Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Chiến lược marketing mix cho Bioré

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.18 KB, 54 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, con người ngày được
tiếp cận với nhiều tri thức hiện đại, nhờ vậy mà đời sống kinh tế của người dân
được cải thiện và chất lượng cuộc sống cũng ngày một cao hơn. Trước đây con
người chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn no mặc ấm thì ngày nay nhu cầu đó đã chuyển
sang một hình thức cao hơn đó là ăn ngon mặc đẹp. Không chỉ dừng lại ở đó,
con người còn muốn thể hiện mình trong mắt mọi người bằng nhiều cách khác
nhau. Vì vậy nhu cầu làm đẹp cũng là một trong những điều cần thiết để mọi
người được thể hiện mình theo mọi lứa tuổi. Điều kiện kinh tế thị trường như
nói ở trên, các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của mọi người không
ngừng được cải tiến, sản phẩm đa dạng về mẫu mã, màu sắc với chất lượng
ngày càng nâng cao.
Trong bối cảnh đó, việc cạnh tranh giữa các công ty là điều tất yếu xảy
ra; và đối với riêng công ty TNHH Kao Việt Nam cùng dòng sản phẩm chính là
sữa rửa mặt Bioré và men’s Bioré đã và đang ngày một hoàn thiện hơn về sản
phẩm, nhãn mác, bao bì để duy trì và ổn định khách hàng; đồng thời bộ phận
marketing của công ty cũng đã tiến hành nghiên cứu thị trường, hành vi người
tiêu dùng và đưa ra chiến lược marketing thích hợp cho dòng sản phẩm này
nhằm có thể thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng, tăng thị phần của
mình trên thị trường và đem lại lợi nhuận tốt nhất cho công ty.
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Chương I: Cơ sở lý luận về Marketing-mix
Khái niệm Marketing-mix:
Khái niệm:
Marketing mix (Hỗn hợp hay Phối thức Marketing) là một trong những
khái niệm chủ yếu của Marketing hiện đại.
Marketing mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để
đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ Marketing
được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với
những khác biệt và thay đổi trên thị trường. Có thể nói Marketing mix là một
giải pháp có tính tình thế của tổ chức.


Thuật ngữ marketing mix – marketing hỗn hợp lần đầu tiên được sử dụng
vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý
tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp.
Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm
1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn
trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.
Các công cụ của Marketing gồm có (4P): sản phẩm (Product), giá cả
(Price), phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion); các thành phần của từng P
được trình bày cụ thể dưới đây:
2
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Marketing mix có thể được chọn từ rất nhiều khả năng, được thể hiện như
một hàm có bốn biến số là (P1, P2, P3, P4). Marketing mix của một công ty tại
thời điểm t cho sản phẩm A có mức chất lượng q, giá bán m, chi phí phân phối
y, chi hí xúc tiến z được thể hiện là (q, m, y, z). Một biến số thay đổi sẽ dẫn đến
một kết hợp mới trong Marketing mix. Không phải tất cả những yếu tố thay đổi
trong Marketing mix có thể điều chỉnh trong ngắn hạn. Công ty có thể điều
3
Sản phẩm (P1)
Chất lượng
Hình dáng
Đặc điểm
Nhãn hiệu
Bao bì
Kích cỡ
Dịch vụ
Xúc tiến (P4)
Quảng cáo
Khuyến mãi
Quan hệ công chúng

Bán hàng cá nhân
Marketing trực tiếp
Phân phối (P3)
Loại kênh
Trung gian
Phân loại
Sắp xếp
Dự trữ
Vận chuyển
Giá cả (P2)
Các mức giá
Giảm giá
Chiết khấu
Thanh toán
Tín dụng
Marketing
mix
Thị trường
mục tiêu
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
chỉnh giá bán, lực lượng bán, chi phí quản cáo trong ngắn hạn nhưng chỉ có thể
phát triển sản phẩm mới và thay đổi kênh phân phối trong dài hạn.
Quan điểm Marketing mix nhìn từ góc độ 4C của khách hàng:
Doanh nghiệp muốn thành công, chiến lược tiếp thị hỗn hợp - 4P ngày nay
cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là
“hướng về khách hàng”, lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược
và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp,
không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.
Bài học vỡ lòng dành cho sinh viên theo học các chuyên ngành marketing
là chiến lược tiếp thị hỗn hợp, thường được gọi tắt là 4P: Product (sản phẩm),

Price (giá), Place (phân phối) và Promotion (khuyến mãi, truyền thông). Đây
cũng là bốn yếu tố cơ bản và quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp không
thể bỏ qua khi xây dựng các chiến lược tiếp thị để đưa bất kỳ loại hình sản
phẩm, dịch vụ nào ra thị trường.
Gần đây, các chuyên gia marketing còn tiếp tục đưa vào chiến lược tiếp thị
hỗn hợp thêm nhiều chữ P khác như People (con người), Process (quy trình),
Physical Evidence (bằng chứng vật lý)… để tăng cường sức mạnh cho hoạt
động tiếp thị. Tuy vậy, chiến lược này chỉ có thể đem lại thành công nếu doanh
nghiệp hoạch định và triển khai dưới góc nhìn khách quan từ khách hàng và
người tiêu dùng, chứ không phải từ góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp.Góc
nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những
sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà khách
hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làm công
tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích.
Chính vì vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các
C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên
4
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. (Nội dung
này sẽ được trình bày kĩ hơn ở phần sau).
Các thành phần của Marketing mix:
1. Sản phẩm (Product):
Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing mix. Đó có thể là sản phẩm
hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình
dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Sản phấm cũng bao gồm khía cạnh
vô hình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện,… Ví dụ
điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có
động cơ. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một
hệ thống điều hành máy tính.
Giá (Price):

