TUẦN 26 Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011.
Chào cờ SÁNG
Tiết : 26
I. Mục tiêu.
Tổng kết công tác thi đua giữa các lớp. Đề ra mục tiêu hoạt động trong tuần 26.
II. Hoạt động chính
1. Ổn định nề nếp, kiểm tra lớp xếp hàng, trang phục, biến động sĩ số của lớp,
2. Tổng phụ trách đội lên báo cáo công tác thi đua giữa các lớp do đội cờ đỏ thực hiện trong
tuần qua. Phê bình, nhắc nhở một số lớp chưa hoàn thành nhiệm vụ. phân công nhiệm vụ
tuần 26.
3. Ban giám hiệu nhà trường lên thông qua kế hoạch tuần tới
LỚP 5: KHOA HỌC
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. Mục tiêu
- Hiểu hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa
- Thực hành với hoa thật để biết vị trí của nhị hoa nhuỵ hoa. Kể tên được các bộ phận chính của
nhị hoa và nhuỵ hoa
II. Đồ dùng dạy học
- HS mang hoa thật
- Gv chuẩn bị tranh ảnh về các loài hoa
- Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Thế nào là sự biến đổi hoá học?
? Hãy nêu tính chất của đồng và nhôm?
? Em hãy nêu tính chất của thuỷ tinh?
? Dung dịch và hỗn hợp giống và khác nhau ở
điểm nào?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: 30'
1. Giới thiệu bài:
Có nhiều loài thực vật với quá trình sinh sản
khác nhau. Bài học hôm nay các em cùng hiểu
về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Nhị và nhuỵ , hoa đực và hoa
cái
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1,2 trang 104
SGK và cho biết
? Tên cây
? Cơ quan sinh sản của cây đó?
? Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì
chung?
? Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì?
KL: Cây dong riềng và cây phượng đều là thực
vật có hoa . Cơ quan sinh sản của chúng là hoa.
Vậy ta có thể KL rằng hoa là cơ quan sinh sản
của thực vật có hoa
? Trên cùng một loại cây , hoa được gọi tên bằng
4 HS trả lời
- Hs quan sát
- hình 1 cây dong riềng, cơ quan sinh sản
của cây dong riềng là hoa.
hình 2: Cây phượng cơ quan sinh sản là
hoa
Cây phượng và cây dong riềng cùng là thực
vật có hoa cơ quan sinh sản là hoa
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa
- Trên cùng một loại cây có hoa đực và hoa
cái.
1
những loại nào?
Thực vật có rất nhiều loài có hoa . Có hoa đực ,
hoa cái có những loài lại có hoa lưỡng tính . Vậy
làm thế nào để phân biệt được đâu là hoa đực,
hoa cái, hoa lương tính Các em cùng quan sát
hình 3,4 trang 104 để biết đâu là nhị, đâu là nhuỵ
nhé.
- GV treo tranh hoa sen, hoa râm bụt hoặc vẽ
tượng trưng lên bảng
- Gọi hS lên chỉ bảng cho cả lớp thấy nhị, nhuỵh
của từng loại hoa
KL:
Bông hoa râm bụt phần đỏ đậm, to chính là nhuỵ
hoa tức là nhị cái có khả năng tạo hạt, phần màu
vàng nhỏ chính là nhị đực . ở hoa sen phần chấm
đỏ lồi nên một chút là nhuỵ còn nhị hoa là những
cái tơ nhỏ màu vàng ở phía dưới
Các em hãy quan sát hai bông hoa mướp và cho
biết hoa nào là hoa cái, hoa nào là hoa đực
? Tại sao em có thể phân biệt được hoa đực và
hoa cái?
* Hoạt động 2: Phân biệt hoa có cả nhị và
nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhị
- HS thảo luận trong nhóm
Phát phiếu báo cáo cho HS
Các nhóm cùng quan sát từng bông hoa mà các
thành viên mang đến lớp , chỉ xem đâu là nhị,
nhuỵ và phân loại các bông hoa của nhóm thành
2 loại: hoa có cả nhị đực và nhuỵ cái; hao chỉ có
nhị đực hoặc nhuỵ cái. ghi kết quả vào phiếu
- Gọi từng nhóm lên báo cáo
- GV kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính.
- Trên một bông hoa có một bông hoa mà có cả
nhị và nhuỵ gọi là hoa lưỡng tính.
