Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA KHOA HỌC ĐỊA LÍ VỚI MÔN ĐỊA LÍ TRONG NHÀ TRƯỜNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.94 KB, 4 trang )

ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA KHOA HỌC ĐỊA LÍ VỚI
MÔN ĐỊA LÍ TRONG NHÀ TRƯỜNG

Giữa Khoa học Địa lí và môn Địa lí trong nhà trường tuy có mối quan
hệ rất chặt chẽ, nhưng vẫn có những sự khác biệt.
1. Hệ thống Khoa học Địa lí trong nhà trường
Hiện nay Khoa học Địa lí vẫn được coi là một hệ thống gồm có hai
ngành khoa học: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Hai ngành đó
đã được phản ánh trong chương trình môn Địa lí học ở nhà trường.
Chương trình này gồm cả hai phần: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã
hội. Trong Địa lí tự nhiên, học sinh được học những tri thức cơ sở về cả
Địa lí tự nhiên đại cương lẫn Địa lí tự nhiên các khu vực. Trong Địa lí
kinh tế - xã hội, học sinh được học những tri thức về Địa lí kinh tế - xã
hội đại cương và Địa lí kinh tế - xã hội khu vực.
Toàn bộ những tri thức được chọn lọc, dạy trong nhà trường phổ thông
nói chung đều được sắp xếp theo tính chất khoa học của địa lí: Địa lí tự
nhiên học trước, địa lí kinh tế - xã hội, các yếu tố đại cương được cung
cấp làm cơ sở cho Địa lí khu vực.
Những quan điểm, những học thuyết đúng đắn trong Khoa học Địa lí,
đương nhiên sẽ được thể hiện trong nội dung chương trình, trong sách
giáo khoa cũng như trong phương pháp dạy học ở nhà trường.
Một số phương pháp nghiên cứu của Khoa học Địa lí luôn được sử
dụng trong quá trình day học. Chẳng hạn như: phương pháp bản đồ,
phương pháp phân tích các số liệu thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp thực địa v.v…Những phương pháp này thể hiện rõ rệt tính
chất của bộ môn nên chúng được coi là những phương pháp đặc trưng
của bộ môn.
2. Điểm khác biệt giữa Khoa học Địa lí và môn Địa lí trong nhà
trường
Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa Khoa học Địa lí và môn Địa lí
trong nhà trường là về mặt mục tiêu và nhiệm vụ mà chúng nhằm đạt


tới. Một bên nhằm tới chân lí khoa học, một bên thì nhằm tới việc giáo
dục thế hệ trẻ. Nếu Khoa học Địa lí có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu,
tìm ra những chân lí mới, phát hiện ra những quy luật địa lí tự nhiên và
địa lí kinh tế - xã hội, giải thích sự phân hoá lãnh thổ ở các cấp quy mô
khác nhau thì môn Địa lí trong nhà trường lại có nhiệm vụ chọn lọc và
giảng dạy những tri thức, chân lí đã được tìm ra và được thừa nhận.
Đồng thời, môn Địa lí trong nhà trường còn có nhiệm vụ phải rèn luyện
cho học sinh một loạt các kĩ năng, kĩ xảo giúp cho học sinh có khả năng
vận dụng tri thức địa lí một cách có hiệu quả vào thức tiễn cuộc sống.
Môn Địa lí trong nhà trường còn khác với Khoa học Địa lí về phạm vi
và khối lượng tri thức. Khoa học Địa lí có một phạm vi tri thức vô cùng
rộng lớn và phong phú. Khối lượng tài liệu đó không ngừng được mở
rộng và tăng lên rất nhanh. Đương nhiên, không thể đưa toàn bộ khối
lượng tri thức đó vào nhà trường để giảng dạy cho học sinh mà chỉ cần
lựa chọn những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất, phù hợp với mục tiêu
đào tạo của nhà trường nói chung, của từng cấp học nói riêng và phù hợp
với trình độ nhận thức của từng lứa tuổi học sinh. Trong khi xác định
phạm vi, khối lượng, chiều sâu và mức độ chính xác của tri thức, phải
chú ý đến tính chất phổ thông của nhà trường và thời gian giành cho
môn học trong kế hoạch giảng dạy.
Về mặt này có sự phân biệt rõ rang ranh giới việc đào tạo ở các trường
phổ thông và các trường chuyên nghiệp.
Những tri thức dạy ở các trường phổ thông, chủ yếu nhằm giúp cho học
sinh học tập có kết quả và khi trường thành, họ làm tốt nhiệm vụ của
người công dân, người lao động có văn hoá trong xã hội. Còn những
kiến thức và kĩ năng dạy ở trường chuyên nghiệp chủ yếu là giúp cho
học sinh có được một trình độ hiểu biết chuyên môn nhất định về ngành
nghề được đào tạo.
Môn Địa lí trong nhà trường còn có trình tự sắp xếp các tài liệu trước
sau, ngang dọc khác với Khoa học Địa lí. Trình tự đó trong khoa học

được xác định thuần tuý bởi logic của bản than khoa học, còn trình tự
sắp xếp tài liệu trong môn học ở trường phổ thông thì chủ yếu lại
dolôgic nhận thức và đặc điểm tâm lí, sinh lí học sinh quyết định. Ví dụ:
trong Khoa học Địa lí, hai ngành khoa học Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh
tế - xã hội được phân biệt rất rõ rang, nhưng trong nhà trường phổ thông,
có khi sự phân biệt quá rành rẽ đó lại không cần thiết đối với các học
sinh nhỏ tuổi.

×