Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tìm hiểu phương pháp soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.12 KB, 38 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý luận
Thế giới chúng ta đang sống không đứng yên mà luôn luôn vận động
theo một quy luật nhất định. Mọi sự vật trong thế giới đó cũng không ngừng
hoạt động. Hoạt động có thể là bản năng có thể là được ý thức. Con người nhờ
biết làm chủ và hiểu sâu sắc những hoạt động của mình mà đã bứt hẳn khỏi
cuộc sống loài vật làm chủ thiên nhiên với sự hoàn thiện về ý thức. Con người
hơn hẳn các loài vật khác là biết ý thức về những công việc mình đã, đang và
sẽ làm
Lênin khi bàn về vấn đề ý thức đã nói, đại ý: Một con ong thợ khi xây
tổ dù khéo léo đến đâu cũng không thể bằng một người thợ tồi nhất, bởi vì nó
làm trong vô thức, không biết được hình thù cái tổ của mình sẽ như thế nào
khi xây xong. Còn người thợ trước khi xây dựng một công trình nào đó đã
hình dung được trong đầu các kế hoạch xây dựng, kiểu cấu trúc cần thiết, dự
định sẽ thi công trong thời gian bao nhiêu, từ đó thiết kế mô hình rồi mới bắt
tay vào làm việc.
Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của việc vạch ra kế hoạch,
xây dựng các phương án cho hoạt động. Khi làm bất kỳ việc gì cũng cần phải
có kế hoạch mới đạt được mong muốn. Kế hoạch là gì? “Kế hoạch là toàn bộ
nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống những công việc dự định
sẽ làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự và thời hạn tiến
hành” ( Từ điển tiếng việt).
Trong thực tế ngay chuyện chuẩn bị một bữa ăn gia đình cũng cần phải
có kế hoạch sắp xếp các công việc từ khâu đi chợ cần mua những gì khi nấu
cần làm những món gì trước, nếu không có sự sắp xếp đó thì công việc tưởng
chừng như đơn giản sẽ làm ta lúng túng. Việc xắp xếp kế hoạch đó mặc dù
không thành văn bản nhưng nhất thiết phải có. Vì vậy đối với nhà giáo dục
nhất thiết phải lập kế hoạch trong công việc của mình, của tập thể thì mới có
thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Bác Hồ đã từng nói: “ Bất kỳ việc to, việc nhỏ phải


Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết tâm làm thì mới
thành công”
Như vậy Bác đã rất quan tâm đến việc cần phải có một kế hoạch trước
khi làm một việc gì đó.Nếu không vạch ra được kế hoạch, phương án thì khi
bước vào hoạt động ta cũng chỉ “ giống như những con kiến tha mồi, không
biết chế biến, không hiểu gi cả” (Triết học Mac-Lenin, trang 37)
Đối với người giáo viên, một giờ lên lớp bao gồm rất nhiều hoạt động,
thao tác đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch, phương án cụ thể tối ưu nhằm
giúp cho giờ giảng đạt chất lượng, đó chính là việc thiết kế giáo án.
Trong giờ dạy kể từ khi bắt đầu cho đên khi kết thúc tiết học có rất
nhiều các hoạt động nhằm tổ chức, hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội tri thức.
Người giáo viên cần phải biết sắp xếp các hoạt động sao cho phù hợp với trình
độ, khả năng của học sinh giúp các em tự giác tích cực lĩnh hội các tri thức.
Việc thiết kế giáo án chính là sự sắp xếp các hoạt động đó.
Ngày nay với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, sự phát triển
mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng làm cho trình độ dân trí
ngày càng nâng cao. Học sinh trung học cơ sở là đối tượng vừa bước qua tuổi
trẻ con nhưng chưa thành người lớn, mọi cái xung quanh các em còn rất mới
mẻ. Chính vì vậy các em luôn mong muốn tìm tòi khám phá những bí ẩn xung
quanh mình. Nhờ quá trình tự học như vậy các em đã tích luỹ được rất nhiều
kiến thức xã hội. Nắm được đặc điểm này người giáo viên rất cần trau dồi kiến
thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức xã hội để khi có thể thích
hợp thì đưa vào thiết kế bài giảng nhằm giúp các em hiểu sâu hơn bài học.
Có thể thấy tầm quan trọng của việc soạn giáo án trước khi lên lớp. Nếu
người giáo viên đã có một kế hoạch, một phương án tốt nghĩa là đã giành được
50% thắng lợi, sẽ vững vàng tự tin hơn khi tổ chức, hướng dẫn cho học sinh
lĩnh hội tri thức, hình thành khái niệm.

