PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
1.1. Giới thiệu chung
Tên đầy đủ: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And
Trade
Tên viết tắt: Vietinbank
Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần
Thành lập: 26/03/1988
Hội sở: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04.3942.1030
Website:
1.2. Đơn vị thực tập
Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Tây Hà Nội là một đơn vị thuộc hệ thống
chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam tên giao dịch là Vietinbank. Sau đó
đổi tên thành NHTM CP Công ThươngVN – Chi Nhánh Tây HNvào ngày 04/08/2009.
Tiền thân của chi nhánh NHCT Tây Hà Nội là chi nhánh NHCT Cầu Giấy có trụ sở tại
117A Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, hoạt động với mã Shift là
ICBVVNVX140, được thành lập vào ngày 27/03/1993 theo Quyết định số 67/QĐ-
NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Chi nhánh NHCT Tây HN dược thành lập từ ngày 24/02/206 theo Quyết định số
054/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT Viêtk Nam trên cơ sở tách từ
chi nhánh NHCT Cầu Giấy. Chi nhánh NHTM CP CT Tây Hà Nội hoạt động với mã
Shift là ICBVVNX146. Trụ sở tại 72A đường Hồ Tùng Mậu, huyện Từ Liêm, Thành
phố Hà Nội.
Chi nhánh NHTM CP CT Tây Hà Nội mới chính thức hoạt động độc lập từ ngày
01/05/2006.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của đơn vị thực tập
Chi nhánh Vietinbank Tây Hà Nội có chức năng nhiệm vụ cơ bản sau:
- Huy động vốn: Hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng
nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động
nguồn vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và nước ngoài, vay từ NHNN, và
các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN.
- Hoạt động tín dụng bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, chiết khấu,
cho thuê tài chính, và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN.
- Hoạt động đầu tư được thực hiện thông qua việc tích cực tham gia vào thị trường liên
ngân hàng và thị trường vốn. Tài sản đầu tư bao gồm Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu
kho bạc, Tín phiếu NHNN, Công trái xây dựng Tổ quốc, Trái phiếu giáo dục, Trái
phiếu Chính quyền địa phương, Trái phiếu NHTM, Trái phiếu doanh nghiệp v.v.
Ngoài ra còn góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và góp
vốn liên doanh với các tổ chức nước ngoài.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ
khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc.
- Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, VietinBank cung cấp
một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động trên thị trường tiền tệ,
kinh doanh giấy tờ có giá bằng VND và ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và quốc tế,
chuyển tiền kiều hối, kinh doanh vàng và ngoại hối, các hoạt động đại lý và ủy thác,
bảo hiểm, các hoạt động chứng khoán thông qua các công ty con, dịch vụ tư vấn tài
chính, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, cho vay
ứng trước tiền bán chứng khoán, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, dịch vụ ngân hàng
điện tử, v.v.
1.3. Mô hình tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC:
Giám đốc là cán bộ lãnh đạo cao nhất, do hội đồng quản trị NHTMCPCT Việt
Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo dề nghị cuat
Tổng giám đốc. Giám đốc có chức năng điều hành hoạt động kinh doanh, là người
chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động của chi nhánh.
NHTMCPCT Việt Nam là nơi quyết định phương hướng kinh doanh, mục tiêu,
kế hoạch cho chi nhánh, theo đó Giám đốc phải thưc hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao
phó và chỉ được độc lập hoạt động trong phạm vi nhất định nào đó.
Giúp đỡ cho Giám đốc là các Phó giám đốc. Phó giám đốc sẽ thực hiện các công
việc trong từng lĩnh vực cụ thể mà Giám đốc giao phó để điều hành hoat động của chi
nhánh.
PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, để
khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản
lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ hiện hành và hướng dẫn của
NHTMCPCT Việt Nam.
PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để huy động
vốn bằng VND và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các
sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của
NHTMCPCT Việt Nam; quản lý hoạt động các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch
PHÒNG/TỔ QUẢN LÝ RỦI RO VÀ NỢ CÓ VẤN ĐỀ
Là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh,
giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng
cho khách hàng.
Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính
phủ xử lý. Khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước
nhằm thu hồi nợ xấu. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề
nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt
động của chi nhánh theo chỉ đạo của NHTMCPCT Việt Nam.
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực iện công tác qản lý tài chính và
thực hiện nhiệm vụ thu chi nội bộ tại chi nhánh theo đúng uy định của Nhà nước và
NHTMCPCT Việt Nam.
PHÒNG/TỔ TIỀN TỆ KHO QUỸ
Là phòng nghiệp vu quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định
của NHNN và NHTMCPCT Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các
điểm Giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi
tiền mặt lớn.
