MỤC LỤC
1
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của
các thầy cô trường Đại học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Thái
Nguyên, của gia đình, bạn bè và các anh chị cán bộ Sở Thông Tin và Truyền
Thông Thái Nguyên.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trường Đại Học Công Nghệ Thông
Tin Và Truyền Thông Thái Nguyên đặc biệt là các thầy cô trong khoa Công
Nghệ Thông Tin, bộ môn Công Nghệ Phần Mềm.
Xin gửi lời cảm ơn tới Sở Thông Tin và Truyền Thông Thái Nguyên đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa thực tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Nguyễn Hồng
Tân cùng Th.s Lê Hữu Nhân đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành
đợt thực tập.
Dù đã cố gắng hoàn thiện một cách tốt nhất có thể. Nhưng với phạm vi
khả năng nhất định của bản thân và thời gian có hạn, chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, những sự góp ý, tận tình chỉ bảo của thầy, cô
và các bạn, sẽ là điều vô cùng quý báu cho việc đúc rút kinh nghiệm và hoàn
thiện hơn.
Kính chúc các thầy cô, quý cơ quan, gia đình và bạn bè mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành công.
SINH VIÊN
Vũ Văn Huyên
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện toán đám mây (ĐTĐM) là một mô hình điện toán mới ra đời và đang dần
trở thành mô hình tương lai trong việc cung cấp dịch vụ tính toán cho người dùng.
Với mô hình này, mọi tiện ích công nghệ đều được cung cấp dưới dạng các dịch vụ,
điều này cho phép người sử dụng truy cập sử dụng các dịch vụ công nghệ mà không
cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng mức thấp. Bắt đầu từ những năm 1980, khi các mô
hình tình toán hiệu năng cao phát triển làm tiền để cho những năm gần đây, ĐTĐM
đã dần khẳng định khả năng của mình trong khoa học cũng như trong thực tiễn bằng
các dự án như : Eucalyptus, Zenoss, OpenQRM, Để bắt kịp với xu thế chung của
thế giới, tôi đã triển khai nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ ĐTĐM, tiến hành nghiên
cứu từ đó tìm hiểu từng bước ứng dụng vào thực tiễn.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thế giới công nghệ thông tin và viễn thông
liên tục được cải tiến và thay đổi không ngừng từng ngày từng giờ. Những công
nghệ mới mở ra những cơ hội và thách thức không chỉ ở góc độ cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp trong và ngoài nước mà còn ảnh hưởng lớn tới sự cạnh tranh
phát triển của các quốc gia đã và đang phát triển trên toàn cầu. ĐTĐM là một
trong những công cụ, công nghệ hỗ trợ cho những tổ chức nhà nước , tư nhân
nghiên cứu , phát triển mang tính nhảy vọt, thu ngắn khoảng cách trình độ và
chuẩn kiến thức công nghệ mới, tạo năng lực cạnh tranh, đổi mới tư duy và còn
nhiều hơn nữa.
Ở góc độ kinh tế, điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích, giảm chi phí
đầu tư ban đầu và chi phí duy trì. Bên cạnh lợi ích kinh tế, điện toán đám mấy
còn mang lại lợi ích về bảo vệ môi trường, góp phần vào phát triển bền vững.
Ứng dụng mô hình đám mây để phục vụ phát triển chính phủ điện tử, doanh
nghiệp, trường học điện tử giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận hành và chi
phí phần mềm do nhiều đơn vị có thể chia sẻ dung chung tài nguyên. Điện toán
đám mây sẽ đơn giản hóa việc quản lý hạ tầng nhờ quản lý tập trung, rút ngắn
thời gian đem các ứng dụng mới vào hoạt động, tăng cường độ ổn định của các
hệ thống ứng dụng. Nhờ đó sẽ gia tăng khả năng hợp tác, chia sẻ thực hành, kiến
3
thức, thông tin liên thông giữa các đơn vị nhà nước, trường học điện tử cũng như
các doanh nghiệp.
Bằng cách chia sẻ sức mạnh điện toán ảo, các mức độ tiện ích sẽ được
nâng cao vì những máy chủ sẽ không bị nhàn rỗi, và do đó sẽ giảm chi phí đáng
kể trong khi tốc độ phát triển của ứng dụng được gia tăng. Dựa trên tiêu chí đó,
đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu vào tìm hiểu các công nghệ về hạ tầng như một dịch
vụ của ĐTĐM, đưa ra những chiến lược phù hợp để áp dụng mô hình Chính Phủ
Điện Tử(CPĐT) vào đám mây.
Trong giới hạn của đề tài về thời gian cũng như cấp độ tìm hiểu, những
vấn đề khách quan và chủ quan cần giải quyết. Vì vậy bản báo cáo này chỉ tập
trung vào tìm hiểu nghiên cứu, đưa ra giải pháp thực hiện có hiệu quả cho mô
hình CPĐT trên nền tảng đám mây.
Đó là lý do mà em chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài:” Tìm hiểu điện
toán đám mây và xây dựng mô hình chính phủ điện tử trên nền tảng đám mây”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích tìm hiểu về các lý thuyết, giải pháp về điện toán đám mây, tìm hiểu
về chính phủ điện tử, xây dựng mô hình chính phủ điện tử trên nền tảng đám mây.
Tìm hiểu lợi ích và hạn chế liên quan tới chi phí, duy trì, vận hành và bảo
đảm an toàn, bảo mật dữ liệu, cũng như các phương án chuyển đổi dữ liệu sẵn có
của chính phủ điện tử sangg mô hình ĐTĐM.
3. Phạm vi nghiên cứu
Giải pháp điện toán đám mây ứng dụng trong triển khai Chính phủ điện tử
với quy mô cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích các tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài nhằm nắm được
phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước.
Nghiên cứu qua nguồn tư liệu đã xuất bản, các bài báo đăng trên các tạp
chí khoa học, sưu tầm các tài liệu trên internet.
4
5.Ý nghĩa khoa học thực tiễn
Phần nghiên cứu lý thuyết sẽ hệ thống hóa những khái niệm cơ bản về
ĐTĐM, CPĐT, kiến trúc, đặc tính, thành phần của ĐTĐM, CPĐT .
