Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong điều kiện hiên nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.6 KB, 17 trang )

Trờng Đại học Ngoại Thơng
Khoa lí luận chính trị
***
Tiểu luận
Môn: Nguyên lí Mác Lênin 1
Tên đề tài:
Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích
việc kế thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyền
thống
trong điều kiện hiện nay ở nớc ta
Giáo viên hớng dẫn : Trần Huy Quang
Họ và tên sinh viên : Vũ Thị Hồng Hảo
Lớp : A8 TC K48
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2014
Mục lục
1
Lời mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
1.2.Tình hình nghiên cứu:
1.3. Mục đích nhiệm vụ:
Nội dung
Chơng I: Những vấn đề chung về phép biện chứng và phủ định việc kế thừa và
phát huy sáng tạo các giá trị truyền thống của nớc ta trong điều kiện hiện
nay.
1.1 Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng
1.2. ý nghĩa.
1.3. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình hội nhập văn hoá và thế
giới.
Chơng II: Việc kế thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong điều
kiện hiện nay ở nớc ta
2.1. Sự cần thiết và khách quan của việc kế thừa và phát huy truyền thống dân


tộc.
2.2. Quan điểm phơng pháp luận trong việc kế thừa và phát huy truyền
thống
Kết luận
1
1
2
3
4
4
4
4
5
10
10
13
17
Lời Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
2
Trải qua hơn 55 năm trên chặng đờng phát triển văn hoá, từ văn kiện đầu
tiên Đề cơng văn hoá năm 1943, Đảng và nhà nớc ta đã tích luỹ kinh nghiệm
thực tiễn và lý luận để lại dấu ấn lịch sử, dấu ấn thời đại về t duy và văn hoá.
Không phải ngẫu nhiên mà trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 của Ban
chấp hành TW Đảng khoá VII Đảng ta đã xác định văn hoá không chỉ là kết quả
mà còn là nguyên nhân của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.
Phát triển quan điểm trên, hội nghị lần thứ X Ban chấp hành TW Đảng khoá IX
tiếp tục xác định mục tiêu cần phải đạt tới là tạo đợc sự phát triển đồng bộ về
chất lợng văn hoá Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là
trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao

văn hoá, bảo vệ và phát triển các giá trị truyền thống - nền tảng tinh thần của xã
hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện để
quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nớc (văn
kiện hội nghị TW 10 khoá IX). Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
tháng 04 năm 2006 đã tiếp tục khẳng định: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con
ngời trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế.
Qua hơn 20 năm với đờng lối đúng đắn của Đảng, cùng với công cuộc đổi
mới và chủ động hội nhập quốc tế, chúng ta từng bớc vững chắc đạt đợc những
thành tựu rất đáng tự hào nh: nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa
đang từng bớc đợc xây dựng; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với nhà nớc pháp
quyền của dân, do dân, vì dân đã đợc thiết định. Bên cạnh việc hội nhập kinh tế,
tiến trình hội nhập văn hoá cũng là một tất yếu khách quan. Tiến trình giữa hội
nhập kinh tế và hội nhập văn hoá, nếu coi nhẹ hội nhập kinh tế thì đất nớc sẽ
chậm thoát nghèo. Còn coi nhẹ hội nhập văn hoá, phát triển sáng tạo các giá trị
truyền thống đôi khi lại nguy hiểm hơn bởi có thể bị các nền văn hoá khác đồng
hoá. Vì vậy, bên cạnh chiến lợc phát triển kinh tế, chúng ta cần có chiến lợc
phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc phù hợp với phát triển kinh tế. Tất
nhiên, việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc không thể
đóng cửa nền văn hoá, mà chủ động chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại
để làm phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền văn hoá của dân tộc nớc
mình.
3
Văn hoá vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hoá
cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất toàn cầu hoá và hội nhập,
toàn cầu hoá nh một tất yếu. Có thể khẳng định: văn hoá là cốt hồn của dân tộc,
một dân tộc, nếu không giữ đợc bản sắc văn hoá, truyền thống riêng thì dân tộc
đó sẽ lu mờ thậm chí không còn dân tộc đó nữa. Vì thế, kế thừa và phát huy
những giá trị truyền thống của dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn

hoá mà còn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Tôi quan
tâm và chọn đề tài : Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế
thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong điều kiện hiện nay ở nớc
ta để làm đề tài cho tiểu luận này.
1.2. Tình hình nghiên cứu:
Đất nớc trong thời kì hội nhập với nền kinh tế mở. Tuy nhiên, việc hội
nhập có mặt tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc, thì bên
cạnh những mặt tích cực của nền văn minh hiện đại, chúng ta dễ bị tiếp thu
những mặt tiêu cực. Mặt khác, chúng ta còn lo ngại bị đánh mất truyền thống
dân tộc, chạy theo các nớc trên thế giới, bị ảnh hởng hoàn toàn bởi nền văn hoá
của nớc khác.
Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của
mình. Bản sắc riêng của một dân tộc, giúp chúng ta phân biệt và nhận dạng rõ
một quốc gia đó. Kế thừa và phát huy các truyền thống của dân tộc là một việc
tất yếu trong nền kinh tế mở cửa hiện nay. Với những lí do trên, chúng ta có thể
thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các truyền thống quý báu
của dân tộc. Vì thế tình huống đặt ra trong việc kế thừa và phát huy các giá trị
truyền thống của dân tộc là điều tất yếu và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Mục đích nhiệm vụ:
Làm rõ vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống ở nớc ta.
Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế trong việc kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống của nớc ta trong quá trình hội nhập.
4
Vận dụng phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế
thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống của nớc ta trong điều
kiện hiện nay.
Thành quả của việc vận dụng phép biện chứng về phủ định và vận dụng
phân tích việc kế thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống của nớc
ta trong điều kiện hiện nay.
Trên cơ sở lí luận thực tiễn đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm kế

thừa và phát huy các giá trị truyền thống của nớc ta trong điều kiện hiện
nay.
Nội dung
Chơng I: Những vấn đề chung về phép biện chứng
và phủ định việc kế thừa và phát huy sáng tạo
các giá trị truyền thống của nớc ta
trong điều kiện hiện nay
1.1. Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng:
Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng, vô tận. Sự vật,
hiện tợng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, đợc thay thế bằng sự vật, hiện t-
ợng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng
một sự vật trong quá trình vận động, phát triển của nó. Sự thay thế đó gọi là sự
phủ định.
Theo nghĩa thông thờng, phủ định đợc hiểu là sự không thừa nhận, bác bỏ
hay sự thay thế một sự vật, hiện tợng nào đó. Trong triết học có hai quan điểm:
Quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng sự phủ định.
Quan điểm siêu hình hiểu sự phủ định là sự can thiệp của những lực lợng bên
ngoài dẫn tới thủ tiêu sự vật, chấm rứt sự phát triển của nó. Quan điểm biện
chứng cho rằng phủ định là khâu tất yếu của bất kỳ sự phát triển nào. Đó là sự
thay thế sự vật này bằng sự vât khác trên cơ sở mất đi của cái cũ và xuất hiện cái
mới tiến bộ hơn, là quá trình giải quyết nội tại của bản thân sự vật bị phủ định.
5
Vì vậy, phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển
dẫn đến sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định (kết quả của quá
trình đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật ấy quyết định.
1.2. ý nghĩa:
V.I. Lênin cho rằng: không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự
phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do
dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trng và cái bản chất trong phép biện
chứngmà sự phủ định coi nh là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát

triển. Đúng vậy, phủ định biện chứng có tính kế thừa: kế thừa những nhân tố
hợp quy luật và loại bỏ những nhân tố trái quy luật. Phủ định biện chứng không
phải là sự phủ định sạch trơn cái cũ, mà trái lại cái mới ra đời trên cơ sở những
hạt nhân hợp lí của cái cũ để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục của
sự phát triển. Đó là sự phủ định mà trong đó cái mới hình thành và phát triển tự
thân, thông qua quá trình lọc bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội
dung tích cực.
Phép biện chứng về phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu h-
ớng phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kì một sự vật nào cũng
không bao giờ đi theo một đờng thẳng, nó gồm nhiều chu kì khác nhau. Chu kì
sau bao giờ cũng tiến bộ hơn so với chu kì trớc. Do đó, chúng ta phải hiểu
những đặc điểm đó để có cách tác động phù hợp với yêu cầu phát triển.
Trong giới tự nhiên cái mới phát triển một cách tự phát, còn trong xã hội
cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con ngời. Chính vì thế trong
hoạt động của chính mình con ngời phải biết phát hiện cái mới và ủng hộ nó.
1.3. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình hội nhập văn hoá
và thế giới:
Trên con đờng đổi mới, đất nớc đã bớc đầu hội nhập với khu vực và thế
giới, vợt qua lạc hậu đói nghèo, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn
đấu mục tiêu dân giàu nớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cơ chế kế hoạch hoá tập
trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế mới của nền kinh tế thị trờng theo định h-
ớng xã hội chủ nghĩa trong thời buổi đầu thời kì quá độ, gồm nhiều thành phần
(nhà nớc xã hội chủ nghĩa, tập thể, t bản t nhân, t bản nớc ngoài, liên doanh với
6
nớc ngoài, tiểu nông, tiểu chủ, tiểu thơng), dới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam, của nhà nớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta chủ trơng
tạo điều kiện pháp lí cho các thành phần kinh tế đều bình đẳng trớc pháp luật,
cùng phát triển, nhng phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh Trong
mời năm qua đã bộc lộ những mặt đợc và cha đợc, khẳng định tính đúng đắn

