Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

MỐÍ QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.86 KB, 20 trang )

z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
***************
TIỂU LUẬN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MAC-LENIN
ĐỀ TÀI
MỐÍ QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GI ỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ
V Ề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Trần Quang Huy
Sinh viên thực hiện: Tạ Thị Thu Huyền
Lớp: A8-TC-K48
Khoa: Tài chính ngân hàng
Hà Nội,ngày 15 tháng 11 năm 2014
1
Mục lục
Lời mở đầu 3
Chương 1)Phép biện chứng về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 4
1.1)Các khái niệm 4
1.2)Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội:T ự nhiên và x ã hội có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau 4
1.2.1)X ã hội - bộ phận dặc thù của tự nhiên 5
1.2.2)Vai trò của tự nhiên với xã hội 5
1.2.3)T ác động của xã hội dến tự nhiên 6
1.2.4)Những yếu tố tác động đến tự nhiên và x ã hội 6

Chương 2)Vấn đề bảo vệ môi trường ở Viêt Nam hiện nay
2.1.1) Khái quát về môi trường 7
2.1.2) Thực trạng môi trường nước ta hiện nay 8
2.1.3)Hậu quả 9


2.1.4) Việt Nam cần hành động 10
Lời kết 13
Tài liệu tham khảo 14
2
Lời mở đầu

Tự nhiên và xã hội là hai khái niệm lớn nhất và gần gũi nhất với con
người.Con người đồng thời tồn tại và là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Đây là
hai vấn đề lớn con người cần quan tâm
Đây là mối quan hệ tưởng chừng
như đơn giản vì không phải ai cũng
hiểu đúng đắn về nó. Vậy nên đã có
những người có hành vi phá huỷ môi
trường mà không biết,diều đố có thể
phá huỷ chính cuộc sống của chúng ta
hay cả thế hệ tương lai con em chúng
ta.
Thực tế và lí luận khoa học đã
chứng minh rằng tự nhiên và xã hội có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau,cùng
nằm trên tổng thể bao gồm tự nhiên và
xã hội.Con người và xã hội đã dựa
trên nền tảng tự nhiên mà tồn tại và
phát triển chính nó.Trong quá trình tồn
tại và phát triển ấy thì nền tảng tự
nhiên lại bị phá huỷ.
Bởi vậy mà chúng ta cần phải
hành động để cùng nhau bảo vệ và xây
dựng một môi trường trong sạch,lành
mạnh đem lại lợi ích cho cuộc sống.

Tiểu luận này viết ra nhằm làm
sáng rõ vấn đề:”Mối quan hệ biện
chứng giữa tự nhiên và xã hội,vấn đề
bảo vệ môi trường ở nước ta hiện
nay’’.Cho ta thấy được vai trò của con
người với giới tự nhiên và xã hội cũng
như hiện trạng môi trường nước ta
hiện nay.Từ đó cho thấy tầm quan
trọng của việc bảo vệ môi trường và
3
trách nhiệm của mỗi chúng ta.



Chương I Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và x ã
hội
Cơ sở lí luận
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội được con người
quan tâm từ rất lâu,cho đến nay vấn đề này đã trở nên
hoàn thiện hơn bao giờ hết.
1.1)Các khái niệm
Tự nhiên:theo nghĩa rộng tự nhiên
là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô
tận.Theo đó thì con người và xã hội
loài người là một bộ phận của tự
nhiên.