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc triển lhai các ứng dụng về
phần mềm nguồn mở đối với phát triển mô hình ĐTĐM.
6. Cấu trúc của báo cáo.
Nội dung chính của báo cáo được chia làm 3 chương:
Mở đầu
Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu cũng như ý nghĩa của đề tài.
Chương 1 : Điện toán đám mây và ứng dụng.
Giới thiệu các định nghĩa, các mô hình kiến trúc, những tác nhân tham gia
trong ĐTĐM, ưu nhược điểm của ĐTĐM và ứng dụng của ĐTĐM .
Chương 2 : Chính phủ điện tử.
Chương này tập trung trình bày tổng quan về CPĐT . Thế nào là CPĐT,
sự ra đời của nó, các nhân tố thúc đầy sự ra đời của CPĐT , các giai đoạn hình
thành và lợi ích mà CPĐT mang lại.
Chương 3 : Ứng dụng mô hình điện toán đám mây xây dựng chính phủ
điện tử thái nguyên
Chương này nêu ra các mô hình chính phủ điện tử mang tính thực tiễn có
thể áp dụng trên nền tảng đám mây.
5
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CC Cloud computing
IaaS Infrastructure as a Service
PaaS Platform as a Service
SaaS Software as a Service
CSA Cloud Security Alliance
SLA Service Level Agreement
NIST National Institute of Standard and Technology
AWS Amazon Web Service
HĐH Hệ Điều Hành
VMM Virtual Machine Monitor
ĐTĐM Điện toán đám mây
CPĐT Chính phủ điện tử
6
CHƯƠNG 1. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG
1.1. Khái niệm.
Điện toán đám mây (Thuật ngữ tiếng Anh: Cloud Computing, hay còn
biết đến với tên gọi “Điện toán máy chủ ảo”) là mô hình máy tính dựa trên nền
tảng phát triển của Internet.
!"#$%&'()*
+#$),&-./(
Điện toán đám mây là sự nâng cấp từ mô hình máy chủ mainframe sang
mô hình cleint-server. Cụ thể, người dùng sẽ không còn phải có các kiến thức về
chuyên mục để điều khiển các công nghệ, máy móc và cơ sở hạ tầng, mà các
chuyên gia trong “đám mây” của các hãng cung cấp sẽ giúp thực hiện điều đó.
Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào
cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ
phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả
năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch
vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp
nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về
công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công
nghệ đó.
Ví dụ nếu một website được chứa trên một máy chủ, người dùng phải lựa
chọn hệ điều hành để cài đặt (Linux/Windows/Mac), tiến hành các thiết lập để
máy chủ và website có thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu trang web được chứa trên
7
“đám mây”, người dùng sẽ không cần phải thực hiện thêm bất cứ điều gì khác.
Điều này cũng đảm bảo yếu tố đầu tư về phần cũng được giảm tải ở mức tối đa.
Tài nguyên, dữ liệu, phần mềm và các thông tin liên quan đều được chứa
trên các server (chính là các “đám mây”).
Nói một cách đơn giản nhất “ứng dụng điện toán đám mây” chính là
những ứng dụng trực tuyến trên Internet. Trình duyệt là nơi ứng dụng hiện hữu
và vận hành còn dữ liệu được lưu trữ và xử lý ở máy chủ của nhà cung cấp ứng
dụng đó.
1.2.Các đặc điểm của điện toán đám mây.
Một định nghĩa cho điện toán đám
mây có thể được đưa ra như là một mô hình
máy tính mới mà ở đó dữ liệu và các dịch
vụ được đặt tại các trung tâm dữ liệu có thể
mở rộng trong các đám mây và có thể được
truy cập từ bất kỳ thiết bị nào qua internet.
Đám mây điện toán là một cách để cung cấp các dịch vụ khác nhau trên
các máy ảo được cấp phát trong một tập hợp các máy tính vật lý lớn nằm trong
đám mây. Điện toán đám mây trở nên tập trung chỉ khi chúng ta suy nghĩ về cái
mà CNTT đã luôn luôn mong muốn - một cách để tăng năng lực hoặc thêm các
khả năng khác nhau vào thiết lập hiện tại mà không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng
mới, đào tạo nhân viên mới hoặc cấp giấy phép mới phần mềm. Và đám mây
điện toán đã cung cấp một giải pháp tốt hơn.
Chúng ta có khả năng tính toán lớn và khả năng lưu trữ ở trong môi
trường phân tán của đám mây. Điện toán đám mây phải làm thế nào để khai
thác khả năng của các tài nguyên và làm cho các tài nguyên sẵn sẵn sàng như
một thực thể duy nhất mà có thể được thay đổi để đáp ứng các nhu cầu hiện tại
của người dùng. Cơ sở của Điện toán đám mây là tạo ra một tập các máy chủ ảo
rộng lớn và khách hàng sẽ truy cập chúng. Bất thiết bị truy cập web nào cũng có
thể được sử dụng để truy cập vào các nguồn tài nguyên thông qua các máy chủ
ảo. Căn cứ vào tính toán nhu cầu của khách hàng, cơ sở hạ tầng được phân bổ
8
cho khách hàng có thể được tăng lên hoặc hạ xuống.
Nhìn từ quan điểm kinh doanh, điện toán đám mây là một phương pháp để
giải quyết khả năng mở rộng và những mối quan tâm cho các ứng dụng quy mô
lớn, trong đó bao gồm việc chi phí ít hơn. Bởi vì tài nguyên được phân bổ cho
khách hàng có thể dựa trên nhu cầu khác nhau của khách hàng và có thể được
thực hiện mà không phiền phức nào, các nguyên cần thiết là rất ít.
Một trong những thành tựu quan trọng của điện toán đám mây có thể khái
quát là xử lý dữ liệu lớn gấp 1000 lần không nhất thiết phải thực hiện với sự
phức tạp hơn 1000 lần thông thường. Khi số lượng dữ liệu tăng, các đám mây
dịch vụ điện toán có thể được sử dụng để quản lý việc tải một cách hiệu quả và
làm cho công việc xử lý dễ dàng hơn. Trong thời đại của máy chủ doanh nghiệp
và máy tính cá nhân, phần cứng là tiêu chuẩn chính cho khả năng xử lý,
chúng phụ thuộc vào cấu hình phần cứng của máy chủ. Nhưng với sự ra đời của
đám mây máy tính, các hàng hóa đã thay đổi với chu kỳ và byte - tức là
trong dịch vụ điện toán đám mây, người dùng được tính dựa trên số lượng các
chu trình được thực hiện hay là số lượng byte được dịch chuyển.