của đờng lối đổi mới và các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nớc, song
cũng phô bày ra nhiều mặt tiêu cực của kinh tế thị trờng. Đại hội lần thứ VIII
của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: Trong điều kiện kinh tế thị trờng và
mở rộng giao lu Quốc tế, phải đặc biệt quan tâm, giữ gìn và nâng cao bản sắc
văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và
lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp
thêm nền văn hoá Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá
độc hại, những khuynh hớng sùng ngoại, lai căng, mất gốc, khắc phục tâm lí
sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lí, coi thờng giá trị nhân văn
Dù tiếp cận công nghiệp hoá, hiện đại hoá dới góc độ nào thì vấn đề đặt
ra là không thể không gắn nó với việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.
Hơn nữa sự phát triển của một xã hội không bao giờ chỉ dừng lại ở sự tăng trởng
về kinh tế, mà phải diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế, Chính
trị, Xã hội và Văn hoá. Nó phải đợc thể hiện ở toàn xã hội cũng nh trong từng cá
nhân. Và nh vậy, xét trên phơng diện phát triển toàn xã hội thì vấn đề kế thừa và
phát huy truyền thống dân tộc càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống đạo đức dân tộc, xét trên bình diện
đạo đức học, tính cho đến thời điểm cuối thế kỉ XX, di sản của quá khứ mấy
nghìn năm lịch sử các thế hệ đi trớc để lại cho chúng ta bao gồm những gì, cần
kiểm lại hành trang, những gì cần mang theo, cái gì phải vứt bỏ, phải xây dựng,
phát triển những cái mới, văn minh, hiện đại để đi vào thế kỉ XXI.
Toàn cầu hoá là một xu hớng không thể cỡng lại đối với tất cả các quốc
gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan, là khẳng định đ-
ờng hớng có chiến lợc, có chiến thuật, có kế hoạch cho từng bớc đi. Chủ động
hội nhập sẽ khai thác đợc nhiều nhất những thuật lợi, những cơ hội để dân tộc
có nhiều lợi ích nhất, hạn chế đợc mức thấp nhất những thách thức, những tiêu
cực nảy sinh.
Công cuộc đổi mới của đất nớc ta hai mơi năm qua chính là sự chủ động
hội nhập kinh tế, từng bớc vững chắc đạt đợc những thành tựu rất đáng tự hào.
7

Về kinh tế, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển khá
cao (từ 7.5 8% năm), cơ cấu kinh tế đợc chuyển dịch theo hớng tích cực phát
triển công nghiệp và dịch vụ, tốc độ hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, khoa học công
nghệ với những bớc đi dàitất cả đã tạo điều kiện chín muồi để Việt Nam vững
bớc tiến trên tiến trình hoà nhập Thơng mại Quốc tế WTO.
Chiến lợc là vậy, hơn 20 năm hội nhập văn hoá thế giới quả là cuộc đấu
tranh quyết liệt. Đánh giá về thành tựu hội nhập văn hoá có nhiều ý kiến khác
nhau, không đợc đồng thuận nh chúng ta đánh giá về thành tựu đổi mới kinh tế.
Điều này chứng tỏ quá trình hội nhập có văn hoá của chúng ta còn có những vấn
đề còn non yếu. Không ai phủ nhận sau 20 năm đổi mới, đời sống văn hoá tinh
thần của nhân dân ta đợc nâng cao, đợc mở rộng, phong phú đa dạng và giàu có
hơn nhiều. Nhng cũng xuống cấp nghiêm trọng, đời sống văn hoá bị lai căng,
nhiều chuẩn mực xã hội không còn đợc tôn trọng, một số mặt xấu đợc duy trì
công khai không có ngời lên tiếng, nhiều tệ nạn không ngăn chặn đợc.
Riêng về lĩnh vực văn học nghệ thuật, hơn 20 năm hội nhập thì văn chơng
nghệ thuật thế giới ồ ạt tràn vào nớc ta, cả những tác phẩm hay và những tác
phẩm dở. Văn hoá bạo lực, tình dục ngang nhiên thách thức những thuần phong
mĩ tục, những món hàng ăn liền rẻ tiền tấn công những giá trị sâu sắc, thâm
nghiêmNhững tính chất văn chơng nghệ thuật ngoại lai đó đôi khi còn có sức
mạnh chiếm lĩnh hẳn đợc một bộ phận làm nhiệm vụ sáng tạo, biểu diễn và một
bộ phận công chúng nhất là khá đông đảo giới trẻ hoan hô một cách vô tội vạ,
đồng thanh tơng ứng, đồng khí tơng cầu, khá rầm rộ.
Hội nhập thế giới, nghĩa là ra với đại dơng với nhiều sóng to gió lớn. ở
lĩnh vực nào cũng cần phải có ngời cầm lái có bản lĩnh và có tầm nhìn xa trông
rộng. Trên thế giới đã có nhiều bài học về sự phát triển hài hoà giữa kinh tế và
văn hoá. Những bài học nào cũng chỉ có những giá trị nhất định chứ không thể
là chìa khoá vạn năng. Chiến lợc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống
của dân tộc là hoàn toàn đúng đắn, nhng triển khai xây dựng quản lí văn hoá
toàn xã hội là vô cùng khó khăn phức tạp, là thách thức lớn cần có sức mạnh của
nhiều cấp nhiều ngành mới thực hiện đợc. Với quyết tâm cao thì căn bệnh nào

