Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bác Hồ với việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.94 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Lời răn dạy ấy của Hồ Chí Minh luôn được mọi thế hệ người dân Việt
Nam ghi nhớ, bởi chứa đựng trong đó là cả một tình yêu bao la, cả một cuộc đời
dành cho cách mạng, dành cho nước Việt Nam “độc lập, dân ta ai cũng có cơm
ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Hơn thế nữa lời dạy đó nhắc nhở chúng ta
phải biết đến truyền thống dân tộc, để từ đó thấy yêu nước Việt Nam anh hùng
hơn bao giờ hết.
Lịch sử truyền thống dân tộc là một vấn đề ngày càng nhận được sự quan
tâm của xã hội. Nhất là việc dạy lịch sử cho thế hệ trẻ hiện nay. Bởi thế hệ trẻ
chính là tương lai của đất nước. Giúp cho họ hiểu biết về lịch sử là một phần
trong việc đào tạo 1 thế hệ tương lai: phát triển toàn diện,“vừa hồng và chuyên”
của Đảng và Nhà nước ta.
Trong phạm vi một bài báo cáo khoa học xin được đề cập đôi nét về vấn
đề Bác Hồ với việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ. Để một phần nào đó, khắc
hoạ rõ thêm chân dung về một con người, cũng như việc học lịch sử của thế hệ
trẻ hiện nay.
Tài liệu được tải từ website
1
I. HỒ CHỦ TỊCH LÀ NGƯỜI LUÔN QUAN TÂM ĐẾN SỬ HỌC
VÀ LÀ NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO SỬ HỌC MÁC- XÍT VIỆT NAM
Lịch sử đã được ra đời từ Hêđrôt hay Tư Mã Thiên, hàng ngàn nhà sử học
đã để lại những tác phẩm sử học kinh điển cho loài người, giúp thế giới hiểu rõ
hơn về quá khứ của mình, Nhưng khi nhắc đến tác dụng của sử học, chúng ta
đều nhận thấy sử học co khả năng “giáo dục và cải tạo con người”. Các nhà sáng
lập chủ nghĩa cộng sản khoa học cũng khẳng định rằng lịch sử là một phương
tiện giáo dục tư tưởng rất tốt cho quần chúng nhân dân “tác dụng giáo dục và cải
tạo con người và xã hội của sử học thể hiện ở chỗ nó làm cho xã hội và các giai
cấp xã hội ấy đặc biệt nhạy cảm đối với tất cả những gì làm cho xã hội và các
giai cấp của xã hội ấy phải lo lắng, nó tham gia tích cực vào việc hình thành ý


thức xã hội và hành động thực tiễn”
Nhiều nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Đông Tây như K.Max, Enghen,
Lenin…đều ham thích đọc lịch sử. Bởi những bậc lỗi lạc ấy tìm thấy trong lịch
sử những cái có lợi cho mình, nhìn thấy những bài học, những chân lí từ những
gì đã trải qua.
Cũng không ngoại lệ, Hồ Chí Minh cũng là một người ham hiểu biết lịch
sử. Tri thức lịch sử là một trong những thành phần văn hoá quan trọng trong vốn
tri thức phong phú sâu sắc của Người. Ngay từ thủa nhỏ, lúc còn theo học ông
Đồ Thân người đã ham học lịch sử và nhớ kĩ bài, những tri thức lịch sử đó đã ăn
sâu vào tâm trí và dẫn người đã bắt đầu suy nghĩ về những sự kiện lịch sử có
liên quan đến vận mệnh dân tộc. Đó cũng chính là cơ sở để sau này giúp Người
có thể vượt lên so với các bậc tiền bối, cũng như các nhà cách mạng đương thời,
xác định cho mình một con đường cứu nước đúng đắn .