Các phần cứng hoặc các máy mà các ứng dụng được chạy thì được ẩn
khỏi người sử dụng. Số lượng phần cứng cần thiết cho tính toán được thực hiện
bởi trình quản lý và nói một cách khái quát là khách hàng được tính chi phí dựa
trên cách ứng dụng sử dụng các nguồn tài nguyên.
Những Đặc Điểm Của Điện Toán Đám Mây:
01234536
Bất kỳ ứng dụng hoặc dịch vụ nào đang chạy trong một môi trường điện
toán đám mây có một tính chất tự sửa chữa. Trong trường hợp ứng dụng thất bại,
luôn luôn có một dự phòng tức thời của ứng dụng sẵn sàng để cho công việc
không bị gián đoạn. Có nhiều bản sao của cùng một ứng dụng - mỗi bản cập nhật
chính nó thường xuyên vì vậy ở những lần thất bại, có ít nhất một bản sao của
ứng dụng có thể lấy lên hoạt động mà thậm chí không cần thay đổi nhỏ nào trong
trạng thái chạy của nó.
07#892 "6
9
Với điện toán đám mây, bất kỳ ứng dụng nào cũng hỗ trợ đa người dùng -
đó là khái niệm dùng để chỉ nhiều người sử dụng đám mây trong cùng thời gian.
Hệ thống cho phép một số khách hàng chia sẻ cơ sở hạ tầng được phân bổ cho họ
mà không ai trong họ nhận biết về sự chia sẻ này. Điều này được thực hiện bởi
việc ảo hóa các máy chủ trong một dải các máy tính và sau đó cấp phát các máy
chủ đến nhiều người sử dụng. Điều này được thực hiện theo cách mà trong đó sự
riêng tư của người sử dụng và bảo mật của dữ liệu của họ không bị tổn hại.
0:;/)<=.6
Dịch vụ điện toán đám mây có khả năng mở rộng tuyến tính. Hệ thống có
khả năng phân chia các luồng công việc thành phần nhỏ và phục vụ nó qua cơ sở
hạ tầng. Một ý tưởng chính xác của khả năng mở rộng tuyến tính có thể được lấy
từ thực tế là nếu một máy chủ có thể xử lý 1000 giao dịch trong một giây, thì hai
máy chủ có thể xử lý 2.000 giao dịch trong một giây.
0># !"6
Hệ thống Điện toán đám mây là tất cả các dịch vụ theo định hướng –
những dịch vụ như vậy được tạo ra từ những dịch vụ rời rạc khác. Rất nhiều dịch
vụ rời rạc như vậy là sự kết hợp của nhiều dịch vụ độc lập khác với nhau để tạo
dịch vụ này. Điều này cho phép việc tái sử dụng các dịch vụ khác nhau sẵn có và
đang được tạo ra. Bằng việc sử dụng các dịch vụ đã được tạo ra trước đó, những
dịch vụ khác có thể được tạo ra từ đó.
0?7@ABCDE)EFEEF3)EEEG6
Thông thường các doanh nghiệp có thỏa thuận về số lượng dịch vụ. Khả
năng mở rộng và các vấn đề có sẵn có thể làm cho các thỏa thuận này bị phá vỡ.
Tuy nhiên, các dịch vụ điện toán đám mây là hướng SLA, như việc khi hệ thống
có kinh nghiệm đạt đỉnh của tải, nó sẽ tự động điều chỉnh chính nó để tuân thủ
các thỏa thuận ở cấp độ dịch vụ. Các dịch vụ sẽ tạo ra thêm những thực thể của
ứng dụng trên nhiều server để cho việc tải có thể dễ dàng quản lý.
0:;;H36
Các ứng dụng trong điện toán đám mây hoàn toàn tách rời khỏi
phần cứng nằm bên dưới. Môi trường điện toán đám mây là một môi trường ảo
10
hóa đầy đủ.
0BI6
Một tính năng khác của các dịch vụ điện toán đám mây là chúng linh hoạt.
Chúng có thể được dùng để phục vụ rất nhiều loại công việc có khối lượng khác
nhau từ tải nhỏ của một ứng dụng nhỏ cho đến tải rất nặng của một ứng dụng
thương mại.
1.3. Ưu và nhược của mô hình "Điện toán đám mây"
1.3.1. Ưu điểm
Những ưu điểm và thế mạnh dưới đây đã góp phần giúp "điện toán đám
mây" trở thành mô hình điện toán được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới:
1. Tính mềm dẻo, đáp ứng nhanh
Điện toán đám mây được thiết kế để cung cấp các dịch vụ với khả năng
mở rộng không giới hạn, đây được coi là một trong các đặc điểm cơ bản của nó.
Khách hàng có thể truy cập một kho tài nguyên rộng lớn được ảo hóa, cho phép
đáp ứng các nhu cầu tài nguyên không định trước một cách hiệu quả và kinh tế.
Khách hàng chỉ phải trả phí cho những tài nguyên thực dùng, được kiểm soát tự
động theo thời gian thực. Bởi vậy, hiệu năng và tính bền vững kinh tế của hệ
thống được cân đối hài hòa.
2. Hỗ trợ kỹ thuật và duy trì
Những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây quản lý, duy trì các ứng
dụng, máy chủ, họ cũng thực hiện công tác nâng cấp phần mềm, triển khai các hỗ
trợ kỹ thuật chuyên nghiệp. Việc duy trì, cài đặt, nâng cấp phần mềm sẽ được
thực hiện trên đám mây mà không cần thực hiện trên máy tính của khách hàng.
Đây thực sự là một lợi điểm nổi bật của ĐTĐM, đặc biệt đối với các cơ quan
chính phủ ở các nước đang phát triển, hoặc ở khu vực nông thôn khi mà khó có
thể thu hút đủ nhân lực công nghệ thông tin để duy trì, cập nhật hoạt động của
các hệ thống thông tin.