cũng tìm đợc ra thuốc đặc trị, cũng tìm đợc giải pháp giải quyết đúng đắn.
Nền văn hoá Việt Nam mấy ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển đã thể
hiện sức sống mãnh liệt. Âm mu đồng hoá của những nền văn hoá lớn hết đợt
sóng này đến đợt sóng khác cũng không xoá đợc bản lĩnh văn hoá Việt Nam. Có
8
thể nói nền văn hoá Việt Nam đã đợc tô luyện và có sức đề kháng cao. Điều
này cho chúng ta tin tởng vào chặng đờng phát triển sắp tới của nền văn hoá dân
tộc. Một vấn đề lớn và quan trọng đặt ra là: Nền văn hoá tiền tiến, hiện đại do
hội nhập quốc tế hình thành có mâu thuẫn, có thủ tiêu các giá trị truyền thống
và làm mất đi bản sắc dân tộc của văn hoá truyền thống.
Phép biện chứng duy vật và thực tiễn xã hội cho thấy, đời sống tinh thần
có cuộc sống độc lập của nó so với nền tảng vật chất xã hội. Văn hoá, một khi ra
đời, dù xuất phát từ tồn tại kinh tế, đời sống vật chất, nó trở thành thực thể độc
lập với cơ sở kinh tế xã hội. Thực tế đã chứng minh, những hệ t tởng, chính
trị, văn hoá đã đóng vai trò điều chỉnh và quy định chiều hớng vận động của xã
hội. Ngày nay, loài ngời càng nhận rõ rằng, văn hoá không chỉ là cái phát sinh
của điều kiện kinh tế xã hội, mà còn là động lực nội sinh của sự phát triển
đó.
Giá trị truyền thống với bản sắc của mình, qua bao lần tiếp biến vẫn
không bị sai lạc, phai mờ, thậm chí qua bao lần đất nớc bị xâm lăng, dân tộc bị
thôn tính, nhng bản sắc đó không bao giờ mất, không những không bao giờ mất
mà nó ngày càng đợc khẳng định và phát triển. Mỗi lần tiếp biến, các giá trị
truyền thống của Việt Nam với bản lĩnh và sức sống của mình, lấy bản sắc dân
tộc làm tiêu chí, nó gạn lọc, tiếp thu những tinh hoa tốt đẹp của các nền văn hoá
khác trên khắp thế giới, làm giàu có và đậm đà thêm, phong phú thêm cho bản
sắc của mình.
Nói nh vậy không có nghĩa hội nhập văn hoá chỉ đem lại những thuận lợi,
tạo ra tất cả những yếu tố tích cực cho và giữ gìn thêm cho bản sắc văn hoá Việt.
Chúng ta rễ ràng nhận thấy toàn cầu hoá và hội nhập một mặt làm nâng
cao chất lợng sống, mặt khác cũng hình thành nên những chuẩn mực mới lạ