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Là phòng nghiệp cụ thực hiện công tác cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng
chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHTMCPCT Việt Nam. Thực
hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động tại chi nhánh, thực hiện công
tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
Giám đốc
Giám đốc
Khối kinh doanh
Khối kinh doanh
Phó giám đốc
Phó giám đốc
PHÒNG/TỔ TỔNG HỢP
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh
doanh tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo
hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
PHÒNG GIAO DỊCH
Là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung vấp các dịch vụ
Ngân hàng theo quy định của NHNN và NHTMCPCT Việt Nam. Khai thác nguồn vốn
bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng; trực tiếp
quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về sử dụng và bán các sản phẩm
dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Vietinbank Tây Hà Nội
Trải qua hai năm khó khăn nhất của cuộc đại suy thoái 2008 – 2009, năm 2010
nền kinh tế toàn cầu chứng kiến sự phục hồi và tăng trưởng tuy nhiên vẫn còn nhiều
khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Năm 2011, 2012 nền kinh tế
toàn cầu lại phải đối diện với nhiều khó khăn hơn khi Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề
bởi thiên tai, bóng đen suy thoái kinh tế tiếp tục đe dọa Mỹ và khủng hoảng nợ công
diễn ra trên diện rộng ở khu vực đồng Euro, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc tăng trưởng rất thấp. Hệ thống tài chính ngân hàng bị đặt trước sự bạo
động với việc một loạt ngân hàng hàng đầu trên thế giới bị các tổ chức xếp hạng hạ
bậc tín nhiệm. Tình hình kinh tế trong nước do ảnh hưởng của kinh tế thê giới nên
cũng bị suy giảm và gặp nhiều khó khăn. Trong tình hình đó, toàn hệ thống Vietinbank
nói chung và chi nhánh Vietinbank Tây Hà Nội nói riêng đã luôn nỗ lực vượt qua khó
khăn, phát huy tích cực vai trò ngân hàng thương mại lớn của nhà nước, thực hiện
hiệu quả các nhiệm vụ, hoạt động kinh doanh phát triển an toàn - hiệu quả, chủ động
hội nhập, hướng theo chuẩn mực và thông lệ Quốc tế.
Bảng cân đối kế toán rút gọn của chi nhánh NHTMCPCT Tây Hà Nội 2010-1012 (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tăng
trưởng
(%)
Số tiền
Tăng
trưởng
(%)
A TÀI SẢN
I Tiền và kim loại quý 18.760 0,77 24.759 0,81 16.741 0,50 5.999 31,98 (8.018) -32,39
II
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà
nước
33.579 1,37 80.674 2,63 81.561 2,43 47.095 140,25 887 1,10
III
Tiền gửi tại các tổ chức tín
dụng khác và cho vay các tổ
chức tín dụng khác
339.739 13,87 436.346 14,23 384.722 11,47 96.608 28,44 (51.624) -11,83
IV
Các công cụ tài chính phái
sinh và các tài sản tài chính
khác
128 0,01 135 0,00 496 0,01 7 5,17 361 267,91
V Cho vay khách hàng 1.542.894 62,97 1.935.985 63,12 2.197.886 65,51 393.092 25,48 261.900 13,53
VI Chứng khoán đầu tư 410.569 16,76 449.659 14,66 489.448 14,59 39.090 9,52 39.789 8,85
VII Góp vốn. đầu tư dài hạn 13.952 0,57 19.497 0,64 18.775 0,56 5.545 39,74 (722) -3,70
VIII Tài sản cố định 22.016 0,90 24.975 0,81 35.178 1,05 2.959 13,44 10.203 40,85
IX Tài sản khác 68.408 2,79 95.045 3,10 130.232 3,88 26.637 38,94 35.187 37,02
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
2.450.04
3
100
3.067.07
5
100
3.355.03
8
100 617.032 25,18 287.963 9,39
Bảng cân đối kế toán rút gọn của chi nhánh NHTMCPCT Tây Hà Nội 2010-1012 (tiếp) (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tăng
trưởng
(%)
Số tiền
Tăng
trưởng
(%)
B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
I
Các khoản nợ Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước
288.138 11,76 181.958 5,93 18.569 0,55 (106.180) -36,85 (163.389) -89,79
II
Tiền gửi và vay các tổ chức tín
dụng khác
233.978 9,55 496.053 16,17 645.432 19,24 262.075 112,01 149.379 30,11
III Tiền gửi của khách hàng 1.372.791 56,03 1.715.158 55,92 1.927.369 57,45 342.367 24,94 212.211 12,37
IV
Vốn tài trợ. ủy thác đầu tư.