Là thành phần không kém phần quan trọng trong Marketing mix. Giá bán
là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung
cấp. Nó bao gồm giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng. Nó được
xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu,
nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc
định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà
còn mang tính thách thức. Giá phải tương xứng với giá trị nhận được của khách
hàng và có khả năng cạnh tranh vì nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải
tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt
giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về
giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,
Phân phối (Place):
5
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Cũng là một thành phần chủ yếu trong Marketing mix. Đó là những hoạt
động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Đại diện cho
các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các
kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa
hàng ảo trên Internet. Công ty phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà
trung gian (các kênh phân phối) để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu
một cách có hiệu quả. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà
khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế
hoạch marketing nào.
Xúc tiến (Romotion):
Thành phần thứ tư này gồm nhiều hoạt động dùng để thông đạt và thúc đẩy
sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Xúc tiến hay hỗ trợ bán hàng là tất cả các
hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ
của công ty, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự.
Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán
lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông

báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và
các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương
trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư
trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công
chúng
Cân lưu ý rằng (như đã nói ở phần trên) trên quan điểm của người bán 4P
là những công cụ Marketing tác động đến người mua. Trên quan điểm của
người mua mỗi công cụ Marketing được thiết kế để cung cấp lợi ích cho khách
hàng. Robert Lauterborn cho rằng 4P là để đáp ứng 4C của khách hàng. Công ty
muốn chiến thắng trên thị trường phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng một
cách có hiệu quả bằng các sản phẩm và giá cả hợp lý, tạo tiện lợi cho khách
hàng và phải có cách thông đạt thích hợp.
6
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường
những sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà
khách hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làm
công tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích. Thấy được mối quan hệ
này các chuyên gia Marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn từng C với một
tương ứng như sau:
4P 4C Nội dung
Sản phẩm
Product
Đòi hỏi và
mong muốn của
khách hàng
Customer needs
and wants
Thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị
trường phải thực sự là một giải pháp cho khách

hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết
thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ
là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Muốn
làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc phải
nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực
của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng
nhu cầu này.
Giá
Price
Chi phí đối với
khách hàng
Cost to the
customer
Thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm
cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua
sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi
phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng,
vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này
phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem
lại cho người mua.
Cần hiểu lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích lý tính
lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa
mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì
chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng,
bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó,
các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và
7
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt.
Phân phối

Place
Thuận tiện
Convenience
Đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của
doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách
hàng. Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong
phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM
của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều
máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút
tiền, ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở
thẻ.
Xúc tiến
Promotion
Thông đạt
Communication
Yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương
tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với
khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng của khách hàng và “nói” cho khách
hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư,
nguyện vọng đó như thế nào. Một chiến
lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của
sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương
hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu
và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản
phẩm, thương hiệu.
Không ít doanh nghiệp hiện nay thực hiện quảng
cáo theo kiểu “tuôn ra xối xả” một chiều từ phía
doanh nghiệp, bất chấp người tiêu dùng “tiêu
hóa” được đến đâu. Nhiều thông điệp còn gây

rối rắm, khó hiểu, thậm chí phản cảm cho khách
hàng. Ở đây, công tác truyền thông đã không
mang ý nghĩa giao tiếp, trao đổi thông tin giữa
hai đối tượng.
Và như vậy, sẽ không bao giờ sản phẩm hay
8
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
thương hiệu đạt được thiện cảm, nói chi đến
đồng cảm, từ phía khách hàng. Kết quả là sản
phẩm cùng với thương hiệu rất dễ bị khách hàng
quên. Truyền thông giao tiếp hai chiều được các
công ty chuyên nghiệp thực hiện thông qua việc
lắng nghe phản hồi của khách hàng, phân tích
phản ứng của khách hàng, và đo lường kết quả
của các đợt truyền thông để có sự hiệu chỉnh cần
thiết cho một phần hoặc toàn bộ chiến dịch.
Chắc chắn là sẽ còn cần nhiều chữ C hơn để thể hiện góc nhìn khách quan
từ phía khách hàng thay cho góc nhìn chủ quan từ phía doanh nghiệp. Cho dù là
4P, 7P hay nhiều P hơn trong marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn
liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về
khách hàng”. Không cách nào khác, doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm
trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở
mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.
Ở đâu không có thế độc quyền, không có sự áp đặt vô lý từ phía người bán
đối với người mua, ở đó, mỗi chữ C sẽ là kim chỉ nam hành động cho doanh
nghiệp để hướng tới thành công.
Các nhân tố ảnh hưởng đến Marketing mix:
1. Vị trí uy tín của doanh nghiệp trên thị trường:
Nếu doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị phần cao thì lúc đó không cần
tốn nhiều chi phí cho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng.

