ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
CHUYÊN ĐỀ: CÁC DÂN TỘC HỆ NGÔN NGỮ MÔNG-DAO
TIỂU LUẬN
LỄ HỘI CÁC DÂN TỘC MÔNG-DAO
LỜI NÓI ĐẦU
Cá ở dưới nước.
Chim bay ở trên trời
Chúng ta sống ở vùng cao…
Đó là người Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tự kể về nơi
cư trú của mình. Là một trong các tộc người thiểu số có dân số đông đủ cư
trú tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái,
Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, địa bàn cư trú của người Hmông chủ
yếu ở vùng cao. Thường là những sườn núi có độ cao trung bình từ 800m
- 1700m so với mực nước biển, địa hình hiêm trở, vách đá dựng đứng. Và
do đó, kinh tế trồng trọt trên nương rẫy là hoạt động kinh tế chính của họ.
Trong điều kiện môi trường cảnh quan đó, người Hmông đã cần cù
lao động sáng tạo, thích ứng với các điều kiện tự nhiên tạo dựng cuộc
sống với không ít những khó khăn quyết liệt mà cao nguyên Đồng Văn là
một ví dụ. Tại đây người Hmông chiếm tới gần 90% dân số (đại bộ phận
là người Hmông trắng). Địa bàn cư trú chủ yếu là vùng cao núi đá, giao
thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt. Ở đây trong năm có một mùa
mưa và một mùa khô rõ rệt, mà trong mùa khô lượng mưa rất thấp hạơc
không mưa dẫn đến thiêu nước trầm trọng. Đúng như người Hmông nhận
xét, đây là nơi con người: “sống trong đá, chết vùi trong đá”. Điều này
mang những đặctrưng chung cho toàn bộ 4 huyện vùng cao ở Hà Giang là
Quản Bạ. Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc.
- Môi trường cảnh quan, các hoạt động kinh tế, văn hoá của người
Hmông ở đây có nhiều điểm tương đồng với người Hmông ở huyện Đồng
Văn nói riêng, tỉnh Hà Giang và cộng đồng người Hmông nói chung.
Mặc dù vậy, từ trung tâm xã đến các thôn bản, phương tiện đi lại
chủ yếu vẫn là đi bộ, một vài điểm có thể đi ngựa nhưng không thuận lợi
do địa hình đá dốc và sắc.
Toàn bộ người Hmông ở đây thuộc nhóm Hmông trắng, nguyên là
cư dân sinh sống ở vùng nam Trung Quốc và di cư vào Việt Nam bắt đầu
từ thế kỷ XVII.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Hmông ở khu vực này chủ yếu
là sản xuất nông nghiệp. Do các đặc điểm địa lý tự nhiên ở vùng cao núi
đá, nguồn lương thực chính của họ là hoạt động kinh tế nương rẫy theo
phương thức “Thổ canh hốc đá”. Cây trông quan trọng nhất là ngô, một số
loại cây lấy củ, quả hạt, hạt như khoai lang, tam giác mạnh, dong riềng,
rau đậu các loại. Ngoài ra đồng bào còn tận dụng những mảnh đất nhỏ
trên nương hoặc xuang quanh nhà để trồng lanh làm nguyên liệu để dệt
vải, giải quyết nhu cầu mặc.
Có thể nói, sản xuất nương rẫy đòi hỏi nhiều công sức, làm lụng vất
vả, cường độ lao động trên nương kéo dài.
Ngoài trồng trọt, người Hmông ở đây rất chú trọng chăn nuôi gia
súc, nhất là dê, bò, ngựa, lơn và nuôi ong.
Điều khác biệt trong hoạt động chăn nuôi của người Hmông ở đây là
do địa hình núi đá dốc nên không thể chăn thả gia súc mà phải nuôi nhốt
chuồng và cung cấp thức ăn. Có thể thấy chăn nuôi là hoạt động kinh tế
đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, người Hmông còn có một số hoạt động
thủ công nghiệp sản xuất các đồ gia dụng và công cụ sản xuất đặc biệt là
làm sợi lanh và dệt vải. Vải lanh dùng may trang phục, làm mặt chăn, địu
v.v… Theo quan niệm của đồng bào, khi chết phải có áo ngoài bằng lanh
thì mới đoàn tụ được với tổ tiên. Đây là hoạt động thường xuyên, liên tục
của người phụ nữ Hmông từ lúc thiếu nữ cho đến lúc về già. Hiện nay do
thị trường vải Trung Quốc khá phong phú cho nên người Hmông ít sử
dụng vải lanh mặc trong sinh hoạt hàng ngày. Gần đây do nhu cầu trực
tiếp ở địa phương và tác động của cơ chế thị trường, hai hộ gia đình đã
mua máy nghiền đậu, ngô Giống như ở nhiều vùng cao phía Bắc, việc trao
đổi hàng hoá chủ yếu diễn ra trong các chợ phiên. Chợ họp 6 ngày 1 lần
(hiện nay có chợ hợp 7 ngày/lần vào Chủ nhật).