Xã hội:là hình thái vận động cao nhất của vật chất,
hình thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác
động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng.Theo

Mác “Xã hội không phải gồm các cá nhân người mà nó
biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ rất chặt
chẽ với nhau”.
1.2 mối quan hệ biện chứng giữa tự
nhiên và xã hội:tự nhiên và xã hội có
4
mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
1.2.1 Xã hội-bộ phận đặc thù của tự
nhiên.
Tự nhiên la toàn bộ thế giới vật
chất tồn tại khách quan.Mà con người
và xã hội loài người cũng là một bộ
phận của thế giới vật chất ấy.Vậy nên
con người cũng là bộ phận của tự
nhiên.
Con người là một thực thể tự nhiên
mang đặc tính xã hội;có sự thống nhất
biện chứng giữa hai phương diện tự
nhiên và xã hội.
Bản tính tự nhiên của con người được
phân tích từ hai góc độ sau đây:
Thứ nhất,con người là kêt quả tiến
hoá và phát triển lâu dài của giới tự
nhiên.Cơ sở khoa học của kêt luận này
đã được chứng minh bằng toàn bộ sự
phát triển của chủ nghĩa duy vật và
khoa học tự nhiên,đặc biệt là học
thuyết của Đácuyn về sự tiến hoá.
Thứ hai,con người la một bộ phận
của giới tự nhiên và đồng thời giới tự

nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con
người”.Do đó,những biến đổi của giới
tự nhiên và tác động của quy luật tự
nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường
xuyên quy định sự tồn tại của con
người và xã hội loài người,nó là môi
trường trao đỏi vật chất giữa con
người và giới tự nhiên;ngược lại,sự
biến đổi và hoạt động của con
người,loài người luôn luôn tác động
trở lại môI trường đó.Đây chính là
5
mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn
tại của con người và các tồn tại khác
của giới tự nhiên.
Bên cạnh đó,con người còn mang
đặc tính xã hội bởi mỗi người với tư
cách là “người” chính là xét trong ốôi
quan hệ của cộng đồng xã hội,đó là
gia đình,giai cấp,quốc gia,dân
tộc,nhân loại,…Vì vậy bản tính xã hội
là một phương diện khác của bản tính
con người.Con người, loài người
không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến
hoá,phát triểncủa vật chất tự nhiên mà
còn có nguồn gốc xã hội của nó,mà
trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao
động. Nhờ có lao động,cải tạo giới tự
nhiên mà con người có thể tồn tại và
sinh tồn.Trong quá trình lao động,cấu

tạo cơ thể con người dần hoàn thiện và
do nhu cầu trao đổi thông tin,ngôn
ngữ xuất hiện.Lao động và ngôn ngữ
là hai kích thích chủ yêu biến lão động
vật thành não người,tâm lí động vật
thành tâm lí con người.dần dần một
con người phát triển thành cả bầy
người,rồi đến xã hội loài người,cộng
đồng khác hẳn về chất gọi là xã hội.
Xã hội là hình thức vận động cao
nhất của vật chất,hình thái này lấy mối
quan hệ của con người và sự tác động
lẫn nhau giữa người với làm nền
tảng.Xã hội biểu hiện tổng số mối liên
hệ và những quan hệ của các cá nhân
với nhau, “là sản phẩm của sự tác
động qua lại giữa những con người
6
” .Vậy nên xã hội chính là một bộ
phận của tự nhiên,nhưng mang tính
đặc thù ở chỗ nhân tố lao động của
con người là ý thức,hành động có suy
nghĩ và theo đuổi những mục đích
nhất định.Hoạt động của con người
không chỉ tái sản xuất ra bản thân
mình mà còn tái sản xuất ra giới tự
nhiên.
1.2.2 Vai trò của tự nhiên với xã hội.
Xã hội và tự nhiên thống nhất với
nhau nên nó tương tác với nhau.Đây là