3. Hiệu quả chi phí
Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây hiện nay đều tập trung cung cấp
các dịch vụ hiệu quả về chi phí. Chúng tạo ra một cơ hội để dịch chuyển từ chi
11
phí đầu tư sang chi phí vận hành, tránh được việc phải đầu tư lớn để mua các hệ
thống thông tin đắt tiền, thuê đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao để quản lý, duy
trì hệ thống
4. Khắc phục thảm họa
Một trong các yêu cầu tối quan trọng đối với hạ tầng công nghệ thông tin
là khả năng chịu đựng trước các thảm họa. Đối với ĐTĐM, nhà cung cấp dịch vụ
thường đưa ra nhiều phương án lựa chọn hơn so với mô hình truyền thống để
khôi phục dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả khi có thảm họa. Bằng việc sử dụng
đám mây như là môi trường sao lưu dự phòng, các cơ quan chính phủ sẽ tiết
kiệm chi tiêu đầu tư hệ thống dự phòng, đồng thời tính an toàn cao hơn khi dữ
liệu được sao lưu tại nhiều địa điểm dự phòng trên đám mây.
5. Các hệ thống công nghệ thông tin – truyền thông xanh thân thiện môi
trường
Việc tăng lên theo hàm mũ số lượng thiết bị công nghệ thông tin và truyền
thông trong các cơ quan chính phủ đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm
tăng phát xạ đi-ô-xít các bon do tiêu thụ năng lượng nhiều hơn. ĐTĐM là công
nghệ thích hợp làm giảm tiêu thụ năng lượng và cung cấp các hệ thống thân thiện
môi trường thông qua các dịch vụ được ảo hóa. Sử dụng các dịch vụ ảo hóa có
thể sẽ giảm đến 90% nguồn năng tiêu thụ của các máy tính cá nhân tiêu biểu.
1.3.2. Nhược điểm:
Tuy nhiên, mô hình điện toán này vẫn còn mắc phải một số nhược điểm sau:
1.Các rủi ro an ninh (Security risks)
An ninh của hệ thống (security) được hiểu là khả năng của hệ thống ngăn
ngừa, chịu đựng trước những tấn công gây tổn hại. Có bảy rủi ro an ninh chính
liên quan đến mô hình ứng dụng ĐTĐM. Bao gồm:
- Truy cập (Access): Do dữ liệu phân tán tại các vị trí địa lý khác nhau,
trên các thiết bị vật lý khác nhau, có nhiều đối tương truy cập, nên nếu những dữ
liệu nhạy cảm không duy trì được cơ chế phân lập, bảo vệ hợp lý, thì sự xâm
phạm các dữ liệu này có nguy cơ cao. Mặt khác, các cơ quan chính phủ cũng
phải ban hành các chính sách, thể chế rõ ràng về truy cập thông tin Chính phủ.
12
- Tính sẵn sàng (Availability): Tính sẵn sàng dịch vụ trong ĐTĐM đóng
vai trò rất quan trọng đối với khách hàng. Một nghiên cứu của Trường đại học
California về tính sẵn sàng và sự gián đoạn cung cấp dịch vụ của 4 nhà cung cấp
dịch vụ điện toán đám mây lớn chỉ ra rằng các quá tải hệ thống đã gây ra các lỗi
chương trình, điều này gây lỗi, gián đoạn dịch vụ. Mặt khác, các thảm họa thiên
nhiên cũng là rủi ro tiềm tàng làm gián đoạn các dịch vụ ĐTĐM. Đã có hiện
tượng sét đánh các thiết bị ĐTĐM và làm gián đoạn dịch vụ. Tính sẵn sàng ở đây
cần được hiểu thêm nghĩa là quá trình cung cấp dịch vụ liên tục trong thời gian
dài, các dịch vụ ĐTĐM được thuê từ nhà cung cấp, vậy cần lường trước khả
năng họ ngừng cung cấp dịch vụ do một lí do bất khả kháng nào đó, ví dụ chuyển
mục tiêu kinh doanh, thậm trí phá sản.
- Tải mạng (Network load): Tải mạng đám mây cũng là vấn đề cần quan
tâm. Nếu dung lượng sử dụng tài nguyên mạng trên 80% thì các máy tính có thể
trở thành không đáp ứng, hoặc giảm hiệu năng tính toán (do nhà cung cấp có cơ
chế bảo vệ thiết bị của họ), đặc biệt khi xử lý, trao đổi dữ liệu lớn.
- Tính toàn vẹn (Integrity): Tính toàn vẹn dữ liệu ảnh hưởng đến độ
chính xác của thông tin trong hệ thống. Trong môi trường ĐTĐM, tính hiệu lực,
chất lượng, mức độ an toàn, an ninh của dữ liệu ảnh hưởng đến hoạt động của hệ
thống và kết quả đầu ra. Nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM phải có cơ chế bảo đảm
tính toàn vẹn của dữ liệu trong các tình huống xảy ra. Ví dụ như mất dữ liệu, đám
mây không sẵn sàng.
- An ninh dữ liệu (Data Security): Cần bảo đảm dữ liệu phải được bảo
vệ, với ĐTĐM, số tổn hại dữ liệu tăng lên khi dữ liệu được chia sẻ tùy tiện trong
nhiều hệ thống khác nhau trên đám mây, đặc biệt là các hệ thống thông tin của
Chính phủ điện tử. Đây là điều mà các nhà cung cấp dịch vụ hết sức lưu ý để có
các cơ chế phù hợp.
- Vị trí dữ liệu (Data location): Trong ĐTĐM, về nguyên tắc, dữ liệu
được phân tán trên toàn cầu, điều này tạo nên sự nhận biết không rõ ràng của
khách hàng về vị trí chính xác dữ liệu của họ trên đám mây, gây khó khăn cho
việc quản lý, điều tra nếu có vấn đề.
13
- Sự phân lập dữ liệu (Data Segregation): Sự phân lập dữ liệu là điều
khó khăn trên tất cả môi trường ĐTĐM, do tất cả các dữ liệu không thể được biệt
lập theo nhu cầu của người sử dụng. Đây cũng là yếu tố rủi ro cần lường trước
trên môi trường ĐTĐM trước những truy nhập trái phép dữ liệu.