Trong suốt những năm bôn ba ở nước ngoài, làm việc, học tập và hoạt
động. Người đã không ngừng tìm hiểu về lịch sử loài người, người học lịch sử ở
bất cứ nơi nào Người đặt chân đến. Người tìm hiểu về lịch sử nước Pháp, cái để
hình thành nên “bình đẳng, bác ái”, Người tìm hiểu về phong trào giải phóng
dân tộc ở Châu Phi, Chău Mỹ, để nhận ra rằng Người dân thuộc địa ở đâu cũng
giống nhau và khẳng định “ ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” Người tìm hiểu
Tài liệu được tải từ website
2
về các nhà cách mạng lỗi lạc, tìm hiểu về chủ nghĩa Mac - Lênin để tìm ra do
đâu mà cách mạng thắng lơi…với tất cả những điều trên, ta có thể nhận thấy
rằng Hồ Chủ tịch là một tấm gương về học lịch sử, ham hiểu biết. Và cũng từ
những tri thức ấy, những phương pháp ấy cũng chính Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh là Người đặt nền móng cho sử học Mác-xít Việt Nam
Sử học nước ta được hình thành từ rất lâu, nó đã khắc hoạ được rất rõ nét
về truyền thống bốn ngàn năm của lịch sử Việt Nam . Nhưng cũng phải đến khi
chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá vào Việt Nam bởi Nguyễn Ái Quốc, thì
đồng thời cũng chính là Người đặt cơ sở cho sử học Mác-xít Việt Nam. Trước

tiên, sử học Mac-xit là khoa học chân chính vì nó phục vụ lợi ích của con người,
của nhân dân lao động. Nguyễn Ái Quốc – Hồ chí Minh là Người đã xác định vị
trí vai trò của sử học:
Trong “nên học sử ta” đăng trên báo Việt Nam độc lập, số 117 ngày 1-2-
1942.
Người đã viết: “ sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta .
Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam trị nước
tiếng để muôn đời . Sử dạy cho ta bài học: Lúc nào dân ta đoàn kết, muôn người
như một thì nước ta độc lập, tự do
Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn…”
Như vậy, từ việc khẳng định sự cần thiết của sử học, Nguyễn Ái Quốc
cũng đã xác định được nội dung của sử học nước nhà : Sử học góp phần tố cáo
tội ác và vạch trần bản chất của đế quớc phong kiến ;Sử học giáo dục quần
chúng và đào tạo cán bộ cách mạng ; Sử học của nhân dân và vì nhân dân .
Tìm hiểu và xem xét thêm về những tác phẩm to lớn mà Người để lại
cũng như theo những nghiên cứu của các nhà sử học Việt Nam về vấn đề
phương pháp viết sử của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, ta nhận thấy điều đặc
biêt quan trọng đó chính là Người đã biên soạn lịch sử dân tộc theo quan điểm
và phương pháp của chủ nghĩa Mác Lênin . Người đã sử dụng tư liệu lịch sử
theo phương pháp khoa học, chọn lọc mang tính hệ thống và có sức khái quát
cao . Người đã sử dụng phương pháp biện chứng để phân tích, đánh giá các giai
Tài liệu được tải từ website
3
đoạn, các nhân vật trong lịch sử dân tộc cũng như Người xác định rõ viết sử để
cho mọi người dân cùng đọc dễ hiểu, dễ nhớ và quan trọng hơn là thông qua đó
để có nhận thức đúng đắn về lịch sử và trách nhiệm của mình trước các nhiệm
vụ lịch sử, tiêu biểu như trong tác phẩm “lịch sử nước ta”(gồm 236 câu lục bát
trình bày về lịch sử nước ta từ 2079 trước công nguyên ->1942) cũng đã được
Người viết theo thể diễn xa, diễn gần, dễ tiếp thu đối với quảng đại quần chúng.