Chợ không những là nơi mua bán những thứ thiết yếu mà còn là nơi
gặp gỡ, tâm tình, từ Sảng Tủng có thể đi các chợ Xà Phìn, Phố Bảng,
Lũng Phìn. Nếu tính từ trung tâm thị xã chợ Xà Phìn là gần nhất (12 km).
Thông thường, người Hmông đi chợ theo gia đình từ sáng sớm cho đến
chiều tối. Đi chợ còn gắn liền với nhu cầu vui chơi, giải trí, giao tiếp.
Theo tập quán, đồng bào ăn ngày 3 bữa (trừ những ngày không lên
nương). Cơ cấu bữa ăn bao gồm bột ngô đồ (mèn mén) rau xào mỡ và
canh rau có mỡ.
Trong một năm, người Hmông có nhiều ngày lễ tết, trong đó có 2 tết
lớn là tết năm mới (thường vào đầu tháng 12 âm lịch và là tháng đầu năm
theo lịch Hmông) và tết mùng 5 tháng 5.
Theo truyền thống, người Hmông ở nhà trệt (nhà đất), lợp tranh, nhà
thấp và tối. Mỗi nhà thường mở 2 - 3 cửa. Mọi người trong nhà, nhất là
phụ nữ thường đi lại hàng ngày chủ yếu qua cửa phụ. Nhà ở cũng là nơi
để lương thực, ngô được xếp trên gác của gian bếp. Chuông nuôi gia súc
thường làm sát cạnh nhà.
Gia đình người Hmông là tiểu gia đình phụ quyền. Người con gái
khi về nhà chống được coi là thuộc hoàn toàn gia đình chồng. Nếu muốn
về thăm bố mẹ đẻ phải được nhà chồng đồng ý và bao giờ cũng phải có
chồng đi cùng mới được coi là hợp phong tục.
Trong đời sống của người Hmông, con trai được quý trọng hơn con
gái. Người đàn ông thay mặt cho gia đình trong các công việc làng xóm,
giải quyết các công việc trong gia đình theo phong tục. Vì vậy trong các
hoạt động mang tính cộng đồng, vai trò người phụ nữ rất hạn chế.
Cho đến hiện nay, một số nghi lễ trong gia đình và tín ngưỡng dân
gian vẫn còn tác động không nhỏ trong đời sống như: sinh đẻ, cưới xin,
ma chay, các nghi lễ liên quan đến sản xuất, các quan niệm về linh hồn
v.v…
Do những đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, văn hoá đã có những ảnh
hưởng to lớn tới hiện trạng kinh tế-xã hội ở vùng người Hmông ở xã Sảng
Tủng nói chung và huyện Đồng Văn nói riêng.
Những phụ nữ Hmông Hầu hết phụ nữ đều mù chữ và mù tiếng phổ
thông.
Đa số phụ nữ khi chửa không đi khám thai. Lúc mang thai không
tính được thời gian sinh. Khi sinh không biết cân nặng của con, chỉ ước
chừng, không biết cụ thể. Trẻ em hay bị bệnh đi ngoaì, Sốt, đau đầu. Lúc
bị bệnh, cho các cháu uống thuốc từ lá cây.
Do điều kiện môi trường cảnh quan ở vùng cao, đời sống văn hoá-xã
hội ở đây đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến các tầng lớp phụ nữ và
trẻ em nói riêng và nhân dân địa phương nói chung.
Có thể thấy đời sống tinh thần của họ rất thấp kém. Hầu như ít khi
họ được xem phim, biểu diễn nghệ thuật hay đọc sách báo.
Trong xã hội, phụ nữ phải làm việc vất vả, rất thiệt thòi, suốt ngày
đi làm không có thời gian chăm sóc cho mình” (Nữ, 30 tuổi, mù chữ, 3
con), nhưng họ cũng rất thích tham gia các phong tục tập quán lễ hội của
dân tộc Hmông.
Phong tục lễ hội:
Tập tục hát bè hát đối, ném còn cũng diễn ra rất tự nhiên và mầu sắc
cũng rất tự nhiên đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc văn hoá vùng
cao.
Qua các trò chơi các đội trai gái có thời gian ngắn nhìn nhau, họ
ngầm trao cho nhau ánh mắt, nụ cười, trao cho nhau lời ca tiếng hát câu ví
họ tỏ tình với nhau. Họ hỏi nhau về gia đình, bạn bè, người thân về công
việc làm nương, làm rẫy có nhiều không có rộng không, có nhiều trâu, bò,
ngựa, lợn, gà không v.v…
Cũng qua lời hát câu ví, tung còn trao duyên người đàn ông, người
Hmông tỏ tình với người con gái mình yêu, nếu được người con gái ngầm
đồng ý thì hai người tình tứ tách dần ra khỏi nhóm, lúc này người đàn ông