trong đời sống tinh thần, có thể dẫn đến sự va chạm giữa lối sống, lối t duy
hiện đại với lối sống và t duy truyền thống: Lối sống và cách t duy hoà với thiên
nhiên, tình cảm cộng đồng, tình làng nghĩa xóm dờng nh mặc cảm với lối
sống đô thị và toan tính kinh tế có tính cá nhân, nếp sống thanh bình dễ dị ứng
với nhịp độ gấp gáp của tác phong công nghiệp, ứng xử tình cảm nghiêng về đạo
đức thờng tơng phản với văn hoá trí tuệ và nền pháp lí chặt chẽ, lối sống tiêu xài
không mấy phù hợp với truyền thống thanh đạm của con ngời Việt Nam
Hội nhập Quốc tế không chỉ là nhập công nghệ mà là hoạt động toàn diện
khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất quản lý kinh tế - xã hội. Sự hội
9
nhập sẽ làm tăng nhanh nhiều loại sản phẩm văn hoá, trong đó, có cả những yếu
tố không phù hợp với văn hoá truyền thống, thậm chí độc hại nữa.
Chúng ta chủ động lựa chọn chính sách trong tiếp biến của công nghiệp
hoá - hiện đại hoá. Những thế mạnh trong đối sách đó là tơng đối bởi trình độ
kinh tế xã hội nớc ta rất thấp so với các nớc đầu t vào ta. Trong biết bao loại
đầu t, ở đó đồng thời cũng kèm theo nững dạng văn hoá nhất định. Cái ta cần,
nói chung là vợt hẳn cái ta có khả năng cho. Trong một xã hội nghèo sự thâm
nhập ồ ạt từ bên ngoài làm đảo lộn nhiều thói quen, nếp sống, kể cả suy nghĩ
của nhân dân ta trên một bình diện rộng hơn bao giờ hết.
Những năm gần đây, không chỉ ở thành thị mà cả nông thôn, điều kiện
sống, tiện nghi sinh hoạt, lối sống đã có sự thay đổi lớn, sự thay đổi đó diễn ra
không chỉ ở bề ngoài mà cả ở chiều sâu. Sự khủng hoảng một số mặt trong
nhiều phơng diện đời sống đang hình thành liên quan đến từng gia đình.
Chơng II: việc kế thừa, phát triển sáng tạo
các giá trị truyền thống
trong điều kiện hiện nay ở nớc ta
2.1. Sự cần thiết và khách quan của việc kế thừa và phát huy truyền
thống dân tộc.
Sự phát triển của xã hội, bao giờ cũng do nhiều nguyên nhân thúc đẩy.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã từng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau

về những nguyên nhân này. Câu trả lời về vấn đề này của chủ nghĩa Mác
Lênin là sự khẳng định vai trò quyết định của nhân tố kinh tế đối với sự phát
triển chung của toàn xã hội. Vì vậy, phơng thức sản xuất của một xã hội chính là
cơ sở vật chất cho sự phát triển mọi mặt của xã hội. Đó là xuất phát điểm của
chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết lí phát triển theo quan điểm Mác xít. Tuy
nhiên, chủ nghĩa Mác Lênin, đồng thời, cũng phê phán nghiêm khắc đối với
những quan điểm ấu trĩ về kinh tế, coi kinh tế là nguyên nhân duy nhất của phát
triển và từ đó coi thờng những nguyên nhân khác những nguyên nhân phi
kinh tế trong quá trình phát triển của xã hội. Bởi theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác Lênin, xét đến cùng kinh tế đúng là nhân tố quyết định sự phát triển xã
hội, nhng ngoài kinh tế ra còn có biết bao nhiêu nhân tố khác có vai trò hết sức
10
quan trọng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội mà nổi bật
trong đó là các yếu tố chính trị, ý thức, t tởng.
Trong thời kì đổi mới hiện nay, rõ ràng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
theo định hớng xã hội chủ nghĩa đang là mục tiêu thu hút sự chú ý của toàn
Đảng, toàn dân ta và là một nhiệm vụ lịch sử trọng đại của cả dân tộc trong
những thập niên đầu của thế kỉ XXI. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nớc thì cần phải có nhiều yếu tố: tài nguyên, vốn, kĩ thuật, công nghệ mới,
nhng yếu tố quan trọng nhất vẫn là con ngời. Con ngời là nhân tố hàng đầu, nằm
ở trung tâm của sự phát triển. Bởi xét đến cùng, các nguồn lực về vốn, khoa
học, công nghệ tuy rất quan trọng, nhng nếu không có những con ngời có đầy
đủ tri thức văn hoá và đạo đức đúng đắn thì cũng không thể phát huy tác dụng
một cách có hiệu quả. Muốn phát huy tối đa nguồn lực con ngời phục vụ cho sự
phát triển, nhất thiết chúng ta phải làm sống dậy và phát huy sức mạnh của văn
hoá truyền thống yếu tố đã từng làm nên cội nguồn của sức mạnh dân tộc,
giúp dân tộc ta vợt qua bao thăng trầm của lịch sử. Các văn kiện của Đảng thời
kì đổi mới đã nhiều lần khẳng định: Lấy việc phát huy nguồn lực con ngời làm
yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, Cần khai thác và sử dụng
nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó có nguồn lực con ngời là quý báu nhất, có