II. BÁC HỒ VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỊCH SỬ CHO THẾ HỆ TRẺ

Tìm hiểu về Hồ Chí Minh, về cuộc đời sự nghiệp, ta thấy rõ một điều hiển
nhiên rằng cả cuộc đời vĩ đại của Người, mọi hoạt động đều dành cho sự nghiệp
cách mạng, cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Người viết báo viết văn, làm thơ hay
viết sử cũng đều nhằm mục đích phục vụ cách mạng. Vì vậy, để tách sử học ra
khỏi sự nghiệp cách mạng của Người là điều không thể. Nhưng xét ở một khía
cạnh thì chúng ta cũng thấy rằng ngoài việc dùng sử học là một vũ khí tố cáo tội
ác của đế quốc phong kiến, Người đã dùng sử học để giáo dục quần chúng đặc
biệt là cho thanh niên, thế hệ tương lai của đất nước, nhằm giáo dục họ trở thành
những con người toàn diện, “ vừa hồng, vừa chuyên” nhằm đưa nước ta “sánh
vai với các cường quốc năm châu.”
1. Lịch sử được Người sử dụng trong các lớp đào tạo cán bộ và
phương tiện báo chí
Trong lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu năm
1925 . Mà phần lớn những cán bộ ấy đều là những thanh niên ưu tú của Việt
Nam như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu ...được Người định hướng
sau này sẽ về nước phục vụ cách mạng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin, xây
dựng lượng cách mạng …Người đã đảm nhận vai trò của một thầy giáo dạy sử .
Lịch sử được người đưa vào khoá học như một nội dung quan trọng nhằm để
hiểu rõ hơn về những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin rồi áp dụng
vào hoạt động cách mạng “Đường cách mệnh”- tập hợp những bài giảng của
Người với mục đích là để nói cho đồng bào ta, trước hết là lớp cán bộ:
1. Vì sao chúng ta muốn sống thì phải kách mệnh.
Tài liệu được tải từ website
4
2. Vì sao kách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc của
một hai người .
3. Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi .
4. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ
5. Ai là bạn ta? Ai là thù ta?
6. Cách mệnh là phải làm thế nào?

Và để đạt được mục đích ấy, ngoài những lý luận lí thuyết cách mạng
Mác-Lênin, những phương pháp khoa học biện chứng còn có phần không nhỏ
của việc trình bày lịch sử : lịch sử các cuộc cách tư sản Mỹ, Pháp, lịch sử cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, lịch sử các tổ chức quốc
tế, lịch sử cách mạng Việt Nam . Tất cả những vấn đề lịch sử được trình bày ở
đây nhằm giúp cho những cán bộ trẻ hiểu được mục đích, con đường, các
phương thức hoạt động của mình đúng nhất và thu được thắng lợi lớn nhất .
Dưới sự trình bày một cách khách quan chính xác và dễ hiểu, Nguyễn Ái Quốc
đã thuyết phục người nghe bằng sự thực lịch sử, hiện thực quá khứ và hiện tại
được khôi phục, miêu tả và giải thích đúng đắn đã giúp cho lớp cán bộ trẻ ấy
định hướng được con đường đúng đắn của mình .
