Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GÓP PHẦN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC KHI DẠY READING TRONG MÔN TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.27 KB, 5 trang )

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
GĨP PHẦN SỬ DỤNG CĨ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC KHI DẠY
READING TRONG MƠN TIẾNG ANH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc sử dụng các đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy là một yêu cầu
hết sức quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, trong việc
soạn bài, giáo viên luôn gắn liền việc xác đònh yêu cầu kiến thức trọng tâm cần
cung cấp với việc chuẩn bò các điều kiện, phương tiện dạy học.
Tuy nhiên sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả đang còn là
vấn đề đặt ra cho giáo viên và cả những người làm công tác quản lý. Trong phạm
vi trao đổi của mình, tôi chỉ mạn phép đưa ra một số suy nghó và biện pháp nhằm
góp phần sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học (ĐDDH) khi dạy Reading
trong môn tiếng Anh cấp THPT.

II. THỰC TRẠNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG
DẠY HỌC KHI DẠY READING TRONG MÔN TIẾNG ANH HIỆN NAY :
1. Về đồ dùng dạy học :
Khi nói đến ĐDDH thì người giáo viên nghó ngay đến các loại tranh, ảnh,
mô hình, vật thật,…Việc sử dụng tranh, ảnh, mô hình và vật thật chủ yếu là do giáo
viên tự sưu tầm, tích lũy. Bộ tranh in sẵn dùng cho việc giảng dạy môn tiếng Anh
còn rất hạn chế và thiết bò nghe nhìn, đàm thoại phục vụ cho dạy - học môn ngoại
ngữ thì chất lượng chưa đạt yêu cầu.
2. Việc sử dụng ĐDDH của giáo viên :
Từ tình hình khan hiếm ĐDDH trong môn tiếng Anh nói trên, giáo viên
thường rất ngại mang theo ĐDDH, thiết bò DH khi đến trường; bên cạnh đó một
số nguyên nhân khách quan trong việc giao trả ĐDDH khi phải mượn là nguyên
nhân khiến cho giáo viên không thường xuyên sử dụng ĐDDH khi lên lớp.
NGAN. THPT PHU DONG. Giai phap huu ich
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
GĨP PHẦN SỬ DỤNG CĨ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC KHI DẠY
READING TRONG MƠN TIẾNG ANH



Ngoài ra, tôi còn thấy giáo viên còn lúng túng khi làm và sử dụng ĐDDH
trong giờ dạy. Bởi lẽ ta dễ dàng nhận thấy rằng không phải cứ đưa ra tranh, ảnh,
mô hình và vật thật cho học sinh quan sát là đã đảm bảo yêu cầu cung cấp nghóa
của từ. Ngoài ra, việc cung cấp quá nhiều tranh, ảnh hoặc một số trường hợp cung
cấp vật thật không cần thiết cũng dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng ĐDDH.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP GIÁO VIÊN SỬ DỤNG
ĐĐDH CÓ HIỆU QUẢ TRONG KHI DẠY READING Ở MÔN TIẾNG
ANH :
1. Về phía nhà trường :
Tạo điều kiện để có phòng bộâ môn ngoại ngữ với các thiết bò nghe - nhìn
đạt yêu cầu về chất lượng sử dụng. Trang bò tủ đựng thiết bò, ĐDDH trong lớp, các
bảng phụ,….

2. Đối với tổ bộ môn :
- Đưa nội dung tự làm và sử dụng ĐDDH vào kế hoạch hoạt động nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
- Vận động giáo viên tự làm và sử dụng ĐDDH trong từng khối lớp, theo từng
chương, từng bài. Có thể hướng dẫn học sinh sưu tầm, thu thập các loại tranh,
ảnh theo từng chủ đề, nội dung đảm bảo tính mỹ thuật và sư phạm.

3. Với giáo viên khi giảng dạy :
Sau nhiều năm giảng dạy, nhất là khi dạy về Reading, tôi đã cố gắng làm
NGAN. THPT PHU DONG. Giai phap huu ich
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
GĨP PHẦN SỬ DỤNG CĨ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC KHI DẠY
READING TRONG MƠN TIẾNG ANH
nhiều ĐDDH – tuy chưa đạt yêu cầu cao về mỹ thuật – để sử dụng trong tiết
dạy. Điều thú vò là qua những lần dạy có ĐDDH tôi nhận thấy hiệu quả giờ