- Các em hãy quan sát hình 6 SGK trang 105 để
biết được các bộ phận chính của hoa lưỡng tính
- Yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa
lưỡmg tính
- GV vẽ sơ đồ lên bảng - Gọi HS lên bảng ghi
chú thích vào sơ đồ
- Gọi HS khác nhận xét
* Hoạt động kết thúc
? Cơ quan sinh sản là gì?
? Một bông hoa lưỡng tính gồm những bộ phận
nào?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau , đọc mục bạn cần
biết trong SGK
- HS quan sát
- HS lên chỉ
- 2 HS cùng trao đổi và chỉ cho nhau xem
đâu là hoa đực đâu là hoa cái.
- Vì hoa mướp cái phần từ nách lá đến đài
hoa có hình dạng giống qủa mướp nhỏ
- các nhóm quan sát và ghi kết quả vào
phiếu. VD: ghoa có cả nhị và nhuỵ là hoa
phượng, dong riềng, râm bụt, sen, đào, mơ,
mận
Hoa đực hoặc hoa cái: bầu, bí, mướp, dưa
chuột, đưa lê
- Hs quan sát hình 6
- HS vẽ vào nháp
- Hs lên bảng ghi và nêu tên các bộ phận
- HS trả lời
Rút kinh nghiệm tiết dạy:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
L ỚP 4: ĐỊA LÍ ( tiết 26 )
2
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Chỉ hoặc điền được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
- Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài
đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ Địa lí TN VN, bản đồ hành chính VN
- Lược đồ trống VN treo tường
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A/ KTBC: Thành phố Cần Thơ
1) Nêu những dẫn chứng cho thấy thành phố Cần
Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học
quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long?
2) Nhờ đâu thành phố Cần Thơ trở thành trung
tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ ôn tập để
nắm chắc những kiến thức về ĐBBB và ĐBNB
cùng với một số thành phố ở 2 đồng bằng này.
2) Ơn tập:
Hoạt động 1: câu 1 SGK
- Các em hãy làm việc trong nhóm đôi chỉ trên
bản đồ 2 vùng ĐBBB, ĐBNB và chỉ các dòng
sông lớn tạo nên đồng bằng đó.
- YC hs lên bảng chỉ
Kết luận: Sông Tiền và sông Hậu là 2 nhánh lớn
của sông Cửu Long (còn gọi là sông Mê Công).
Chính phù sa của dòng Cửu Long đã tạo nên
vùng ĐBNB rộng lớn nhất cả nước ta.
- Vì sao có tên gọi là sông Cửu Long? (Vì có 9
nhánh sông đổ ra biển. Gọi hs lên bảng chỉ 9 cửa
đổ ra biển của sông Cửu Long
Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên của ĐBBB
2 hs trả lời
1) + Cần Thơ là nơi sản xuất máy nông
nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu. Nơi đây tiếp
nhận các hàng nông sản, thuỷ sản của các
vùng ĐBSCL xuất đi các nơi khác ở trong
nước và thế giớ.
+ Cần Thơ có trường ĐH, Cao Đẳng, các
trung tâm dạy nghề đã và đang góp phần đào
tạo cho ĐBSCL nhiều cán bộ KHKT, nhiều
lao động có chuyên môn giỏi, có viện nghiên
cứu lúa tạo ra nhiều giống lúa mới…
2) Nhờ TP cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu ở
trung tâm của ĐBSCL. Nhờ có vị trí thuận
lợi, Cần Thơ đã trở thành trung tâm iknh tế,
văn hóa, khoa học quan trọng.
- Lắng nghe
- Làm việc nhóm đôi
- 2 hs lên bảng
+ HS1: Chỉ ĐBBB và các dòng sông Hồng,
sông Hậu
+ HS2: chỉ ĐBNB và các dòng sông Đồng
Nai, sông Tiền, sông Hậu
- Lắng nghe
- Cửa Tranh Đề, Bát Xắc, Định An, Cung
3
và ĐBNB (câu 2 SGK)
- YC hs làm việc theo nhóm , dựa vào bản đồ tự
nhiên, SGK và kiến thức đã học tìm hiểu về đặc
điểm tự nhiên của ĐBBB và ĐBNB và điền các
thông tin vào bảng (phát phiếu học tập)
- Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 đặc
điểm)
- YC các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp hs đền
đúng các kiến thức vào bảng.
Kết luận: Tuy cũng là những vùng đồng bằng
song các điều kiện tự nhiên ở hai đồng bằng vẫn
có những điểm khác nhau. Từ đó dẫn đến sinh
hoạt và sản xuất của người dân cũng khác nhau.