Cũng bằng việc sử dụng lịch sử để tuyên truyền giáo dục cách mạng cho
nhân dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên Đông Dương lúc bấy giờ, Nguyễn Ái
Quốc đã sáng lập ra báo “thanh niên”( tồn tại từ tháng 6/1924 ->tháng 4/1927,
với 88 số )giúp cho việc tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
và chuẩn bị cho việc thành lập một Đảng Mac- xit được đẩy mạnh hơn . Nội
dung các số báo đều có những loại bài bình luận, xã luận, truyện lịch sử thế giới,
truyện lịch sử dân tộc… “ Ông dần dần cung cấp cho độc giả của mình những
hiểu biết về lịch sử An Nam, về các trào lưu tư tưởng, về lịch sử các cường
quốc thế giới…(Marti - mật thám Pháp ở Đông Dương)
Lật lại những trang báo Thanh niên ra năm 1926, ta thật sự cảm thấy ấn
tượng với những gì mà Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng để thực hiện sự nghiệp cách
mạng của mình.Trong số đặc biệt kỷ niệm lần thứ 9 của Cách mạng Tháng Mười
Nga ngày 7/11/1926 , báo đã in bức tranh cổ động, với hình ảnh Lênin đầu
Tài liệu được tải từ website
5
ngẩng cao, người khoác áo varơi, đôi chân tự tin đặt trên phần quả địa cầu đã
được giải phóng khỏi ách nô lệ. Trong tư thế vươn cao, cánh tay trái của lãnh tụ
giai cấp vô sản thế giới, linh hồn của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga, Vơladi
mia Ilich Lênin chỉ vào ngôi sao búa liềm. Đặc biệt hơn còn có đôi câu đối viết

bằng chữ Trung Quốc với nội dung “ Cách mệnh giải phóng dân tộc vạn vạn
tuế” “Cách mệnh vô sản vạn vạn tuế” .Với bức tranh cổ động mang đầy ý nghĩa
tư tưởng này, tác giả muốn gửi gắm tới đối tượng bạn đọc là những nhà hoạt
động cách mạng Việt Nam và đông đảo tầng lớp thanh niên và công nhân Việt
Nam hãy nêu cao tư tưởng độc lập… Mặc dù bức tranh cổ động không ký tên
tác giả nhưng qua bút pháp , phong cách thể hiện … ta có thể nhận ra “nhà báo”
Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng mọi hình thức để giác ngộ tầng lớp vô sản của
mình. Việc in tranh cổ động về một sự kiện lịch sử vĩ đại để giác ngộ, để tuyên
truyền như thế thật là một việc làm hiệu quả. Và như vậy, báo “Thanh niên”
được coi như là “hình ảnh chân thực của chiến lược mà Nguyễn ái Quốc đã sử
dụng”.
Trong thời gian ở Pác Bó , Bác Hồ cũng lấy những câu chuyện trong lịch
sử như “ Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô” mà Bác đã dịch và đánh máy để làm
tài liệu huấn luyện các đảng viên ( Võ Nguyên Giáp – Từ nhân dân mà ra ).Nội
dung của lớp huấn luyện gồm những vấn đề chủ yếu:
- Trước cách mạng Tháng Mười nhân dân Nga cũng bị áp bức bóc lột,
các dân tộc trong đế quốc Nga không được bình đẳng, phụ nữ bị khinh rẻ,nông
dân không có ruộng đất, nhà máy bị tư sản chiếm đoạt.
- Đảng Cộng sản Liên Xô là Đảng kiểu mới, do Lênin sáng lập .Đảng
trung thành với sự nghiệp giảI phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động
- Cách mạng Tháng Mười Nga do Đảng Cộng sản Nga lãnh đạo thành
công đã lật đổ chính quyền của Nga Hoàng, giải phóng nhân dân khỏi ách áp
bức, bóc lột, được sống tự do, bình đẳng.
Tài liệu được tải từ website
6
- Cách mạng Việt Nam phải học tập theo cách mạng Nga. Sau khi cách
mạng thành công, Việt Nam cũng phải xây dựng một xã hội tốt đẹp như xã hội
Nga
Và với nội dung học tập lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô như vậy, bài

giảng của Người đã có tác dụng to lớn đối với lớp cán bộ tại Pác Bó bấy giờ. Nó
khiến cho cán bộ cũng như quần chúng nhân dân tin yêu Đảng, nhận thức vai trò
lãnh đạo của Đảng, giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, và lòng biết ơn sâu sắc đối
với cách mạng Tháng Mười.
