Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.38 KB, 12 trang )

BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. Tài liệu tham khảo
1. Điều lệ trường trung học- Ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 2/4/2007.
2. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT ban hành
kèm theo quyết định số 80/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008.
3. Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành quy định về chế
độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
4. Quy chế công nhận trường trung học chuẩn quốc gia ban hành kèm theo thông
tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010.
5. Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông ban hành kèm theo
thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7/2010.
6. Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học ban hành kèm theo quyết định số
40/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/10/2006 (có sửa đổi bổ sung).
7. Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009 qui định chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học.
8. Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 9/2/2010 về việc hướng dẫn
đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009.
9. Đổi mới quản lý trường THPT (Hà Thế Truyền - 2006), Bài giảng lớp bồi
dưỡng cán bộ quản lý tháng 4/2006.
10. Bài giảng tâm lý học quản lý lãnh đạo (Nguyễn Quang Uẩn - 2004).
11. Lý luận quản lý giáo dục đại cương (Phạm khắc Chương - 2004).
12. Quản lý giáo dục, một số khái niệm và luận đề (Đặng Quốc Bảo - 1995).
II. Mục đích yêu cầu:
Trang bị cho Tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT hệ thống khái niệm cơ
bản về: + Giáo dục, quản lý, quản lý giáo dục và chức năng quản lý
+ Tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn ở các cơ sở giáo dục phổ thông.
Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở
trường Trung học phổ thông, nguyên tắc xử lý tình huống sư phạm của tổ trưởng chuyên
môn trong hoạt động quản lý tổ chuyên môn. Cung cấp và định hình một số mẫu biểu


quản lý hành chính đối với tổ trưởng chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ và hoạt động
của tổ chuyên môn
III. Nội dung
A. Hệ thống hoá một số khái niệm cơ bản
1. Giáo dục
Trong thời đại ngày nay giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định, động lực thúc
đẩy sự phát triển xã hội, chỉ có giáo dục mới đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu của sự phát triển xã hội, giáo dục đã trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu của tất cả
các quốc gia trên thế giới. Khi nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, có người cho
rằng “Nếu nền kinh tế - xã hội là bộ mặt của một quốc gia, thì giáo dục là vầng trán của
khuôn mặt đó”. Ta có thể hiểu khái niệm:
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm
được tích luỹ trong quá trình phát triển của loài người từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
2. Quản lý:
Có một số từ n gữ mang nội dung gần với nghĩa “quản lý” như: Quản trị, quản
trang, quản tượng, quản thúc, quản ca
Quản lý hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện, phát triển của xã hội loài người.
Quản lý là một phạm trù khách quan, được ra đời một cách tất yếu do nhu cầu của mọi
chế độ xã hội, mọi thời đại. Khoa học quản lý cũng như nhiều khoa học xã hội - nhân văn
khác, luôn gắn với tiến trình phát triển của xã hội loài người, mang tính lịch sử, tính giai
cấp, tính dân tộc, tính thời đại. Cũng có thể hiểu quản lý gồm 2 đơn vị nội dung cơ bản:
Cai quản và pháp lý. Ngày nay quản lý đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, có
nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, một trong các quan niệm đó: “Quản lý là tác
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động nói chung
nhằm thực hiện được những mục tiêu quản lý ”. Quan hệ nội hàm khái niệm quản lý:
“Lơ mơ hai chữ Q, L
Chợt ra mới rõ trong L có Q
Q, L hai chức lơ mơ
Bây giờ mới tỏ sau Q có L”
3. Quản lý giáo dục:

Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lý giáo dục khác nhau, tựu chung ta có thể
hiểu:
Quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục
trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh
vực giáo dục, nhằm đạt mục tiêu mà giáo dục đã đề ra.
4. Chức năng quản lý:
Quản lý là những tác động hướng đích với chức năng lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo,
chỉ đạo, điều khiển và kiểm tra. Bản chất của quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con
người thông qua các chức năng quản lý.
+ Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu, các con đường, các biện pháp, các
điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hiện các mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của
quản lý.
+ Tổ chức là quá trình sắp xếp phân bổ công việc, chia sẻ quyền hành, nguồn lực cho
các thành viên để họ có thể hoàn thành các mục tiêu xác định. Tổ chức là công cụ hết sức
quan trọng của quản lý.
+ Lãnh đạo, chỉ đạo là quá trình các chủ thể quản lý điều khiển, hướng dẫn con người
trong tổ chức để họ tự nguyện, nhiệt tình, tin tưởng, phấn đấu đạt các mục tiêu quản lý.
+ Kiểm tra là việc đo lường, đánh giá kết quả của việc thực hiện các mục tiêu của tổ
chức nhằm tìm ra những ưu điểm và những hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ
chức và lãnh đạo. Các chức năng quản lý có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, tác động ảnh
hưởng lẫn nhau trong một môi trường quản lý xác định.
Sơ đồ 2: Các chức năng quản lý
5. Tổ chuyên môn:
* Điều lệ trường trung học quy định (Điều 16): Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo
viên, viên chức thư viên, viên chức thiết bị thí nghiệm được tổ chức thành tổ chuyên môn
theo môn học hoặc nhóm môn học. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng và một hoặc hai tổ
phó do hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học.
* Tổ chuyên môn có nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng và
quản lý kế hoạch cá nhân theo kế hoạch giáo dục và phân phối chương trình môn học của
Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và

nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Bộ
GD&ĐT. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
Lập kế
hoạch (1)
Tổ chức (2)
Kiểm tra
(4)
Lãnh đạo
(3)
* Chế độ sinh hoạt tổ chuyên môn: 2 tuần một lần.
6. Tổ trưởng chuyên môn:
* Tổ trưởng chuyên môn là giáo viên trường trung học, có đầy đủ các nhiệm vụ
của giáo viên bộ môn, của giáo viên chủ nhiệm lớp (nếu làm công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp), có quyền của giáo viên bộ môn và quyền giáo viên chủ nhiệm lớp (quy định
tại điều 30, ,36 chương 4 trong điều lệ trường trung học).
* Tổ trưởng chuyên môn được Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm
học, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng.
* Tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu tổ chuyên môn, có nhiệm vụ quản lý
toàn diện hoạt động chuyên môn về việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn,
hướng dẫn tổ viên xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ và tham gia đánh giá xếp loại thành viên trong tổ, đề xuất khen thưởng hoặc kỷ
luật đối với giáo viên, quản lý tài sản tổ chuyên môn theo quy định của Hiệu trưởng, theo
dõi và đề nghị nhà trường thực hiện chế độ chính sách của nhà nước đối với các tổ viên.
* Tổ trưởng chuyên môn tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động
của tổ chuyên môn, tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường, tổ trưởng
chuyên môn được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các
chế độ chính sách theo quy định (trừ giờ 3 tiết/tuần; phụ cấp trách nhiệm 0.25% lương cơ
bản).
* Tổ trưởng chuyên môn chủ trì các hội nghị tổ chuyên môn và chịu trách nhiệm
trước Hiệu trưởng về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định tại điều 16 - chương 2 của điều

