Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.59 KB, 23 trang )

Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
Mục lục
Nội dung Trang
Bihaso Team Page 1
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính của Mỹ
cuối năm 2007, đầu năm 2008 và gần đây nhất là khủng hoảng nợ công tại châu Âu
đầu năm 2010 đã gây tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của châu Á, trong
đó có Nhật Bản. Nhật Bản được đánh giá là một trong những nền kinh tế vững mạnh ở
châu Á và thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn “phát triển thần kỳ”. Tuy nhiên, bước
sang thế kỷ 21, từ những biến động lớn của thế giới, Nhật Bản phải trải qua “thập kỷ
mất mát”, suy thoái do giảm phát - căn bệnh đang bào mòn nền kinh tế.
Đầu năm 2013, bên cạnh việc cải tổ lại bộ máy chính phủ và các chính sách của
đương kim thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe, Thượng Viện đã thông qua khoản ngân
sách bổ sung kỷ lục 13 nghìn tỷ Yên nhằm vực dậy nền kinh tế đất nước. Đây là một
trong những động thái tích cực của chính sách kinh tế vĩ mô mới ở Nhật Bản do thủ
tướng Abe đề xuất, hay còn gọi là “Học thuyết Abenomics”, với tham vọng đưa nền
kinh tế thứ 3 thế giới trở lại thời kỳ hoàng kim. Học thuyết Abenomics là gì? Chính
sách này hoạt động ra sao? Có tác động như thế nào đến kinh tế Nhật Bản và các
nước trong khu vực?…. Tất cả sẽ được giới thiệu qua tiểu luận của nhóm chúng tôi :
“Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
-Abenomics”. Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là đem đến cái nhìn tổng quát, sơ
lược về học thuyết kinh tế đang thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận trên thế giới.
Tiểu luận sẽ bàn đến các vấn đề: tổng quan về Abenomics, nội dung của học thuyết,
phân tích những hiệu quả và rủi ro học thuyết đem lại cho Nhật Bản và ảnh hưởng của
học thuyết đến các nền kinh tế ngoài Nhật Bản.
Trong quá trình thực hiện, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hoàng
Xuân Bình, giảng viên môn Kinh tế Vĩ Mô 2 trường Đại học Ngoại Thương đã giúp
chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
Do khuôn khổ giới hạn của một bài tiểu luận và kiến thức còn nhiều thiếu sót, bài


nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự
quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn.
Bihaso Team Page 2
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ ABENOMICS
1. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Shinzo Abe (21/9/1954) là đương kim Thủ tướng Nhật Bản. Ông cũng từng là Thủ
tướng từ ngày 26 tháng 9 năm 2006 đến ngày 26 tháng 9 năm 2007. Trong cuộc tổng
tuyển cử Nhật Bản năm 2012, đảng Dân chủ Tự do giành thắng lợi, Abe quay lại làm
Thủ tướng Nhật Bản thêm một nhiệm kỳ nữa từ ngày 26 tháng 12 năm 2012.
Từ khi thủ tướng Nhật Shinzo Abe lên nắm quyền, nước Nhật đi vào thời kỳ kinh
tế mới. Chỉ vài tuần sau khi nhậm chức, ông Abe đã tuyên bố thực thi các chính sách
kinh tế mới hướng tới vực dậy đất nước khỏi tình trạng giảm phát. Abe đã tập trung
ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ 2 vào việc giải cứu nền kinh tế Nhật
Bản đang hấp hối. Kể từ sau bùng nổ kinh tế những năm 1980s, Nhật Bản sa vào vũng
lầy giảm phát trong hơn 2 thập kỷ kế tiếp, với chi tiêu tiêu dùng yếu và tăng trưởng
kém bất chấp những nỗ lực thúc đẩy liên tục của chính phủ nhằm đưa nền kinh tế thoát
khỏi sự đình trệ từ năm 1992 - 2008.
Ông Shinzo Abe cam kết sẽ đưa nước Nhật quay trở lại thời kỳ hoàng kim, thông
qua chính sách kinh tế mới của mình, được báo chí phương Tây gọi là Abenomics,
ghép chữ “Abe” và chữ “economics”.
2. Khái niệm Abenomics là gì ?
Abenomics, học thuyết lấy cảm hứng từ quan điểm kinh tế của Keynes, là tên của
chính sách do Thủ tướng đương nhiệm Nhật Bản - ông Shinzo Abe - công bố thực hiện
với tham vọng đưa nước Nhật thoát khỏi những năm dài trì trệ từ 1992. Abenomics có
ba mũi nhọn chính để kích thích tăng trưởng:
• Chính sách tiền tệ nới lỏng
• Chính sách tài khóa nới lỏng

• Chính sách tái cấu trúc nền kinh tế
Nhưng với việc đồng JPY (The Japanese yen - Yên Nhật) bắt đầu mất giá trong
những tháng đầu năm 2013, các nước quan ngại gói kích thích trị giá 210 tỷ USD còn
mang một ý nghĩa tham vọng hơn - bao gồm cả việc BOJ (Bank of Japan - Ngân Hàng
Trung ương Nhật Bản) mua vào trái phiếu nước ngoài nhằm làm suy yếu đồng nội tệ
và đẩy mạnh xuất khẩu - điều sẽ gây nên một cuộc chiến tiền tệ. Mối lo ngại về siêu
Bihaso Team Page 3
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
lạm phát và bong bóng nợ cũng chiếm phần lớn trong số các chỉ trích về chính sách
này. Ngay khi Nhật Bản đón chào thủ tướng thứ bảy trong vòng sáu năm qua, giới
quan sát đã nghi ngờ liệu Abenomics có đủ mạnh để đẩy Nhật Bản vượt qua những
thập kỷ lạc lối?
II. NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT ABENOMICS
Thủ tướng Abe ủng hộ một loạt các chính sách mạnh tay về tiền tệ, tài khóa và tái
cơ cấu. Mục tiêu chính là kích thích tăng trưởng GDP danh nghĩa hiện đang ở mức
-0.7% lên mức 2% thông qua kế hoạch đảy mạnh chi tiêu trong ngắn hạn, nghiệp vụ
thúc đẩy lạm phát của ngân hàng trung ương, và cải cách thúc đẩy thị trường lao động
nội địa và tăng cường hợp tác thương mại. “Điều quan trọng ở đây là, trên một số khía
cạnh nào đó, Abenomics giống như một thí nghiệm chính sách tiền tệ khổng lồ.”
1. Chính sách tiền tệ nới lỏng
Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố chương trình cải cách ba mũi nhọn của mình hồi
đầu năm nay. Ông đã bắn mũi nhọn đầu tiên là chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhật Bản
đã đề ra một mục tiêu lạm phát rõ ràng 2% và dự kiến sẽ công bố số lượng trái phiếu
mà chính phủ sẽ mua. Điều này sẽ phải tiến hành trong một thời kỳ dài hạn hơn so với
việc mua tài sản và nằm trong nỗ lực để đẩy lãi suất dài hạn hơn.
Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã phải đưa ra chính sách về tiền tệ “mạnh
tay”, đạt được thông qua biện pháp nới lỏng định lượng (quantitative easing)
1
mua
lại gần hết nợ ngắn hạn của chính phủ trong một kế hoạch chi mua tài sản dự kiến bắt