2. Thực tế.
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong giảng dạy nói chung ở các trường phổ thông giáo viên khi lên
lớp đòi hỏi phải có giáo án. Đó là yêu cầu nhất thiết phải có, bởi vì giáo án
giúp cho người giáo viên định hướng được những kiến thức mà cần tổ chức,
hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội, cần đưa ra những kiến thức nào trước, những
kiến thức nào sau, hơn nữa việc soạn giáo án cũng thể hiện trách nhiệm lương
tâm của người thầy giáo. Người giáo viên không có giáo án sẽ làm cho việc
tiếp thu kiến thức của các em bị xáo trộn, thiếu sự gắn kết, lôgic giữa các khái
niệm, nhất là khi ôn thi các em không có được một đề cương chuẩn làm tài
liệu ôn.
Cũng như các môn học khác, các môn thuộc khoa học xã hội có khối
lượng kiến thức rất nhiều. Việc sắp xếp các kiến thức đó sao cho “vừa sức”
với các em là rất cần thiết, cũng như việc tổ chức cho các em có bao nhiêu
hoạt động cũng là điều quan trọng. Người giáo viên không thể tay không mà
lên lớp được, điều đó thể hiện sự vô trách nhiệm của người thầy hoặc đó là sự
quá tự tin vào bản thân mình, sự cẩu thả trong dạy học. Người giáo viên khi
lên lớp cần phải có sự chuẩn bị và sự chuẩn bị đó được thể hiện trên giáo án.
Nhưng giờ dạy đạt chất lượng cao hay không cao còn phụ thuộc rất lớn
vào việc chuẩn bị giáo án tốt hay không tốt. Chuẩn bị giáo án nhưng giáo án
soạn sơ sài, các hoạt động tìm hiểu văn bản còn chưa được tổ chức tốt, không
tính đến những tình huống có thể sảy ra cho nên sẽ làm cho giờ dạy tẻ nhạt,
học sinh dễ nhàm chán, hiệu qủa giờ dạy giảm sút. Hơn thế nữa sau một tiết
học nhìn vào vở học sinh chỉ có một vài đề mục và những gạch đầu dòng
không cụ thể, không thấy được những ý cơ bản để học sinh có thể dựa vào đó
để học bài cũ.
Trên thực tế có một bộ phận không nhỏ không chú trọng lắm đến việc
soạn giáo án. Đối với họ việc soạn giáo án chỉ là cho có lệ khi có sự kiểm tra