Yếu tố sản phẩm:
9
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Sản phẩm khác nhau phải có cách bán hàng, xúc tiến khác nhau. Do đó,
doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các công cụ xúc tiến
khác nhau…
Thị trường:
Tùy thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp
phải có Marketing mix khác nhau. Ví dụ sức mua của thị trường thành thị cao
hơn sức mua của thị trường vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, Marketing mix cho sản
phẩm ở các thị trường đó phải khác nhau
Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm:
Mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm có đặc điểm khác nhau nên cần
có Marketing mix khác nhau.
Chu kỳ sống của sản phẩm và quyết định của Marketing
Giai đoạn Giới thiệu Phát triển Chín muồi Suy thoái
Mục tiêu Marketing
Tạo sự nhận biết
sản phẩm, khuyến
khích dùng thử
Tối đa hóa
thị phần
Tối đa hóa lợi
nhuận và bảo
vệ thị phần
Giãm chi phí tận
thu sản phẩm
Các chiến lược Marketing
Sản phẩm Sản phẩm cơ bản Mở rộng
sản phẩm,

gia tăng các
Đa dạng hóa
sản phẩm và
nhãn hiệu
Loại trừ dần
những sản phẩm
kinh doanh không
10
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
dịch vụ
khách hàng
hiệu quả
Giá cả Giá thâm nhập
hoặc giá hớt váng
Xem xét
điều chỉnh
giá do chi
phí giãm
Giá cạnh tranh
với các đối thủ
Giãm giá
Phân phối Xây dựng hệ
thống phân phối.
Mỡ rộng hệ
thống phân
phối.
Cải tổ và cũng
cố hệ thống
phân phối,khai
thác các thị

trường mới.
Loại bỏ những
kênh không hiệu
quả.
Chiêu
thị(xúc
tiến)
Các Chương trình
quảng cáo và
tuyên truyền rầm
rộ để tạo sự nhận
biết sản phẩm,
khuyến khích sử
dụng SP.
Tạo sự ưa
thích đối
với nhãn
hiệu, tăng
nhu cấu sử
dụng sản
phẩm qua
các Chương
trình
khuyến mãi.
Xây dựng tính
cách nhãn hiệu
nhấn mạnh sự
khác biệt và
lợi ích nhãn
hiệu.

Tăng cường các
Chương trình
khuyến mãi để tận
thu sản phẩm.
11
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Chương II: Thực trạng Marketing mix của
dòng sản phẩm sữa rửa mặt Bioré
I. Giới thiệu chung về tập đoàn Kao:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Kao:
Tổng quan về tập đoàn Kao:
Tập đoàn Kao do ông Tomiro Nagase thành lập vào tháng 6/1887 và hợp
nhất 5/1940. Ngay khi thành lập, tập đoàn đã không ngừng tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh theo sứ mệnh “Đóng góp hết mình vì sự hài lòng và
làm phong phú cuộc sống của con người trên toàn thế giới” thông qua cam kết
Yoki-Monozukuri . Tên của Tập đoàn, “Kao”, bắt nguồn từ tên của sản phẩm
đầu tiên là xà phòng vệ sinh cao cấp Kao Sekken. Sự ra mắt vào năm 1890 của
sản phẩm mới này được xem như là một buổi bình minh cho thị trường các sản
phẩm vệ sinh tại Nhật Bản.
Tập đoàn Kao hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới bao gồm Châu Á,
Bắc Mỹ và Châu Âu trong các lĩnh vực từ Chăm sóc sắc đẹp đến các sản phẩm
hóa chất. Kao cũng tự hào có được một thị trường đa dạng phong phú và lực
lượng lao động tạo nên sức mạnh tổng hợp của Tập đoàn Kao, một nền tảng
được hình thành từ triết lý, tư duy của Tập đoàn và Phương châm Kao.
Phương châm Kao
"Phương châm Kao" thể hiện triết lý kinh doanh của công ty và là nền tảng
cho các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Kao. Về cơ bản, "Phương châm
Kao" đem đến tính nhất quán cho các hoạt động của Tập đoàn từ việc xây dựng
kế hoạch kinh doanh ngắn hạn đến dài hạn cho mỗi quyết định kinh doanh mà
công ty thực hiện mỗi ngày. Theo đó, phương châm hoạt động như một nguyên