đầu vào năm 2014. Haruhiko Kuroda, một người ủng hộ chính sách nới lỏng mạnh tay,
đã trở thành người đứng đầu ngân hàng trung ương vào tháng 2 năm 2013 trong một
động thái mà Abe tuyên bố úp mở giống như một sự thay đổi cơ chế tại BOJ.
Cụ thể, BOJ đã khởi động quy trình mua trái phiếu Chính phủ dài hạn đầu tiên trị
giá 1.200 tỷ yên, trong chương trình nới lỏng tiền tệ mới có tổng trị giá 6.200 tỷ yên,
nhằm đưa tỷ lệ lạm phát đạt mức 2% trong vòng 2 năm tới. Khối lượng tiền BOJ in ra
1 Biện pháp nới lỏng định lượng (QE): là một chính sách tiền tệ bất thường được sử dụng bởi các ngân hàng trung ương để kích thích nền
kinh tế khi chính sách tiền tệ tiêu chuẩn đã trở thành không hiệu quả. Một ngân hàng trung ương thực hiện nới lỏng định lượng bằng cách
mua tài sản tài chính từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tư nhân khác, do đó tăng tiền tệ cơ sở.
Chi tiết: />Bihaso Team Page 4
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
được khống chế bằng mức lạm phát đạt 2%, cùng với việc gia tăng chi tiêu công thông
qua gói kích thích kinh tế 114 tỷ USD, để cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các hệ thống
phòng ngừa động đất và tăng chi tiêu quốc phòng. Theo giới chuyên môn, việc can
thiệp vào tiền tệ lần này của BOJ sẽ làm cho tỷ giá đồng yên giảm xuống, qua đó giúp
hàng hóa Nhật có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Vì thế, mặc dù có thể nhận
được sự cảm thông của các nước cũng như lời cảnh cáo đẩy thế giới cần kề với “cuộc
chiến tiền tệ” trong tương lai gần, nhưng Shinzo Abe vẫn quyết định tiếp tục “khởi
động máy in tiền”, chính thức kích hoạt ngân sách khổng lồ.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, một liều thuốc trấn an không phải giải pháp điều
trị bệnh thích hợp, biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ không thể thay thế các quyết
định có thể khó khăn về mặt chính trị. Nhật Bản cần phải đưa nền kinh tế hồi phục
tăng trưởng dựa trên nền tảng vững chắc, bao gồm cả việc thực thi các cải cách về cơ
cấu và tăng cường nguyên tắc tài chính.
2. Chính sách tài khóa nới lỏng
Mũi tên thứ hai là chính sách tài khóa được thể hiện qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ
bổ sung vào ngân sách khoản tiền 13,1 nghìn tỷ yên với hy vọng nền kinh tế sẽ dịch
chuyển. Khoản tiền này dự kiến sẽ được chi tiêu chủ yếu cho các công trình công
cộng. Chuyển sang giai đoạn trong năm tới, thuế giá trị gia tăng ở Nhật Bản sẽ tăng
lên nhằm ngăn chặn việc núi nợ cao ngất của Nhật Bản tiếp tục được bồi đắp.

Chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy tài chính từ việc sử dụng chính sách tài khóa
lỏng, tung ra hàng loạt gói kích thích với tốc độ dồn dập đến ngỡ ngàng nhằm bơm
thanh khoản vào thị trường để phá thế "đá ném ao bèo". Ngày 28/3 Hạ viện Nhật Bản
đã thông qua ngân sách tạm thời 13,1 nghìn tỷ yên (140,24 tỷ USD) cho năm tài chính
2013 bắt đầu từ ngày 1/4 để tài trợ cho các khoản chi tiêu của chính phủ trong 50 ngày
với hi vọng nền kinh tế sẽ dịch chuyển.
Ngân sách đã được Thượng viện thông ngày 29-3 là ngân sách tạm thời lớn nhất từ
trước đến nay, vượt “kỷ lục” so với năm 1996 (11,6 nghìn tỷ yên). Theo Bộ Tài chính
Nhật Bản, trong ngân sách tạm thời 5.430 tỷ yên sẽ được phân bổ cho các khoản chi an
sinh xã hội, 2.420 tỷ yên phân bổ cho chính quyền các địa phương và 1,54 nghìn tỷ
Bihaso Team Page 5
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
yên cho các dự án công cộng. Phát biểu tại Ủy ban ngân sách Hạ viện, Thủ tướng
Shinzo Abe nhấn mạnh việc chi 1,54 nghìn tỷ yên cho các dự án công là nhằm “không
gây trở ngại cho việc thực hiện các hành động tiếp theo”.
Cùng với việc vực dậy kinh tế Nhật Bản, các kế hoạch dự chi ngân sách này còn
góp phần hỗ trợ cho chính sách của ông Abe nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng
trong bối cảnh an ninh khu vực có nhiều thay đổi và để tăng cường công cuộc tái thiết
sau thảm hoạ động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011.
Trong vài thập niên qua, các chính quyền của Nhật Bản đã tích lũy một khoản nợ
lên tới 11.000 tỷ euro, chiếm tới 230% GDP hàng năm của nước này. Mức nợ của Nhật
Bản còn cao hơn cả mức nợ của Hy Lạp, vốn chiếm 165% GDP của quốc gia Nam Âu
này.
Có lẽ vấn đề lớn nhất và áp lực nhất mà Nhật Bản đang phải đối mặt là tái sinh nền
kinh tế, khắc phục tình trạng giảm phát và kích thích nền kinh tế còn đang trong tình
cảnh trì trệ. Với tình thế trước mắt, Nhật Bản đã để tuột mất vị thế nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới và vẫn chưa chặn được đà tăng trưởng đang lao dốc không phanh. Để giảm
thiểu nợ công gia tăng và thâm hụt ngân sách, bước tiếp theo trong chính sách của Abe
sẽ phải thắt chặt tài khóa.
3. Chính sách tái cấu trúc nền kinh tế

