Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SẮC THÁI VĂN HOÁ THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.08 KB, 10 trang )


TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI
KHOA VĂN HOÁ CƠ SỞ
------
TIỂU LUẬN
LÝ LUẬN VĂN HOÁ
ĐỀ TÀI: SẮC THÁI VĂN HOÁ THỰC VẬT
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới có rất nhiều nền văn hoá khác nhau, nó thể hiện những
giá trị tinh thần và thói quen sinh hoạt của từng dân tộc. Đã có rất nhiều nhà
khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá của các dân tộc trên thế giới
và họ cũng đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Trên cơ sở
phân tích các định nghĩa văn hoá, PGS. TS. Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một
định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình.”
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những điều kiện tự nhiên và môi trường
sinh thái khác nhau. Chúng có ảnh hưởng lớn tới cách sinh hoạt của con
người, song trong quá trình thực hiện hoạt động sống của mình, con người
cũng dần dần cải biến những điều kiện ấy cho thích hợp với đời sống của
con người. Cách sinh hoạt vì thế mà cũng có những chuyển biến và khiến
văn hoá cũng biến chuyển theo. Nền văn hoá của Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật đó.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, trên bán
đảo Đông Dương. Do đó có những đặc điểm địa lý, tự nhiên đặc trưng của
khu vực này. Khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt.
Việt Nam được đặc trưng bởi hệ sinh thái phồn tạp. Trong đó, chỉ số đa dạng
giữa số giống loài và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn so với động
vật (động vật dẽ bị dịch bệnh do khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm). Địa hình


Việt Nam trải dài, núi rừng chiếm 2/3 diện tích còn lại là đồng bằng chiếm
1/4 diện tích, mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp. Nằm trong
khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, Việt Nam có hệ sinh thái phát triển với các
loài thực vật đa dạng, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp...
Chính sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố
góp phần tạo nên sự đa dạng trong nền văn hoá của người Việt. Trong đó,
nổi lên là hai sắc thái văn hoá mang tính điển hình của Việt Nam: Sông nước
và thực vật. Hai sắc thái văn hoá đó luôn song song tồn tại, nhưng chúng ta
cần nhắc nhiều tới sắc thái thực vật – gắn liền với văn minh lúa nước của
chúng ta. Với những điều kiện tự nhiên như vậy, tính chất thực vật chiếm đa
số, cuộc sống sinh hoạt của người dân luôn được gắn kết chặt chẽ với tính
thực vật...
SẮC THÁI THỰC VẬT TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
Nền văn minh thực vật hay văn minh thôn dã, văn hoá lúa nước tính
chất thực vật(mà cốt lõi là cây lúa) in dấu ấn đậm nét trong đời sống hàng
ngày của con người Việt Nam. Nếu quan sát kỹ, chúng ta có thể thấy rằng,
những thói quen, những phong tục của nhân dân ta từ xưa tới nay chịu ảnh
hưởng rất nhiều bởi tính chất thực vật. Để có thể thấy rõ hơn, chúng ta hãy
cùng nhớ lại một vài thói quen trong nếp sống của người Việt ta từ xưa tới
nay.
1. Trước hết, xin đề cập tới văn hoá ẩm thực – rất gần gũi với cuộc
sống hàng ngày của chúng ta
Từ xa xưa, ông cha ta vẫn sinh hoạt bằng nghề cày cấy nên thứ đồ ăn
chủ yếu là gạo và các món ăn từ những thứ người dân tự trồng trọt được.
Gạo tẻ dùng để nấu cơm là món ăn chính hàng ngày và xay ra bột để làm bún
và làm các thứ bánh tẻ như: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng. Gạo nếp dùng để
nấu xôi, đóng oản, làm các thứ bánh chưng, bánh tét, bánh dày và xay ra bột
để làm rất nhiều thứ bánh mặn hay bánh ngọt. Còn ngô, khoai, vừng, đậu, kê,
sắn thì hoặc làm bột, hoặc nấu bánh cũng là các thứ phụ thêm cho sự ăn
uống

Các loại rau, dưa và các món phụ thêm đều được trồng ở vườn hay
mọc tự nhiên ở đồng như: Rau cải, cải bắp,su hào, cà chua, rau dền, rau đay,
bí, mướp, dưa, hành tỏi, mùi, thơm, ngổ, húng, .... Những thứ tưởng như là
bình dị đó mà đã có không ít những người khi xa quê vẫnluôn nhớ về với
những hình ảnh:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Ngoài những thứ rau dưa kể trên, người Việt còn thường hay ăn tôm,
cua, cá tự bắt được ở đồng hoặc đi mua ở chợ và các thứ thịt như: thịt gia
cầm, thịt lợn, thịt trâu, thịt bò,.. Song nhìn chung, những đồ ăn làm từ thịt
cũng thường là thịt các vật nuôi trong nhà. Việc này cũng có nguyên nhân
xuất phát từ văn minh thực vật của ta. Việc nuôi gà, vịt,ngan, ngỗng, lợn....
là để tận dụng những nguồn thức ăn thừa hoặc thức ăn ngoài cánh đồng trong
các vụ thu hoạch lúa. Họ nuôi trâu, bò để lấy sức kéo phục vụ cho việc trồng
trọt, cấy hái của mình. Nhìn chung,đồ ăn của người Việt, nhất là ở nông
thôn, đều bắt nguồn từ những sản phẩm của trồng trọt hoặc phục vụ cho việc
trồng trọt.
Trong những dịp lễ tết, hội hè, đình đám thì những thứ như: xôi, oản,
các thứ bánh mặn, bánh ngọt, thịt gà, thịt lợn.... là không thể thiếu. Lại xin
được nói đến thói quen dùng bánh chưng, bánh dày trong ngày tết. Trước
đây, dân ta thường đến dịp gần tết là hay có tục gói bánh chưng, bánh dày –
là những thứ được làm từ gạo tẻ, gạo nếp và thịt lợn. Ngày nay, nhiều gia
đình do công việc quá bận rộn nên tục lệ này cũng được giảm bớt, thường là
họ mua về để dùng. Tuy nhiên, trong ngày Tết, nếu không có hương vị của
chiếc bánh chưng, bánh dày có lẽ sẽ làm giảm đi một nửa không khí Tết
trong mỗi nhà. Chính vì lẽ đó mà nhà nào cũng phải có ít nhất hai, ba cái
bánh chưng trên bàn thờ ngày Tết.
Tích xưa kể lại rằng, đời vua Hùng thứ 18, có một vị hoàng tử, tên gọi
Lang Liêu, người này nghèo khó nên thường bị vua cha ghét bỏ. Một hôm,
vua cha ra lệnh: nếu ai làm được những thứ đồ ăn ngon nhất đem dâng lên ta

trong dịp lễ tết này, ta sẽ truyền ngôi lại cho. Lang Liêu ngày đêm trăn trở
suy nghĩ vì mình không thể có những sơn hào hải vị để dâng lên vua cha. Và
một đêm chàng ngủ mơ thấy có người dân nói với chàng: Bầu trời hình tròn,
trái đất hình vuông, lúa gạo thì dân ta không thiếu, người hãy dùng những
thứ dân dã đó mà làm nên thứ bánh ngon. Ngày hôm sau khi tỉnh dậy, Lang
Liêu bắt đầu làm những thứ bánh từ gạo, đỗ, rồi đặt tên cho thứ bánh hình
tròn là bánh dày và thứ bánh hình vuông gọi là bánh chưng. Khi Lang Liêu
dâng lễ vật lên, vua cha và các đại thần đã vô cùng ngạc nhiên vì những

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×