tắc hướng dẫn cho mỗi thành viên của công ty, đem đến sự phát triển cho công
ty cũng như cho từng cá nhân thành viên. Chính vì vậy, đây là một yếu tố thiết
12
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
yếu khiến cho công việc trở nên lý thú hơn và thấm nhuần được ý nghĩa cao đẹp
trong mục đích kinh doanh của Tập đoàn.
Các công ty thuộc Tập đoàn Kao và các thành viên chia sẻ "Phương châm
Kao" không chỉ đơn thuần là sự hướng dẫn hay thiết lập những quy tắc mà còn
là nền tảng để từ đó có thể xác định giá trị công việc cũng như những mối quan
tâm mà chúng tôi sẽ phải đối mặt.
Với mục tiêu hướng đến mọi tầng lớp khách hàng, Tập đoàn Kao phát triển
kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng bao gồm: lĩnh vực Chăm
sóc sắc đẹp mang đến những sản phẩm mỹ phẩm uy tín, các sản phẩm cao cấp
về chăm sóc da và tóc, lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe con người với những sản
phẩm đồ uống chức năng phục vụ cho sức khỏe, các sản phẩm chăm sóc vệ sinh
phụ nữ và trẻ em, lĩnh vực Chăm sóc vải sợi và vệ sinh nhà cửa bao gồm các
loại bột giặt và các chất tẩy rửa gia dụng. Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh doanh
hóa chất, công ty phát triển các sản phẩm hóa chất phù hợp với nhu cầu đa dạng
của các ngành công nghiệp. Lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hóa chất phát triển
với mục tiêu cung cấp các sản phẩm hóa chất thân thiện môitrường với các chức
năng được cải tiến và đem lại hiệu suất cao cho các ngành công nghiệp trên toàn
thế giới.
Công ty Kao Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 29/11/1995
thuộc tập đoàn hóa mỹ phẩm Kao Nhật Bản- xứ sở của mỹ phẩm chăm sóc da
được ưa chuộng bởi chất lượng hàng đầu châu Á, sau này được đổi thành Công
ty TNHH Kao Việt Nam vào ngày 02/6/2008 theo Giấy chứng nhận đầu tư số
472043000488, được cấp bởi Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Đồng Nai .
Kao Việt Nam là công ty đầu tiên được xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp
Amata, Đồng Nai.
Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty bao gồm: sản xuất, phân phối,

kinh doanh trong nước và xuất khẩu các chất hoạt động bề mặt có độ phân hủy
sinh học cao, các sản phẩm dưỡng da và tóc, các chất tẩy rửa và làm sạch gia
dụng, phụ gia bê tông, băng vệ sinh và các hóa chất khác có liên quan.
13
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
- Đầu năm 1997, Công ty tung ra sản phẩm đầu tiên đó là sữa rửa mặt
Bioré, sau đó đến sản phẩm gel vuốt tóc Sifoné.
- Năm 1998, Công ty giới thiệu tiếp sản phẩm băng vệ sinh phụ nữ
Laurier cùng với sản phẩm sữa rửa mặt dành cho nam Men’s Bioré ra thị
trường.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình tại Việt Nam, Công ty luôn cam
kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất và an toàn
nhất song song với việc bảo vệ môi trường và đóng góp cho cộng đồng. Mọi
thành viên của Kao Việt Nam luôn thấm nhuần phương châm hoạt động như là
kim chỉ nam của Công ty đó là "Vì cuộc sống phong phú, hòa hợp cùng thiên
nhiên" (Enrich lives, in harmony with nature)
Nội bộ công ty hoạt động khá tốt, ban giám đốc cùng đội ngũ nhân viên
của công ty cùng hợp tác làm việc, đưa ra slogan cho sản phẩm: “Da đẹp chỉ là
chuyện nhỏ với Bioré” và chỉ đạo bộ phận sản xuất thực hiện đúng, bộ phận
marketing truyền tải thông điệp đó đến với người tiêu dùng. Phòng quản trị
marketing phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác của công ty.
Tình hình hoạt động của tập đoàn Kao:
Khái quát về Công ty (thời điểm ngày 31/3/2011)
- Vốn điều lệ: 85,4 tỷ Yên
- Đội ngũ nhân viên: 5.924, (Tổng số nhân viên trong các công ty thuộc
Tập đoàn Kao : 34.743)
- Đại diện: Ông Motoki Ozaki, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành.
Doanh thu và lợi nhuận hợp nhất (năm tài chính 2010, kết thúc ngày 31
tháng 3 năm 2011)
- Doanh thu thuần: 1.186,8 tỷ Yên

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: 104,5 tỷ Yên
- Doanh thu thông thường: 103,3 tỷ Yên
- Lợi nhuận ròng: 46,7 tỷ Yên
14
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Doanh thu thuần hợp nhất (đến ngày 31/3/2011)
Quy mô hoạt động và chức năng:
Không ngừng phấn đấu làm hài lòng và phong phú thêm cho cuộc sống của
người tiêu dùng trên toàn cầu thông qua bốn lĩnh vực kinh doanh chính. Tập
đoàn Kao phát triển kinh doanh sản phẩm tiêu dùng cho mọi tầng lớp khách
hàng nói chung ở ba lĩnh vực: Chăm sóc sắc đẹp, Chăm sóc sức khỏe con người,
Chăm sóc vải sợi & vệ sinh nhà cửa. Còn trong lĩnh vực kinh doanh hóa chất,
công ty cũng phát triển các chủng loại sản phẩm hóa chất đa dạng đáp ứng các
nhu cầu khác nhau cho các ngành công nghiệp. Tập đoàn Kao tin rằng thông
qua các lĩnh vực kinh doanh này,họ có thể đóng góp để làm hài lòng và phong
phú cuộc sống của mọi người trên toàn thế giới.
- Chăm sóc sắc đẹp:Trong lĩnh vực Chăm sóc sắc đẹp, công ty Kao đáp
ứng được nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng bằng các sản phẩm mỹ phẩm
cao cấp, các sản phẩm chăm sóc da và cơ thể, các sản phẩm chăm sóc tóc và tạo
kiểu tóc.
- Chăm sóc sức khỏe con người:Trong lĩnh vực này, Kao cung cấp một
loạt sản phẩm bao gồm các loại đồ uống chức năng tốt cho sức khỏe, các sản
phẩm chăm sóc vệ sinh phụ nữ và trẻ em, các sản phẩm chăm sóc răng miệng,
giúp cho cuộc sống của con người trở nên thoải mái và khỏe mạnh hơn mỗi
ngày.
15
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
- Chăm sóc vải sợi và dung dịch vệ sinh nhà cửa:Nhằm mang lại cho
con người một cuộc sống thoải mái và sạch sẽ hơn mỗi ngày, Kao cung cấp các
loại bột giặt, nước rửa chén và các chất tẩy rửa đồ gia dụng chất lượng cao đáp