2. Các rủi ro về tính riêng tư (Privacy risks)
Có một vài vấn đề về tính bảo mật và riêng tư phức tạp liên quan đến
ĐTĐM. Thực ra, chưa có quy định hạn chế người dùng phơi bày các thông tin cá
nhân trên đám mây. Việc này đôi khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vấn
đề càng trở lên phức tạp nếu thông tin được đưa lên các đám mây xuyên biên
giới, khi đó những quy định về bảo mật tính riêng tư ở các nước khác nhau là
khác nhau, rất khó xử lý những sự cố xảy ra.
3 . Các rủi ro người tiêu dùng (Consumer risks)
Việc sử dụng ĐTĐM có thể gây một số rủi ro cho người tiêu dùng, đối với
Chính phủ điện tử chính là các cơ quan chính phủ. Việc cung cấp dịch vụ phụ
thuộc vào hợp đồng được dự thảo sẵn bởi nhà cung cấp, thường không có đóng
góp gì từ phía khách hàng. Đôi khi nhà cung cấp thay đổi một số điều khoản liên
quan đến việc cung cấp sản phẩm mà khách hàng không nhận biết được vấn đề
này. Những sự thay đổi đột ngột, không thông báo có thể dẫn tới các rủi ro cho
người tiêu dùng. Để phòng tránh các rủi ro người tiêu dùng và rủi ro về tính riêng
tư, người tiêu dùng cần làm quen với sản phẩm ĐTĐM, và điều kiện của nó
trước khi dùng. Ví dụ khi sử dụng sản phẩm Docs của Google, cần đọc tối thiểu
các thông tin sau: các điều khoản dịch vụ chung, các điều khoản phụ thêm, các
chính sách chương trình, chính sách riêng tư, các lưu ý về bản quyền.
14
1.4. Cấu trúc và cách thức hoạt động của "Điện toán đám mây"
1.4.1 Cấu trúc phân lớp của mô hình Điện toán đám mây
Về cơ bản, “điện toán đám mây” được chia
ra thành 5 lớp riêng biệt, có tác động qua lại lẫn nhau:
1) Client (Lớp Khách hàng):Lớp Client của điện toán
đám mây bao gồm phần cứng và phần mềm, để dựa
vào đó, khách hàng có thể truy cập và sử dụng các
ứng dụng/dịch vụ được cung cấp từ điện toán đám
mây. Chẳng hạn máy tính và đường dây kết nối
Internet (thiết bị phần cứng) và các trình duyệt web (phần mềm)….
2) Application (Lớp Ứng dụng): Lớp ứng dụng của điện toán đám mây làm nhiệm
vụ phân phối phần mềm như một dịch vụ thông quan Internet, người dùng không
cần phải cài đặt và chạy các ứng dụng đó trên máy tính của mình, các ứng dụng
dễ dàng được chỉnh sữa và người dùng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ. Các đặc
trưng chính của lớp ứng dụng bao gồm :
• Các hoạt động được quản lý tại trung tâm của đám mây, chứ không nằm ở phía
khách hàng (lớp Client), cho phép khách hàng truy cập các ứng dụng từ xa thông
qua Website.
• Người dùng không còn cần thực hiện các tính năng như cập nhật phiên bản, bản
vá lỗi, download phiên bản mới… bởi chúng sẽ được thực hiện từ các “đám
mây”.
3) Platform (Lớp Nền tảng): Cung cấp nền tảng cho điện toán và các giải pháp của
dịch vụ, chi phối đến cấu trúc hạ tầng của “đám mây” và là điểm tựa cho lớp ứng
dụng, cho phép các ứng dụng hoạt động trên nền tảng đó. Nó giảm nhẹ sự tốn
kém khi triển khai các ứng dụng khi người dùng không phải trang bị cơ sở hạ
tầng (phần cứng và phần mềm) của riêng mình.
4) Infrastructure (Lớp Cơ sở hạ tầng): Cung cấp hạ tầng máy tính, tiêu biểu là môi
trường nền ảo hóa. Thay vì khách hàng phải bỏ tiền ra mua các server, phần
mềm, trung tâm dữ liệu hoặc thiết bị kết nối… giờ đây, họ vẫn có thể có đầy đủ
tài nguyên để sử dụng mà chi phí được giảm thiểu, hoặc thậm chí là miễn phí.
15
Đây là một bước tiến hóa của mô hình máy chủ ảo (Virtual Private Server).
5) E)E)DB&E)E)JKLG6 Bao gồm các sản phẩm phần cứng và phần mềm
máy tính, được thiết kế và xây dựng đặc biệt để cung cấp các dịch vụ của đám
mây. Các server phải được xây dựng và có cấu hình đủ mạnh để đám ứng nhu
cầu sử dụng và các yêu cầu ngày càng cao của số lượng động đảo các người
dung.
1.4.2. Cách thức hoạt động của Điện toán đám mây
Để hiểu cách thức hoạt động của “đám mây”,
tưởng tượng rằng “đám mây” bao gồm 2 lớp: Lớp Back-
end và lớp Front-end.
Lớp Front-end là lớp người dùng, cho phép người dùng sử dụng và thực
hiện thông qua giao diện người dùng. Khi người dùng truy cập các dịch vụ trực
tuyến, họ sẽ phải sử dụng thông qua giao diện từ lớp Front-end, và các phần mềm
sẽ được chạy trên lớp Back-end nằm ở “đám mây”. Lớp Back-end bao gồm các
cấu trức phần cứng và phần mềm để cung cấp giao diện cho lớp Front-end và
được người dùng tác động thông qua giao diện đó.
Bởi vì các máy tính trên “đám mây” được thiết lập để hoạt động cùng
nhau, do vậy các ứng dụng có thể sử dụng toàn bộ sức mạnh của các máy tính để
có thể đạt được hiệu suất cao nhất. Điện toán đám mây cũng đám ứng đầy đủ tính
linh hoạt cho người dùng. Tùy thuộc vào nhu cầu, người dùng có thể tăng thêm
tài nguyên mà các đám mây cần sử dụng để đáp ứng, mà không cần phải nâng
cấp thêm tài nguyên phần cứng như sử dụng máy tính cá nhân. ngoài ra, với điện
toán đám mây, vấn đề hạn chế của hệ điều hành khi sử dụng các ứng dụng không
còn bị ràng buộc, như cách sử dụng máy tính thông thường.