mối quan hệ biện chứng hai chiều.
Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã
hội.Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự
xuất hiện xã hội,vừa là môi trường tồn
tại và phát triển của xã hội.Tự nhiên là
môi trường tồn tại và phát triển của
xã hội,vì chính tự nhiên đã cung cấp
những điều kiện cần thiết cho các hoạt
động sản xuất xuất hiện.Theo Mác
“con người không thể sáng tạo được
cái gì nếu không có giới tự nhiên,nếu
không có thế giới hữu hạn bên ngoài.
Tóm lại tự nhiên đã cung cấp mọi thứ
cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà
lao động của con người cần.Lao động
tạo ra con người và xã hội , là điều
kiện để sinh tồn của con .Tự nhiên có
thể tác động thuận lợi hoặc gây khó
khăn cho sản xuất xã hội, có thể thúc
đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển
bởi nó là nền tảng của xã hội.
1.2.3 Tác động của xã hội đến tự
nhiên.
Xã hội là một bộ phận của tự
7
nhiên, bởi vậy mỗi thay đổi của xã hội
cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi.
Lao động là yếu tố đầu tiên cơ bản
nhất, quan trọng nhất tạo ra sự thông
nhất hữu cơ giữa xã hội và tự

nhiên.Bởi lao động trước tiên là một
quả trình diễn ra giữa con người và tự
nhiên, con người không ngừng tác
động vào tự nhiên và làm biến đổi nó
như: khai thác, đánh bắt cá hoặc đốt
rừng, vứt rác, hoạt động sản xuất.
1.2.4Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội.

Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó
quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và trình độ nhận thức,vận dụng
qui luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người.
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển
của xã hội.
Thông qua các hoạt động của con người lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội đã
trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào
trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức sản xuất. Sự
ra đời của những phương thức sản xuất quy định sự biến chuyển về chất của xã
hội loài người. Chính những phương thức sản xuất này quy định tính chất của mối
quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có
những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục
đích tiến hành sản xuất khác nhau. Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của
mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
cũng thay đổi theo.
Ngày nay, khi có khoa học và kĩ thuật phát triển song với chế độ sở hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống
mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận. Khủng hoảng môi
trường đã xảy ra ở nhiều nơi và đang đe doạ sự sống của nhân loại. Để tồn tại và
phát triển con người phải chung sống hoà bình với thiên nhiên, thay đổi cách đối
xử với tự nhiên mà quan trọng nhất là phải xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa- nguồn gốc sâu xa của việc phá hoại tự nhiên nhằm tối đa hoá lợi

nhuận. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ của tất cả mọi người.
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận
thức và vân dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn:
8
Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt
động của con người.Song con người hầnh động theo suy nghĩ, do đó mối quan hệ
giữa tự nhiên và xã hội phụ thuọc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức
các quy luật và việc vận dụng nó vào trong các hoạt động thực tiễn.
Một nhận thức tốt đi kè vơi những hành động theo quy luật thì con
người đã tạo ra một thế giới hài hoà, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội.
Ngược lại, nếu làm trái quy luật,.chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong
giới tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của thế giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ
thống tự nhiên- xã hội là không tránh khỏi. Con người sẽ phải trả giá và chịu diệt
vong.
Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm việc nhận thức quy luật của
xã hội và đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn.
Thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, nhận thức đã được nâng
lên nhiều vấn đề còn lại là phải hành động cho đúng.
Để tuân theo các quy luật tự nhiên thì việc xoá bỏ chế độ tư bản
chủ nghĩa là con đường duy nhất.

ChươngII Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

2.1.1 KháI quát về môi trường.
Môi trường là toàn bộ điều kiện
mà trong đó con người sinh sống.Bao
hàm cả môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội.Trong đó môi trường
sinh thái là điều kiện thường xuyên và
tất yếu với sự tồn tại và phát triển của

