Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.6 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
------
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
(Tiểu luận chuyên đề: Con người- Kĩ thuật- Môi trường)
MỞ ĐẦU

Gần hai thập kỉ trở lại đây dưới tác động của công cuộc đổi mới
đất nước ta có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt nhưng đáng chú ý nhất
là nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình
đô thị hoá được đẩy nhanh lên. Theo thống kê tính đến nay Việt Nam có
623 thành phố, thị xã, thị trấn trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung
ương, 82 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh. Dân số ở cách thành thị theo
đó cũng ngày càng tăng.
Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để
đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất
nước có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp
lực đối với môi trường nhất là môi trường đô thị hiện nay. Cùng với đà
phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị theo đó
cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng
không tốt nhất là với sức khỏe con người. Các ô nhiễm thường gặp trong
các đô thị là ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, tiếng ồn và ô
nhiễm chất thải rắn. Thực trạng này là yêu cầu rất cấp bách được đặt ra
lúc này đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp thiết thực.
Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị cũng vì lẽ đó trở
thành một vấn đề rất quen thuộc với nhiều công trình, các bài báo đăng
tin các tạp chí chuyên ngành. Với đề tài “Ô nhiễm môi trường đô thị ở
Việt Nam” trong bài tiểu luận tôi chỉ có mong muốn đưa ra những ô
nhiễm môi trường ở các đô thị một cách tổng quát nhất để từ đó giúp mọi
người có cái nhìn sơ lược về ấn đề này.


Đề tài này được hoàn thành với sự cố gắng thu thập tài liệu, thông
tin từ những tạp chí, sách chuyên ngành và từ thực tế môi trường đang
sống của người thực hiện. Các phương pháp để thực hiện bài tiểu luận là
phương pháp thống kê, tổng hợp nguồn tư liệu đã có. Bài tiểu luận được
trình bày cụ thể, nhưng rất ngắn gọn, dễ hiểu.

Tuy nhiên do sự nhận thức, trình độ của người thực hiện còn nhiều
hạn chế làm cho bài tiểu luận sẽ có nhiều thiếu sót. Vậy kính mong được
sự quan tâm, giúp đỡ đóng góp ý kiến của cô giáo cùng các bạn để bài
tiểu luận hoàn chỉnh hơn, đạt được mục đích, ý nghĩa mà đề tài mong
muốn.
Tôi xin chân thành cám ơn.

I. ÁP LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VỚI MÔI TRƯỜNG
Như chúng ta đã thấy, chủ trương đổi mới, phát triển nền kinh tế
đất nước theo hướng thị trường đã có những tác động mạnh mẽ đến sự
tăng trưởng của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hàng năm về kinh tế của
Việt Nam trong những năm gần đây luôn được duy trì với tỉ lệ trên 7%
và là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhất
trên thế giới hiện nay. Với tốc độ tăng trưởng đó giúp nước ta từng bước
vươn lên khắc phục hậu quả của chiến tranh, thoát khỏi tình trạng nước
nghèo để tiến kịp các nước đang phát triển.
Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chính sách thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước để khuyến khích phát triển nền kinh
tế. Với lí do đó số vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày càng tăng tập
trung vào các ngành công nghiệp trong các đô thị và khu công nghiệp.
Bên cạnh mặt mạnh, mặt ưu điểm của sự tăng trưởng đó ở các đô thị
cũng phải chịu những áp lực:
- Tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, các khu công nghiệp được
xây dựng nhiều là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm của đất

nông nghiệp và các loại đất khác dẫn đến hệ quả cư dân nông nghiệp mất
dần tư liệu sản xuất phải di chuyển ra các đô thị tìm kiếm việc làm. Sự di
dân tự phát này dẫn đến áp lực với cuộc sống đô thị gây sức ép về việc
làm, an ninh và môi trường đô thị.
- Đô thị hoá nhanh đòi hỏi không gian đô thị phải mở rộng hơn
điều đó làm cho các nhà máy, khu công nghiệp được xây dựng trước đây
ngày càng tiến gần hơn trong đô thị và khu dân cư đông đúc.
- Đô thị hoá đồng nghĩa với việc quá tải trong cơ sở hạ tầng và môi
trường đô thị, làm ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên đất, nước ở các
đô thị làm các nguồn tài nguyên có hướng suy thoái và giảm mạnh. Điều
đó tác động trực tiếp đến cuộc sống của cư dân ở các đô thị.
Trên đây là một số áp lực do sự phát triển đô thị và công nghiệp
gây ra. Áp lực này hầu như có ở tất cả các đô thị ở nước ta, nhất là các

Thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, …
Trong tình hình đó tốc độ phát triển kinh tế vượt xa việc bảo vệ môi
trường đô thị để lại những hậu quả cần khắc phục tình trạng yếu kém
không đồng bộ của hệ thống giao thông, công trình cấp thoát nước, các
công trình xây dựng,… ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị. Thực tế
hiện nay thống kê được ở nhiều thành phố lớn mức độ ô nhiễm môi
trường đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lền. Thực tế này cho thấy
thách thức rất lớn đối với môi trường các đô thị đồng thời cũng là vấn đề
cấp bách cần phải có biện pháp giải quyết, hạn chế đến mức tối đa. Xu
thế hiện nay là phải làm sao để phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo
vệ môi trường sống.
II. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT
NAM
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường đô thị thường được nhắc đến là ô
nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, và chất thải rắn. Ở phần này, bài
tiểu luận sẽ lần lượt trình bày các ô nhiễm đó.

1. Ô nhiễm môi trường nước
1.1. Định nghĩa
Theo “Môi trường và con người” (Mai Đình Yên chủ biên) thì:
“Ô nhiễm môi trường nước ta là sự có mặt của một chất ngoại lai
trong môi trường nước tự nhiên dù chất đó có hại hay không, khi vượt
qua một ngưỡng nào đó thì chất đó sẽ trở nên độc hại với con người và
sinh vật”.
1.2. Nguồn gốc ô nhiễm
Ô nhễm môi trường nước có thể do tác động tự nhiên nhưng chủ
yếu là do con người trong qúa trình sinh sống, hoạt động sản xuất gây ra
như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp không qua xử lí được xả
trực tiếp ra đất, các hệ thống thoát nước, sông… Đây là nguồn gốc chính
của ô nhiễm môi trường nước có xu hướng tăng nhất là ở các đô thị các
khu công nghiệp.

×