hoặc có những giáo viên soạn nhưng lại làm một cách sơ lược, đơn giản không
chú ý đúng mức đến hoạt động của học sinh. Người ta viện dẫn vào đời sống
khó khăn, vào kinh nghiệm để bào chữa cho việc dạy học trên lớp một cách
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tuỳ tiện không giáo án. Đó là một cách nghĩ sai lầm, thiển cận bởi mỗi năm
đối tượng học sinh mỗi khác, trình độ cũng khác nhau theo chiều hướng phát
triển đi lên. Bởi vậy phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho thật hợp lý, nhất là
hiện nay đã có sự thay đổi chương trình và sách giáo khoa bắt đầu từ lớp 6 với
những nội dung kiến thức mới mẻ, buộc người giáo viên phải nhìn nhận lại
vấn đề, đánh giá tình hình dạy và học để từ đó có sự chuẩn bị phù hợp và tích
cực với chương trình.
Việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa là do có sự thay đổi trong
quan niệm giáo dục: Giáo dục ngày nay không còn bó hẹp trong khuôn khổ
nhà trường nữa bởi vì nhà trường là một bộ phận của xã hội, các hoạt động
trong nhà trường luôn gắn kết với các hoạt động xã hội, với tiến trình cải cách
xã hội. Khi xã hội có sự đổi mới, phát triển bắt buộc nhà trường cũng phải có
sự thay đổi cho phù hợp.
Giáo dục hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực
hoạt động nhận thức của học sinh. Dạy học Ngữ văn mục đích là nhằm rèn
luyện cho các em có được vốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để các em có thể
sử dụng ngôn ngữ như một công cụ hữu ích nhất trong cuộc sống, chứ không
phải là dạy để các em trở thành nhà văn. Chính vì vậy sự thay đổi của sách
giáo khoa là hoàn toàn phù hợp với xu hướng thời đại. Việc thay đổi chương
trình, sách giáo khoa dẫn đến phải có sự thay đổi ở phương pháp dạy học,
phương pháp soạn giáo án.
Qua việc tìm hiểu, phân tích lý luận vào thực tế ta có thể thấy được tầm
quan trọng của việc soạn giáo án và việc soạn giáo án thực tế hiện nay của
giáo viên trung học cơ sở là rất đáng lo ngại, đó là những nguyên nhân chính

làm cho học sinh chán học Văn hoặc không có kiến thức văn chương. Xuất
phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “ Tìm hiểu phương pháp
soạn một giáo án dạy phần đọc-hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn
trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới” làm đề tài nghiên cứu.
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trước vấn đề soạn giáo án cần phải có một nhận thức đúng đắn, đầy đủ
là người giáo viên nói chung và người giáo viên giảng dạy Văn học nói riêng
phải rèn luyện cho mình kỹ năng soạn giáo án cũng như ý thức được trách
nhiệm soạn giáo án là cần thiết cho mình cũng như cho học sinh. Soạn giáo án
đạt yêu cầu chính là nhằm giúp cho người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của
mình trên lớp một cách tốt nhất.
II. ĐỐI TƯỢNG
“Xây dựng phương pháp soạn giáo án cho giờ đọc hiểu văn bản môn
Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực của học
sinh”.
Việc soạn giáo án tuy đều dựa trên một nguyên tắc chung nhưng mỗi
giáo viên lại có một phương pháp soạn giáo án riêng tuỳ thuộc vào trình độ,
khả năng nhận thức của mỗi người.
Từ việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn bắt đầu
từ lớp 6 dẫn đến cần có sự thay đổi phương pháp soạn sao cho phù hợp. Tuy
nhiên do sự thay đổi vừa mới tiến hành được một thời gian ngắn nên yêu cầu
có được một giáo án chuẩn là rất khó. Tìm hiểu phương pháp soạn một số giáo
án cho giờ đọc-hiểu văn bản là quá trình nhằm tìm ra phương pháp tối ưu nhất
giúp cho người giáo viên trung học cơ sở nhất là những giáo viên trẻ mới ra
trường có sự định hướng trong việc soạn giáo án.
III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1.Yêu cầu của một giáo án theo tinh thần đổi mới:
a.Giáo án cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