Hoạt động 3: câu 3 SGK/134
- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung câu 3 trước lớp
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi và cho biết
trong các câu trên thì câu nào đúng, câu nào sai,
vì sao?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
Kết luận: ĐBNB là vựa lúa lớn nhất cả nước,
ĐBBB là vựa lúa lớn thứ hai. ĐBNB có nhiều
kênh rạch nên là nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất
đồng thời là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả
nước. Còn ĐBBB là trung tâm văn hóa, chính trị
lớn nhất nước.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm của ĐBBB
và ĐBNB qua sách, báo
- Bài sau: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
- Nhận xét tiết học
Hầu, Cổ Chiên, Hàm Luông, Ba Lai, Cửa
Đại và cửa Tiểu.
- Chia nhóm làm việc
- Các nhóm lần lượt trình bày
- Lần lượt lên bảng điền
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Thảo luận nhóm đôi
- Lần lượt trình bày
a) ĐBBB là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất
nước ta (sai) vì ĐBBB có diện tích đất nông
nghiệp ít hơn ĐBNB, ĐBBB là vựa lúa lớn
thứ hai sau ĐBNB.
b) ĐBNB là nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất
cả nước. (đúng) vì ĐBNB có mạng lưới sông
ngòi chằng chịt.
c) TP Hà Nội có diện tích lớn nhất và số dân
đông nhất nước. (sai) vì TP Hà Nội DT là
921 km
2
, số dân là 3007 nghìn người, DT
nhỏ hơn Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Cần
Thơ, số dân ít hơn TP HCM.
đ) TP HCM là trung tâm công nghiệp lớn
nhất cả nước. (đúng) vì nơi đây có nhiều
nhiều ngành công nghiệp: điện, luyện kim,
cơ khí, điện tử
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện
4
Rút kinh nghiệm tiết dạy:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
LỚP 5 : ĐỊA LÝ
CHÂU PHI (tt).
I. Mục tiêu:
- Nắm 1 số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập.
- Hiểu: Dân cư Châu Phi chủ yếu là người da đen.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế Châu Phi.
- Xác định trên bản đồ một số quốc gia: Ai Cập, An-giê-ri, Cộng Hoà Nam Phi.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ kinh tế Châu Phi.
-Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân Châu Phi.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA G HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ: “Châu Phi”.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Giới thiệu bài mới:
“Châu Phi (tt)”.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Dân cư Châu Phi chủ
yếu chủng tộc nào?.
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát.
- Dân cư Châu Phi thuộc chủng tộc nào?
- Chủng tộc nào có số dân đông nhất?
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế.
Phương pháp: Sử dụng bản đồ, hỏi đáp.
+ Nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ hơn về đặc
điểm kinh tế.
Phương pháp: Hỏi đáp, sử dụng bản đồ.
+ Kinh tế Châu Phi có đặc điểm gì khác so
với các Châu Lục đã học?
- Đời sống người dân Châu Phi còn có
những khó khăn gì? Vì sao?
+ Hát
- Đọc ghi nhớ.
- TLCH trong SGK.
Hoạt động lớp.
- Da đen → đông nhất.
- Da trắng.
- Lai giữa da đen và da trắng.
+ Quan sát hình 1 và TLCH/ SGK.
Hoạt động cá nhân, lớp.
+ Làm bài tập mục 4/ SGK.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường các vùng
khai thác khoáng sản, các cây trồng và vật nuôi chủ
yếu của Châu Phi.
Hoạt động lớp.
+ Kinh tế chậm phát triển, chỉ tập trung vào trồng
cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản
để xuất khẩu.
- Khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh dịch nguy
5
+ Chốt.
Hoạt động 4: Ai Cập.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, sử dụng
bản đồ.
+ Kết luận.
Hoạt động 5: Củng cố.
Phương pháp: Hỏi đáp.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Học bài.
- Chuẩn bị: “Châu Mĩ”.
- Nhận xét tiết học.
hiểm.
- Vì kinh tế chậm phát triển, ít chú ý trồng cây
lương thực.
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế
phát triển hơn cả ở Châu Phi.
Hoạt động nhóm.
+ Làm câu hỏi mục 5/ SGK.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường dòng
sông Nin, vị trí, giới hạn của Ai Cập.
Hoạt động lớp.
+ Đọc ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011.