ứng hoàn hảo cho nhu cầu chăm sóc quần áo và vệ sinh nhà cửa.
- Hóa chất: Bên cạnh việc cung cấp nguồn nguyên liệu thô cho các công
ty thuộc Tập đoàn Kao còn cung cấp các sản phẩm hóa chất đa dạng cho các
ngành công nghiệp khắp nơi trên thế giới.Bên cạnh những lợi thế về sản phẩm
công ty còn có một đội ngũ tiếp thị và nhân viên bán hàng hùng hậu được huyến
luyện và đào tạo tốt, nắm vững kiến thức về sản phẩm không những giúp công
ty bán hàng mà còn cung cấp thông tin để người tiêu dùng nhận thức rõ hơn
đồng thời thấy được lợi ích của việc dùng sản phẩm Bioré cũng như nhu cầu cần
thiết sử dụng sản phẩm này.
Mục tiêu, nhiệm vụ:
• Mục tiêu:
Tận tâm phấn đấu vì sự hài lòng và làm phong phú cuộc sống của con
người trên toàn thế giới thông qua cam kết Yoki-Monozukuri ( Mang đến những
sản phẩm có giá trị tuyệt hảo), được hình thành từ quan điểm của khách hàng và
người tiêu dùng.
Tập đoàn Kao là một công ty kinh doanh sản phẩm tiêu dùng cho mọi tầng
lớp khách hàng nói chung ở các lĩnh vực: Chăm sóc sắc đẹp, Chăm sóc sức
khỏe con người, công ty Kao một mục tiêu quan trọng là chăm sóc sức khỏe cho
cộng đồng, mang những lợi ích qua các sản phẩm từ công ty đến với khách
hàng.
• Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm
- Quảng cáo, khuyến thị, khuyến mãi, tiếp thị
- Tổ chức mạng lưới phân phối rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng và đạt mục tiêu đề ra qua hệ thống siêu thị, cửa hàng, bán sỉ và lẻ.
16
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Tổ chức bộ máy công ty:
Các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Kao luôn được định hướng phục
vụ người tiêu dùng, khách hàng. Các công ty thuộc Tập đoàn và các đơn vị, cá

nhân làm việc cùng nhau theo tinh thần Yoki-Monozukuri, để đem đến những
sản phẩm và dịch vụ cho phép chia sẻ niềm vui với người tiêu dùng và khách
hàng tốt nhất.
- Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển
Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Kao cam kết tạo ra những
sản phẩm cải tiến về chất lượng, tâm huyết với phương châm "Hợp nhất trong
sự đa dạng".Hoạt động nghiên cứu với cách thức kết hợp chức năng chéo của
Tập đoàn Kao mang lại những tiến bộ vượt bậc trong việc nghiên cứu phát triển
sản phẩm và cũng như các nghiên cứu cơ bản khác phục vụ cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Thông qua quản lý ma trận, kiến thức và trí
tuệ của từng lĩnh vực chuyên biệt sẽ được kết hợp năng động và linh hoạt theo
phương châm Yoki-Monozukuri, sáng tạo ra các sản phẩm cải tiến về chất
lượng đem lại sự hài lòng cho người tiêu dùng và khách hàng.
- Bộ phận Marketing
Phương châm Yoki-Monozukuri hướng về người tiêu dùng chính là nền
tảng tiếp thị của Tập đoàn Kao. Công ty xác định những nhu cầu của người tiêu
dùng và tạo ra sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến đáp ứng những nhu cầu đó.
Sau đó, truyền tải thông điệp về lợi ích vượt trội của sản phẩm đến người tiêu
dùng, cùng lúc đó đề xuất ra nhiều ý tưởng sáng tạo nhằm đưa ra cách tiếp cận
tốt nhất giúp khách hàng có thể lựa chọn và mua sắm một cách thuận tiện. Như
một phần trong sự nỗ lực tiếp thị này, các công ty thuộc Tập đoàn Kao cùng
nhau làm việc nhằm đưa ra những giá trị mới phù hợp với những thay đổi nhanh
chóng trong xã hội.
- Bộ phận Sản xuất
17
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Sản xuất ra những sản phẩm có thể sử dụng một cách an toàn và giúp
khách hàng hoàn toàn an tâm về chất lượng khi sử dụng. Các cơ sở sản xuất trên
toàn cầu cam kết sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao với giá thành thấp.
- Bộ phận Phân phối