16
1.5. Sự khác biệt giữa điện toán đám mây và điện toán truyền thống
Trong mô hình điện toán truyền thống, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ xây
dựng riêng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tự cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động
thông tin đặc thù của mình. Với mô hình này, mọi thông tin sẽ được lưu trữ, xử
lý nội bộ và họ sẽ trả tiền để triển khai, duy trì cơ sở hạ tầng đó (mua thiết bị
phần cứng, phần mềm chuyên dụng, trả lương cho bộ phận điều hành ).Khác
với mô hình điện toán truyền thống, điện toán đám mây lưu trữ và xử lý toàn bộ
thông tin trong đám mây Internet. Mọi công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng
như chi phí triển khai trong đám mây sẽ do nhà cung cấp đảm bảo xây dựng và
duy trì. Do đó, thay vì phải đầu tư từ đầu rất nhiều tiền cho chi phí xây dựng cơ
sở hạ tầng riêng, các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ chỉ phải
trả số tiền vừa đủ theo nhu cầu sử dụng của mình (pay-for-what-you-use).
Như vậy, mô hình này có rất nhiều lợi ích như sử dụng hợp lý nguồn
vốn, điều hòa chi tiêu tính toán theo thực tế sử dụng, luôn hưởng năng suất tính
toán theo cam kết của nhà cung cấp dịch vụ, tận dụng được sức mạnh của
Internet và các siêu máy tính, giảm cơ bản trách nhiệm quản lý hệ thống CNTT
nội bộ.
1.6. Mô hình điện toán đám mây
1.6.1 Các Dịch vụ Điện toán Đám mây:
Các giải pháp dịch vụ điện toán
đám mây được phân thành ba mô hình : SaaS,
PaaS, IaaS.
• Dịch vụ hạ tầng IaaS (Infrastructure as a
Service)
Dịch vụ IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản
bao gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ, kết nối mạng tới khách hàng.
Khách hàng có thể sử dụng tài nguyên hạ tầng này để đáp ứng nhu cầu tính toán
hoặc cài đặt ứng dụng riêng cho người sử dụng. Với dịch vụ này khách hàng làm
17
chủ hệ điều hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng cài đặt. Khách hàng
điển hình của dịch vụ IaaS có thể là mọi đối tượng cần tới một máy tính và tự cài
đặt ứng dụng của mình.
IaaS xuất hiện rộng rãi bởi các nhà cung cấp Amazon, Memset, Google,
Windows…. Một cách giúp quản lý IaaS dễ dàng hơn là phát triển các templates
cho các dịch vụ đám mây nhằm tạo ra 1 bản kế hoạch chi tiết để xây dựng hệ
thống ready-to-use, và tránh tình trạng di chuyển giữa các đám mây khác nhau.
• Dịch vụ nền tảng PaaS (Platform as a Service)
Dịch vụ PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển
các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền
tảng Cloud dó.
Dịch vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng lớp giữa, các
ứng dụng chủ (application server) cùng các công cụ lập trình với ngôn ngữ lập
trình nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS cũng có thể được xây dựng
riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một API riêng. Khách hàng xây
dựng ứng dụng và tương tác với hạ tầng Cloud Computing thông qua API đó. Ở
mức PaaS, khách hàng không quản lý nền tảng Cloud hay các tài nguyên lớp như
hệ điều hành, lưu giữ ở lớp dưới. Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS chính
là các nhà phát triển ứng dụng (ISV).
Dịch vụ App Engine của Google là một dịch vụ PaaS điển hình, cho phép
khách hàng xây dựng các ứng dụng web với môi trường chạy ứng dụng và phát
triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Java hoặc Python.
Các dịch vụ PaaS phổ biến hiện nay cho phép phát triển ứng dụng trên các
nền tảng và ngôn ngữ phát triển ứng dụng phổ biến như .NET (Microsoft
Windows Azure); Java, Python, Ruby (Google App Engine, Amazon) Tuy
nhiên ngôn ngữ được hỗ trợ, bộ cung cụ phát triển cũng như các giao diện lập
trình ứng dụng (API – Application Programming Interface) có thể nói một mặt là
rất phong phú nhưng mặt trái là thiếu chuẩn hóa, thiếu thống nhất. Sự không
tương thích giữa các nhà cung cấp dịch vụ PaaS sẽ là một hạn chế cần được khắc
phục trong tương lai, nhằm bảo đảm tính mở, cho phép các ứng dụng đám mây
18
có thể dịch chuyển hoặc giao tiếp với nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ.
• Dịch vụ phần mềm SaaS (Software as a Service)
Dịch vụ SaaS cung cấp các ưng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo
yêu cầu cho nhiều khách hàng với chỉ một phiên bản cài đặt. Khách hàng lựa
chọn ứng dụng phù hợp với nhu cầu và sử dụng mà không quan tâm tói hay bỏ
công sức quản lý tài nguyên tính toán bên dưới.
Các ứng dụng SaaS cho người dùng cuối phổ biến là các ứng dụng office
Online của Microsoft hay Google Docs của Google.
1.6.2 Các mô hình điện toán đám mây
Public Cloud: Các đám mây công
cộng là các dịch vụ đám mây được một bên
thứ ba (người bán) cung cấp. Chúng được lưu
trữ đầy đủ và được nhà cung cấp bởi đám
mây quản lý.
Private Cloud : Các đám mây riêng là các dịch vụ đám mây được cung cấp
trong doanh nghiệp. Những đám mây này được doanh nghiệp quản lý.
Hybrid Cloud : Các đám mây lai là một sự kết hợp của các đám mây công
cộng và riêng. Những đám mây này thường do doanh nghiệp tạo ra và các trách
nhiệm quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp đám mây
công cộng. Đám mây lai sử dụng các dịch vụ có trong cả không gian công cộng
và riêng.