LỚP 4 : KHOA HỌC
NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ(tiếp)
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học HS có thể biết:
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả
nhiệt nên lạnh đi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Chuẩn bị : Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ
-Nêu tác dụng của ánh sáng cách bảo vệ đội mắt.
2.Bài mới
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
-GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vạt lạnh thường
gặp hằng ngày.
-Cho HS quan sát hình1 và trả lời câu hỏi SGK
-HS làm việc cá nhân và trình bày
6
-GV giảng : Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả
mức độ nóng, lạnh của các vật
-Cho HS tìm các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau,
hơn nhau và vật có nhiệt độ cao nhất…
*Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế
-GV giới thiệu 2 loại nhiệt kế và nêu cấu tạo của 2 loại
nhiệt kế này.
-Cho cả lớp thực hành đo nhiệt độ của cốc nước, của cơ
thể. Sau đó nêu nhận xét. GV nhận xét chung.
-Cho HS thực hành bằng cách nhúng tay vào trong 4 chậu
nước, sau đó nêu nhận xét.
+Chậu a : chậu có đổ thêm nước sôi
+Chậu b và c nước bình thường
+Chậu d : chậu có nước đá
-GV giúp HS nhận ra: Cảm giác của tay có thể giúp ta
nhận biết về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy cũng có
trường hợp giúp ta bị nhầm lẫn. Để xác đinh được chính
xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.
-GV Rút ra bài học như SGK. 2 học sinh đọc lại phần ghi
nhớ.
3.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học. Biểu dương học sinh học tốt
-Xem trước bài “Nóng, lạnh và nhiệt độ”.
trước lớp
-Cả lớp quan sát và lần lượt trả
lời, lớp nhận xét.
-HS nêu, lớp bổ sung.
-Cả lớp lắng nghe
-Cả lớp thực hành và nêu nhận xét.
- 2 - 3 học sinh lên thực hiện và
nêu nhận xét.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
LỚP 4 KHOA HỌC ( tiết 52 )
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I/ Muïc tieâu:
Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém.
+ Các kim loại ( đồng, nhôm,…) dẫn nhiệt tốt.
+ Không khí, các vật xốp như bông, len dẫn nhiệt kém.
* - Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt/ cách nhiệt tốt.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt, cách nhiệt.
7
- Thí nghiệm theo nhóm nhỏ
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bò chung: Phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay,
- Chuẩn bò theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa. thìa gỗ, một vài tờ giấy
báo, dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A/ KTBC: Nóng, lạnh và nhiệt độ
- Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên
và lạnh đi? Tại sao khi đun nước, không nên đổ
đầy nước vào ấm?
- Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước
sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có
nước nguội uống nhanh?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết về sự thu
nhiệt, tỏa nhiệt của một số vật. Trong quá trình
truyền nhiệt có những vật dẫn nhiệt tốt, vật
dẫn nhiệt kém. Đó là những vật nào, chúng có
ích lợi gì cho cuộc sống của chúng ta? Các em
sẽ tìm câu trả lời qua những thí nghiệm thú vò
của bài hôm nay.
2) Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt,
vật nào dẫn nhiệt kém
Mục tiêu: HS biết được có những vật dẫn
nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm, ) và những
vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông, ) và
đưa ra được ví dụ chứng tỏ điều này . Giải
thích được một số hiện tượng đơn giản liên
quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu
KNS*: - Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các
tình huống cần dẫn nhiệt/ cách nhiệt tốt.
- Gọi hs đọc thí nghiệm SGK/104 và dự đoán
kết quả thí nghiệm
- Ghi nhanh phần dự đoán của hs lên bảng
- Để biết dự đoán của các em có đúng không,
các em tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm 6
(rót nước nóng vào cốc cho hs) - các em cẩn
2 hs lên bảng trả lời
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi
lạnh đi. Khi đun nước không nên đổ đầy
nước vào ấm vì nước ở nhiệt độ cao thì nở
ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài
có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện.
- Rót nước vào cốc rồi cho đá vào, hoặc rót
nước vào cốc sau đó đặt cốc nước vào chậu
nước lạnh.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Nêu dự đoán: Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa
nhựa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa
nhựa dẫn nhiệt kém hơn.
8
thận với nước nóng để đảm bảo an toàn
- Gọi hs trình bày kết quả thí nghiệm
- Tại sao thìa nhôm lại nóng lên?
- Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, dẫn nhiệt tốt
còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; gỗ, nhựa, len,
bông, dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách
nhiệt.