lệ trường trung học.
B. Chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở
trường Trung học phổ thông
1. Chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn:
* Tổ trưởng chuyên môn có các chức năng quản lý như một người đứng đầu một
đơn vị sản xuất, được hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học.
* Tổ trưởng chuyên môn có chức năng dự thảo kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn,
hướng dẫn thành viên trong tổ lập kế hoạch năm học của cá nhân.
* Tổ trưởng chuyên môn còn có chức năng đặc biệt quan trọng là kiểm tra đánh
giá toàn bộ hoạt động chuyên môn của các thành viên thuộc quyền theo kế hoạch nhiệm
vụ năm học của tổ và của nhà trường.
* Tổ trưởng chuyên môn được hiệu trưởng giao nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo các hoạt
động tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình giảng dạy môn học, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá theo quy định của các cấp quản lý giáo dục và
kế hoạch năm học của nhà trường.
* Tổ trưởng chuyên môn thực hiện qui chế dân chủ trong nhà trường, tập hợp,
đoàn kết các thành viên trong tổ thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách pháp luật
của Đảng và Nhà nước, các chủ trương chính sách về giáo dục đào tạo cũng như các qui
định, nếp sống văn hoá ở địa phương nơi cư trú. Tổ trưởng chuyên môn cùng với thành
viên trong tổ xây dựng bầu không khí tâm lý, môi trường sư phạm thân thiện, cộng tác
hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
2. Nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT:
2.1. Quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi các hoạt động giáo dục của các thành viên
trong tổ chuyên môn. Theo quy chế công nhận trường trung học chuẩn quốc gia ban hành
kèm theo thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010, hồ sơ tổ chuyên môn gồm
có: Danh sách cán bộ giáo viên, kế hoạch năm học, báo cáo sơ kết học kỳ, báo cáo tổng
kết năm học, nghị quyết tổ nhóm chuyên môn, các quyết định khen thưởng và các chuyên
đề sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện trong năm học.
Theo điều 27 - điều lệ trường trung học, tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý sổ
gọi tên - ghi điểm; sổ đầu bài; học bạ học sinh thuộc hệ thống hồ sơ của nhà trường.

Ngoài ra tổ trưởng chuyên môn trực tiếp quản lý hồ sơ của giáo viên gồm:
+ Bài soạn
+ Kế hoạch giảng dạy theo tuần
+ Sổ dự giờ thăm lớp
+ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
Ngoài các hồ sơ theo quy định điều lệ trường trung học, tổ trưởng chuyên môn
còn trực tiếp quản lý các hồ sơ khác theo quy định của Hiệu trưởng:
+ Sổ điểm các nhân
+ Sổ báo giảng
+ Sổ tích luỹ chuyên môn
+ Sổ nghị quyết
+ Sổ trao đổi nhóm chuyên môn
+ Đăng ký thi đua, đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm đầu năm học.
2.2. Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của các thành
viên trong tổ chuyên môn
Vào đầu năm học, sau hội nghị cán bộ công chức tổ trưởng chuyên môn dự thảo và
thông qua tổ về kế hoạch hoạt động chung, báo cáo Hiệu trưởng và được hiệu trưởng
duyệt. Tổ trưởng chuyên môn căn cứ kế hoạch tổ đã được duyệt, hướng dẫn và yêu cầu
các tổ viên lập kế hoạch cá nhân, đăng ký thi đua, đăng ký đề tài khoa học SKKN.
2.3. Quản lý phân công nhiệm vụ đầu năm học
Tổ trưởng chuyên môn dư kiến phân công chuyên môn cho các thành viên trong tổ
phải căn cứ thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, theo đó định mức tiết dạy
giáo viên THPT là 17 tiết/tuần; định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng 2 tiết/tuần, Phó
hiệu trưởng 4 tiết/tuần; giáo viên chủ nhiệm được giảm 4 tiết/tuần; giáo viên phụ trách
thiết bị hoặc thư viện được giảm từ 2-3tiết/tuần; tổ trưởng chuyên môn được giảm 3
tiết/tuần; giáo viên làm Bí thư chi bộ nhà trường hoặc chủ tịch công đoàn trường hạng 1
được giảm 4 tiết/tuần, hạng trường còn lại giảm 3 tiết/tuần; giáo viên kiêm công tác đoàn:
Bí thư đoàn trường được giảm 17 x 70% tiết/tuần; Phó bí thư đoàn trường được giảm 17 x
35% tiết/tuần; giáo viên kiêm thư ký hội đồng hoặc kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân

trường học được giảm 2 tiết/tuần; giáo viên được tuyển dụng lần đầu được giảm 2
tiết/tuần; giáo viên nữ có con nhỏ 12 tháng tuổi trở xuống được giảm 3 tiết/tuần.
Tổ trưởng chuyên môn nhận nghị quyết chỉ đạo của Hiệu trưởng, tổ chức hội nghị
dân chủ bàn bạc phân công nhiệm vụ đầu năm học, báo cáo hiệu trưởng đề nghị phân
công chuyên môn của tổ trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường. Tổ
trưởng chuyên môn tham gia quản lý các kế hoạch dạy học và giáo dục (Thời khoá biểu)
của các tổ viên.
2.4. Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc đăng ký chất lượng giáo dục và đề tài
sáng kiến kinh nghiệm, khoa học sư phạm ứng dụng đầu năm học cần quán triệt quy định
về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT ban hành kèm theo quyết định
số 80/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008, theo đó điều 10-tiêu chuẩn 7 yêu cầu đáp ứng
mục tiêu giáo dục THPT: học sinh các khối lớp có học lực trung bình đạt 80% trở lên
trong đó xếp loại khá - giỏi từ 25% trở lên, loại yếu - kém không quá 20%, học sinh lớp
12 đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp ít nhất 90%, kết quả môn học giáo dục quốc phòng đạt
trung bình ít nhất 90%, trong đó khá - giỏi ít nhất 40%. Đánh giá xếp loại hạnh kiểm loại
khá - tốt đạt ít nhất 80%, loại yếu không quá 20%. Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề phổ
thông đạt ít nhất 90%, xếp loại môn học nghề phổ thông đạt trung bình ít nhất 90%.
Ngoài ra, theo quy định của Hiệu trưởng giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác
chủ nhiệm lớp còn đăng ký chỉ tiêu học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, chỉ tiêu học
sinh thi đỗ ĐH, CĐ ở các lớp khối 12.
Tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý giáo viên đăng ký đề tài khoa học, SKKN
theo hướng dẫn của Sở khoa học công nghệ và Sở Giáo dục Đào tạo.
2.5. Quản lý thiết kế bài soạn (giáo án) và kiểm tra đánh giá học sinh
Tổ trưởng chuyên môn ký giáo án cho các thành viên trước một tuần, tham gia
quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh, chấm trả bài của giáo viên theo quy chế đánh giá
xếp loại học sinh trung học ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ - BGDĐT ngày
5/10/2006 (có sửa đổi bổ sung), theo đó cần quán triệt đầy đủ nội dung quy chế 40 đặc
biệt là các quy định tại chương II (đánh giá xếp loại hạnh kiểm), chương III (đánh giá xếp
loại học lực), chương IV (sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại) và chương V (trách nhiệm
của giáo viên và cán bộ quản lý).