cho vay các tổ chức tín dụng
chịu rủi ro
158.939 6,49 245.497 8,00 221.511 6,60 86.558 54,46 (23.985) -9,77
V Chứng chỉ tiền gửi 71.522 2,92 73.927 2,41 191.128 5,70 2.406 3,36 117.201 158,53
VI Các khoản nợ khác 203.486 8,31 166.770 5,44 127.256 3,79 (36.716) -18,04 (39.514) -23,69
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
2.328.85
5
95,05
2.879.36
4
93,88
3.131.26
6
93,33 550.509 23,64 251.902 8,75
VII Vốn và các quỹ 121.188 4,95 187.711 6,12 223.772 6,67 66.523 54,89 36.061 19,21
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 121.188 4,95 187.711 6,12 223.772 6,67 66.523 54,89 36.061 19,21
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN
CHỦ SỞ HỮU
2.450.04
3
100
3.067.07
5
100
3.355.03
8
100 617.032 25,18 287.963 9,39
(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh NHTMCPCT Tây Hà Nội)
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHTMCPCT Vietinbank Tây Hà Nội 2010-2012 (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
I Thu nhập lãi thuần 80.594 133.654 122.800 53.060 65,84 (10.854) -8,12
II Lãi/lỗ thuần từ hoạt động DV 9.827 7.682 8.521 (2.145) -21,83 839 10,92
III Lãi/ lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối.vàng 1.056 2.550 2.411 1.494 141,45 (139) -5,46
IV Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (257) 73 228 330 -128,32 155 212,50
V Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (1.735) (3.341) 3.439 (1.606) 92,62 6.780 -202,94
VI Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác 8.477 6.827 7.904 (1.650) -19,46 1.077 15,77
VII Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 1.095 1.716 1.106 621 56,71 (609) -35,51
Thu nhập hoạt động thuần 99.058 149.161 146.410 50.103 50,58 (2.751) -1,84
VIII Chi phí hoạt động (47.969) (60.519) (62.904) (12.551) 26,16 (2.385) 3,94
IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi
phí dự phòng RRTD
51.089 88.642 83.506 37.553 73,50 (5.136) -5,79
X Chi phí dự phòng RRTD (20.167) (32.695) (29.053) (12.528) 62,12 3.642 -11,14
XI Lợi nhuận trước thuế 30.922 55.947 54.453 25.025 80,93 (1.494) -2,67
XII Thuế TNDN (7.958) (14.218) (13.321) (6.259) 78,65 896 -6,30
Lợi nhuận sau thuế 22.964 41.729 41.131 18.766 81,72 (598) -1,43
(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh NHTMCPCT Tây Hà Nội)
2.1.1. Tăng trưởng quy mô
Năm 2011, tổng tài sản chi nhánh tăng 25,18%, tổng nguồn vốn huy động tăng
24%, tổng dư nợ cho vay tăng 25,29% so với năm 2010 (tăng trưởng dư nợ toàn
ngành là 12-13%).
Năm 2012, tổng tài sản chi nhánh tăng 9,39%, tổng nguồn vốn huy động tăng
9,3%, tổng dư nợ cho vay tăng 13,61% so với năm 2011.
2.1.2. Khả năng sinh lời
Mặc dù trong năm 2011, 2012 môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình
hình lãi suất, tỷ giá diễn biến phức tạp nhưng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của chi
nhánh đều rất khả quan. Lợi nhuận trước thuế cuối năm 2011 đạt 55,95 tỷ đồng, tăng
80,93% so với cuối năm 2010 và đạt 165% kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế
cuối năm 2012 giảm 1,5 tỷ đồng, tương đương với giảm 2,67% nhưng cũng vượt mức
kế hoạch 9%.
Giai đoạn 2010 – 2012, chi nhánh Vietinbank Tây Hà Nội có chỉ số ROE, ROA cao.
Năm 2012, với mỗi đồng tài sản bỏ ra chi nhánh thu được 0,017 đồng lợi nhuận ròng,
tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm 0,0033 so với năm 2011. Với 1 đồng vốn chủ bỏ ra thu
được 0,199 đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ này thấp hơn so với 2010 và 2011 do điều
kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi và những khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng năm
2012.
2.1.3. Hệ số an toàn vốn và nợ xấu
Trong năm 2011, 2012 VietinBank tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hóa các danh mục đầu tư tín dụng, quy định
các giới hạn cấp tín dụng, kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình
cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu
nợ xấu. Cuối năm 2011, nợ xấu là 2.204 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,75% tổng dư nợ.
Cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,46%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình toàn
ngành nhưng đã tăng gần gấp đôi so với cuối năm 2011. Hệ số an toàn vốn đạt
10,33%, cao hơn nhiều so với quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước.
2.2. Tình hình kinh doanh các hoạt động cơ bản của chi nhánh Vietinbank Tây
Hà Nội
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Trong giai đoạn 2010 – 2012, thị trường tiền tệ có nhiều biến động, dặc biệt là
lãi suất trong nước và quốc tế. lạm phát và cạnh tranh giữa các TCTD trong nước về
huy động vốn đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung
và chi nhánh Vietinbank Tây Hà Nội nói riêng. Đến thời điểm hiện tại, sau khi Chính
phủ thi hành nhiều biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính tiền tệ đã
tương đối bình ổn, tuy nhiên vẫn tiền tàng những biến động có thể tác động tiêu cực
đến thị trường. Mặc dù môi trường đầy thách thức, toàn hệ thống Vietinbank nói
chung và chi nhánh Vietinbank Tây Hà Nội nói riêng đã thành công trong việc tăng
cường các hoạt động huy động vốn bằng cách áp dụng chiến lược huy động vốn với
quan điểm đảm bảo hợt động kinh doanh song song với việc tuân thủ các quy định
hiện hành.
Nguồn vốn huy động của chi nhánh Vietinbank Tây Hà Nội bao gồm: Các khoản
nợ; Chính phủ và NHNN; Tiền gửi và vay các TCTD khác; Tiền gửi của khách hàng;
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro; Chứng chỉ tiền gửi. Trong
số đó thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng là chiếm tỷ trọng cao nhất
(58-62%) trên tổng nguồn vốn huy động.
Tiền gửi khách hàng Đơn vị 2010 2011 2012
Tiền, vàng gửi không kỳ hạn Triệu đồng 270.628 310.657 356.787
Tiền, vàng gửi có kỳ hạn Triệu đồng 1.041.628 1.340.771 1.505.666
Tiền gửi vốn chuyên dùng Triệu đồng 19.050 12.110 13.779
Tiền ký quỹ Triệu đồng 41.485 50.701 51.136
Mức tăng trưởng tiền gửi của khách hàng tại chi nhánh Vietinbank Tây Hà Nội
qua các năm 2010, 2011 lần lượt là 38,64% và 24,94%. Tính đến cuối năm 2012, tiền
gửi của khách hàng đạt 1.927 tỷ đồng, tăng 12,37% so với 1.715 tỷ đồng tại thời điểm
cuối năm 2011, trong đó có sự đóng góp lớn của tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn bằng
cả VND và ngoại tệ.
Năm Đơn vị 2010 2011 2012
Tiền gửi của cá nhân Triệu đồng 712.604 875.355 997.725
Tổng tiền gửi khách hàng Triệu đồng 1.372.791 1.715.158 1.927.369
Tỷ trọng tiền gửi cá
nhân/Tổng tiền gửi khách
hàng
% 51.91 51.04 51.77
Tiền gửi của các tổ chức cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 52% tổng
lượng tiền gửi. Theo xu hướng phát triển kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm,
VietinBank đã và đang đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, linh hoạt theo
nhu cầu của khách hàng, đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh, do đó tỷ lệ tiền gửi bằng
VND và ngoại tệ tại VietinBank ngày càng tăng lên (đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn).
Để tăng cường bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, toàn hệ thống VietinBank nói
cung cũng như chi nhánh Vietinbank Tây Hà Nội nói riêng đã tham gia mua bảo hiểm
tiền gửi bằng VND tại Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam - Một tổ chức tài chính trực thuộc
Chính phủ.
2.2.2. Hoạt động tín dụng
Kể từ khi thành lập, hoạt động cho vay là phần trọng tâm trong chiến lược kinh
doanh của VietinBank. Giai đoạn 2010 – 2012, tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản liên tục
tăng từ mức 62,97% vào cuối năm 2010 cho đến 65,51% vào cuối năm 2012. Tỷ trọng
dư nợ cho vay trên tổng tài sản của chi nhánh Vietinbank Tây Hà Nội liên tục tăng sau
một thời gian dài giảm trước đó (2005 – 2010) là do chi nhánh đã thực hiện thành
công chiến lược chuyển dịch cơ cấu hoạt động trực tiếp sang kinh doanh dịch vụ - phù
hợp với thông lệ quốc tế và hoạt động của ngân hàng hiện đại.