- Cho hs quan sát xoong, nồi và hỏi:
+ Xoong và quai xoong được làm bằng chất
liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn
nhiệt kém? vì sao lại dùng những chất liệu đó?
+ Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét
chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
+ Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không
có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt?
Kết luận: Những hôm trời rét, khi chạm vào
ghế sắt, tay ta đã truyền nhiệt cho ghế (vật
lạnh hơn) do đó tay có cảm giác lạnh; với ghế
gỗ hoặc ghế nhựa thì tay ta cũng truyền nhiệt
cho ghế nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém hơn
sắt nên tay ta không bò mất nhiệt nhanh như khi
chạm vào ghế mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt,
ghế gỗ cùng đặt trong một phòng là như nhau.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách
nhiệt của không khí
Mục tiêu: Nêu được ví dụ về việc vận dụng
tính cách nhiệt của không khí
KNS*: - Kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan
tới dẫn nhiệt, cách nhiệt.
- Gọi hs đọc phần đối thoại của 2 hs hình 3/105
SGK
- Chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm sau để tìm
hiểu rõ hơn.
- YC hs đọc thí nghiệm SGK/105
- Các em hãy đọc kó lại thí nghiệm và tiến
hành thí nghiệm trong nhóm
- HD hs quấn giấy trước khi rót: 1 cốc quấn
chặt bằng cách buộc dây thun, 1 cốc quấn lỏng
bằng cách vo tờ giấy thật nhăn và quấn.
- Các em đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi
lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi là 10 phút)
- Gọi hs trình bày kết quả thí nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm trong nhóm 6
- Đại diện nhóm trình bày: Khi cầm vào
từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm
nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho
thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.
- Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ
nước nóng đã truyền sang thìa.
- Lắng nghe
+ Xoong được làm bằng nhôm, inốc là
những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh.
Quai xoong được làm bằng nhựa là vật
cách nhiệt để khi ta cầm không bò nóng.
+ Là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã
truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật
lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.
+ Vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta
không bò mất nhiệt nhanh như khi chạm
vào ghế sắt.
- Lắng nghe
- 2 hs đọc to trước lớp
- 2 hs đọc
- Tiến hành thí nghiệm trong nhóm
9
- Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau
với 1 lượng bằng nhau?
- Tại sao lại phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần
như là cùng 1 lúc?
- Tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn,
quấn lỏng còn nóng lâu hơn?
- Vậy không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn
nhiệt?
Kết luận: Với 2 chiếc cốc như nhau, với lượng
nước và nhiệt độ bằng nhau, bề mặt bốc hơi
giống nhau. Nhưng do cốc thứ hai được quấn
lỏng bằng những lớp báo nhăn nên có nhiều
chỗ rỗng chứa nhiều không khí bên trong các
chỗ rỗng ấy. Không khí có tính cách nhiệt nên
nước trong cốc còn nóng hơn so với cốc quấn
chặt giấy báo bình thường.
Hoạt động 3: Trò chơi : "Đố bạn tôi là ai, tôi
được làm bằng gì?"
Mục tiêu: Giải thích được việc sử dụng các
chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết sử dụng hợp
lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi
- Cơ chia lớp thành đội, mỗi đội cử thành
viên, 1 thành viên làm thư kí. Mỗi đội sẽ lần
lượt đưa ra ích lợi của vật để đội bạn đoán tên
xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì?
trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bò
trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh
các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn
trực tiếp chơi
- Cùng hs tổng kết trò chơi, tuyên dương đội
thắng cuộc
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Hs quấn 2 cốc nước
- Thực hành đo nhiệt độ của 2 cốc và ghi
lại nhiệt độ sau mỗi lần đo
- Lần lượt trình bày: Nước trong cốc được
quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt
còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo
thường và quấn chặt.
- Để đảm bảo nhiệt độ của nước ở 2 cốc là
bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ
bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước
nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn.
- Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt
độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng
một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguộc
nhanh hơn trong cốc đo trước.
- Vì giữa các lớp báo quấn lỏng chứa nhiều
không khí nên nhiệt độ của nước truyền
qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài
môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn
nóng lâu hơn.