vai trò quyết định.
Muốn đáp ứng đợc yêu cầu của thời đại mới, con ngời Việt Nam hiện nay
trớc hết cần đến các tri thức và năng lực mới. Đó là tinh thần năng động, sáng
tạo dựa trên bản chất khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin và t t-
ởng Hồ Chí Minh; là những thành tựu mới của khoa học, công nghệ hiện đại, là
lòng yêu nớc thiết tha của thời kì mới xây dựng đất nớc; là ý chí vơn lên vì tơng
lai của bản thân và tiền đồ phát triển của dân tộcRõ ràng là, không có các tri
thức và năng lực đã nêu trên thì không thể thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Nhng các yếu
tố trên đều liên quan đến truyền thống, đều có sự tác động qua lại với truyền
thống, bởi con ngời dù hiện đại, cũng đều từ truyền thống đi lên, bản thân họ có
nhiều sợi dây hữu hình và vô hình ràng buộc với truyền thống. Nh vậy, trong xã
hội hiện nay, cả hiện đại và truyền thống đều tạo nên động lực, trong đó t liệu
hiện đại là điều kiện cơ bản quy định nội dung và tính chất của công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, còn t liệu truyền thống là một trong những cơ sở quy
định bớc đi và tốc độ của chính quá trình đó. Chúng ra có thể tiến nhanh hoặc
11
chậm, thuận lợi hoặc trắc trở, một phần không nhỏ là tuỳ thuộc vào sự kết hợp
giữa truyền thống và hiện đại để tạo nên hợp lực cho sự phát triển đất nớc. Bởi
vậy, có nhà nghiên cứu đặt vấn đề đến hiện đại từ truyền thống là hoàn toàn
có cơ sở và đã đợc thực tiễn lịch sử kiểm nghiệm. Bởi hiện đại nào cũng có
trong nó những giá trị u tú, đặc sắc của truyền thống đợc kết tinh thành các giá
trị văn hoá và đợc thử thách qua thời gian.
Lịch sử là có tính liên tục, giai đoạn sau đón nhận những t liệu (vật chất
và tinh thần) do giai đoạn trớc tạo ra, cải tạo chúng và phát triển lên. Kinh
nghiệm của các nớc á Đông đã thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, cho thấy việc phát huy truyền thống tích cực của quá khứ,
nhất là truyền thống văn hoá trong xã hội hiện đại không chỉ là một khả năng,
một thực tế mà còn là một nhân tố quan trọng làm nên kì tích phát triển đợc cả
thế giới ngỡng mộ. Truyền thống tác động nhiều đến hiện đại, đơng nhiên là cả

mặt tích cực lẫn tiêu cực. Nó có thể kìm hãm, níu áo, cũng có thể phát huy, thúc
đẩy sự phát triển của hiện tại. Điều cần chú ý là, sự tác động tiêu cực của những
thói quen xấu, những hủ tục lạc hậu thờng là tự phát và chi phối hành vi con ng-
ời một cách vô thức; còn sự tác động tích cực của truyền thống chỉ thực sự có ý
nghĩa to lớn khi nó đợc thẩm định và phát huy một cách chủ động và tự giác.
Truyền thống cũng là một động lực, nhng không phải là tồn tại song song với
các động lực do yếu tố hiện đại đa lại. Vấn đề là t liệu truyền thống phải hoà
nhập với t liệu hiện đại để cùng với t liệu hiện đại đến với con ngời và làm cơ sở
tạo nên con ngời vừa truyền thống, vừa hiện đại. Hai mặt này phải thống nhất
biện chứng với nhau trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển của hiện đại.
Đi vào đổi mới để phát triển, để chấn hng dân tộc Việt Nam trong thế kỉ
XXI, để mở cửa và hội nhập quốc tế, nhất định chúng ta phải quảng bá những di
sản văn hoá, những tinh hoa t tởng Việt Nam trong giao lu, tiếp xúc và đối thoại
với các nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới. Điều đó không chỉ có ý nghĩa
thuần tuý về văn hoá mà còn có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế xã hội. Việc
một số nớc nh Hàn Quốc,thực hiện chiến lợc xuất khẩu sản phẩm văn hoá tr-
ớc, sản phẩm hàng hoá theo sau, không thể không gợi mở cho chúng ta nhiều
bài học bổ ích trong quá trình phát triển.
Tất nhiên, mở cửa và hội nhập thì cả gió độc và chân lí sẽ cùng vào.
Để đứng vững trong cạnh tranh và hội nhập, để hoà nhập mà không hoà tan,
đổi mới mà không đổi màu thì ngoài việc giữ vững định hớng xã hội chủ
12
nghĩa trong quá trình phát triển, chúng ta phải làm cho văn hoá thấm sâu vào
từng khu dân c, từng gia đình, từng ngời, hoàn thiện giá trị mới của con ngời
Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu văn hoá của
loài ngời, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi truỵ, độc hại. Nâng cao tính văn
hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
2.2. Quan điểm phơng pháp luận trong việc kế thừa và phát huy
truyền thống
Công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo định hớng xã hội chủ nghĩa ở nớc ta,