Chính sách ít được biết đến hơn, cũng là mũi nhọn thứ ba, chính là cải cách cơ cấu.
Trong khi chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ giải quyết phần lớn gánh nặng trong ngắn
hạn thì tái cơ cấu, điều mà BOJ cho rằng phải làm từ lâu, cũng đã trở thành điểm nổi
bật trong kế hoạch của Abe. Nhật Bản hiện đã rất nhạy bén với những thỏa thuận
thương mại tự do, nỗ lực hết sức bảo vệ nông nghiệp, ngư nghiệp và khu vực nông
thôn của nước này.
3.1. Phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của đất nước xứ hoa anh
đào. Ông Shinzo Abe cho rằng : "Khu vực nào có ngành nông nghiệp phát triển tốt thì
kinh tế tổng thể cũng phát triển tốt theo. Chúng tôi sẽ bảo vệ ngành nông nghiệp bằng
Bihaso Team Page 6
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
tất cả sức lực của mình". Vì vậy, theo chiến lược mới, Chính phủ Nhật Bản sẽ tập
trung các khu vực sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ thành một cụm quy mô lớn nhằm tăng
sức cạnh tranh, đồng thời đặt mục tiêu tăng thu nhập của khu vực nông nghiệp nông
thôn lên gấp đôi sau 10 năm. Chính phủ Nhật Bản cũng tìm cách thu hút lao động trẻ
vào ngành nông nghiệp, hiện nay đang có xu hướng già hóa.
“Tình hình khó khăn của ngành nông nghiệp đang gia tăng, chúng tôi sẽ cố gắng để
có thể biến nông nghiệp trở thành ngành kinh tế có sức hút với thanh niên”, Thủ tướng
Shinzo Abe cho biết thêm.
Cơ quan xúc tiến sức cạnh tranh nông nghiệp của Nhật Bản đặt mục tiêu trong năm
nay sẽ hoàn thành dự án hoàn chỉnh để hiện thực hóa mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập
của lao động nông nghiệp, nông thôn.
Tại Nhật Bản, số lao động trong ngành nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 3% dân số
đất nước nhưng luôn là đối tượng quan trọng trong các chính sách quốc gia. Nhật Bản
hiện đang tự cung ứng được hơn một nửa lượng lương thực và Thủ tướng Nhật bản
Shinzo Abe đặt mục tiêu giữ vững tỷ lệ này thông qua các chính sách hỗ trợ của nhà
nước, bất chấp việc nhiều đối tác thương mại của nước này yêu cầu Nhật Bản dỡ bỏ
hàng rào bảo hộ nông nghiệp.
3.2. Dân số và lao động

Bức tranh về vấn nạn dân số của Nhật Bản - lượng lao động Nhật độ tuổi từ 16 đến
64 đã giảm 6% trong thập kỷ qua - đã trở thành một trong những nguyên nhân lớn nhất
cản trở tăng trưởng. Các sáng kiến đã được đưa ra để đối phó với tình trạng này và một
trong số đó là khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào lực lượng lao động
bằng cách áp dụng các chính sách hỗ trợ chăm sóc trẻ em toàn diện hơn. Chính quyền
Abe cũng đặt ra một loạt ý tưởng cụ thể về việc sử đổi lại các quy chế trong một số
lĩnh vực then chốt như năng lượng, môi trường, và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
3.3. Tham gia thoả thuận thương mại tự do
Yếu tố đáng chú ý nhất trong kế hoạch tái cấu trúc của Abe phải kể đến quyết định
gia nhập Hiệp định đối tác xuyên thái Bình Dương (TPP - Trans-Pacific Partnership),
một thỏa thuận về tự do thương mại liên khu vựcđược đàm phán giữa các nước Mỹ,
Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt
Bihaso Team Page 7
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
Nam. Vào ngày 15 tháng 3 năm 2013, Abe tuyên bố Nhật Bản, quốc gia chiếm 14%
hay 146 tỷ USD trong thương mại hàng hóa với các thành viên TPP, mong muốn được
tham gia vào hiệp định này.
Việc tham gia TPP còn đang là một chủ đề gây tranh cãi, tuy nhiên, một số ngành
công nghiệp có ảnh hưởng chính trị lớn đã kịch liệt phản đối sự tham gia của Nhật
Bản. Ngành nông nghiệp là một ví dụ cho rằng thị phần nông nghiệp nội địa sẽ bị
giáng một đòn mạnh từ sự cạnh tranh của nước ngoài do việc gỡ bỏ hàng rào thuế và
một số biện pháp bảo hộ. Những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lo ngại hệ
thống bảo hiểm y tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi TPP yêu cầu người dân Nhật mua
thuốc và dụng cụ y tế ngoại. Bất chấp những vấn đề nội địa mang tính nhạy cảm, Abe
vẫn mong mỏi Nhật Bản cần phải chớp lấy cơ hôi “cuối cùng” để giữ vững vị trí là
một thế lực kinh tế tại châu Á.
III. LỢI ÍCH VÀ RỦI RO MÀ HỌC THUYẾT ABENOMICS MANG
LẠI CHO NHẬT BẢN
1. Lợi ích
Từ khi đưa ra (tháng 12/2012) đến nay, có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh

chính sách này. Tuy vậy, các thị trường Nhật Bản bước đầu đã có những dấu hiệu tích
cực. Chính sách kinh tế Abenomics đã có nhiều tác động tích cực lên kinh tế Nhật Bản
về nhiều mặt:
1.1. Cán cân xuất - nhập khẩu:
Thủ tướng Abe hy vọng rằng việc nới lỏng tiền tệ sẽ kéo tỷ giá xuống, điều này
mang lại lợi thế lớn về mặt xuất khẩu. JPY đã tăng 7.8% so với đồng USD (tỷ giá Mỹ
giảm) kể từ cuối năm 2012, chấm dứt 27 tháng tỷ giá (đối với USD) ở mức thấp cho
đến tháng 12 năm ngoái và khiến các doanh ngiệp dự đoán vào một sự bật lên trong
sản xuất.
• Trong tháng 4/2013 vừa qua, tình hình xuất nhập khẩu của Nhật có nhiều
chuyển biến tích cực: kim ngạch xuất khẩu đạt 6,27 nghìn tỷ yên tăng 1,1%
vượt quá ước tính trong tháng 3, kim ngạch nhập khẩu tăng thấp hơn mức tăng
của tháng 2(11,9%) chỉ tăng 5,5% song vẫn đang trên đà tăng mạnh. Thâm hụt
Bihaso Team Page 8
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
cán cân thương mại giảm so với tháng 3. Có được sự tăng trưởng này là do
đồng yên suy yếu và chi phí nhập khẩu nhiên liệu cao hơn.
2
• Ngay sau khi ông Shinzo Abe tích cực cải thiện chính sách tiền tệ: BOJ can
thiệp làm suy yếu tỷ giá của đồng yên, hàng hóa Nhật Bản ngày càng có sức
cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, điều đó không những mang lại lợi ích
cho các nhà xuất khẩu mà còn khôi phục bước đầu niềm tin từ các nhà đầu tư
vào kinh tế đất nước, tăng đầu tư nước ngoài. (Từ đầu năm 2013, đồng Yên đã
giảm giá tới 15% so với USD và 13% so với euro, mạnh nhất trong 16 đồng
tiền lớn được Bloomberg theo dõi).
3
1.2. Thị trường chứng khoán
• Hồi đầu tháng 4 năm nay, sau khi BOJ bất ngờ quyết định tung ra chính sách
nới lỏng tiền tệ mạnh tay, nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%, thúc đẩy lượng
cung tiền bằng cách mua trái phiếu chính phủ cũng như mua lại các tài sản rủi