*Thể hiện được tính tích hợp của chương trình.
*Phải chú ý đến việc phát huy tính tích cực cao độ của chủ thể học sinh-nhân
vật trung tâm trong quá trình dạy học.
b.Giáo án phải thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng
c.Giáo án phải thể hiện được việc tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ
học.
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
d.Giáo án phải sử dụng dễ dàng khi lên lớp.
e. Giáo án phải mang tính chất mở
2. Các thao tác soạn giáo án phần đọc-hiểu văn bản.
a. Xác định nội dung bài
b. Lập đề cương nội dung
c. Thiết kế hoạt động của trò
e. Thể hiện trên giáo án
3. Xây dựng một số giáo án mẫu
a. Văn bản: “Thánh Gióng”
b. Văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ”
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lý thuyết.
-Tham khảo các tài liệu
+Tập san Khoa học xã hội-nhân văn và nhà trường
+Đặc san Văn học & Tuổi trẻ
+Triết học Mac-Lenin
+Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6
+Tạp chí Giáo dục & Thời đại
2. Thực nghiệm.
-Quá trình kiến tập sư phạm:
-Quá trình thực tập tốt nghiệp

+Dự giờ Ngữ văn của giáo viên Trung học cơ sở Lý Tự Trọng
+Tham khảo giáo án của các giáo viên bộ môn Ngữ văn
3. Xây dựng giáo án mẫu.
V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1. Xây dựng các thao tác soạn giáo án
2. Đưa ra cấu trúc giáo án hợp lý
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. YÊU CẦU CỦA MỘT GIÁO ÁN THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI.
Trước yêu cầu phát triển mới của sự nghiệp giáo dục và những hạn chế
của nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học của cuộc cải cách
giáo dục diễn ra vào những năm đầu của thập kỷ 80. Đảng, Quốc hội, Chính
phủ, Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, nhằm
đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học.
Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam khoá VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và
đào tạo là: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục-đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nền nếp tư duy sáng tạo của người
học”.
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc thay đổi phương
pháp soạn giáo án là một điều cần thiết. Một giáo án theo tinh thần đổi mới là
một giáo án đáp ứng được các yêu cầu, nguyên tắc sau:
1. Giáo án cần đảm bảo các nguyên tắc:
a. Thể hiện được tính tích hợp của chương trình
Dạy học theo hướng tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện
đại của tất cả các nước phát triển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu về
học vấn phổ thông, khả năng tiếp thu và khối lượng tri thức khổng lồ của nhân
loại đang ngày một tăng lên vùn vụt. Dạy học tích hợp khắc phục được lối

giảng dạy tách rời các hiện tượng ngôn ngữ ra khỏi văn cảnh, ngữ cảnh của
văn bản, đòi hỏi giảng dạy nội dung nào cũng phải dựa vào văn bản dữ liệu.
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhờ vào các kiến thức của Tiếng Việt và Tập làm văn mà việc khai thác văn
bản tác phẩm sâu sắc và kỹ càng hơn…Việc tách ra 3 phân môn độc lập, dễ
tạo ra cho giáo viên và học sinh thói quen dạy và học những phân môn trên
một cách cứng nhắc, dung tục. Ví dụ trong việc phân tích, giảng giải tác phẩm
văn chương, rất nhiều những kiến thức và kỹ năng của phân môn Tiếng Việt
như: ngữ âm, nhịp điệu, từ ngữ, các loại câu, các biện pháp tu từ, các quy tắc
hội thoại và những cách nói hàm ẩn, hàm ngôn…,là những cơ sở quan trọng để
“giải mã” những nội dung tiềm ẩn sâu sắc trong các tác phẩm văn chương,
nhưng lại ít được giáo viên và học sinh để ý khai thác. Đành rằng để hiểu tác
phẩm văn chương không chỉ có mình tri thức ngôn ngữ, nhưng bỏ qua “yếu tố
thứ nhất”này, tức là bỏ qua văn bản tác phẩm, cũng có nghĩa là khó tránh khỏi
xu hướng rơi vào phân tích kiểu xã hội học dung tục. Tất nhiên cách dạy học
các phân môn tách rời như hiện hành bảo đảm được tính độc lập của phân
môn, đáp ứng và giải quyết được nhiều vấn đề do môn khoa học tương ứng đề
ra. Ví dụ, với tư cách một phân môn độc lập, Tiếng Việt sẽ giải quyết được
tương đối dễ dàng vấn đề hệ thống tri thức Việt ngữ và một số vấn đề lý
thuyết ngôn ngữ học. Với phân môn Văn là các vấn đề như: lịch sử văn học,
tác giả tác phẩm, lýluận văn học vv... Những vấn đề trên nếu dạy học theo
nguyên tắc tích hợp sẽ ít nhiều bị phá vỡ, hay nói đúng hơn sẽ khó thực hiện
được trọn vẹn như dạy học hiện hành. Tuy vậy chương trình của sách giáo
khoa Ngữ văn đã dành các bài tổng kết và ôn tập cuối năm cho mỗi lớp ở mỗi
cuốn sách để hệ thống hoá và đáp ứng các yêu cầu riêng của các phân môn.
Ngoài ra nếu cần củng cố và nâng cao các vấn đề trên có thể đưa vào nội dung
dạy học tự chọn đã được ghi trong chương trình dự thảo cho hai lớp cuối cấp
trung học cơ sở.