chắc chắn, không thể theo quy luật giống nh các nớc phát triển theo chủ nghĩa t
bản. Chúng ta phải tìm ra cách phát triển theo lí phát triển phù hợp với con đờng
tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ t bản chủ nghĩa, cha có tiền lệ trong
lịch sử ở nớc ta. Một triết lí phát triển đảm bảo thành công ở nớc ta không thể
không dựa trên cơ sở phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, nhất là những thành tựu của văn minh đơng
đại. Triết lí phát triển chỉ có thể có đợc trong quá trình kế thừa, đồng thời làm
bộc lộ những biến đổi về chất, làm cho cái mới nảy sinh từ cái cũ. Rõ ràng, phát
triển tất yếu phải có kế thừa và kế thừa là cơ sở không thể thiếu đợc của sự phát
triển bền vững. Vấn đề còn lại là ở chỗ kế thừa nh thế nào để có phát triển bền
vững? Kinh nghiệm của nhiều nớc, nhất là những nớc có hoàn cảnh giống nớc
ta, đã tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trớc ta có thể gợi mở nhiều vấn
đề rất đáng đợc coi trọng. ở các nớc Đông á đã công nghiệp hoá, hiện đại hoá
thành công nh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo,hay đang tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nh Malaixia, Trung Quốc, chúng ta đều thấy nớc nào cũng
đề ra một triết lí phát triển xuất phát từ thực tế và đặc điểm văn hoá xã hội của
đất nớc mình. Tuy cách diễn đạt của mỗi nớc có khác nhau, nhng nói chung, bài
học kinh nghiệm rút ra từ các nớc nói trên là đều nhấn mạnh ý thức hớng về
quốc gia dân tộc, đề cao tính cộng đồng và bản sắc văn hoá dân tộc. Có thể coi
Nhật Bản là một điển hình thành công của việc kế thừa và phát huy các giá trị
truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ kinh nghiệm của
chính mình, ngời Nhật Bản đã đi đến khẳng định: không một nớc nào có thể
tiến triển đợc mà lại xem thờng quá khứ của mình. Quá khứ áp đặt tiến trình
phát triển tiếp theo của một đất nớcCác chính sách kinh tế thiếu sự nhìn nhận
13
lịch sử chẳng khác gì những trò cực kì phiêu lu. Môt chính sách tỏ ra là thành
công đối với Nhật Bản lại có thể bộc lộ vô dụng ở Anh, và ngợc lại, bởi vì giữa
các nớc có những sự khác biệt về tính cách, lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc
tính văn hoá khác do quá khứ để lại.
Quá khứ và cả hiện tại của nớc ta là một nớc nông nghiệp lạc hậu, cha trải