ro thì thị trường chứng khoán của Nhật đã có một phiên tăng giá kỉ lục vào
ngày thứ 6 (5/4/2013).
Ngay sau đó :
• Chỉ số Topix của tất cả các mã Khu vực 1 trên Sàn giao dịch chứng khoán
Tokyo tăng 7,26 điểm, tương đương 0,73%, lên 998,6 điểm. Các mã tăng điểm
thuộc về các hãng sản xuất lốp xe, vận tải đường bộ và các hãng xe hơi trong
khi mã giảm giá đến từ các công ty sắt thép, giấy và bảo hiểm.
• Chỉ số Nikkei 225 tăng 204,03 điểm, tương đương 1,7%, so với ngày 2/4 lên
12.207,46 điểm. Đặc biệt chỉ số Nikkei 225 đã đạt mức giao dịch cao nhất trong
vòng 5 năm 4 tháng qua vào sáng 16/5/2013.
• Giá cổ phiểu của nhiều công ty Nhật Bản niêm yết tại thị trường Mỹ đã tăng
mạnh, cụ thể như cổ phiếu Toyota Motor tăng 4,7% lên 105,63 USD, cổ phiếu
WisdomTree Japan ETF tăng 7,5% lên 43,88 USD. Ngoài ra thì nhóm cổ phiếu
tài chính trên thị trường Mỹ cũng đạt được mức tăng giá ấn tượng. Chỉ số S&P
500 mảng tài chính tăng 0,9%.
4
Hy vọng nằm ở sự tăng doanh thu của doanh nghiệp sẽ dẫn tới tăng lương, từ đó
thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và tăng giá trị các cổ phiếu trên thị trường. Cho đến nay, thị
2 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, dữ liệu tháng 04/2013.
3 Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và và Phát triển, dữ liệu tháng 04/2013.
4 Nguồn: Tạp chí Tài chính, cơ quan của Bộ Tài chính, dữ liệu 16/05/2013.
Bihaso Team Page 9
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
trường đã ghi nhận: đến tháng 3/2013, các cổ phiếu Nhật Bản đã tăng 18%, gần như
gấp đôi mức tăng 8.5% của chỉ số S&P 500 trong cùng kỳ. Những nỗ lực này kết hợp
lại có thể tạo ra hiệu ứng tài sản (wealth effect)
5
, điều mà chính quyền Abe hy vọng sẽ
giúp đạt được tăng trưởng cao với việc gia tăng tiêu dùng của người dân.
1.3. Thị trường bất động sản

• Abenomics đã làm hồi sinh thị trường bất động sản vốn đang ảm đạm ở Nhật
Bản. BOJ đang mua lại các tài sản tài chính, trong đó có bất động sản. Các
chính sách được thực thi cũng đang có tác động tích cực tới thị trường bất động
sản. Trong số 10 cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất trên thị trường chứng khoán
Nhật sau khi thực hiện Abenomics thì có 5 mã là của các công ty bất động sản.
• Mặc dù việc kinh doanh bất động sản vẫn đang trên đà giảm giá song tốc độ
giảm giá bất động sản đang chậm lại. Theo chính phủ Nhật Bản cho biết giá nhà
đất giảm năm thứ 5 liên tiếp nhưng chỉ giảm 1,8% - đây là mức thấp nhất kể từ
năm 2008 khi nhu cầu tại các đô thị trung tâm làm chậm xu hướng giảm giá.
6
1.4. Các ngân hàng đầu tư
Chính sách kinh tế của Nhật Bản - Abenomics nhìn chung đã cải thiện được phần
lớn nền kinh tế Nhật về nhiều lĩnh vực, trong đó các ngân hàng đầu tư ở Nhật đang là
một trong những bộ phận được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách đó. Nhờ việc cung
cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới đầu tư mà hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho cả cổ
phiếu và trái phiếu của các ngân hàng đang ngày càng tăng mạnh:
• Cung cấp nghiệp vụ bảo lãnh cổ phiếu và trái phiếu bùng nổ mạnh mẽ từ đầu
2013 tại Nhật Bản: Phát hành cổ phiếu của các công ty tăng gấp 3 lần lên 1.700
tỷ yên (17 tỷ USD) và phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng lên 3.100 tỷ yên
so với cùng kỳ năm ngoái.
• Năm 2013, có 18 công ty chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, tăng
15% so với cùng kỳ năm 2012.
• Dịch vụ môi giới chứng khoán cũng “được mùa” bởi thị trường chứng khoán
liên tục tăng điểm với hàng loạt các gói kích thích kinh tế.
7
5 Hiệu ứng tài sản: chỉ sự điều chỉnh tiêu dùng của cá nhân khi thấy giá trị tài sản (nhất là nhà ở, chứng khoán) của mình thay
đổi. Người tiêu dùng có thể tiêu dùng nhiều hơn khi có nhiều tài sản hơn, và có thể tiêu dùng ít đi nếu tài sản bị giảm đi. Tuy
liên quan đến hành vi tiêu dùng của cá nhân, song hiện tượng hiệu ứng tài sản thường được quan tâm hơn trong kinh tế học vĩ
mô khi tranh luận về tác động của các chính sách kinh tế và hiện tượng kinh tế tới tổng cầu.
6 Nguồn: Tạp chí Tài chính & Đầu tư, cơ quan của Bộ Tài chính, dữ liệu tháng 04/2013.

7 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu Tài chính Gafin, dữ liệu tháng 04/2013.
Bihaso Team Page 10
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
1.5. Những thuận lợi khác từ chính sách kinh tế Abenomics cho sự trở lại
thành công của Nhật Bản còn phải kể tới:
• Các khoản đầu tư vào hạ tầng đã phát huy hiệu quả, các hệ thống phòng ngừa
động đất, lợi ích công cộng và chất lượng hạ tầng ngày càng được cải thiện tốt.
• Hệ thống thể chế vững chắc, tái cấu trúc kinh tế.
• Cải thiện năng suất và tăng sự tham gia vào lực lượng lao động của nữ giới làm
giảm thất nghiệp,lực lượng lao động được đào tạo tốt với kỹ năng kỹ thuật và
thiết kế chính xác cao.
• Vị trí địa lý thuộc khu vực kinh tế năng động nhất (có lẽ cũng là duy nhất) thế
giới vào lúc này, cam kết lâu dài về bảo vệ môi trường.
• Khoảng cách bất bình đẳng xã hội nhỏ dần.
8
 Hiệu quả bước đầu
Các chuyên gia cho rằng, có thể vẫn còn quá sớm để nói về hiệu quả thực sự của
Abenomics, nhưng thị trường chứng khoán Nhật Bản đã có dấu hiệu tích cực, tăng
hơn 30% trong mấy tháng qua. Đồng Yên giảm giá cũng mang lại lợi ích cho các nhà
xuất khẩu, niềm tin của các nhà đầu tư được khôi phục bước đầu, dòng tiền đã luân
chuyển khá mạnh mẽ.
Có thể nói, niềm tin của các nhà sản xuất lớn cải thiện nhiều nhất từ sau thảm họa
động đất sóng thần năm 2011 trước kỳ vọng vào chính sách tiền tệ của BOJ. Theo số
liệu kinh tế vừa qua cho thấy, tuy giảm phát tại Nhật vẫn còn và tỷ lệ thất nghiệp vẫn
cao nhưng chi tiêu hộ gia đình đã tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dự
báo 0,2% của các chuyên gia.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không bao
gồm thực phẩm tươi sống đã giảm 0,3% trong tháng 2 so với mức tăng 0,1% trong
tháng 1 và giảm nhẹ hơn so với dự báo 0,4% của các chuyên gia. CPI lõi của Tokyo
giảm 0,5% trong tháng 3 so với mức giảm 0,6% hồi tháng 2.