2. Lịch sử được Người sử dụng trong những buổi nói chuyện, những
bức thư động viên
Việc dùng lịch sử để giáo dục thanh niên , thế hệ tương lai của đất nước
của Hồ Chí Minh không dừng lại ở những vấn đề trên. Mà hơn nữa, Người còn
giáo dục thanh niên về phẩm chất đạo đức, về ý chí cách mạng, về truyền thống
dân tộc, ca ngợi và thúc đẩy họ bằng những lời nhắc nhở , những lời dạy thân
tình thông qua những tấm gương lịch sử , những truyền thống của người dân
Việt Nam và thế giới.
Trong cuộc đời làm lãnh tụ của mình, Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm đến
thanh niên, Bác đi nhiều nơi, và ở nơi đâu cũng để lại những lời nhắc nhở,
những lời dạy thân tình. Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã được nghe câu
chuyện về lời dạy của bác đối với các chiến sĩ nhân dịp Bác về thăm Đền Hùng:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước.”Người đã nhắc lại công lao vĩ đại của các Vua Hùng để tạo nên Việt
Nam giờ đây với hơn 4000 năm lịch sử để mà nhắc nhở tinh thần đoàn kết một
lòng yêu nước của các chiến sỹ.
Hay trong “Gửi các chiến sỹ quyết tử quân thủ đô” ngày 27-1-1947 Bác
viết: “…các em là đại biểu cho cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy
nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng
Hoa Thám truyền lại…”.
Tài liệu được tải từ website
7
“…Thanh niên ta nói chung rất hăng hái, rất tốt…Trong bộ đội có những
thanh niên anh hùng như La Văn Cầu, Giáp Văn Khương, Nguyễn Thị Chiên…ở
công trường đường xe lửa có những chiến sỹ gương mẫu như: Lê Văn Quy,

Nguyễn Thị Mùi, Nguyên Trọng Tuy, Lê Văn Phát và nhiều thanh niên khác…
mong các cháu noi theo những gương thanh niên kiểu mẫu ấy (Bài nói chuyện
tại buổi lễ khai mạc trường ĐH NDVN (19-01-1955))
Hay như trong bài nói chuyện với hội nghị cán bộ đoàn toàn Miền Bắc
ngày 22-9-1962 Bác nói: Thanh niên muốn cho các ngành xem trọng mình trước
hết phải tự mình làm việc cho tốt. Những anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô như
các đồng chí Gagarin, Titốp, Nicôlaep, Papovic sở dĩ cả thế giới biết tên là vì họ
đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cực kì khó khăn mà Đảng và nhân dân giao
cho”
Tại buổi lễ kỉ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn Thanh Niên Lao Động
Việt Nam Bác cũng viết: “…có Lý Tự Trọng, về sau là đoàn viên đầu tiên của
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản nước ta, cũng là người cộng sản oanh liệt đấu tranh
đến hơi thở cuối cùng cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng …các liệt sỹ Võ Thị
Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân và nhiều liệt sỹ khác…. Như Trần
Thị Lý bị địch đánh, tra khảo chết đi sống lại bao nhiêu lần…Như Nguyễn Thị
Châu suốt 1300 ngày bị địch dùng cực hình tra tấn…chúng ta có nhiều thanh
niên anh hùng như Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu…”
Và với cách nêu lên những tấm gương, những anh hùng dân tộc như trên,
Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy Người quan tâm và hiểu thanh niên như thế
nào. Người biết, mỗi thanh niên sẽ tự soi mình vào những tấm gương đó, để mà
phấn đấu, để mà rèn luyện. Người biết, với lòng nhiệt tình và tâm hồn sâu sắc
của thanh niên, việc răn dạy họ là chỉ ra cho họ cái nào đúng cái nào sai và định
hướng cho họ.Chính bằng những tấm gương anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo
vệ dân tộc, hay những tấm gương trong lao động sản xuất, Hồ Chí Minh đã
hướng thanh niên trước hết là vào sự hy sinh chiến đấu cho độc lập tự do của đất
nước “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô
lệ” .Bác thường nói với thanh niên lý tưởng của giai cấp công nhân là cao cả là
Tài liệu được tải từ website
8

×