2.6. Tổ chức và quản lý kế hoạch thao giảng cấp tổ theo điều lệ hội thi giáo viên
dạy giỏi các cấp học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT
ngày 20/7/2010. Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, tổ trưởng chuyên môn tham
gia tổ chức và quản lý thao giảng cấp tổ và cấp trường theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT ban hành kèm
theo quyết định số 80/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008, theo đó tổ trưởng, tổ phó
chuyên môn dự giờ của giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 4 tiết dạy/1giáo viên/năm
học. Mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 2 bài giảng có ứng dụng CNTT/năm; 2 tiết hội giảng
hoặc thao giảng/năm; 18 tiết dự giờ đồng nghiệp/năm.
2.7. Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp quản lý phân công giáo viên dạy thay đồng
nghiệp đi công tác hoặc nghỉ theo chế độ bảo hiểm, lưu giữ hồ sơ phân công dạy thay.
2.8. Tổ trưởng chuyên môn quản lý giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi,
giáo viên tham gia ôn thi tuyển sinh ĐH, CĐ và phụ đạo học sinh yếu trên cơ sở kế hoạch
nhiệm vụ năm học của nhà trường và của tổ chuyên môn.
2.9. Tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý thanh tra chuyên môn đối với các
thành viên trong tổ theo kế hoạch chung của nhà trường, theo đó thanh tra toàn diện (hồ
sơ chuyên môn và giảng dạy), thanh tra chuyên đề (hồ sơ chuyên môn hoặc giảng dạy),
báo cáo kết quả thanh tra giáo viên của tổ chuyên môn với Hiệu trưởng vào cuối kỳ học,
năm học và ghi kết quả thanh tra giáo viên vào sổ đánh giá của Hiệu trưởng.
2.10. Tổ trưởng chuyên môn quản lý kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
các thành viên trong tổ, trước hết cần quán triệt các văn bản pháp quy liên quan đến cán
bộ quản lý và giáo viên ở trường THPT theo mục tài liệu tham khảo (1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9).
2.11. Tổ trưởng chuyên môn quản lý ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra TNKQ, đề
kiểm tra tự luận trên cơ sở chuẩn kiến thức - kỹ năng thuộc chương trình môn học do Bộ
GD&ĐT quy định, phân công giáo viên thẩm định ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra được
sử dụng kiểm tra đánh giá học sinh.
2.12. Tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý cơ sở vật chất, tài sản của tổ chuyên
môn do Hiệu trưởng quy định. Tổ trưởng chuyên môn cùng với tổ công đoàn tham gia tổ
chức và quản lý tài chính của tổ bao gồm: tài chính hoạt động chuyên môn do nhà trường
cấp và quỹ tự có của các thành viên trong tổ. Đầu năm học tổ trưởng chuyên môn lập

bảng dự toán tài chính phục vụ hoạt động chuyên môn.
2.13. Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc đánh giá thi đua cá nhân, tổ chuyên môn
mỗi kỳ học, năm học theo kế hoạch và nhiệm vụ năm học đầu năm. Tham dự hội nghị
đánh giá thi đua trong hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường ở cuối kỳ học, năm
học và hội nghị rà soát công tác đánh giá thi đua trước khi mở đầu năm học mới.
Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học theo qui định tại chương II từ Điều 4 đến Điều 9 về qui định chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học kèm theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009.
Tổ trưởng thay mặt tổ đề nghị danh hiệu thi đua năm học, hình thức khen cho tập
thể và cá nhân trên cơ sở nghị quyết trong hội nghị đánh giá thi đua của tổ chuyên môn
cuối kỳ học, năm học:
+ Danh hiệu thi đua cá nhân: Lao động tiên tiến, CSTĐ cấp cơ sở, CSTĐ cấp tỉnh.
+ Danh hiệu thi đua tập thể tổ: Tổ lao động tiên tiến, tập thể tổ lao động xuất sắc.
+ Hình thức khen: Giấy khen, bằng khen.
2.14. Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc thu nộp hồ sơ của tổ chuyên môn và cá
nhân trong tổ về văn phòng nhà trường vào cuối năm học gồm có: Sổ nghị quyết tổ nhóm
chuyên môn, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm, kế hoạch tổ chuyên môn, kết quả thao giảng
năm học, kết quả thanh tra giáo viên, bảng phân công giáo viên dạy thay, để kiểm tra học
kỳ, kết quả thẩm định SKKN và báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết cuối năm.
C. Một số kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm của tổ trưởng chuyên môn
trong hoạt động quản lý tổ chuyên môn.
1. Thái độ tiếp cận các thành viên trong tổ chuyên môn cần thể hiện tính chân, thiện, mỹ
nghĩa là thật sự chân thành, trung thực, cầu thị, không ác ý, bao dung, gương mẫu, ứng sử
văn hoá với đồng nghiệp.
2. Học hỏi chữ nhẫn trong quản lý: Nhẫn lại (nên); Nhẫn nhịn (cần); Nhẫn tâm (tránh).
3. Đức tính hy sinh lợi ích cá nhân, gương mẫu trong công việc, sắc xảo trong chuyên
môn, hóm hỉnh trong giao tiếp.
4. Phương châm quản lý trong việc quản lý tổ chuyên môn: Nắm cái không thể buông
cũng như buông cái không cần nắm.
5. Thuần thục các chức năng quản lý: Kế - Tổ - Đạo - Kiểm.