Giới phân tích cho rằng, tuy mức tăng chưa ổn định, nhưng những hiệu quả bước
đầu đã phần nào lấy lại được niềm tin của thị trường trong và ngoài nước đối với nền
kinh tế Nhật Bản.
8 Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tháng 04/2013
Bihaso Team Page 11
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
2. Rủi ro
Bên cạnh những tác động tích cực mà chiến lược Abenomics mang lại thì còn tiềm
ẩn rất nhiều rủi ro đối với nền kinh tế Nhật Bản nói riêng và nền kinh tế thế giới nói
chung
2.1. Nợ công - nguy cơ trong nền kinh tế Nhật Bản
Nợ công (nợ quốc gia) Nhật Bản bao gồm trái phiếu chính phủ do Nhà nước phát
hành, các khoản vay và chứng khoán ngắn hạn nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt
ngân sách.
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và những nỗ lực khôi phục kinh tế
sau thảm họa động đất và sóng thần đã tiếp tục làm gia tăng số nợ công của Nhật Bản.
Năm 2011, tổng số nợ công của Chính phủ đã gấp đôi GDP. Số nợ công ngày càng gia
tăng trong năm 2012 khi Chính phủ Nhật Bản tiếp tục chi các khoản đầu tư lớn để tái
thiết những khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất, sóng thần tháng 3/2011. Những
khoản chi tiêu này đã giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới ổn định hơn, tuy nhiên, Theo
thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các gói kích thích kinh tế và các can thiệp vào
thị trường tiền tệ nhằm ghìm giá đồng Yen hỗ trợ cho ngành sản xuất đã làm tăng nợ
công của Nhật Bản tới mức kỷ lục là 983.300 tỷ Yen (12.400 tỷ USD), tính tới thời
điểm tháng 9/2012.Trong số nợ khổng lồ trên, nợ trái phiếu Nhật Bản là 803,74 nghìn
tỷ Yen, nợ từ các định chế tài chính là gần 54,2 nghìn tỷ Yen và 125,3 nghìn tỷ Yen hối
phiếu cho các nhu cầu tài chính ngắn hạn. Tỷ lệ nợ công tính trên đầu người của Nhật
Bản là 7,71 triệu Yen là mức nợ công cao nhất trong số các nước phát triển.
Ngoài ra, Nhật Bản sẽ phát hành 8.000 tỷ Yen trái phiếu có ngân sách bổ sung cho
năm tài khóa 2012. Bộ Tài chính Nhật Bản dự báo, nợ công của nước này trong năm
tài khóa sẽ kết thúc vào ngày 31/3 vượt 1 triệu tỷ Yen. Đây thực sự là mối nguy hại lớn

với Nhật Bản trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự ổn định sau thảm họa động đất -
sóng thần cùng những tác động khó tránh từ cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực
Eurozone. Theo dự báo của IMF, nợ công trong năm 2013 của Nhật Bản sẽ lên tới
245% GDP cao nhất thế giới và gấp đôi Mỹ.
Bihaso Team Page 12
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
Công ty đánh giá tín nhiệm Standard & Poor's đã hạ bậc tín nhiệm của Nhật Bản
xuống mức Aa2 bởi tình hình nợ công đã đẩy hệ thống tài chính nước này rơi vào tình
trạng nghiêm trọng.
Nếu không áp dụng các cải cách tài khóa cần thiết, lãi suất cho trái phiếu Chính
phủ Nhật Bản rồi sẽ tăng lên. Nếu lãi suất đột nhiên tăng mạnh vì một lí do nào đó,
việc này có thể gây nguy hiểm tới sự ổn định của các ngân hàng. Bối cảnh giảm phát
kéo dài, kinh tế trì trệ và tỉ lệ nợ công trên GDP cao có thế khiến Nhật rơi vào “vết xe
đổ” của Hy Lạp và rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công không lối thoát.
9
2.2. Suy thoái kinh tế
Là một phần của chiến lược "Abenomics" của chính phủ Nhật Bản nhằm đưa đất
nước thoát khỏi giảm phát, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã công bố một
chương trình nới lỏng định lớn với quy mô lớn chưa từng có ngày 4/4/2013.
Các nhà đầu tư - đặc biệt là các nhà đầu tư bên ngoài Nhật Bản cho rằng đây là
những dấu hiệu cho thấy chính phủ Nhật Bản và BOJ rất nghiêm túc trong việc làm
suy yếu đồng yên và tăng lạm phát.
Rủi ro lớn nhất đối với những kỳ vọng đồng yên suy yếu trong vài quý tới khá
đơn giản. Đó chính là suy thoái kinh tế toàn cầu. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn
huy động (LDR) của Nhật Bản đang ở mức thấp nhất so với các nền kinh tế phát triển
khác nhưng tăng trưởng tín dụng tư nhân nội địa tăng nhanh trong nhiều năm qua.
Vấn đề nhu cầu tín dụng ở Nhật Bản không phải là nguồn cung cấp. Do vậy, BOJ
không thể lập tức thúc đẩy mạnh nhu cầu nội địa thông qua giảm chi phí đi vay. BOJ
sẽ phải dựa vào xuất khẩu ròng để thúc đẩy tăng trưởng thông qua sự suy yếu của
đồng yên. Hơn nữa, yên giảm sẽ khiến kỳ vọng lạm phát ở Nhật Bản được nâng cao

thông qua các yếu tố bên ngoài.
Vì vậy, sự thành công hay thất bại của chính sách BOJ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào
các yếu tố bên ngoài. Nếu tăng trưởng toàn cầu chậm, chính sách của BOJ coi như
không thành công khi tăng trưởng xuất khẩu bị ảnh hưởng do nhu cầu bên ngoài giảm.
Tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn khi các nhà đầu tư coi yên là nơi trú ẩn an toàn.
9 Nguồn: Báo điện tự VietnamPlus, TTXVN, dự liệu tháng 04/2013
Bihaso Team Page 13
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
Điều này có thể khiến đồng yên tăng giá và như vậy chính sách của BOJ đã thất bại và
rủi ro tăng trưởng toàn cầu tăng lên.
10
 Đối với những người còn nhớ các dự án xã hội dang dở, rải rác trong “thập kỷ lạc lối”
của Nhật Bản cuối những năm 1980, mối lo ngại của họ cũng được đặt lên kỷ luật tài
chính và sự phân bổ gói kích thích của Abe. Có ý kiến cho rằng nếu giải ngân một
cách lãng phí vào những khoản chi tiêu rổ thịt (pork barrel expenditure)
11
, gói kích
thích sẽ chỉ làm tăng them gánh nặng nợ vốn đã trầm trọng mà không có tác dụng thúc
đẩy đầu ra. Cũng có một số ý kiến lo ngại các nỗ lực về tài khóa và tiền tệ có thể là cái
cớ để chính phủ trì hoãn những cải tổ quan trọng như tự do hóa và mở cửa thương mại
cho cạnh tranh quốc tế.
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA ABENOMICS ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI
1. Tác động tới quan hệ Nhật - Trung - Hàn
1.1. Về chính trị
Chính sách cải cách táo bạo của thủ tướng Shinzo Abe mang lại nhiều lợi ích cho kinh
tế Nhật Bản, nhưng xét trên một phương diện nhất định chính sách này đang trở thành
cái gai trong mắt của một số đối tác thương mại lớn của Nhật. Điều này đã khiến cho
nhiều người lo lắng tự hỏi liệu hào quang của đợt cải cách này sẽ kéo dài được bao lâu.
Xét theo số liệu năm 2012, hai nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc mua gần