xã hội.
Từ khi xã hội xuất hiện loài
người đến nay môi trường sinh thái
vẫn luôn đóng vai trò quan trọng với
con người . Khi xuất hiện xã hội
nguyên thuỷcon người chỉ biết săn bắt
hái lượm những sản phẩm có sẵn trong
tự nhiên cho nên con người hoàn toàn
bị phụ thuộc vào môi trường tự nhiên.
Khi xã hội văn minh hơn, con
người có khả năng chế ngự ,kiểm soát
9
được tự nhiên phục vụ cho nhu cầu
của mình.
Ngày nay xã hội vẫn phụ thuộc vào
môi trường tự nhiên rất nhiều, nó có
thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây
khó khăn cho sản xuất. Do đó ảnh
hưởng đến năng suất lao động, tốc độ
phát triển của xã hội.
Tài nguyên môi trường của nước ta vô
cùng phong phú và đa dạng.Bao gồm
tài nguyên đất,nước,khoáng sản,tài
nguyên biển,rừng và đa dạng sinh học.
2.1.2 Thực trạng môi trường nước ta
hiện nay.
Trong công nghiệp.Thực hiện nghị
quyết Đại Hội toàn quốc lần thứ sáu từ
năm 1986 Việt Nam bước vào công
cuộc đổi mới trong mọi lĩnh vực.

Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam
chuyển từ kinh tế chỉ huy tập trung
quan liêu, bao cấp sang kinh tế hàng
hoá tạo nên sự thay đổi lớn tạo ra một
nền kinh tế năng động, phát triển.Tổng
sản phẩm quốc nội tăng trung bình
7%/năm,đặc biệt trong công nghiệp
tăng trưởng công nghiệp từ xuất phát
điểm chỉ có 0,6% năm 1980 tới năm
1990 lên tới 6,0%, giai đoạn 1991-
2000 tăng trung bình 12,9%/năm. Tỉ
trọng công nghiệp đã có sự chuyển
dịch đáng kể theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, từ
22,7%GDP/năm1991 đến 36,6%/năm
2000. Điều đó giúp thúc đẩy phát triển
kinh tế, tạo công ăn việc làm cho
10
người dân nhưng lại gây hậu quả
nghiêm trọng lên môi trường tự nhiên.
Công nghiệp phát triển gắn liền với
sự ra đời của hàng loạt các khu công
nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, khu
chế xuất.Điều đó đồng nghĩa với việc
nạn ô nhiễm càng gia tăng. Nhiều các
công ty không xử lí chất thải rắn công
nghiệp mà cứ trực tiếp đổ ra môi
trường. Phần lớn chúng được chôn
chung lẫn lộn với rác thải sinh hoạt,
gây nguy hại lớn đến môi trường. mà

đây là những chất khó phân huỷ nên bị
chôn vùi trong môI trường đất ảnh
hưởng đến các sinh vật trong đất, đến
độ phì nhiêu và khả năng sử dụng của
đất. Không chỉ có vậy mà còn có
khoảng trên 90% cơ sở sản xuất cũ
chưa có thiết bị xử lí nước thảI hoặc
có thì cũng chỉ là xử lí sơ bộ rồi đổ
trực tiếp ra các dòng sông gây nên sự
ô nhiễm nguồn nước .Chẳng hạn như
nước thải từ các nhà máy hoá chất, các
bệnh viện, nhà máy pin là những
nguyên nhân chủ yếu gây ra sự ô
nhiễm của các con sông như:sông Tô
Lịch,Sông Nhuệ,Sông Đáy,…Hay
cũng có trường hợp các hoá chất đó
lẫn vào đất làm cho khu làng ở gấn đó
có nhiều người mắc phảI căn bệnh ung
thư.Ngoài ra trong nhiều trường hợp
nước thải ứ đọng lâu ngày gây ô
nhiễm không khí dẫn đến nhiều căn
bệnh về đường hô hầp như phổi, viêm
mũi,…hay là điều kiện tốt để vi khuẩn
11
gây bệnh phát triển
như:H5N1,H1N1,SART,…
Cuộc sống hiện đại ngày càng chứng
kiến sự ra đời của các phương tiện
giao thông.Mà khí thải của chúng
khiến bất cứ ai đi trên đường cũng

phải khó chịu.Rồi bụi khói của các
ngành nhiệt điện,công nghiệp,hoá chất
gây nên. Ví dụ như: nhà máy nhiệt
điện Phả Lại nồng độ bụi trung bình
đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến
6 lần. Tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
nồng độ bụi đo trong 1giờ là từ 4 đến
4,7mg/m3 gấp 13 đến 16lần cho phép.
Bao gồm các khí như: CO2, SO2,
NO2,…đó là những tác nhân gây nên
các trận mưa axit, hiệu ứng nhà kính,