Mặt khác, chi nhánh đã nhận thức rõ việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay
và điều hành hoạt động tín dụng sát hơn với các quy định quốc tế cũng như các quy
định của NHNN về quản trị rủi ro, về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, đảm bảo
tỷ lệ an toàn trong hoạt động. VietinBank đã nỗ lực xây dựng các hệ thống chính sách,
quản lý và theo dõi, đảm bảo cho các khoản vay được kiểm soát chặt chẽ, an toàn và
hiệu quả với chiến lược là củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng.
Để luôn đảm bảo tính chủ động trong cân đối nguồn vốn kinh doanh, chi nhánh
chủ trương tăng trưởng dư nợ ngắn hạn (chiếm hơn 60% tổng dư nợ) và kiểm soát
chặt chẽ cho vay theo quy định của NHNN (Cơ cấu dư nợ ngoại tệ duy trì khoảng
18,4%). Chất lượng nợ được kiểm soát tốt, nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp.
Năm 2010 2011 2012
Thu nhập lãi từ cho vay khách hàng và
các khoản thu nhập tương tự (triệu đồng)
212.795 371.835 337.738
Thu nhập lãi và thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay cuối năm 2011 tăng 74,74%
so với cuối năm 2010, nhưng cuối năm 2012 lại giảm 9,17% so với cuối năm 2011.
PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.
1. Vấn đề 1
Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được của các ngân
hàng nói chung và của chi nhánh Vietinbank Tây Hà Nội nói riêng, bởi nguồn vốn
chính của một ngân hàng là nguồn vốn huy động. Hơn nữa, huy động vốn không phải
là một nghiệp vụ độc lập mà nó gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp
vụ trung gian khác như thanh toán, chuyển tiền của NHTM, Về cơ cấu nguồn vốn
của Chi nhánh, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng luôn chiếm phần lớn trong tổng
nguồn vốn (58-62%). Sản phẩm tiền gửi của Vietinbank phong phú, đa dạng, linh hoạt
được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, công tác phát triển sản phẩm còn chưa
mang tính sáng tạo, đột phá; nhiều sản phẩm còn đi sau, thậm chí “bắt chước” đổi thủ
cạnh tranh, sản phẩm còn chưa ăn sâu bám rễ vào dân như các sản phẩm tiết kiệm bậc
thang, tiết kiệm bằng vàng của AgriBank, chưa có nhiều chương trình khuyến mại,
tặng quà hấp dẫn như các ngân hàng cổ phần nên việc huy động vốn còn chưa phát
huy hết tiềm năng và thế mạnh của ngân hàng. Hơn thế nữa, hiện nay có rất nhiều
kênh tiết kiệm đầu tư khác được khách hàng lựa chọn như bảo hiểm… Vì vậy, việc
thay đổi cơ cấu và đa dạng hóa các nguồn huy động vốn của ngân hàng là rất cần phải
quan tâm.
2. Vấn đề 2
Tín dụng cho vay khách hàng thời hạn ngắn của chi nhánh Vietinbank Tây Hà
Nội vẫn chiếm ưu thế, ở ngưỡng trên 60%, đang có xu hướng giảm. Cho vay ngắn hạn
có hệ số an toàn cao hơn nhưng chi nhánh đang dần chuyển hướng tập trung vào tín
dụng trung và dài hạn – lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả kinh tế dự tính cao hơn.
Cho vay trung và dài hạn là hình thức đầu tư có thời gian thu hồi vốn dài >1
năm, thời hạn trả nợ vốn phụ thuộc vào dự án đầu tư, nguồn trả nợ đối với khoản cho
vay trung và dài hạn nhìn chung khó xác định chính xác tại thời điểm hiện tại… Các
khoản đầu tư, cho vay thu hồi chậm trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động
một cách đều đặn cả vốn, lãi đúng kỳ hạn. Chính vì thế nó đã làm hạn chế khả năng
thanh toán của ngân hàng và tăng rủi ro vỡ nợ. Bước chuyển dịch này của
Techcombank đang phải đối mặt với thực trạng nợ xấu gia tăng trong năm 2012 vừa
qua đòi hỏi sự cân đối trong cơ cấu đầu tư kinh doanh của ngân hàng.
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI.
Qua các vấn đề cần giải quyết ở trên, em xin đề xuất các hướng đề tài khóa luận
như sau:
Hướng đề tài 1: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gủi tiết
kiệm tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Hà Nội”
Học phần: Quản trị tác nghiệp Ngân hàng thương mại
Bộ môn: Ngân hàng – chứng khoán
Hướng đề tài 2: Hiệu quả hoạt động cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng
Techcombank
Học phần: Quản trị tác nghiệp Ngân hàng thương mại
Bộ môn: Ngân hàng – chứng khoán