¼ hàng xuất khẩu của Nhật Bản nhưng mối quan hệ Nhật - Trung và Nhật - Hàn nhiều
nguy cơ không còn tốt đẹp như vậy. Bởi khi Nhật phá giá đồng yên, xuất khẩu của Hàn
Quốc và Trung Quốc đều chật vật để cạnh tranh chưa kể thời gian gần đây một số hoạt
động hoạt giao cũng đột ngột bị hủy.
Đầu tiên, chính phủ Trung Quốc thông báo hoãn cuộc họp thường niên các quan
chức tài chính của ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp sau đó, bộ
trưởng ngoại giao Hàn Quốc - ông Yoon Byeong Se - cáo lỗi không đến Tokyo như dự
kiến.
Rõ ràng, mặc dù chính sách của ông Shinzo Abe mang lại nhiều lợi ích trước mắt
nhưng nhiều nguy cơ tiềm ẩn vẫn chực chờ đe dọa nền kinh tế Nhật Bản
10 Nguồn: Báo điện tự VietnamPlus, TTXVN, dự liệu tháng 04/2013
11 Chi tiêu rổ thịt: thuật ngữ thể hiện sự khinh miệt hiện tượng các chính trị gia dùng ngân sách nhà nước (hay chi tiêu chính
phủ) để mua chuộc các cử tri trong khu vực tranh cử của mình. Nó còn được dùng để chỉ các chương trình hoặc dự án chi tiêu
của chính phủ làm lợi cho một số người hoặc vùng địa phương bằng thuế do toàn thể đất nước đóng.
Bihaso Team Page 14
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
1.2. Về quan hệ Kinh tế - Thương mại
Giới đầu tư và xuất khẩu Nhật hầu như ai cũng hồ hởi với những chính sách cải
cách kinh tế táo bạo của thủ tướng Shinzo Abe nhưng còn với các đối tác kinh tế
thương mại, liệu chế độ kinh tế Abenomics có được chào đón trong khi Nhật chủ yếu
hợp tác với ba nước Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc.
1.2.1. Căng thẳng thương mại Nhật - Hàn
Việc Nhật Bản không ngừng nới lỏng chính sách tiền tệ đang làm giảm giá đồng
Yên, khiến cho Hàn Quốc cũng phản ứng lại bằng cách giảm giá đồng Won, qua đó
châm ngòi cho cuộc đua giảm giá tiền tệ ở những nước có tiền tệ giao dịch nhiều nhất
thế giới.
Nhật Bản cần tăng cường hợp tác với Hàn Quốc đồng thời nhận định cả hai nước
láng giềng đã mất kiên nhẫn với đợt phá giá tiền tệ của nước này.
1.2.2. Thương mại Nhật - Trung ảm đạm do tranh chấp
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản ngày 8/3, tổng kim ngạch thương mại giữa Nhật

Bản và Trung Quốc đạt gần 45 tỷ USD trong tháng 1 và 2/2013, giảm 8,2% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Dữ liệu tháng 2/3013 cũng cho thấy các mối quan hệ kinh tế song phương có thể
không cải thiện sau khi sụt giảm mạnh mẽ kể từ khi bùng phát các cuộc biểu tình
chống Nhật và tẩy chay hàng hóa Nhật ở Trung Quốc liên quan đến việc Chính phủ
Nhật Bản quốc hữu hóa một phần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tuyên bố chủ
quyền và gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông từ một chủ sở hữu người Nhật hồi tháng
9/2012.
12
 Trước những diễn biến này giới truyền thông Nhật bắt đầu lo lắng rằng nếu ông
Shinzo Abe tiếp tục đường lối cải cách bất chấp dư luận như hiện tại nước này sẽ về
tay trắng trong các đàm phán thương mại đa phương giữa ba nước Trung, Nhật, Hàn.
1.3. Nhật - Trung - Hàn khởi động tiến trình đàm phán FTA Đông Bắc Á
Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hiện là 3 nền kinh tế hàng đầu của châu Á, với
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 3 nước chiếm 20% GDP toàn cầu. Năm 2011,
tổng kim ngạch thương mại giữa 3 nước đạt 690 tỷ USD. Nếu hợp tác thương mại giữa
Nhật Bản với hai đối tác Hàn Quốc và Trung Quốc có vấn đề, chắc chắn nền kinh tế
12 Nguồn: Báo điện tự VietnamPlus, TTXVN, dự liệu tháng 04/2013
Bihaso Team Page 15
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
lớn thứ hai châu Á cũng chao đảo không ít bởi xuất khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn
GDP nước này.
Do đó, vào ngày 26/3/2013, Nhật Bản Trung Quốc và Hàn Quốc đã khởi động
vòng đàm phán thứ nhất về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) Nhật - Trung - Hàn.
Trong 3 ngày đàm phán, đại biểu 3 nước thảo luận các vấn đề về sắp xếp cơ chế, lĩnh
vực và phương thức đàm phán. Trải qua 10 năm thai nghén, lần này có hy vọng nghị
trình “thay đổi bản đồ mậu dịch thế giới” sẽ bước vào giai đoạn thực tế, tuy nhiên vẫn
còn nhiều thách thức cần phải vượt qua.
Nếu một FTA ba bên Đông Bắc Á có thể trở thành hiện thực, ba nước có khả năng
tạo thêm nhu cầu thị trường trong nước vào thời điểm nhu cầu yếu từ phương Tây và