Trong nông nghiệp
Sự gia tăng các hoạt động sản xuất là
khả năng gây ô nhiễm và phá huỷ môi
trường ngày càng lớn. Để tăng sản
lượng các loại rau, củ, quả người dân
đã thường xuyên phun các chất kích
thích, phân bón, thuốc trừ sâu với
lượng khá lớn.Hơn nữa trình độ của
người dân còn thấp lại không được
hướng dẫn làm nhiều nên họ chưa ý
thức được hành động của họ dẫn đến
hậu quả gì. Ngoài ra họ còn vứt bừa
các loại vỏ thuốc trên ruộng gây ô
nhiễm cho nguồn nước và những
người khác thậm chí cả chính bản thân
họ,gây thoái hoá đất. Theo thống kê
gần đây nhất trên Dân Trí:Trung bình
mỗi năm cả nước sản xuất và nhập

12
khẩu 36000-40000 tấn thuốc
BVTV,ước tính có khoảng 30-35%
lượng thuốc nhập khẩu trái phép qua
đường tiểu ngạch,trong đó nhiều loại
bị cấm.Vấn đề nhập khẩu máy móc
thế hệ cũ,hoá chất,thuốc BVTV,phụ
gia thực phẩm không đúng tiêu chuẩn
đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường
và sức khoẻ con người.
Trong đời sống,xã hội.
Rừng vốn được coi là lá phổi của Trái
Đất.Vậy mà thường xuyên xảy ra hiện
tượng chặt phá rừng trái phép,đốt
nương làm rẫy,…làm giảm diện tích
rừng
Con người thường xuyên vứt rác bừa
bãi ra xung quanh.Đi trên đường
phố,thỉnh thoảng ta lại bắt gặp những
bãi rác bốc mùi lên thật khó chịu,
ngoài ra còn làm mất cảnh quan đô thị.
Mỗi cá thể người đều có những
nhu cầu của riêng nó,nó cần tiêu thụ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên ,và
gây ra các ảnh hưởng nhất định đến
môi trường.Khi dân số phát triển ngày
càng cao thì nhu cầu với tự nhiên càng
lớn;những nhu cầu thiết yếu như ăn
mặc, thực phẩm, thuốc men, nước
sạch ngày càng thiếu th ốn. Đồng thời

nhiều vấn đề môi trường cũng nảy
sinh như ô nhiễm nguồn nước ,rác thải
đặc biệt là việc tăng cường khai thác
các nguồn đến cạn kiệt các nguồn tài
nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu của
con người. Áp lực lên môi trường
ngày càng lớn và thực sự khả năng
13
chịu đựng của môi trường là có hạn.
Thế kỉ 21 với sự chứng kiến việc
gia tăng dân số và đặc biệt là sự bùng
nổ dân số toàn cầu. Điều này gây ra
một áp lực lớn đến môi trường.Mà
cách cư xử hiện nay của con người
đang làm giảm đi sức chịu đựng của tự
nhiên.Do đó chúng ta cần giải quyết
tốt vấn đề về môi trường và cư xử
đúng mức với t ự nhiên.
2.1.3)Hậu quả
.
Ô nhiễm môi trường hiện đang là
vấn đề bức xúc của cả toàn xã hội,thế
giới.Bởi những tác động mà nó đem
lại chính con người cũng đang phải
gánh chịu.Trong nhiều thập kỉ qua
Trái Đất nóng lên đã mang lại những
tác động cực đoan: gia tăng mực nước
biển,băng hà lùi về hai cực,những đợt
bão lũ, khô hạn, thời tiết thay đổi thất
thường,…Trận sóng Thần ở ấn Độ