- Là vật cách nhiệt
- lắng nghe
- Chia nhóm và cử thành viên lên thực hiện
+ Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong
khi ngủ
+ Đội 2: bạn là cái chăn. Bạn có thể làm
bằng bông, len, dạ,
+ Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây
10
- Bài sau: Các nguồn nhiệt
- Nhận xét tiết học
đồng dẫn nhiệt cho bạn thắp đèn, nấu cơm,
chiếu sáng
+ Đội 1: bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm
bằng nhựa.
+ Đội 2: Đúng
Rút kinh nghiệm tiết dạy:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
LỚP 5: KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CĨ HOA
I. Mục tiêu
Giúp HS hiểu:
- Hiểu về sự thụ phấn , sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
- Phân biệt được hoa thụ phấn nhờ cơn trùng, nhờ gió.
II. Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị tranh ảnh về các cây có hoa khác nhau
GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, phiếu báo cáo nhóm.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
? 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ hoa lưỡng tính
? Em hãy đọc thuộc mục bạn cần biết trang 105
? hãy kể tên những lồi hoa có cả nhị và nhuỵ?
? hãy kể tên những lồi hoa chỉ có nhị hoặc
nhuỵ?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: 30'
1. Giới thiệu bài
Để biết được là nhờ bộ phận nào của hoa ? bài
học hơm nay các em cùng tìm hiểu về chức năng
của nhị và nhuỵ trong q trình sinh sản
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình
thành hạt và quả
- Phát phiếu học tập cho HS
- Các em hãy đọc kĩ thơng tin ở mục thực hành,
suy nghĩ và hồn thành vào phiếu học tập của
mình
- Gv vẽ nhanh hình minh hoạ 1 lên bảng
- Gọi HS chữa phiếu học tập
- Gọi HS trả lời các câu hỏi :
? Thế nào là sự thụ phấn ?
? Thế nào là sự thụ tinh?
? Hạt và quả được hình thành như thế nào ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- GV chỉ vào hình minh hoạ 1 trên bảng và
giảng lại về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình
thành quả và hạt như các thơng tin trong SGK
- HS trả lời
- HS làm vào phiếu bài tập
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời
đúng.
1. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những
hạt phấn của nhị gọi là gì?
a. sự thụ phấn b. sự thụ tinh
2. Hiện tượng tê bào sinh dục đực ở đầu ống
phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của
nỗn gọi là gì?
a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh
3. Hợp tử phát triển thành gì?
a. Quả b. phơi
11
* Hoạt động 2: Hoa và sự thụ phấn nhờ côn
trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
- Hs thảo luận nhóm
- Phát phiếu báo cáo cho các nhóm
- Yêu cầu trao đổi , thảo luận và trả lời câu hỏi
trang 107 SGK
- Gọi 2 nhóm báo cáo kết quả
4. Noãn phát triển thành gì?
a. hạt b. quả
5. Bầu nhuỵ phát triển thành gì?
a. Hạt b. Quả
- HS thảo luận nhóm
Báo cáo kết quả
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm thường có màu sắc sặc sỡ
hoặc có hương thơm, mật
ngotj hấp dẫn côn trùng
Không có màu sắc đẹp, cánh
hoa. đài hoa thường nhỏ hoặc
không có.
Tên cây dong riềng, táo, râm bụt, vải,
nhãn, bầu, mướp, phượng,
bưởi. cam, bí, canh đào, mận,
loa kèn, hồng
lau, lúa, ngô các loại cây cỏ.
Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 4,5,6
trang 107 và cho biết
? Tên loài hoa
? Kiểu thụ phấn
? Lí do của kiểu thụ phấn
- Nhận xét câu trả lời của HS
KL: Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng
thường có màu sắc sặc sỡ hương thơ hấp
dẫn ngược lại hoa thụ phấn nhờ gió không
manhg màu sắc đẹp, cánh hoa đài hoa
thư[ngf nhở hoặc không có như ngô, lúa,
các cây họ đậu
3. Củng cố dặn dò: 3'
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về đọc thuộc mục bạn cần biết
và ươm một hạt lạc, đỗ đen nhỏ vào bông
ẩm, giấy vệ sinh hoặc đất vào cốc, chén
nhỏ cho mọc thành cây con.
- HS quan sát
- hoa táo, thụ phấn nhờ côn trùng, hoa táo không có
màu sắc sặc sỡ nhưng có mật ngọt
hương thơm hấp dẫn côn trùng
- hoa lau: thụ phấn nhờ gió vì hoa lau không có
màu sắc sặc sỡ
- Hoa râm bụt: thụ phấn nhờ côn trùng vidf có màu
sắc sặc sỡ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
12