Để cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng/khách hàng không bị chậm
trễ, xem xét tất cả các khâu trong quy trình làm việc từ việc thu mua nguyên
liệu đến việc bán ra sản phẩm cuối cùng, liên kết việc sản xuất với các nhà bán
lẻ, và thúc đẩy việc quản lý chuỗi cung ứng nhằm tránh trường hợp nguồn cung
cấp bị thiếu hụt trong khi giảm thiểu hàng tồn kho.
- Bộ phận Bán hàng
Nhằm mang những sản phẩm, những thương hiệu và thông tin có giá trị
đến với người tiêu dùng và khách hàng, công ty phát triển các hoạt động bán
hàng một cách toàn diện. Để đạt được mục tiêu này, công ty duy trì mạng lưới
thông tin và hậu cần một cách hiệu quả, đưa ra những ý tưởng để có thể tạo ra
một kênh tiếp cận khách hàng hấp dẫn và những phương pháp bán hàng hiệu
quả, cũng như cung cấp những bí quyết giao tiếp khách hàng cho các nhà bán
lẻ.
Hệ thống quản lý ma trận đặc trưng của Kao giúp Tập đoàn hiệp lực các bộ
phận kinh doanh và các đơn vị chức năng bằng cách liên kết các bộ phân quản
lý kinh doanh của các ngành hàng với các bộ phận chức năng bao gồm Nghiên
cứu & Phát Triển, Sản xuất và Bán hàng. Những kiến thức và bí quyết độc đáo
có được thông qua sự phối hợp này sẽ được chia sẻ với các đơn vị kinh doanh
khác của Tập đoàn Kao để nâng cao hơn nữa tất cả các hoạt động trong toàn
Tập đoàn Kao.
18
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Tập đoàn Kao đang nâng cao sức mạnh tổng hợp bằng cách chia sẻ chuyên
môn về tiếp thị và kỹ năng bán hàng được phát triển tại thị trường bản địa cũng
như tại nước ngoài và nỗ lực làm việc để nâng cao hơn nữa các kỹ năng này
nhằm đáp ứng được ngày càng tốt hơn cho từng thị trường khác nhau. Những
nỗ lực này đang tạo nên sự thay đổi từng ngày cho Tập đoàn Kao nhằm đẩy
mạnh hơn nữa mức độ tương trợ lẫn nhau.
Tình hình thị trường về dòng sản phẩm sữa rửa mặt Bioré:
Bioré thương hiệu chăm sóc da dành cho nữ giới đã trở nên quen thuộc đối

với người tiêu dùng tại Việt Nam cũng như các nước Châu Á khác. Với các sản
phẩm đa dạng về chủng loại, từ sữa rửa mặt, sữa tắm, sản phẩm tẩy trang, sản
19
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
phẩm chống nắng đến miếng dán mũi lột mụn, Bioré luôn đáp ứng được những
nhu cầu khác nhau của phái đẹp trong việc chăm sóc da.
1. Quá trình thâm nhập sản phẩm sữa rửa mặt Bioré vào thị
trường Việt Nam:
Với một đất nước hơn 87 triệu dân và một tỷ lệ dân tuổi teen khá cao,
Kao nhận thấy đây là một thị trường tiềm năng. Vào năm 1997 sản phẩm sữa
rửa mặt Bioré chính thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam với mục tiêu đưa
sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Trong giai đoạn đầu này, công ty cũng gặp nhiều khó khăn do đây là một
sản phẩm mới đối với người dân tại đây và cũng chưa hiểu rõ về tâm lý cũng
như nhu cầu của tuổi teen. Nhưng sau một thời gian sản phẩm công ty đã phát
triển rộng nhờ vào thương hiệu mạnh từ nước ngoài cùng với quá trình nghiên
cứu tâm lý người tiêu dùng. Qua 14 năm thâm nhập vào thị trường Việt Nam,
hiện nay sản phẩm Bioré đã phát triển đa dạng về các chức năng cũng như mẫu
mã.
Để đạt được kết quả khả quan như thế này ngoài sự uy tín mà công ty đã
tạo trong suốt 14 năm qua với chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt phải kể đến
sự đóng góp nỗ lực của các nhân viên trong công ty. Với các kỹ năng và kinh
nghiệm của mình, đội ngũ nhân viên công ty với tinh thần trách nhiệm cao, kỹ
năng chuyên môn kết hợp kinh nghiệm đã khẳng định thương hiệu Bioré trên
thị trường Việt Nam và đưa sản phẩm sữa rửa mặt Bioré đến với người dân
Việt Nam. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay nhãn hàng
Bioré đã tạo đuợc tên tuổi của mình trên thị trường và trở thành một đối thủ
mạnh cho các nhãn hiệu khác.
20
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng


Vị trí của Bioré trên thị trường Việt Nam: Trong năm qua, thị phần của
Clean & Clear trên thị trường sữa rửa mặt tại Việt Nam chiếm 9,6 % tổng thị
trường.
Thị phần của Bioré so với đối thủ cạnh tranh
Pond’s
Clean &
Clear
Hazeline Bioré E100 Nevia Olay
22,3% 10,3% 9,8% 9,4% 6,6% 6.4% 2.2%
Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen
Biểu đồ thị phần Bioré so với các đối thủ cạnh tranh
21
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
Pond's
Clean&Clear
Hazeline
Bioré
E100
Nevia
Olay
Phần trăm
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Trong khi Pond’s liên tục dẫn đầu thị trường thì tình hình sản phẩm
sữa rửa mặt Bioré của công ty đang giữ ở mức ổn định, tỷ lệ chiếm giữ thị

trường là 9,6% . Như vậy, có thể nói giới trẻ và người dân trên thị trường cả
nước hiện nay rất ưa chuộng và tin dùng sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s bởi sản
phẩm dễ mua, giá bình dân đồng thời các chương trình quảng bá của hai nhãn
hiệu này khá rộng và bao quát nhiều đối tượng. Bên cạnh đó còn khá nhiều các
nhãn hàng nhận được sự ưu ái của người tiêu dùng như Hazeline, Clean &
Clear, E100 Nevia…
Như vậy, qua thời gian sản phẩm sữa rửa mặt Bioré mà công ty
phân phối đã dần khẳng định tên tuổi của mình sau bao nhiêu năm phát triển
liên tục đến giờ. Ngày nay, sữa rửa mặt Bioré đã trở thành một trong các sản
phẩm dẫn đầu trên thị trường về mức độ tiêu thụ
Sơ lược về thị trường sữa rửa mặt Bioré tại Việt Nam:
Mặt hàng sữa rửa mặt là mặt hàng đang được tiêu thụ khá mạnh trong
thị trường mỹ phẩm. Theo số liệu của của một công ty nghiên cứu thị trường,
năm 2009 giá trị của thị trường mỹ phẩm Việt Nam ước đạt gần 12000 tỷ và
mức tăng trưởng hàng năm vào khoảng 20-30 % / năm. với mức tăng trưởng
như vậy chủ yếu do số lượng người mua tăng ít mà chủ yếu là số tiền mua sắm
tăng theo giá trị sản phẩm. Như vậy ta thấy tiềm năng lớn của thị trường mỹ
phẩm Việt Nam.
Việt Nam là đất nước nhiệt đới, nắng nóng, hanh khô nhưng lại hay ẩm
mốc. Trong khi đó, môi trường sống đầy khói bụi, cùng với những công nghiệp
hóa đã làm cho con người căng thẳng, ảnh hưởng không khí đến thể trạng, đặc
biệt là làn da. Trời nắng nóng, ăn uống và sinh hoạt thất thường làm cho da nổi
mụn, làn da dày, lỗ chân lông nở to, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Từ
nhu cầu của mọi người ngày càng tăng, thị trường mỹ phẩm xuất hiện ngày
càng nhiều loại có tính chuyên dụng, để phục vụ đa dạng hơn và sữa rửa mặt là
một giải pháp
22
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
Theo một kết quả về tiêu dùng mỹ phẩm ở độ tuổi dưới 25 của một công
ty nghiên cứu thị trường tại 30 trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các trung

tâm thương mại, siêu thị lớn tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ cho
thấy: có 30% số học sinh ở độ tuổi 15, 16 đã bắt đầu làm quen với một trong các
sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cơ bản như: sữa rửa mặt, sữa tắm, nước
dưỡng cân bằng độ ẩm, kem dưỡng chống mụn, son dưỡng môi Tỷ lệ này có
chiều hướng tăng dần theo độ tuổi. Đến khoảng 17, 19 tuổi, tỷ lệ có dùng mỹ
phẩm là 70%, và trên 19 tuổi thì tỷ lệ này đã gần 90%
Về thị trường sữa rửa mặt ở nước ta hiện nay hết sức phong phú và đa
dạng các nhãn hiệu cũng như các chủng loại của các công ty trong và ngoài
nước. Khi bước chân vào bất kì một siêu thị hay tiệm tạp hóa nào cũng sẽ thấy
sữa rửa mặt được trưng bày khá nhiều với trên 10 loại khác nhau tha hồ cho bạn
lựa chọn cho phù hợp với làn da và sở thích của mình. Từ những loại sữa rửa
mặt được sản xuất trong nước như Bioré đến các sản phẩm liên doanh nước
ngoài và các sản phẩm được nhập khẩu và phân phối như Clean&Clear, Pond’s,
Hazeline, Acness … Ngoài ra, thị trường vẫn còn có một thị phần sữa rửa mặt
giá rẻ loại này phục vụ cho dân lao động và được bán phổ biến ở các tỉnh thành
trong cả nước. Như vậy ta thấy thị trường sữa rửa mặt các nhãn hiệu với giá cả
và chất lượng cũng không chênh lệch nhau nhiều nhằm phục vụ cho tất cả các
phân khúc khác nhau trên toàn thị trường
Có thể nói thị trường sữa rửa mặt mấy năm gần đây sôi động, liên tục
biến đổi và đã có nhiều chuyển biến mới. Cách đây chừng 10 năm thì số người
dùng sữa rửa mặt chưa được nhiều và thông dụng lắm bởi thiết nghĩ đó là mặt
hàng xa xỉ và người tiêu dùng chủ yếu là nữ giới. Hầu như số người thuộc phái
nam rất hiếm sử dụng nhưng ngày nay quan niệm đó đã được thay đổi, tất cả
nam nữ đều có thể sử dụng sữa rửa mặt để chăm sóc cho làn da của mình. Quan
niêm ấy đã trở thành thói quen của hầu hết tất cả mọi người. Vì vậy, thị trường
sữa rửa mặt chuyển sang nam giới dùng thường xuyên hơn bởi các tính năng ưu
23
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng
việt của nó. Và phái nam bây giờ cũng quan tâm nhiều hơn đến việc tạo hình
ảnh ấn tượng cho mình khi xuất hiện trước đám đông thông qua sữa rửa mặt:

+ Là một loại mỹ phẩm nhẹ dịu cho da và ít tác động, ảnh hưởng đến làn
da nhạy cảm của người.
+ Có thể dùng hằng ngày với nhiều tính năng như: để làm sạch da, ngăn
ngừa mụn, trị mụn, chống nhờn, chống khô, chống nám, se nhổ lỗ chân lông
Ngày nay với sự phát triển kinh tế thì đời sống người dân ngày được
nâng cao, nhu cầu và nhận thức của người tiêu dùng về các mặt hàng cũng thay
đổi liên tục càng cao hơn cả về mẫu mã, chất lượng lẫn các dịch vụ mà công ty
mang đến cho họ. Vì thế các công ty không ngừng đổi mới và cho ra đời các sản
phẩm với nhiều tính năng vượt trội thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Cụ
thể với nhiệm vụ không ngừng cải tiến về chất lượng các công ty còn xúc tiến
các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, PR nhằm tác động đến nhu cầu đến
người tiêu dùng tiêu dùng sản phẩm của họ mang lại sự hài lòng.
Thực trạng hoạt động Marketing mix của dòng sản phẩm
Bioré:
1. Về sản phẩm:
a. Phân loại sản phẩm:
- Theo mục đích sử dụng: đây là hàng tiêu dùng, được sử dụng hằng
ngày, người mua có đắn đo lựa chọn.
- Theo thời gian sử dụng: hàng bền, đựơc sử dụng nhiều lần.
- Theo đặc điểm cấu tạo: sản phẩm hữu hình.
- Theo tính chầt phức tạp của loại sản phẩm: hàng phức tạp.
Đặc điểm thị trường của sản phẩm tiêu dùng:
- Sản xuất hàng loạt
- Coi nặng nhãn mark và thương hiệu vì sự cạnh tranh lớn.
- Khách hàng dễ thay đổi nhãn hiệu khác, thiếu sự trung thành vì sự thay
đổi không gây chi phí hay thiệt hại lớn cho họ.
Về sản phẩm:
Tập hợp sản phẩm:
24
GVHD: Thầy Nguyễn Văn Trưng

- Mở rộng tập hợp sản phẩm:
Hơn 10 năm qua, Cty Kao Việt Nam vẫn được người tiêu dùng biết đến với
các dòng sản phẩm uy tín, chất lượng cao như: sữa rửa mặt Bioré, Men’s Bioré,
sữa và gel chống nắng Bioré UV, miếng dán mũi lột mụn Bioré, sữa tẩy trang,
dầu tẩy trang Bioré…Mới đây, Cty Kao Việt Nam vừa chính thức cho ra mắt thị
trường sản phẩm Sữa tắm Bioré.
Kéo dài dòng sản phẩm (Mỗi dòng sản phẩm có số lượng mặt hàng đa
dạng, nhiều sự lựa chọn cho khách hàng):
 Sữa rửa mặt Bioré cho nữ có:
• Sữa rửa mặt sáng mịn đầy sức sống.
Chứa Chiết xuất nước vo gạo, công nghệ thanh lọc da
đột phá từ Nhật Bản, hoạt động như nam châm thông minh
lấy sạch mọi bụi bẩn bã nhờn mà vẫn thật dịu nhẹ cho da.
Mang lại làn da sáng mịn, mềm mại, không khô căng, tươi
trẻ đầy sức sống.
•Sữa rửa mặt kháng khuẩn và sạch mụn. Công
thức chứa Hoạt chất kháng khuẩn Triclosan, công nghệ
thanh lọc da đột phá từ Nhật Bản, hoạt động như nam
châm thông minh lấy sạch mọi bụi bẩn bã nhờn mà vẫn
thật dịu nhẹ cho da. Da trở nên sạch mụn, láng mịn &
sáng khỏe hơn mỗi ngày.
• Sữa rửa mặt sạch nhờn và lỗ chân lông nhỏ
mịn. Công thức chứa các hạt siêu mịn tự vỡ giúp lấy
sạch chất nhờn cùng dưỡng chất se lỗ chân lông
Witch Hazel giúp lỗ chân lông trở nên nhỏ mịn.
25

×