dạy được nâng lên rõ rệt và trên cơ sở đó kết quả học tập của các em có
nhiều tiến bộ. Điều đáng nói là có những em kỹ năng đọc, viết, nói tiếng Anh
còn hạn chế đã tỏ ra thích học bộ môn này hơn. Phần trình bày sau đây được
đúc kết từ những buổi dạy mà tôi có dùng ĐDDH.
3.1 Chọn lọc từ ngữ để cung cấp cho học sinh và chuẩn bò ĐDDH để làm
phương tiện giải nghóa từ.
- Tùy theo trình độ học sinh, giáo viên có thể thêm bớt một số từ ngữ theo
nguyên tắc: Không thêm các từ ngữ xa với chủ đề và không bỏ bớt các từ ngữ
trọng tâm ( Key words and phrases ).
- Trên cơ sở đó, giáo viên có được hệ thống các từ ngữ cần cung cấp và chuẩn
bò ĐDDH phục vụ cho việc giải nghóa từ, cách dùng từ . Đối với những từ ngữ có
thể thông qua khai thác vốn từ sẵn có của học sinh thì giáo viên không cần phải
sử dụng tranh, ảnh để cung cấp mà nên tạo điều kiện cho các em giải nghóa từ
theo cách đặt câu đơn giản. Qua đó, giáo viên sửa chữa câu cho đúng, giúp học
sinh giải nghóa từ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng (có khi cũng phải dí dỏm) để các
em có thể nhớ lâu.
Ví dụ : Paradise: Home of Adam and Eve.
- Trong quá trình chuẩn bò bài, giáo viên cần căn cứ vào hệ thống từ ngữ theo
chủ đề và trình độ học sinh để xác đònh từ ngữ nào cần giảng, từ ngữ nào cần sử
dụng ĐDDH và dùng loại nào. Từ ngữ được chọn để cung cấp là những từ ngữ
chính để dùng cho luyện nói và viết.
Xác đònh được từ cần giảng, giáo viên mới có điều kiện để chuẩn bò ĐDDH
phù hợp và đònh hình thao tác sử dụng và cách giải nghóa từ hợp lý.
3.2 Chuẩn bò điều kiện cần thiết để dùng tranh, ảnh,…giải nghóa từ :
- Tranh, ảnh cần được đặt trên giá hay treo cố đònh trên bảng lớp sao cho
học sinh dễ dàng quan sát và thuận tiện cho thao tác của giáo viên.
NGAN. THPT PHU DONG. Giai phap huu ich
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
GĨP PHẦN SỬ DỤNG CĨ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC KHI DẠY
READING TRONG MƠN TIẾNG ANH

- Khi đưa tranh để giảng, giáo viên phải khai thác hết các khía cạnh tích cực
của tranh, ảnh… Tận dụng các chức năng để đạt được yêu cầu cung cấp nghóa của
từ cho học sinh. Do đó, yếu tố thời gian (thời điểm và thời lượng) cũng cần được
tính toán trong khi sử dụng ĐDDH.
3.3 Sử dụng phối hợp các hình thức, biện pháp: gợi mở, giải nghóa, so sánh,
tìm từ cùng nghóa, tìm từ trái nghóa, mở rộng tùy theo chủ đề, đề tài cũng giúp học
sinh hiểu rõ và nhớ lâu từ đã học.
Ví dụ : Khi giảng từ “Thư viện “ (Library: room or building for a collection
of books kept for reading) tôi dẫn đến các từ :
Library library card public library librarian
Kết hơpï yêu cầu học sinh đặt câu với từ library và qua đó giáo dục học sinh
rèn thói quen đọc sách.
Do you often go to the school library ?
What kinds of books are you fond of reading ?
Có thể giới thiệu tranh, ảnh của một số thư viện lớn ở Hà Nội, Tp. HCM để
giảng dạy qua từ well – equipped.
Cũng có khi giáo viên giới thiệu tranh để học sinh quan sát, sau đó gợi mở
để học sinh nhận biết nghóa của từ, mở rộng từ và rèn kỹ năng vận dùng từ trong
giao tiếp.
4. Phối hợp phương pháp trực quan và giảng giải :
Như đã trình bày ở phần thực trạng, không phải cứ đưa ra tranh, ảnh, vật thật
cho học sinh quan sát là đã dảm bảo yêu cầu cung cấp nghóa của từ. Bên cạnh việc
dùng ĐDDH để giải nghóa từ trong quá trình dạy đọc - hiểu, cũng cần nhận thấy
rằng lời giảng – xét cho cùng – cũng là phương tiện trực quan ngôn ngữ. Vì vậy,
có thể thấy rằng ở một số trường hợp đối với từ trừu tượng không thể dùng tranh
hoặc gặp trường hợp không có tranh hoặc tranh không đảm bảo yêu cầu : giáo
NGAN. THPT PHU DONG. Giai phap huu ich
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
GĨP PHẦN SỬ DỤNG CĨ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC KHI DẠY
READING TRONG MƠN TIẾNG ANH

viên phải dùng đến ngôn ngữ diễn đạt của mình lồng vào đó cách sử dụng từ trong
câu đơn giản để giúp học sinh hiểu nghóa của từ.
5. Tránh lạm dụng ĐDDH đối với một số từ thường gặp vì sẽ làm hạn chế
năng lực tư duy, trí tưởng tượng - liên tưởng của học sinh.
Ví dụ : Khi giảng từ “ Nhà khoa học “ (Scientist), một số giáo viên thường
đưa ra tranh, ảnh nhiều nhà khoa học để minh hoạ mà không giúp cho học sinh
hiểu thế nào là nhà khoa học. Nên có thể mở rộng minh họa bằng cách nói rõ về
nhà khoa học “Scientist: A person experts in one or more of the natural or physical
sciences”.
Sử dụng tốt ĐDDH trong quá trình giảng dạy có tác động tích cực nâng cao
chất lượng dạy học nhưng lại đòi hỏi sự nỗ lực đầu tư công sức lẫn tài chính của
giáo viên nên cũng cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía công đoàn và nhà trường.
Phong trào thi đua cũng là một động lực thúc đẩy tăng cường làm và sử dụng
ĐDDH trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh cấp THPT.
Trong phạm vi hẹp của bài viết và do thiển ý của mình, tôi mong nhận được
nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
THÁNG 10/ 2010
Nguời thực hiện
Vũ Thị Kim Ngân
NGAN. THPT PHU DONG. Giai phap huu ich

×