Dương (2004) cướp đi sinh mạng
225000 người thuộc 11quốc gia.
Chúng ta cũng không thể nào quên
người anh em miền Trung,hàng năm
chịu không không ít ảnh hưởng của
báo lũ,nhà cửa,đồ đạc trôi nổi,…Có
khi là cánh đồng trước mắt sắp được
thu hoạch,vây mà cơn bão kéo tới đã
xoá sạch bao mồ hôi, công sức của
họ.Theo các chuyên gia khí tượng, áp
thấp nhiệt đới và bão táp thuộc trong
những hiện tượng gần như thường
xuyên tác động đến nguy hiểm và gây
14
thiệt hại cho Việt Nam mỗi
năm.Nhưng điều đáng ngại hơn cả là
Việt Nam xem chừng như ngày càng
gặp phải nguy cơ thời tiết bất thường
và phức tạp.
Nguồn đất,nước,không khí xung
quanh chúng ta cũng đứng trước sự ô
nhiễm nặng.Lượng khí thải quá nhiều
là nguyên nhân chính làm thủng tầng
ôzôn,làm mất tác dụng che chắn và
bảo vệ con người của nó khỏi các tia
cực tím,tia tử ngoại từ vũ trụ.
Chặt phá rừng bừa bãi làm mất đi
sự che phủ cho đất.Sau mỗi trận mưa
bão chất dinh dưỡng của đất sẽ bị rửa
trôi.Các loài động vật mất dần nơi trú

ngụ,làm giảm đa dạng sinh học và mất
cân bằng sinh thái.Một số loài động
vật quý hiếm dần biến mất như:tê giác
hai sừng,nhiều loài có nguy cơ tuyệt
chủng như:tê giác một sừng, bò xám,
bò rừng, hạc cổ trắng, đồi mồi, cóc tía,

2.1.4 Việt Nam cần hành động.
Hiện nay ngày càng xuất hiện các
thiên tai bão lũ.Mà sức tàn phá của nó
thì ai cũng biết.Mà phần lớn là do
chính con người vì lòng tham mà gia
sức tàn phá rừng,kể cả rừng phòng hộ.
Hàng trăm người chết, hàng nghìn
ngôi nhà đó bị sập, hàng vạn con
người đó và đang lâm vào cảnh màn
15
trời chiếu đất. Thiệt hại do các cơn
bão số 9 và 11 lờn đến hàng chục ng
hìn tỷ đồng không biết có thức tỉnh
được lòng tham của con người?
Với mức độ thiệt hại sau bão lũ
hàng chục nghìn tỷ đồng như thế,
không biết liệu tiền thuế thu được từ
các công trỡnh khai t íac¸c, cỏc dự ỏn
ở đầu nguồn có bù được 10 % tổn thất
do lũ lụt gây ra?
Vì vậy, chúng ta, trước hết là các
cơ quan quản lý nhà nước, những nhà
bảo vệ pháp luật, hãy vì lợi ích của

cộng đồng, của chính gia đình mình và
người thân của mình, hãy làm tất cả
những gì có thể, kể cả áp dụng các
biện pháp, những hình phạt nặng nhất
đối với những tổ chức, cá nhân có
hành vi phá hoại rừng. Đồng thời,
kiểm soát chặt chẽ hoạt động các công
ty, các lâm trường, trả lại màu xanh
cho rừng.
Nhà nước đã ban hành luật bảo vệ môI
trường. Tuy nhiên bộ luật này chưa
được áp dụng một cách triệt để,cũng
như là chưa đi vào những góc độ cặn
kẽ của đời sống.Vì thế,nhà nước cũng
cần phải siết chặt ,xử lí với các mức
phạt thích đáng cho các xí nghiệp,nhà
máy,cá nhân có những hành vi xâm
hại đến môi trường.Để mọi người lấy
đó làm gương,rút ra bài học cho chính
mình.
16
Bên cạnh đó cũng có chính sách
khuyến khích các việc làm thiết
thực,có ích để bảo vệ môi trường.Vừa
qua,thủ tướng chính phủ vừa
kí quyết định 12/9/2009/QD-TTg phê
duyệt đề án “Cơ chế chính sách
khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực
bảo vệ tài nguyên và môi
trường” với mục tiêu xây dựng và

