bình văn, một nhà chính trị nghiêm khắc không?
Tôi cảm nhận được điều đó! Trong một tiết học giáo viên phải nghiêm
khắc với kỷ luật nhưng nếu cần bạn sẽ là một diễn viên ( hài kịch, bi kịch, múa,
bình thơ…) có lúc bạn cũng trở thành một ca sĩ không chuyên.
- Vâng! Chúng ta phải luôn học hỏi, tìm tòi và phát huy tất cả những năng
lực ấy bên cạnh cái tri thức vững vàng để giúp học sinh vươn đến cái chân - thiện
- mỹ trong cuộc sống xã hội ngày nay.
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 17
Tham
Hứng
Gia Thú
Tích Hoạt
Cực Động
Tiế
p
thu


Kiế
n
thức
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
III. KẾT LUẬN.
- Từ niều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã hướng tới học sinh,
chú trọng phát triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích
của giờ dạy văn là làm sao tạo được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho
học sinh. Chúng ta cần thấy rằng, chính qua những gì hứng thú, hấp dẫn mà ta rèn
luyện kĩ năng tập trung chú ý, sau này là để vận dụng nghị lực vào cái mình không
thích thú, bắt buộc mình phải thích thú. Bằng cách phát triển hứng thú đối với các
hoạt động khác nhau, chúng ta sẽ phát huy một trong những năng lực cao quý nhất
của con người là năng lực thích thú, tập trung vào hoạt động hoàn toàn say mê với
công việc cần làm. Nếu trường học có đủ các nhà giáo xuất sắc biết lấy hứng thú
của học sinh làm chỗ dựa cho toàn bộ hoạt động của mình, đồng thời lấy mục đích
dạy học là nhằm phát triển năng lực, hứng thú học tập của học sinh thì nhà trường
và việc học tập đối với học sinh là công việc thích thú và đầy vui sướng.
- Nếu chúng ta tạo được hứng thú cho học sinh trong một giờ học thì ta đã
thành công đến 50% và việc tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức vào trong cuộc
sống là một điều tất nhiên mà thôi. Đấy chính là sự thành công của một giáo viên
mang cảm xúc đến với những tâm hồn tưởng chừng như cằn khô. Chắn chắn một
điều rằng: đến một ngày nào đấy xã hội ta sẽ gặt hái được hoa thơm trái ngọt từ
những tâm hồn ấy.
- Một thực tế mà chúng ta ai cũng phải chạm đến: Không phải mỗi chúng ta
chỉ lo cho việc dạy học mà còn có bao nhiêu thứ khác trong cuộc sống cần phải
giải quyết nên thời gian, tâm huyết dành cho việc giảng dạy có thể bị chi phối nên
tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
+ Mỗi chúng ta hãy giành ưu ái cho sự nghiệp trồng người nhiều hơn nữa.
+ Những người mang nhiệm vụ trong sự nghiệp trồng người cần được các

cấp chính quyền, nhà nước và xã hội quan tâm nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần.
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 18
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2010-2011
Tài liệu tham khảo.
1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 6- tập I.
2. Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- tập I.
3. Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- tập II.
4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 8- tập I.
5. Sách giáo khoa Ngữ Văn 9- tập I.
6. Sách giáo khoa Ngữ Văn 9- tập II.
7. Triết học tâm lí về hứng thú học sinh- thông tin mạng.
8. Thực trạng môn văn trong trường trung học- thông tin mạng.
Người viết: Trần Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hà Linh 19

×