có thể giành được ảnh hưởng lớn hơn trong nền kinh tế chính trị toàn cầu. Một FTA ba
bên không những đóng góp vào việc ổn định các mối quan hệ chính trị rắc rối của ba
nước với nhau mà có thể tạo môi trường tốt hơn cho tái thiết kinh tế của Bắc Triều
Tiên. Những lợi ích của một FTA Đông Bắc Á là rõ ràng. Vấn đề là liệu đó có phải là
một tham vọng quá lớn hay không.
13
2. Tác động tới các nước khác trên thế giới
2.1. Chiến tranh tiền tệ - nguy cơ đối với các quốc gia khác
Trên thế giới đang diễn ra “cuộc chiến tranh của những cỗ máy in tiền”. Trước hết,
cần phải hiểu rõ “chiến tranh tiền tệ” (currency war) là gì. Trong cuốn sách mới đây,
James Rickard đã định nghĩa chiến tranh tiền tệ nổ ra khi các chính sách được thiết kế
với mục đích bóp méo giá trị của 1 đồng tiền (thông qua lạm phát trong nước hoặc
giảm tỷ giá hối đoái).
Nhật Bản vẫn luôn là một trong số các quốc gia công nghiệp lớn nhất thế giới và
đồng yên là đồng tiền quan trọng trong giao dịch thanh toán quốc tế. Một rủi ro khác là
chính sách của ông Abe có thể làm suy giảm đồng yên nhằm tạo ra lợi thế giá cả cho
các nhà xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng họ không thể kiểm soát được nhu cầu ở nước
ngoài do không chắc chắn về nền kinh tế của Trung Quốc, khó khăn hiện nay của châu
Âu, và sự phục hồi chậm chạp tại Hoa Kỳ.
13 Nguồn: Kênh Thông tin Kinh tế - Tài chính Việt Nam | CafeF, dữ liệu tháng 04/2013
Bihaso Team Page 16
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
Trong những tuần gần đây, toàn thế giới rộ lên những lo lắng về chiến tranh tiền tệ
trên phạm toàn cầu. Nỗi lo bùng lên sau những động thái nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của
Nhật Bản khiến đồng yên liên tục lao dốc. Khó có thể tránh được suy nghĩ cho rằng
các chính sách bất thường đang được Mỹ, Anh và các nước sử dụng để can thiệp vào
tỷ giá theo chính sách “biến hàng xóm thành ăn mày”.
Chiến tranh tiền tệ vẫn có thể phát triển thành chiến tranh thương mại trực tiếp. Kể
cả khi điều đó không xảy ra, chiến tranh tiền tệ vẫn đem lại những hệ lụy khôn lường
như lạm phát hay bong bóng tài sản ở các nền kinh tế mới nổi.

14
2.2. Tác động tới khu vực Đông Nam Á
Một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á liên hệ giải pháp kích thích nền
kinh tế Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng ở nước mình. Điều này không
phải là vô cơ sở, vì việc tăng cầu trong nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới sẽ dẫn đến
việc tăng đơn đặt hàng, còn các công ty và ngân hàng Nhật Bản có thể bắt đầu thu hút
đầu tư cho việc phát triển kinh doanh ở Đông Nam Á.
15
3. Tác động từ nền kinh tế Nhật tới Việt Nam
Nhật Bản hiện là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cung
cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam, là đối tác xuất nhập khẩu lớn thứ hai của nước
ta, sau Trung Quốc.
3.1. Kim ngạch thương mại gia tăng
Kim ngạch thương mại tăng hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản tăng nhẹ trong
Quí I/2013.
Ba tháng đầu năm 2013, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 5,7
tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó xuất khẩu đạt 3,1 tỉ USD, giảm
0,07% và nhập khẩu 2,6 tỷ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian
này là dầu thô, hàng dệt may, máy móc thiết bị, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm….Nếu
không kể dầu thô thì mặt hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 16,9% tỷ trọng,
tương đương với 530,6 triệu USD, tăng 19,62%. Đáng chú ý, mặt hàng hóa chất tuy
14 Nguồn: Báo điện tự VietnamPlus, TTXVN, dự liệu tháng 04/2013.
15 Nguồn: Báo điện tự VietnamPlus, TTXVN, dự liệu tháng 04/2013.
Bihaso Team Page 17
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 47,1 triệu USD, nhưng lại là mặt hàng có sự tăng trưởng
vượt bậc, tăng 153% so với cùng kỳ.
Sau nhiều năm Nhật tự quyết định chất lượng thủy sản nhập khẩu vào nước này, từ
ngày 15/3, theo thỏa thuận về an toàn vệ sinh thực phẩm giữa 2 nước, Nhật chấp nhận

nhiều mặt hàng thủy sản, thực phẩm của Việt Nam đã được phòng kiểm nghiệm trong
nước chứng nhận sẽ không phải tái kiểm nghiệm tại Nhật. Điều này giúp doanh nghiệp
chủ động hơn trong việc xuất khẩu qua thị trường này.
16
Bảng thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tháng 3, 3 tháng 2013
17
Mặt hàng KNXK T3/2013 KNXK 3T/2013 KNXK 3T/2012 % +/- KN
so cùng kỳ
Tổng kim ngạch 1.251.158.847 3.123.335.158 3.125.613.564 -0,07
Dầu thô 283.676.730 575.604.441 669.478.204 -14,02
Hàng dệt, may 201.251.420 530.650.718 443.629.731 19,62
Phương tiện vận tải
và phụ tùng
147.394.603 410.634.770 356.373.459 15,23
Máy móc, thiết bị,
dụng cụ phụ tùng
khác
105.633.069 286.428.252 306.976.844 -6,69
Hàng thủy sản 91.132.001 204.501.789 221.681.208 -7,75
Gỗ và sản phẩm gỗ 65.033.441 174.630.634 149.122.434 17,11
Giày dép các loại 35.244.670 101.408.358 90.140.368 12,50
Sản phẩm từ chất
dẻo
35.405.592 92.707.306 81.728.313 13,43
Máy vi tính, sản
phẩm điện tử và
linh kiện
38.655.629 88.230.133 92.481.834 -4,60
Túi xách, ví, vali,
mũ và ô dù

21.691.282 57.966.894 45.819.771 26,51
Hóa chất 16.424.840 47.159.994 18.640.392 153,00
Cà phê 20.495.906 44.473.413 52.147.260 -14,72
Dây điện và dây 14.870.914 40.307.081 76.152.012 -47,07
16 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, dữ liệu tháng 04/2013.
17 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, số liệu tháng 04/2013.
Bihaso Team Page 18
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
cáp điện
Sản phẩm từ sắt
thép
13.517.699 36.729.702 32.647.684 12,50
Sản phẩm hóa chất 9.947.717 31.647.013 22.714.316 39,33
Than đá 10.870.446 28.871.929 42.046.051 -31,33
Kim loại thường và
sản phẩm
9.642.814 26.055.777 19.589.385 33,01
Sản phẩm gốm, sứ 6.228.463 18.021.035 16.123.735 11,77
Giấy và các sản
phẩm từ giấy
6.468.016 17.056.044 19.218.892 -11,25
Thủy tinh và các
sản phẩm từ thủy
tinh
3.460.626 14.544.635 13.598.671 6,96
Hàng rau quả 628.263 13.980.912 11.240.969 24,37
Sản phẩm từ cao su 5.342.232 13.661.006 17.106.297 -20,14
Đá quý, kim loại
quý và sản phẩm
3.393.423 9.175.520 7.698.246 19,19

Máy ảnh, máy quay
phim và linh kiện
2.946.016 8.650.118 12.646.757 -31,60
Sản phẩm mây, tre,
cói và thảm
3.254.863 8.365.826 8.776.029 -4,67
Xơ sợi dệt các loại 3.070.979 7.800.586 4.178.387 86,69
Bánh kẹo và các
sản phẩm từ ngũ
cốc
2.284.985 6.117.323 6.160.088 -0,69
Cao su 1.597.201 5.973.815 8.401.437 -28,90
Chất dẻo nguyên
liệu
1.410.997 3.926.959 4.302.752 -8,73
Hạt tiêu 1.234.531 3.766.587 4.169.906 -9,67
Điện thoại các loại
và linh kiện
1.204.041 3.123.316 29.517.360 -89,42
Quặng và khoáng
sản khác
567.000 2.628.030 5.432.089 -51,62
Hạt điều 713.026 1.740.943 1.474.130 18,10
Sắt thép các loại 175.119 1.608.672 2.244.539 -28,33
Bihaso Team Page 19
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
Sắn và các sản
phẩm từ sắn
108.766 525.374 623.818 -15,78
Xăng dầu các loại 13.739.256 -100,00