hoàn thiện một hệ thống cơ chế
chính sách đồng bộ,nhất quán về đất
đai,tài chính,vốn đầu tư,nguồn
nhân lực để khuyến khích đầu tư,đảm
bảo việc thực hiện các mục
tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Đề ra các chiến lược xây dựng và
phát triển kinh tế,đất nước
theo hướng phát triển bền vững gắn
liền với bảo vệ môi trường.Có
thế thì cuộc sống của con người mới
được đảm bảo,ấm no,hạnh phúc
theo đúng nghĩa của nó.Đất nước mới
vững mạnh được.

Đảm bảo môi trường đô thị từng
bước phát triển bền vững.Ví dụ
như:ngay 30/10,tại Sóc Trăng,hiệp hội
môI trường đô thị và khu công nghiệp
khu vực miền Nam đã tổ chức hội
nghị lần thứ X,đánh giá hoạt động
trong lĩnh vực vệ sinh môI trường và
rút ra những bài học kinh nghiệm,đảm
bảo môi trường đô thị trong khu vực
từng bước phát triển bền vững.
17
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường,tuyên truyền trên các phương tiện thông
tin cho mọi người cùng biết và hành động.Vừa qua Bộ Giáo Dục-Đào Tạo có phát
động cuộc thi “tìm hiểu về biến đổi khí hậu” và đã thu hút khá nhiều người tham

gia.Đặc biệt là các bạn học sinh,sinh viên.
Thực hiện tái tạo lại các con bị ô nhiễm,sông chết.Vệ sinh nguốn nước.tạo ra
nguồn nước sạch phục vụ cho đời sống,sinh hoạt.Bởi nguồn nước đang ngày càng trở
nên khan hiếm.Nghiêm cấm việc săn bắt,buôn bán các loài động vật quý hiếm,bảo vệ
đa dạng sinh học.


Kết luận
18

Chính từ vai trò thiết thực của môi
trường tự nhiên đến đời sống của
con người cũng như các loài sinh vật
mà ta thấy được tầm quan
trọng của việc bảo vệ môi trường.Đó
là việc làm thiết thực hơn bao
giờ hết khi mà các tác động của môi
trường đang diễn ra ngày một
phức tạp,ô nhiễm ngày một gia
tăng.Thiệt hại mà nó đem lại thật
đáng kinh sợ và ngậm ngùi.

Trái Đất đang dần nóng lên,băng ở
hai cực cung bắt đầu tan ra,mực nước
biển sẽ càng dâng lên.Điêù này gây
ảnh hưởng không nhỏ cho việc đi
lại,buôn bán,thời tiết,khí hậu.Mức độ
ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm
trọng.Vì con người là một nhân tố của
tự nhiên cũng như của xã hội.Tất cả

mọi người hãy cùng nhau chung sức
làm những công việc thiết thực để cứu
vãn Trái Đất này.Hơn bất cứ ai
hết,con người là một thực thể của tự
nhiên lại vừa mang bản tính xã hội.
Ngày nay xã hội vẫn phụ thuộc vào
môi trường tự nhiên rất nhiều,nó có
thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây
khó khăn cho sản xuất.Do đó ảnh
hưởng đến năng suât lao động,tốc độ
phát triển của xã hội.Con người có thể
tác động vào tự nhiên để phục vụ nhu
cầu,mục đích cho bản thân mình thì
cũng phải có trách nhiệm bảo tồn và
19
giữ gìn nó.
Tài liệu tham khảo

Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin – NXB
Chính trị quốc gia – Hà Nội – 2009
 Nhiều tác giả, Bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững,
Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 6, 2002.

phap-tot-khac-phuc-o-nhiem-moi-truong.htm


/>31.html


/>


/>20

×