19
1.7. Thách thức của điện toán đám mây
Điện toán đám mây là một mô hình điện toán mới mở ra cánh cửa đến với
những cơ hội lớn. Trong đám mây điện toán, các tài nguyên và dịch vụ công
nghệ thông tin được tách khỏi cơ sở hạ tầng và được cung cấp theo nhu cầu, phù
hợp với quy mô trong một môi trường đa người dùng. Điện toán đám mây đã có
những ảnh hưởng rất sâu rộng, có ý nghĩa ngay cả đối với những người không
làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật. Trước đây, thông tin thường phát sinh từ một
nguồn, từ email hoặc thư thoại và phần lớn là không đồng bộ. Hiện nay, thông tin
xuất phát từ nhiều ứng dụng và thông qua nhiều công cụ. Các dịch vụ được chia
sẻ giữa nhiều tổ chức, cho phép cùng một tập hợp hệ thống và ứng dụng nền tảng
đáp ứng nhiều nhu cầu một cách đồng thời và an toàn. Các ứng dụng, dịch vụ và
dữ liệu có thể được truy cập thông qua đa dạng các thiết bị được kết nối như là
điện thoại thông minh, máy laptop và các thiết bị Internet di động khác.
Khác với môi trường điện toán truyền thống, điện toán đám mây đang mở
ra nhiều cơ hội mới nhưng kèm theo đó là những thách thức mà các nhà quản lý
phải nắm rõ để vận hành hệ thống được trơn tru. Điện toán đám mây đang trở
thành đích đến của nhiều doanh nghiệp lớn, đặc biệt có liên quan tới mảng trung
tâm dữ liệu.
Theo ông CK Lam, Giám đốc Tiếp thị các Giải pháp Doanh nghiệp,
Juniper Networks Châu Á-Thái Bình Dương, các nhà quản trị mạng cần hiểu
rằng trong điện toán đám mây, băng thông mạng luôn được tận dụng tối ưu ở hầu
hết thời điểm. Chính vì vậy sẽ luôn có những thách thức trong việc quản lý một
môi trường có độ ảo hóa cao và những tác động của chúng tới kiến trúc mạng.
Quản trị mạng nên có kế hoạch để đơn giản kiến trúc mạng, chia sẻ hạ tầng mạng
với công nghệ ảo hóa, bảo mật môi trường của họ và triển khai những công cụ
giúp tự động hóa quy trình quản lý môi trường trung tâm dữ liệu ảo hóa.
Bởi vì, trong môi trường điện toán truyền thống, nhiều cấu phần phần
mềm và các quy trình dựa vào hệ thống thiết bị tại chỗ. Trong một môi trường
điện toán đám mây, hầu hết mọi thứ được vận hành từ một máy chủ hoặc nhiều
máy chủ trong trung tâm dữ liệu nơi bạn tương tác cụ thể với chúng qua một
20
trình duyệt. Điều này đặt ra ngày càng nhiều yêu cầu đối với hệ thống mạng hiện
thời cũng như hạ tầng bảo mật.
Hạ tầng mạng hiện tại được thiết kế và xây dựng cách đây cũng khoảng
gần 2 thập kỷ. Kiến trúc chuyển mạch 3-lớp phổ dụng này là hiệu quả ở thời
điểm khi hầu hết các dữ liệu được tập trung trong một bộ chuyển mạch đơn nhất
trong một môi trường khách-chủ nơi các hệ thống mạng tương đối nhỏ và được
thiết kế theo quy tắc 80/20 (80% luồng dữ liệu có thể nằm trong bộ chuyển mạch
(switch) và 20% luồng dữ liệu có thể nằm ở bên ngoài).
Điều không may là kiến trúc này hiện vẫn còn được sử dụng trong nhiều
hệ thống mạng trung tâm dữ liệu hiện nay. Các ứng dụng ngày nay như Web 2.0
hay kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) hiện chiếm đa số luồng dữ liệu chuyến tiếp
server-tới-server, chiếm tới 75% luồng dữ liệu chuyển tiếp trong kiến trúc
chuyển mạch 3-lớp. Kiến trúc này gây ra độ trễ lớn và chi phí cao để xây dựng
hay bảo trì.
Các doanh nghiệp triển khai đám mây cá nhân là bởi họ muốn thụ hưởng
các lợi ích mà điện toán đám mây mang lại, chẳng hạn như tiết kiệm chi phí nhờ
việc chia sẻ các ứng dụng và hạ tầng. Một trong những vấn đề quan trọng cần lưu
ý là bảo mật, điều ngày càng trở thành một yếu tố trọng yếu trong môi trường
đám mây công cộng.
Thách thức lớn của điện toán mây là vấn đề bảo mật. Điện toán mây được
cấu thành từ nhiều thành phần khác nhau. Từ máy chủ, lưu trữ, mạng được ảo
hóa, tiếp theo là các thành phần quản lý Cloud Management. Thành phần này sẽ
quản lý tất cả các tài nguyên được ảo hóa và tạo ra các máy chủ ảo với hệ điều
hành, ứng dụng để cung cấp cho khách hàng. Như vậy, điện toán mây là một mô
hình lego với rất nhiều miếng ghép công nghệ tạo thành. Mỗi một miếng ghép lại
tồn tại trong nó những vấn đề bảo mật và vô hình chung, điện toán mây khi giải
bài toán bảo mật tất yếu phải giải quyết các vấn đề của những miếng ghép trên.
21
4M !"L3
Một đánh giá khác từ Gartner về bảo mật trong điện toán mây năm
2009,có 7 nỗi lo ngại mà khách hàng sử dụng điện toán mây đòi hỏi nhà cung
cấp dịch vụ giải đáp thỏa đáng. Dưới đây là chi tiết các vấn đề trên:
Tựu chung của 7 vấn đề trên, xin phân vào 3 nhóm tính chất về bảo mật sau:
[1] Tính tin cẩn (Confidentiality)(vấn đề 1, 2, 4): Dữ liệu của khách
hàng được bảo vệ như thế nào? Ngoài khách hàng, dữ liệu đó có thể bị xem trộm
bởi chính nhà cung cấp hay những khách hàng khác không? Các nhà cung cấp có
đạt các chứng nhận của các tổ chức thứ ba đánh giá về bảo mật hay không?
[2] Tính sẵn sàng (Availability)(Vấn đề 3, 5, 7): Ứng dụng cung cấp trên
điện toán mây luôn sẵn sàng hay không? Nếu xảy ra sự cố, thời gian khôi phục
dịch vụ mất bao nhiêu thời gian? Nhà cung cấp dịch vụ có đủ tài chính để cung
cấp lâu dài cho khách hàng? Chế độ bảo hiểm dữ liệu ra sao nếu nhà cung cấp
ngừng dịch vụ vì lý do tài chính?
