TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
---------------
TIỂU LUẬN
PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC H’MÔNG
TẠI THỊ TRẤN MỘC CHÂU-HUYỆN MỘC CÂU - SƠN LA
1
- Ở các xã có đồng bào H’mông sinh sống có các trạm Bưu điện văn
hoá, hệ thống thông tin liên lạc điện thoại, phòng đọc sách báo.
9/44 nhà văn hoá thôn bản được xây dựng, có 3 trạm phát hình ở các
xã. Một số bản người H’mông được công nhận là Bản văn hoá.
- Các phong trào văn hoá văn nghệ , thể dục - thể thao, phát thành
tiếng văn hoá dân tộc được quan tâm nghiên cứu và nâng cao.
* Toàn huyện có 8 dân tộc anh em sinh sống như:
+ Dân tộc H’mông
+ Dân tộc Thái
+ Dân tộc Giao
+ Dân tộc Mường
+ Dân tộc Thổ
+ Dân tộc Tày
+ Dân tộc Nùng
+ Dân tộc Kinh.
Ở giữa trung tâm thị trấn Mộc Châu có một hang động thiên nhiên
tạo ra độc nhất vô nhị, gọi là động Hang Giơi đã được nhà nước xếp hàng
là Di tích lịch sử. Theo người hướng dẫn viên du lịch và thực tế chứng
kiến hiện nay trong lòng hang rộng lớn vẫn còn rất nhiều đàn giơi sinh
sống, nó bay ra hàng đàn mỗi khi có ánh đèn pin chiếu vào nơi ẩn nấp.
Cách thị trấn Mộc Châu về phí Tây khoảng 7 km nơi có một thác
nước chảy quanh năm gọi là thác Giai Yến, du khách đứng ở độ cao
100m nhìn dòng thác chảy trông như làn tóc của một làng tiên ở trên đỉnh
thác là cả một vùng đất rộng lớn khoảng 10ha, ở đó hiện do một Công ty
TNHH quản lí sử dụng trong xản xuất hay trăm loài hoa lan hoà lung linh
đủ loại. Đây là một trung tâm có tiềm năng rất lớn trong tương lai cung
cấp các loại hoa lan và hoa Tuyníp cho Thủ đô Hà Nội.
Đều đặc biệt ở đây thời tiết khi hậu có phần giống như khí hậu ở Đà
Lạt, loại cây công nghiệp đem lại lợi nhuận đáng kể để sản xuất nước giải
khát.
2
Theo lời đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Châu Nguyễn
Hồng Vinh trong thời gian tới huyện Mộc Châu sẽ được triển khai trồng
hoa Lan trên diện rộng.
Sở dĩ khẳng định như vậy vì nhiều giống lan quý hàng vài chục loại
lan quý trước đây chỉ có thể trồng và sản xuất hàng loạt trên đất Đà Lạt,
nay hiện đang được trồng trên diện tích hàng vài ngàn mét vuông. Sản
phẩm đã được bán ra thị trường và được thị trường Thủ đô Hà Nội chấp
nhận. Một điều đáng mừng tại vùng Suối Yến một loại cây trước đầy chỉ
có thể trồng trên đất Đà Lạt nay đang sống mơn mởn trên đất thuộc thị
trấn Mộc Châu.
Đặc biệt của Lễ hội năm nay là được sự quan tâm của Trung ương
và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Sơn La, Huyện uỷ, UBND huyện Mộc Châu về
chính sách bảo tồn tạo cơ hội giao lưu văn hoá giữa các dân tộc của 16
tỉnh, từ Lạng Sơn - Lao Cai - Yên Bái ở phía Bắc, ở phía Nam từ Nghệ An
- Thanh Hoá - Hoà Bình, ở phía Tây: Điện biên - Sơn La.
Tất cả 16 dân tộc đều lấy điểm đến là thị trấn Mộc Châu huyện Mộc
Châu. Lễ hội được diễn ra trong hai ngày từ ngày 31/8 đến hết ngày
1/9/2006. Sang ngày 2/9/2006 là ngày hội của người Thái.
Lễ hội người H’mông của 16 tỉnh thực chất là lễ hội của người Mèo
theo lệ thường cứ vào ngày 30-8 “nếu tháng đó là 30 ngày và 31 tháng 8
nếu tháng đó là 31 ngày. Ở thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu nhân dân
các dân tộc H’mông từ khắp các tỉnh phía Bắc kéo nhau về hội tụ tại thị
trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu để dự ngày hội mừng ngày độc lập 2/9.
Lễ hội người H’mông kết thúc vào lúc 0h00 ngày 1/9.
Theo những người già người H’mông kể lại, sở dĩ có ngày hội này,
nguyên do là từ cái thời đã lâu lắm rồi có một vị tộc trưởng người
H’mông không quản gian nan vất vả lặn lộn, lên tận Mộc Châu nay là thị
trấn Mộc Châu tìm đất để khai hoang kiếm kế sinh nhai, cứu sống dân tộc
H’mông. Do đường xá xa sôi, rừng núi heo hút, rừng thiêng nước độc mà
người tộc trưởng này đã vĩnh nằm lại trên mảnh đất Mộc Châu nay là
3
huyện Mộc Châu, nhân dân các dân tộc người H’mông hàng năm cứ tưởng
nhớ ngày mất của người tộc trưởng này mà về nơi đây tụ hội.