6. Phương pháp tác động đối với đồng nghiệp mắc lỗi phải thực sự cầu thị, bao dung, tâm
lý theo quy tắc 2 khen 1 chê (khen-chê-khen).
7. Thể hiện đức tính cầu thị rèn luyện kỹ năng quản lý, học hỏi đồng nghiệp về chuyên
môn nghiệp vụ, tạo sự đồng thuận cao trong việc tiếp cận và giao tiếp với đồng nghiệp.
8. Tăng tần suất giao lưu với đồng nghiệp của trường bạn trong tỉnh, ngoài tỉnh, mạng
thông tin và sa lộ thông tin toàn cầu.
9. Nghệ thuật sư phạm của tổ trưởng chuyên môn trong việc đánh giá thi đua cuối kỳ và
cuối năm học: Cần tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, môi trường sư phạm tích cực,
thân thiện. Trước khi tổ chức hội nghị đánh giá thi đua, tổ trưởng chuyên môn cần hội ý,
tranh thủ ý kiến của nhóm trưởng bộ môn, của giáo viên nòng cốt có tín nhiệm cao trong
tổ về việc đánh giá thi đua từng cá nhân trong tổ.
10. Tính khoa học trong mọi hoạt động quản lý tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn
cần soạn thảo chương trình làm việc, chương trình hội nghị tổ trước khi họp tổ chuyên
môn định kỳ tháng, học kỳ, năm học và thông báo ở phòng tổ chuyên môn để mọi thành
viên trong tổ tham khảo nhằm tiết kiệm thời gian hội họp.
D. Một số mẫu biểu quản lý hành chính đối với tổ trưởng chuyên môn theo
chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của tổ chuyên môn
Biểu mẫu 1:
hướng dẫn lập kế hoạch nhiệm vụ năm học của
cán bộ giáo viên năm học 20 20
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Họ và tên giáo viên: Tháng, năm nhập ngành
Đơn vị công tác: Tổ Trường:
Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn: lớp dạy
Công tác kiêm nhiệm:
I. Cơ sở xây dựng kế hoạch.
+ Đặc điểm tình hình, chất lượng văn hóa, đạo đức học sinh điều kiện cơ sở vật
chất, thiết bị đồ dùng, môi trường giáo dục, nền nếp dạy và học.
+ Chỉ thị nhiệm vụ năm học của ngành, kế hoạch năm học của trường, của tổ

nhóm chuyên môn.
II. Mục tiêu phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm học.
1. Thực hiện quy chế chuyên môn: Thực hiện chương trình, soạn bài lên lớp,
kiểm tra đánh giá chấm trả bài cho học sinh, sử dụng đồ dùng, làm đồ dùng dạy
học, đề tài nghiên cứu, báo cáo chuyên đề, phụ đạo bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để
nâng cao tay nghề, phương hướng đổi mới phương pháp dạy học.
2. Chỉ tiêu chất lượng văn hóa của các lớp dạy
Lớp Năm học cũ (kết quả khảo sát) Chỉ tiêu năm học mới
K-G TB Yếu kém K-G TB Yếu kém
Chỉ tiêu khác: + Lớp chủ nhiệm
+ Đội tuyển HS giỏi tỉnh
+ Bồi dưỡng HS thi đỗ ĐH-CĐ
+ Công tác kiêm nhiệm
III. Các giải pháp thực hiện kế hoạch.
+ Bám sát chỉ tiêu chất lượng văn hóa, đạo đức, duy trì sĩ số theo tiêu chí chất
lượng giáo dục xây dựng trường chuẩn quốc gia.
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy qua từng tiết dạy: Soạn giáo án, sử dụng thiết bị
đồ dùng tự làm, phương pháp kiểm tra đánh giá, ngân hàng đề kiểm tra và đề thi.
+ Gắn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để học tập kinh nghiệm, khắc sâu bài giảng,
chỉnh sửa tài liệu, phương pháp điều khiển bài giảng trên lớp của Thầy.
+ Giáo dục động cơ học tập, kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình- xã hội,
làng xã, dòng họ
IV. Kiến nghị điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch.
Về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu, sách giáo khoa
Về an ninh trường học, môi trường giáo dục ở địa phương, gia đình.
V. Đăng kí thi đua năm học.
Danh hiệu thi đua công chức, danh hiệu thi đua công đoàn, danh hiệu thi đua:
Đảng viên, Đoàn viên (nếu có).
Tổ chuyên môn duyệt kế hoạch Người viết kế hoạch
Biểu mẫu 2:

hướng dẫn lập kế hoạch nhiệm vụ năm học của
tổ trưởng chuyên môn năm học 20 20
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
kế hoạch nhiệm vụ năm học 20 20
tổ chuyên môn:
I. Cơ sở xây dựng kế hoạch.
+ Đặc điểm thuận lợi khó khăn về đội ngũ cán bộ giáo viên trong tổ.
+ Đặc điểm tình hình, chất lượng văn hóa, đạo đức học sinh điều kiện cơ sở vật
chất, thiết bị đồ dùng, môi trường giáo dục, nền nếp dạy và học.
+ Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Kế hoạch năm học của
nhà trường.
II. Mục tiêu phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm học.
1. Mục tiêu về hoạt động giảng dạy của giáo viên theo chương trình chuẩn bộ môn
do Bộ GD-ĐT qui định.
2. Mục tiêu về hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ ĐH-CĐ.
3. Mục tiêu hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá
nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
4. Mục tiêu về hoạt động tự bồi dưỡng, báo cáo chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm,
nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, hoạt động ngoại khoá, thiết kế và sử dụng đồ
dùng dạy học.
5. Mục tiêu về các hoạt động đoàn thể, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
6. Mục tiêu về đánh giá xếp loại thi đua theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
III. Các giải pháp thực hiện kế hoạch.
+ Đảm bảo và duy trì hoạt động tổ nhóm chuyên môn theo qui định, đảm bảo đầy
đủ các loại hồ sơ tổ, nhóm chuyên môn và mỗi giáo viên.
+ Tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng theo
phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT, viết báo cáo SKKN, nghiên cứu khoa học sư
pham, thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện, thao giảng và tham gia hội thi giáo viên
dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh theo điều lệ mới (Thông tư 21)

+ Bám sát chỉ tiêu chất lượng văn hóa, đạo đức theo các tiêu chí chất lượng giáo
dục trường chuẩn quốc gia.
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy qua từng tiết dạy: Soạn giáo án, sử dụng thiết bị
đồ dùng tự làm, phương pháp kiểm tra đánh giá, ngân hàng đề kiểm tra và đề thi.
+ Gắn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để học tập kinh nghiệm, khắc sâu bài giảng,
chỉnh sửa tài liệu, phương pháp điều khiển bài giảng trên lớp của Thầy.
+ Giáo dục động cơ học tập, kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình- xã hội,
làng xã, dòng họ
IV. Kiến nghị điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch.
Về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu, sách giáo khoa
Về an ninh trường học, môi trường giáo dục ở địa phương, gia đình.
V. Đăng kí thi đua năm học.
- Danh hiệu thi đua của Tổ chuyên môn, Tổ Công đoàn.
- Danh hiệu thi đua cá nhân: LĐTT, CSTĐ cấp cơ sở và cấp tỉnh
Ban chuyên môn duyệt kế hoạch Tổ trưởng
Biểu mẫu 3:
dự kiến phân công chuyên môn đầu năm học, kỳ học
TT Họ và tên Phân công giảng dạy
Công tác
khác
Số
tiết/tuần
Điều chỉnh
phân công

×