22
[3]Tính an ninh (Security)(Vấn đề 6): Ngoài các vấn đề, phòng chống
tấn công, nhà cung cấp dịch vụ có minh bạch cung cấp hiện trạng phục vụ điều
tra và thông tin đến các khách hàng nắm không?
Đi sâu vào công nghệ, để giải quyết các vấn đề trên, nhà cung cấp dịch vụ
điện toán mây phải xây dựng một chiến lược bảo mật qua nhiều lớp với nhiều
công nghệ khác nhau đi từ Hạ tầng – Phần cứng – Phần mềm - Ứng dụng – Tính
pháp lý … Các thành phần bảo mật này đảm bảo vận hành một cách đồng bộ với
nhau, đem đến một hành lang bảo vệ cho ứng dụng và dữ liệu nhưng đồng thời
không đem đến sự phức tạp, khó khăn cho hoat động sử dụng của khách hàng.
4F&(;,
Điện toán mây thực sự là một giải pháp kỳ diệu đáp ứng được tính chất
hướng đến dịch vụ của khách hàng. Nó cho phép chúng ta cung cấp năng lực tính
toán theo đúng nhu cầu sử dụng, một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, để điện toán
mây thực sự đem lại sự an tâm cho khách hàng thì vấn đề bảo mật là bài toán
then chốt mà nhà cung cấp dịch vụ phải giải hoàn chỉnh.
23
1.8 Một số công ty làm dịch vụ điện toán đám mây
Các công ty tiên phong như Amazon đã xây dựng “hệ sinh thái dựa vào
đám mây” (cloud-based ecosystem) để làm cho các nội dung như sách điện tử có
sẵn với mọi người. Các công ty khác cũng phát triển “hệ sinh thái” riêng của
mình. Mới đây Google đã mua Motorola Mobility (công ty chuyên sản xuất máy
tính bảng, smartphone và các công cụ khác) với giá 12,5 tỉ USD mà mục tiêu là
cho ra một loạt các công cụ di động mới tốt nhất sử dụng các dịch vụ đám mây.
Apple cũng có dịch vụ “iCloud”, trong đó cho phép người dùng tồn trữ dến 5GB
nội dung không tính phí và nhiều hơn nếu đồng ý trả phí. iPhone 4S vừa trình
làng có một số cải tiến trên dịch vụ tồn trữ và đồng bộ (storage-and-sync) iCloud
của Apple. iCloud cải tiến (sẽ được đưa vào các sản phẩm Apple mới chạy trên
hệ điều hành iOS 5) được xem là đối thủ của Amazon.
Các công ty phần mềm nhỏ cũng tận dụng lợi ích của điện toán đám mây
như Dropbox cho phép người dùng upload hình ảnh, văn kiện và các nội dung
khác lên trang web có giao diện đơn giản của nó rồi load lại chúng từ các công cụ
khác thông qua tài khoản đăng ký. Đa số công ty đều cung cấp miễn phí phần cơ
bản của dịch vụ và chỉ tính phí ở phần nâng cao. Dropbox miễn phí 2GB nội
dung upload. Các công cụ di động có khả năng đặc biệt và điện toán đám mây là
hai trong ba cột trụ cơ bản tạo ra cuộc cách mạng điện toán cá nhân. Nhưng cột
trụ thứ ba – sự phổ biến của internet dải rộng - đã tăng tốc độ cho nó.
24
CHƯƠNG 2. CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
2.1. Lịch sử hình thành và sự ra đời Chính phủ điện tử
Ngày nay người ta nói nhiều về Chính phủ điện tử (e-government). Một
khi mà Internet và thương mại điện tử ra đời, thì sự ra đời Chính phủ điện tử là
điều tất yếu. Trước kia, hầu hết Chính phủ các nước phải giải quyết các vấn đề
kinh tế xã hội theo cách cũ, tức là hoàn toàn không có sự tham gia của công nghệ
thông tin và viễn thông. Như đã thấy ở hầu hết các nước, cơ cấu bộ máy Nhà
nước bao gồm các Bộ như bộ Giáo dục, bộ Y tế, bộ Giao thông vận tải, bộ
Thương mại, bộ Khoa học và công nghệ…Trung bình mỗi Chính phủ có khoảng
50 tới 70 bộ hay cơ quan khác nhau ở trung ương. Mỗi bộ như vậy đều có các cơ
quan chức năng riêng. Việc phát hiện một cơ quan làm không đúng chức năng,
nhiệm vụ của mình có thể là khó khăn. Tệ hơn, ngay cả các vấn đề đơn giản như
cấp giấy phép kinh doanh cho một doanh nghiệp, bán một số lớn các cơ quan
khác nhau đòi hỏi một số biểu mẫu khác nhau. Điều này là quá thừa và không
cần thiết. Hơn nữa, thủ tục giải quyết vấn đề về quản lý thường quá rườm rà, gây
khó khăn cho người dân khi có nhu cầu.
Một trong các lý do cơ bản làm cho khu vực công kém hiệu quả, quan liêu
là những việc xảy ra ở trên. Hệ thống tổ chức hàng dọc hay ngang của các cơ
quan có quá nhiều ban ngành tạo ra sự phức tạp cho cán bộ nhân viên trong lúc
thừa hành nhiệm vụ. Để giải quyết tình trạng trên, Chính phủ các nước trên thế
giới đã tìm ra giải pháp áp dụng Internet và các thành tựu khác của khoa học
công nghệ để cải thiện hoạt động của bộ máy nhà nước.
Khả năng áp dụng Internet để cung cấp thông tin Chính phủ tới mọi người
ở mọi nơi mà không cần bất cứ khâu trung gian nào sẽ ảnh hưởng rất lớn tới bản
thân các quan chức Chính phủ. Các doanh nghiệp nhỏ có thể thu thập các quy tắc
và các văn bản pháp luật dễ dàng hơn mà không cần phải thông qua luật sư. Ngay
cả người dân cũng có thể nộp thuế từ nhà riêng vừa đỡ tốn thời gian tiền bạc và
hiệu quả. Mặt khác, việc mọi người có thể chủ động hơn khi truy cập các thông
tin và sử dụng các dịch vụ của Chính phủ cũng góp phần hạn chế hiện tượng lạm
dụng quyền lực của các quan chức nhà nước, bảo vệ quyền lợi cá nhân cho công
25