Chính vì vậy người giáo viên cần soạn giáo án phù hợp với quan điểm
tích hợp, bởi lẽ quan điểm này là nguyên tắc chỉ đạo việc tổ chức nội dung,
chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp giảng dạy.
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợp
được thể hiện ở 4 điểm sau:
- Môn học chương trình xây dựng được gọi là Ngữ văn
- Môn Ngữ văn đồng thời hình thành cho học sinh 4 kỹ năng: nghe, nói,
đọc, viết.
- Ba phân môn và 4 kỹ năng được dạy học từ một văn bản
- Đảm bảo tính thống nhất cao giữa ba phân môn.
*Việc soạn giáo án theo hướng tích hợp là một vấn đề mới và rất khó.
Tuy nhiên nếu tập trung quan tâm đúng mức sẽ đem lại hiệu quả cao cho giờ
giảng Văn. Có thể soạn giáo án theo hai cách tích hợp dọc và tích hợp ngang.
-Tích hợp dọc là tích hợp các vấn đề gần nhau trong chính từng phân
môn,hoặc các phân môn khác nhau ở các bài đã, đang và sẽ học, ở các lớp
dưới và lớp trên. Chẳng hạn phép so sánh trong phân môn Tiếng Việt, hay văn
miêu tả và kể chuyện trong phân môn Tập làm văn không phải đến lớp 6 mới
học mà học sinh đã đượclàm quen ở Tiểu học. Theo tinh thần này khi dạy sách
Ngữ văn 6, giáo viên cần tận dụng tối đa những kiến thức mà học sinh đã học
ở trước đó về so sánh, một mặt củng cố, ôn luyện và vận dụng; mặt khác từ
những gì đã biết hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá mở rộng và nâng cao
vấn đề so sánh mà lớp dưới chưa học. Những kiến thức so sánh đã học ở Tiểu
học cũng được tích hợp, vận dụng khi học văn miêu tả ở lớp 6. Tương tự như
thế những kiến thức và kỹ năng về đọc hiểu ở tiểu học sẽ được huy động và
vận dụng vào việc đọc-hiểu phân môn văn học trung học cơ sở với một yêu
cầu cao hơn. Như thế tích hợp dọc là sự tích hợp theo vấn đề đã học và sẽ học
ở nhiều thời điểm khác nhau.

