Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tin 11-Cau truc re nhanh-Tiet 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.03 KB, 2 trang )

Giáo án Tin 11 Chương III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
Tiết 12: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (tt)
Ngày soạn: 28/10/2009
Lớp dạy: 11/3,4,5,7,9,10
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức
- Mô tả được câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).
- Mô tả được câu lệnh ghép.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Viết được các lệnh rẽ nhánh và áp dụng để thực hiện được thuật toán của các bài toán đơn giản.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính logic trong tư duy.
II. Phương tiện hỗ trợ:
- Giáo án, bài tập hoạt động nhóm.
III. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cú pháp và ý nghĩa của câu lệnh If_then ở dạng thiếu và dạng đủ.
- Viết chương trình nhập vào số nguyên n, kiểm tra và xuất ra màn hình kết quả n là số chẵn hay lẻ.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu Ví dụ 1/41 SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung trọng tâm
- Thông qua câu hỏi kiểm tra
bài cũ, GV củng cố lại cú
pháp và ý nghĩa của câu lệnh
If_then ở dạng thiếu và đủ.
- GV đưa ra ví dụ 1 Sgk, yêu


cầu HS phân tích bài toán và
viết chương trình
- GV gọi Hs lên bảng viết các
câu lệnh theo cấu trúc đã
phân tích
- GV yêu cầu HS nhận xét,
bổ sung (Nếu có)
- GV hoàn thiện chương trình
Lắng nghe, ghi nhớ.
Thực hiện theo yêu
cầu của GV
- Khai báo tên CT,
các biến sử dụng
- Viết các thủ tục
nhập các hệ số a,b,c
- d:= b*b - 4*a*c
- Viết câu lệnh kiểm
tra d và đưa ra màn
hình kết quả
- Lên bảng thực
hiện.
4. Một số ví dụ
Ví dụ 1: Tìm nghiệm thực của pt bậc hai:
ax
2
+bx+c=0 với a≠0
Program ptbac2;
Var a, b, c, d, x1, x2: real;
Begin
Write(‘nhap a, b, c ‘);

Read(a,b,c);
D:=b*b-4*a*c;
If d<0 then write(‘pt vo nghiem’)
else
begin
x1=(-b+sqrt(d))/(2*a);
x2=-b/a-x1;
write(‘x1= ’,x1:6:2,’ x2= ’, x2:6:2)
end;
readln;
End.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Ví dụ 2 dưới hình thức thảo luận nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung trọng tâm
- GV đưa ra ví dụ 2, yêu cầu Lắng nghe, ghi nhớ. Ví dụ 2:
Nhập vào

ba
số a,b,c bất kì
. Kiểm
GV: Nguyễn Thị Anh Thư Trường THPT Phạm Phú Thứ
Giáo án Tin 11 Chương III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
HS thảo luận nhóm phân tích
bài toán và viết chương trình
- GV gọi các nhóm lên bảng
viết các câu lệnh theo cấu
trúc đã phân tích
- GV yêu cầu HS nhận xét,
bổ sung (Nếu có)

- GV hoàn thiện chương trình
Thực hiện theo yêu
cầu của GV
- Lên bảng thực
hiện.
tra xem nó có thể là
độ
dài ba cạnh hay
không?
Program Tam_giac;
Var a,b,c,s,p:real;
Begin
Writeln(‘bai toan tam giac’);
Write(‘nhap a=’); Readln(a);
Write(‘nhap b=’); Readln(b);
Write(‘nhap c=’); Readln(c);
If ((a+b)>c) and ((b+c)>a) and
((a+c)>b) then
Writeln(‘a,b,c la 3 canh cu tam
giac);
Else
Writeln(a,b,c khong phai la 3 canh
cua tam giac’);
Readln;
4. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại cấu trúc câu lệnh If- then, If- then - Else, câu lệnh ghép.
- Làm các câu hỏi trắc nghiệm củng cố:
Câu 1: Cho các câu lệnh sau:
a) if (15 mod 2) = 0 then X:= X + 1
b) if X > 5 then X:= X + 1;

Giá tri của X là bao nhiêu nếu giá trị của X trước đó là 2.
Câu 2: Biểu thức nào dưới đây có thể dùng làm điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh (IF. . THEN. . )
a. 2*x+m b. m>n
c. sqr(m) d. x:=m
Câu 3: Hãy đọc đoạn chương trình sau:
if (a+b)*(a+b) <=100 then s:=(a+b)*(a+b)
else s:= 2*a*b;
Khi nhập a = 5, b = 2 thì kết quả s bằng:
a) 121 b) 49 c) 20 d)Kết quả khác
- Xem trước bài Cấu trúc lặp
V. Rút kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Anh Thư Trường THPT Phạm Phú Thứ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×