qua giai đoạn phát triển theo phơng thức sản xuất t bản chủ nghĩa. Nh vậy,
chúng ta đi vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đơng nhiên mang
những sự khác biệt về tính cách lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn
hoá khác do quá khứ để lại. Chúng ta không thể bắt chớc bất cứ một mô hình
phát triển có sẵn nào đó, cho dù mô hình đó thật sự hay đối với một nớc nào đó.
Chúng ta phải giải quyết vấn đề của mình với những cách tiếp cận và quan điểm
đúng đắn.
Xa nay, nói đến sự nhìn nhận và đánh giá truyền thống, ngời ta thờng xuất
phát từ nhiều cơ sở khác nhau. Phải xác định đúng chỗ đứng trong hiện tại, tức
là phải xuất phát từ yêu cầu của việc xây dựng một xã hội công nghiệp, hiện đại
để nhìn nhận truyền thống và lựa chọn truyền thống. Có nh vậy, chúng ta mới có
thể biến truyền thống thành một động lực của xã hội hiện đại. Hơn nữa, quá
trình kế thừa và phát huy truyền thống nói chung cần phải đợc tiến hành theo
những phơng pháp tiếp thu một cách khoa học thì mới đem lại hiệu quả thiết
thực. Vậy những phơng pháp đó là gì?
Một là, nên và cần có một sự tổng duyệt lại những giá trị tinh thần, đạo
đức truyền thống của dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử dựng nớc và giữ nớc,
từ cội nguồn đến nay, để chuẩn bị hành trang cho dân tộc bớc vào thế kỉ XXI,
vào thiên niên kỉ mới, chắc chắn sẽ là thời kì phát triển rực rỡ nhất, để Việt Nam
có thể sánh vai cùng bạn bè năm châu.
Hai là, giữ gìn và phát huy di sản vô giá của cách mạng Việt Nam thế kỉ
XX là t tởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là t tởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Ba là, phải xuất phát từ một xã hội hiện đại thì mới thấy rõ đợc bộ mặt
truyền thống, từ kết cấu sự vận động đến khả năng mà nó có thể đạt đợc trong
các điều kiện lịch sử nhất định. Chẳng hạn, nếu xem xã hội Việt Nam hiện đại
là sự phát triển lên từ xã hội truyền thống thì hiểu đợc xã hội Việt Nam ngày
nay là điều kiện để thấy rõ truyền thống của mình.
Bốn là, phải kế thừa có phê phán văn hoá truyền thống, không bê nguyên
si văn hoá truyền thống mà cần có sự gạt bỏ, lọc bỏ, vợt qua những hạn chế lịch
14

sử của văn hoá truyền thống, nghĩa là chỉ tiếp thu những tinh hoa, những hạt
nhân hợp lí của nó để làm phong phú thêm nền văn hoá đơng đại và phục vụ tốt
nhất cho mục tiêu phát triển.
Năm là, phải nâng cao những gì đã đợc kế thừa từ truyền thống lên ngang
tầm thời đại mới ở một trình độ mới, bằng cách bổ sung thêm những t tởng mới,
thổi thêm sinh khí của thời đại mới cho phù hợp với hoàn cảnh hiện đại và mới
tiếp tục phát huy tác dụng trong điều kiện mới.
Sáu là, quá trình kế thừa văn hoá truyền thống phải gắn liền với sự phát
triển và sáng tạo. Điều này cho phép tạo ra nền văn hoá mới vừa mang bản sắc
dân tộc, vừa mang tính thời đại, đồng thời còn tạo ra môi trờng thuận lợi để hoà
nhập vào nền văn hoá thế giới.
Kết luận
Phép biện chứng về phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu h-
ớng phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo đờng thẳng mà
diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ
sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trớc. Vì vậy, quá trình đổi mới của nớc ta
cũng đều diễn ra theo chiều hớng đó. Nền kinh tế nhiều thành phần theo định h-
ớng xã hội chủ nghĩa đặt duới sự điều tiết của nhà nớc tạo tiền đề phủ định cho
15
nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã hôị phát triển cao hơn nó
trong tơng lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kì toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, hầu nh nớc nào
cũng đứng trớc thử thách của phát triển. Chúng ra chủ trơng tìm kiếm con đờng
phát triển riêng phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hoá truyền thống của riêng
mình. Việc kế thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong điều kiện
nớc ta hiện nay cần đợc phát huy. Để nhiệm vụ đó đợc tiến triển nhanh chóng,
chúng ta cần phải ra sức kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc đã đợc hình
thành và hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Sự nghiệp đổi mới của chúng ta
diễn ra trong thời đại mở cửa và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, trong
đó có đời sống văn hoá. Mở cửa và hội nhập về văn hoá là quá trình giao lu, học

hỏi, là quá trình cho và nhận các giá trị văn hoá, tinh thần giữa các dân tộc.
Chỉ có đứng vững trên những quan điểm phơng pháp luận khoa học chúng ta
mới kế thừa và phát huy mạnh mẽ những giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp của
dân tộc, góp phần quan trọng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
theo hớng xã hội chủ nghĩa./.

Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo trình:
[1]Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia (2009).
[2]Trần Đình Hợu, Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn hoá, Hà Nội
(1996).
[3]P.Giáo s, viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản
giáo dục (1999).
2. Bài báo:
[1]Tạp trí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng Số 2(31).2009
3.Trang web:
[1] www.cdtm.edu.vn
[2] www.socbay.com
[3] www.tin247.com
16
[4] www.hcmussh.edu.vn
[5] www.kinhtenongthon.com.vn
[6] www.vov-khoahocnet.vn
[7] www.diendat.vn
[8]www.vietthuphap.com
17

×