-Tích hợp ngang tức là dạy 3 phân môn trên cùng một văn bản. Văn bản
chính là nguồn tài liệu mà cả 3 phân môn đều phải hướng tới, từ đó mà làm rõ
cho nhau. Giờ đọc-hiểu phải bám sát vào văn bản, vào các yếu tố hình thức mà
trước hết là thể loại và ngôn từ nghệ thuật…để làm sáng tỏ nội dung văn học.
Không chỉ Tiếng Việt mà cả kiến thức Tập làm văn cũng giúp cho việc đọc -
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hiểu tốt hơn. Chẳng hạn những kiến thức về ngôi kể và lời kể, thứ tự kể…
trong kiểu văn bản tự sự sẽ giúp giáo viên và học sinh khai thác tốt hơn các tác
phẩm tự sự được đọc-hiểu ở giờ Văn
Ví dụ:
+Văn bản “Thánh Gióng” có thể tích hợp ngang: Trong truyền thuyết
Thánh Gióng có các nhân vật, các chi tiết, sự kiện, vậy nó thuộc thể loại gì?
Nếu thiếu các chi tiết sự kiện ấy truyền thuyết có còn ý nghĩa không?
Tích hợp ngang còn thể hiện ở văn bản phụ ở Tiếng Việt và Tập làm
văn. Những văn bản phụ này cũng góp phần làm sáng tỏ cho văn bản chung.
Và đặc biệt tích hợp ngang còn thể hiện trong hệ thống câu hỏi dẫn dắt và các
đề kiểm tra đánh giá. Trong một bài học, mỗi phân môn đề có câu hỏi về các
kiến thức liên quan đến các phân môn còn lại; các đề kiểm tra đánh giá nhất là
bài kiểm tra cuối học kỳ hoặc cuối năm được kiểm tra một cách tổng hợp theo
hướng tích hợp.
Ví dụ
+ Ở văn bản “Lượm” trong khổ thơ đầu, câu thơ “ Ngày Huế đổ máu”
đã sử dụng phép hoán dụ, lấy dấu hiệu “đổ máu” để nói đến sự khốc liệt của
chiến tranh. Hoán dụ là gì? chúng ta sẽ được học ở phần Tiếng việt trong bài
sau.
Nếu soạn giáo án theo hướng tích hợp thì trong giờ dạy sẽ giúp cho các
em hiểu được vấn đề một cách sâu rộng khắc ghi được kiến thức lâu hơn, hiểu
bài một cách dễ dàng hơn có thêm nhiều kiến thức trong các lĩnh vực khác

cũng như làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các em.
b. Giáo án cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực cao độ của chủ thể học
sinh-nhân vật trung tâm trong quá trình học Ngữ văn.
* Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của người học là một trong
những nhiệm vụ chủ yếu của người thầy trong qua trình dạy học. Vì vậy nó
luôn là trung tâm chú ý của lý luận và thực tiễn dạy học. Đến nay đây vẫn là
một vấn đề quan trọng nhất của dạy học-giáo dục.
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khi nghiên cứu về vấn đề này cần coi trọng người thầy trong việc tổng
kết những kinh nghiệm của quá khứ và phát triển chúng trong điều kiện hiện
tại, khi mà khoa học kỹ thuật đã phát triển ở mức độ cao và bản chất con
người đã có những thay đổi về tính chất, năng lực, nhu cầu và nguyện vọng.
Tính tích cực nhận thức biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với
đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu, thể hiện ở sự nỗ lực hoạt động
trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý như hứng thú, chú ý, ý
chí…nhằm đạt được mục đích đặt ra với chất lượng cao.
* Để biết được học sinh có tính tích cực học tập hay không cần dựa vào
những dấu hiệu sau đây:
- Có chú ý học tập hay không?
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập không?
(thể hiện ở việc phát biểu ý kiến, ghi chép…)
- Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không?
- Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?
-Có hiểu bài học không?
-Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không?...
Về mức độ tích cực của học sinh trong quá trình học tập có thể không
giống nhau, chúng ta có thể phát hiện được điều đó dựa vào một số dấu hiệu
sau:

+ Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài( Gia
đình, bạn bè, xã hội…)
+ Thực hiện nhiệm vụ của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu và tối đa?
+ Tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục?
+ Tích cực tăng lên hay giảm dần?
+ Có kiên trì vượt khó hay không?
*Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Mặt tự phát của tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn bẩm sinh thể
hiện ở tính tò mò, hiếu kỳ, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà
đứa trẻ đều có ở những mức độ khác nhau.
-Tính tích cực tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy,
trí tò mò khoa học…
Tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà cả
từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hoá…
Hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là hoạt động tư duy và nhận được
tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng.
Ngày nay dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm
quan trọng nhất của nhà trường hiện đại và có thể lấy đó phân biệt với nhà
trường truyền thống.
Phát huy tính tích cực của học sinh và “ dạy học lấy học sinh làm trung
tâm” đều nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học, còn người giáo viên “ lùi
vào hậu trường” chỉ là người tư vấn, hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tri
thức. Để đáp ứng được yêu cầu này người giáo viên cần thay đổi cách soạn
giáo án chuyển trọng tâm sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ
chức các công tác độc lập hoặc theo nhóm bằng các phiếu hoạt động học tập,
tăng cường giao tiếp thầy trò, mở rộng giao tiếp trò - trò, nâng cao chất lượng
các câu hỏi, giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tư

duy tích cực sáng tạo.
* Việc áp dụng phương pháp thể hiện tính tích cực của học sinh trong
quá trình soạn giáo án đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm của người giáo viên,
phương pháp học tập của người học sinh. Đây là một quá trình đổi mới lâu
dài, chính vì vậy người giáo viên không nên nóng vội, cần phải căn cứ vào
tình hình thực tế để từ đó thiết kế một giáo án phù hợp sao cho những tiết học
phấn đấu để học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo
luận nhiều hơn và quan trọng nhất là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường
lĩnh hội nội dung học tập. Để phát huy tính tích cực của học sinh người giáo
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
viên trong giờ dạy cần phải đặt hàng loạt các câu hỏi từ tái hiện đến các câu
hỏi sáng tạo, đưa ra các tình huống ngược lại vấn đề trong sách để thử khả
năng tư duy của học sinh.
Chẳng hạn phân tích chi tiết “trả gươm” trong bài “Sự tích hồ gươm”,
người giáo viên không nên dùng phương pháp thuyết trình mà cần tổ chức
hoạt động vấn đáp. Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ như: Vì
sao Lạc Long Quân đòi gươm báu? Vì sao địa điểm trả gươm lại ở hồ Lục
Thuỷ mà không phải ở Thanh Hoá? hoặc: vì sao chỗ nhận gươm không phải
là Thăng Long? ý nghĩa của chi tiết này? lập đi lập lại vấn đề từ đó học sinh sẽ
tự tìm ra được câu trả lời.
2. Giáo án phải thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng.
Đây là một yêu cầu rất cụ thể và thiết thực đối với người giáo viên.
Người giáo viên cần xác định được đối tượng của mình là học sinh cấp II-đối
tượng đã qua tuổi trẻ con nhưng chưa đến tuổi trưởng thành, nhất là những
học sinh lớp 6 vừa mới qua tiểu học còn chưa quen với cách giảng dạy ở cấp
II, chính vì vậy người giáo viên soạn giáo án bên cạnh phần Hoạt động của trò
cần phải có phần Nội dung bài học giúp cho người giáo viên dễ dàng hơn
trong việc ghi bảng, học sinh dễ ghi bài hơn cũng như sẽ tạo ra được một