Chú thích:
KNXK T3/2013: Kim ngạch xuất khẩu tháng 3/2013
KNXK 3T/2013: Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng năm
2013
% +/- KN so cùng kỳ: Phần trăm tăng giảm kim ngạch
so cùng kỳ
Đơn vị tính: USD
3.2. Gia tăng đầu tư vào Việt Nam
18
Sự giảm giá của đồng Yên đang kích hoạt luồng vốn từ Nhật Bản tìm đến các thị
trường mới nổi, trong đó Việt Nam được quan tâm đặc biệt.
3.2.1. Để mắt nhiều hơn tới cổ phiếu niêm yết
Giới đầu tư Nhật Bản đang quan tâm nhiều đến việc tìm kiếm cơ hội giải ngân vào
thị trường cổ phiếu, trái phiếu, cũng như đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp Việt
Nam. Đang chực chờ vào Việt Nam đợt này chủ yếu là do những diễn biến từ nền kinh
tế Nhật Bản, chứ không phải do tác động từ phía Việt Nam kiểu như hình thành hiệu
ứng thu hút đầu tư nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO cách đây 5 năm
Là nền kinh tế hướng mạnh vào hoạt động xuất khẩu, với hàng loạt doanh nghiệp
xuất hàng ra toàn thế giới như: Toyota, Honda, Sony…, việc đồng Yên liên tục giảm
giá và đã giảm gần 20% từ đầu năm đến nay tạo ra lợi thế rất lớn cho các mặt hàng
xuất khẩu của Nhật Bản. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua diễn biến trên thị
trường chứng khoán Nhật Bản gần đây, khi cổ phiếu của hàng loạt công ty đa quốc gia
tăng mạnh, thậm chí có cổ phiếu tăng giá tới 40%. Điều này làm xuất hiện hoạt động
chốt lời hàng loạt, dẫn đến “dư thừa” một lượng vốn lớn tại Nhật Bản. Đây là lý do
18 Nguồn: Báo điện tử Đầu tư chứng khoán, dữ liệu tháng 04/2013
Bihaso Team Page 20
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
chính đang kích thích lượng vốn này tìm đến các thị trường mới nổi, trong đó Việt
Nam được ưu tiên hàng đầu.
3.2.2. “Khoái khẩu” trái phiếu chính phủ

Diễn biến kinh tế vĩ mô, cũng như thị trường trái phiếu từ đầu năm đến nay đang
thu hút dòng vốn ngoại, trong đó nhà đầu tư Nhật Bản cũng đổ mạnh vào trái phiếu
chính phủ. Kênh đầu tư này đang hấp dẫn giới đầu tư Nhật Bản. Có 2 lý do chính đang
kích thích dòng vốn từ Nhật Bản chảy vào trái phiếu chính phủ.
• Đầu tiên, NĐT kỳ vọng năm nay Việt Nam sẽ thặng dư thương mại, dự trữ
ngoại hối dồi dào, nên tỷ giá sẽ tương đối ổn định.
• Thứ hai, với diễn biến lạm pháp ở mức thấp tính tới tháng 4/2013, nhiều dự báo
cho thấy, lạm phát năm nay sẽ thấp, là điều kiện thuận lợi để NĐT đầu tư vào
trái phiếu.
Bihaso Team Page 21
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
KẾT LUẬN
Với đề tài nghiên cứu “Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Abenomics”, tiểu luận đã đem lại cái nhìn khái quát
nhất về khái niệm, nội dung cũng như ảnh hưởng của học thuyết Abenomics - hi vọng
hồi sinh kinh tế Nhật Bản.
Nhiều ý kiến cho rằng những gì học thuyết Abenomics cố gắng làm là tạo ra nhu
cầu gia tăng của Nhật Bản, đòi hỏi phải có sự kết hợp của chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa, đồng thời mở cửa thương mại và đầu tư để tăng sức cạnh tranh. Một
chính sách kinh tế khi đưa vào áp dụng sẽ có độ trễ về thời gian, vì vậy, những tác
động lâu dài của Abenomics sẽ phải được kiểm chứng sau một thời gian nữa. Liệu học
thuyết kinh tế Abenomics của thủ tướng Abe có thực sự cứu nền kinh tế Nhật Bản
thoát khỏi tình trạng khủng hoảng 4D (debt, deficit, deflation, demographic) như hiện
nay không, xét trên một số lĩnh vực thì câu trả lời là có. Thị trường chứng khoán của
Nhật Bản đã cất cánh, tăng đáng kể; đồng Yên giảm giá tạo điều kiện thuận lợi cho
xuất khẩu tăng, dòng tiền luân chuyển mạnh mẽ hơn; các nhà đầu tư trong nước và đặc
biệt là nhà đầu tư quốc tế đã có niềm tin trở lại đối với Nhật Bản…Tuy nhiên, tương
lai của học thuyết còn nhiều gian nan ở phía trước, khi chính phủ của thủ tướng Abe
mới đi được chặng đường đầu tiên để hiện thực hóa việc đưa Nhật Bản trở lại “thời kỳ
hoàng kim” đầy tham vọng.

Bihaso Team Page 22
Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe -Abenomics
Danh mục tài liệu tham khảo
1. “Học thuyết kinh tế Abenomics”, Tạp chí kinh tế cuối tuần 02/03/2013
2. Nguyễn Nhâm, “ Abenomics” : Liệu có phục hưng kinh tế Nhật Bản?, Tạp
chí tài chính số 8/2013
3. Nguyễn Nhâm, “Tính thuyết phục của Abenomics?”, Tạp chí tài chính số
8/2013
4. Tairo Saito - Viện nghiên cứu NCI, Tokyo, “Kinh tế Nhật tăng trưởng nhanh
nhờ Abenomics”
5. “Thị trường bất động sản có dấu hiệu hồi phục”, The Wall Street Journal
6. “Các ngân hàng đầu tư Nhật Bản được hưởng lợi từ nới lỏng tiền tệ”,
Bloomberg
7. Báo điện từ đầu tư chứng khoán
8. Tổng cục hải quan Việt Nam, dữ liệu 04/2013
9. Báo điện tử VietnamPlus, TTXVN, dữ liệu 04/2013
10. Kênh thông tin Kinh tế - Tài chính Việt Nam | CafeF, dữ liệu 04/2013
11. Tạp chí Tài chính và Đầu tư cơ quan Bộ Tài chính, dữ liệu 04/2013
12. Trung tâm nghiên cứu và phân tích dữ liệu Tài chính | Gafin
13. Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, dữ liệu 04/2013
14. Viện nghiên cứu chiến lược Kinh tế Việt Nam, dữ liệu 04/2013
15. Tổng hợp từ Internet:



Abenomics/20135/197626.vnplus

dau-hieu-phuc-hoi.htm

huong-loi-nhieu-nhat-tu-noi-long-tien-te.htm

Bihaso Team Page 23

×