Thị trấn Mộc Châu quả là một thung lũng rộng lớn, nằm ở phía tây
thành phố Hà Nội nơi cách biên giới Việt - Lào khoảng 30km.
Thị trấn Mộc Châu nối với Thủ đô Hà Nội bằng con đường độc nhất
vô nhị dài hơn 230km.
Quay lại trung tâm thị trấn Mộc Châu nơi đang diễn ra lễ hội người
H’mông, năm nay có cái khác của nhiều năm trước kia, ở lễ hội được các
đồng chí lãnh đạo Trung ương của Bộ Văn hoá thông tin của nhiều Toà
báo lớn như Báo Nhân dân cơ quan ngôn luận của Đảng, Báo Hà Nội Mới
cùng rất nhiều báo khác tham dự để phục vụ công tác tuyên truyền.
Điều đó khẳng định sự quan tâm của Đảng ta về vấn đề các dtvùng
cao và tôn trọng bản sắc văn hoá của các dân tộc Việt Nam nơi trung tâm
văn hoá người H’mông nổi tiếng.
Qua tìm hiểu giới trẻ người H’mông là lễ hội đa số họ đến lễ hội
theo truyền thống của các tầng lớp trước truyền lại, họ thích vui chơi,
thích văn nghệ và các trò chơi truyền thống của họ như hát bè, hát đúm,
ném còn, chơi thả quay, chơi ấp trứng v.v…
Các trò hát bè hát đúm, ném còn xin được trình bày ở phần sau.
Ngày hội của người H’mông là ngày hội văn hoá các dân tộc
H’mông của16 tỉnh phía Bắc từ Lạng Sơn, Lào Cai, Sa Pa, Yên Bái, Phú
Thọ…
Ở phía nam từ Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà bình…
Ở phía Tây từ Điện Biên, Sơn La… Tất cả đều đến tập trung một
điểm duy nhất là thị trấn Mộc Châu dài 3 km. Ngày hội người H’mông chỉ
kéo dài từ ngày 30-31 đến hết ngày 1/9 vào đêm 1/9 đến 4 giờ sáng ngày
hôm sau, cả thị trấn Mộc Châu dài 3km không còn bóng dáng một người
H’mông nào.
Cách ăn mặc của người H’mông cũng rất đa dạng và phong phú:
Người H’mông đen nam giới mặc áo dệt vải thổ cẩm dài tay nhiều mầu
4
sắc nhưng mầu đen nhiều hơn, cổ tròn không có ve áo khuy cài tết vải
theo hình hạt na, mặc quần dài đen thường bó chặt ở mắt cá chân, rộng
thu hình ở phía trên, người nữ giới mặc áo cũng na ná như người nam
giới, nhưng màu sắc của áo có nhiều nét sáng hơn. Họ mặc váy xanh
nhiều lớp (có thể 3 lớp, có thể 5 lớp) rất dầy, đầu quấn bện tóc giả như
một cái rế của người kinh thường dùng.
Người H’mông trắng (H’mông hoa).
Cách ăn mặc có nét khác đó là cách ăn mặc của người phụ nữ họ
không mặc váy nhiều lớp mà họ mặc quần dài.
Người H’mông đỏ mặc áo cổ lọ, không có ve áo, áo nhiều màu sắc
nhưng lấp lánh mầu đỏ nhiều hơn người đàn ông, đeo nhiều đồng bạc xoè
lủng lẳng lấp lánh khắp người. “Nếu cứ nhìn đồng bạc đeo thì thể hiện sự
giàu có”. Người phụ nữ cổ đeo nhiều vòng bạc “từ 5vòng, 7 vòng, 9
vòng” mặc váy nhiều lớp nhiều màu sắc xanh, đỏ, đen, vàng…
Khắp thắt lưng đeo nhiều đồng bạc xoè, đầu họ chít khăn mỏ quạ
nhiều màu sắc sặc sỡ, không như người phụ nữ H’mông đen và trắng đầu
họ tết tóc giả quấn to và rất dầy.
Lễ hội người H’mông chính hội vào ngày 1/9 hàng năm, sau lễ hội
được khai mạc vào ngày 30/8, sáng ngày 1/9 vào lúc 2h chiều, người ta tổ
chức một món ăn dân tộc truyền thống, món ăn có tên gọi rất lạ “món
thắng cố” thịt ngựa. Món ăn này là cũng đặc biệt và tổ chức ăn cũng rất
đặc biệt.
Sau khi giết ngựa làm lông sạch cho thui vàng, pha thịt ra, lọc
xương ra, xương được chặt nhỏ, thịt thái vuông quân cờ, lòng, gan ruột,
phổi cũng được thái nhỏ, trộn đều đổ tất cả vào 2 chảo lớn, cho gia vị và
các chế phẩm, đun khoảng 7h từ 8 h sáng đến 14h chiều mới được múc ra
bát hoặc đổ ra lá chuối cùng bạn bè đi lễ hội uống rượu trông thật ngon
lành.
Sau khi ăn uống no say họ hoà vào vòng các trò chơi của lễ hội như
trò chơi ấp trứng và cướp trứng. Người trưởng trò vẽ một cái vòng lớn
5