chuỗi lôgíc các kiến thức giúp học sinh nắm kiến thức bài tốt hơn.
Thực tế có nhiều giáo viên do chuẩn bị bài chưa kỹ nên việc ghi bảng
gặp nhiều khó khăn, nội dung các ý lớn chưa được chính xác, gọn gàng dẫn
đến việc ghi vở của học sinh cũng lộn xộn, việc ôn bài cũ rất vất vả. Thực tế
giảng dạy cho ta thấy nhiều giáo viên sau khi dạy xong một tiết học thì trên
bảng cũng chỉ được mấy dòng ghi đề mục, các ý ghi trên bảng lại vụn vặt chưa
toát lên những ý cơ bản của bài học, điều này khiến cho nội dung bài học rất
mù mờ mà nguyên nhân chính là trong giáo án người giáo viên không chú ý
thể hiện rõ đề cương nội dung bài học, khiến cho học sinh chỉ cần không xem
lại bài hay không còn để tâm đến những gì cô giáo giảng, một thời gian sau
giở lại bài sẽ không hiểu những gì mình đã viết.
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc ghi bảng và hướng
dẫn học sinh ghi, việc soạn giáo án là vô cùng cần thiết đối với mọi bài học.
Chẳng hạn trong bài “Sọ Dừa” ta có thể đưa ra đề cương bài giảng như
sau:
Văn bản: SỌ DỪA (2 tiết)
I Giới thiệu bài
1. Truyện cổ tích
2. Thể loại của truyện Sọ Dừa
II. Đọc-hiểu từ ngữ, bố cục
1. Đọc
2. Bố cục
III Phân tích
1. Nhân vật Sọ Dừa
a. Sự ra đời và hình dạng của Sọ Dừa
b. Sọ dừa là người có nhiều tài năng
2. Các nhân vật khác

a. Nhân vật cô Út
* Cô Út lấy Sọ Dừa
* Bài học
b. Bà mẹ Sọ Dừa
c. Phú ông và hai cô chị
3. Ý nghĩa kết cục của các nhân vật
4. Kết luận
IV. Ghi nhớ, luyện tập, đọc thêm
1. Ghi nhớ ( SGK)
2. Luyện tập, đọc thêm

3. Giáo án phải thể hiện được việc tổ chức hoạt động của học sinh trong
giờ học.
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Do việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát
huy tính tích cực của học sinh nên cần quan tâm chú ý đến việc thiết kế các
hoạt động của học sinh.
Việc ghi Nội dung bài học là rất cần thiết nhưng giờ dạy có đạt hiệu
quả, có đi đúng hướng với sự đổi mới phương pháp dạy học hay không vào
việc thiết kế các hoạt động cuả học sinh có tốt hay không. Ngược lại việc thiết
kế các hoạt động, phải hướng vào những ý cơ bản của nội dung bài học. Nếu
trong giờ dạy người giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình quá nhiều sẽ
không phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, biến
học sinh thành người bị động, tiếp thu kiến thức một cách thụ động dẫn đến
kiểu học vẹt vì không được tư duy trong giờ học. Chính vì vậy trong phần
Hoạt động của học sinh giáo viên cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các em
như đọc, nhận xét, thảo luận, phân tích, làm các bài tập rèn luyện kỹ năng, đưa
các em vào tình huống có vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ để tự tìm ra kết luận,

các câu hỏi nêu ra cần phải phát huy cao độ tính tích cực tự giác của học sinh,
buộc học sinh phải tư duy để tìm ra câu trả lời, nếu câu hỏi không vừa sức với
các em có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở. Cần chú ý rằng câu hỏi trong phần
đọc-hiểu văn bản có sự khác trước. Xuất phát từ việc thay đổi cụm từ Hướng
dẫn học bằng Đọc-hiểu văn bản nên câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản cũng phải
thay đổi theo. Câu hỏi phải quan tâm đến các yếu tố làm cơ sở khoa học cho
việc hiểu tác phẩm chứ không phải là sự cảm nhận chung chung, chủ quan,
cảm tính. Như vậy câu hỏi phải tập trung giúp học sinh tìm ra đúng và phân
tích được vai trò của các yếu tố hình thức nghệ thuật (thể loại kiểu văn bản,
nhân vật, cốt truyện, câu chữ, chi tiết, hình ảnh, âm hưởng,nhịp điệu và các
cách diễn đạt mới lạ, độc đáo…)Biên soạn hệ thống câu hỏi theo tinh thần lấy
học sinh làm trung tâm thực chất là đã đề xuất một hệ thống câu hỏi tích hợp
cho giờ giảng Văn.
Khoa: Khoa Häc X· Héi - Trêng §¹i Häc Hång §øc
15

×