Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quan điểm của triết học Mác- Lênin về vấn đề con người và vấn dề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.7 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA L Ý LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN


MÔN: NGUYÊN LÝ MÁC- LÊNIN I
ĐỀ TÀI:
“ Quan điểm của triết học Mác- Lênin về vấn đề con người và
vấn dề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta”.
Họ và tên: TRẦN THỊ DUNG
Lớp: A10- TC –Khối 2

Khoa: Tài chính –ngân hàng
Giáo viên hướng dẫn: TRẦN HUY QUANG
HÀ NỘI 2014
1
MỤC LỤC
Trang
Phần I: lời mở đầu 1

Phần II: Quan điểm của Mác- Lê nin về con người 2
Và vấn đề nguồn nhân lực trong CNH-HĐH
1-Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người 2

2- Vấn đề con người và nguồn nhân lực trong sự nghiệp 9
Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa ở nước ta
Phần III: Kết luận 14
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU


Vấn đề con người là vấn đề chung nhất,cơ bản nhất ,nhưng nó cũng đồng
thời là vấn đề trung tâm quan trọng nhất của thế giới từ cổ đại đến hiện đại .Đó là
vấn đề đã và đang được các nhà khoa học ,nhà nghiên cứu phân tích đặc biệt chú
2
ý.Từ tâm lý học ,sinh học, y học, triết học cho tới xã hội học ,…mỗi ngành khoa
học lại có một cách tiếp cận vấn đề này theo một phương pháp ,cách thức riêng,
phù hợp với đối tượng ,đặc điểm của mình.
Hơn bất cứ một lĩnh vực nào, lĩnh vực triết học lại có nhiều mâu thuẫn
trong quan điểm , nhận thức ,gây sự tranh cãi không biết khi nào dừng. Tuy nhiên,
vấn đề cơ bản nhất mà triết học từ cổ đại đến nay đã đặt ra và giải quyết theo những
hướng khác nhau là: Con người có nguồn gốc từ đâu ? Bản chất của con người là
gì? Vai trò của con người cũng như mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên, con
người với con người ra sao?
Tất cả những vấn đề trên ,về thực chất là học thuyết giải phóng con
người ,hướng tới mục đích vì con người ,thể hiện bản chất Cách Mạng và khoa học
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Sự ra đời của quan niệm duy vật về lịch sử này đã mở ra
một cánh cửa mới ,ngưỡng cửa đầu tiên mà con người được nhận thức thật sự đúng
đắn.
Cho đến ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa ,con
người là yếu tố quyết định đến nguồn nhân lực ,ảnh hưởng sâu sắc và mang tính
sống còn.
Vai trò vô cùng to lớn ấy chính là một trong những lý do em chọn đề tài
này làm đề tài cho bài tiểu luận đầu tiên của mình.
3
PHẦN 2: quan điểm Mác-Lênin về con người và vấn đề
nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

I-quan điểm Mác-Lênin về con người

1-nguồn gốc và bản chất của con người


Trong lịch sử nhân loại, con người luôn luôn phát triển. cùng với sự phát triển
ấy, quan điểm về con người cũng có nhiều biến đổi. Trong thời kỳ sơ khai , con
người chưa nhận thức được đúng đắn về sự vật, sự việc. Lúc bấy giờ, sức mạnh
thiên nhiên như lũ lụt, sấm sét, núi lửa, tất cả làm con người kinh sợ. Họ giải thoát
bằng việc thờ cúng các vị thần linh với mong muốn được che chở. Và họ coi thần
linh chính là nguồn gốc ,tổ tiên của loài người. Đây chính là bước khởi đầu cho
hàng loạt các quan điểm về con người ra đời.
Thời kỳ chuyển từ xã hội nguyên thủy sang xã hội cổ đại , con người bắt đầu
tìm hiểu về nguồn gốc của mình cũng như họ đã ý thức được sức mạnh của bản
thân.
Các trường phái tôn giáo cho rằng con người do thượng đế,thần thánh sinh ra,
sắp đặt số phận cho họ. Con người không có quyền chống đối. Con người được
tách biệt thành hai phần hồn và xác. Phần hồn được đề cao trong khi phần xác lại bị
xem nhẹ. Tuy nhiên trong quan niệm của tôn giáo phương Đông –phương Tây lại
có sự khác nhau.
Các trường phái triết học phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhìn nhận bản chất
của con người trên cơ sở của thế giới quan duy tâm ,thần bí hoặc nhị nguyên luận .
Trong triết học Phật giáo con người là sự kết hợp giữa vật chất và tinh thần. Đời
sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác hư vô, là cuộc sống tạm bợ, không thực
4
tại. Cuộc sống thực nằm bên trong phần hồn con người, khi con người chết đi, phần
hồn được giải thoát và trở thành bất diệt. Tư tửong Nho giáo, Lão giáo cũng có
những quan niệm vô cùng phong phú. Khổng Tử cho rằng con người do “thiên
mệnh” chi phối quyết định, Mạnh Tử lại nói rằng tính thiện của con người do ảnh
hưởng của phong tục ,tập quán xấu khiến con người xa rời cái thiện cái đẹp. Tuân
Tử lại cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác, nhưng có thể cải biến được,
con người phải biết đâú tranh chống lại cái ác đó Trong quan niệm của triết học
phưong Đông còn có những quan điểm trái ngược nhau, như “ thiên nhân hợp nhất”
–“ thiên nhân bất tương quan”. Nói tóm lại quan điểm của triết học phương Đông

mang nặng tư tưởng duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật nhưng còn non nớt
,ngây thơ.
Triết học phương tây trước Mác cũng thể hiện nhiều quan điểm khác nhau về con
người. Ví dụ như trong Kitô giáo, con người là kẻ có tội, là kẻ có thể xác. Linh hồn
là giá trị cao qúy nhất nên luôn cần chăm sóc, bảo vệ. Triết học cổ Hy Lạp lại cho
rằng con người là một tiểu vũ trụ tròn vũ trụ bao la . Người Hy Lạp đã bắt đầu có
sự phân biệt con người với thiên nhiên , nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về sự tồn
tại của con người.
Nhận thức về nguồn gốc của con người có một bước tiến đán kể trong triết học của
các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII và triết học của Phoi-ơ-bắc. Họ đã phê phán
mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm ,thần bí, và tìm cách giải thích nguồn gốc con người
theo quan điểm duy vật .Dựa vào học thuyết tiến hóa, họ đã giải thích rằng “ không
phải chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của chúa mà chính con người tạo ra
hình ảnh của chúa theo hình ảnh của con người”. Phoi-ơ-bắc còn tiếp tục khẳng
định rằng ý thức cũng như tư duy của con người chỉ là những sản phẩm của khí
quan vật chất nhục thể ,tức là bộ óc rằng chính tinh thần là sản phẩm tối cao của vật
chất. Song khi phân tích về bản chất của con người ông đã không giữ được quan
5
điểm duy vật của mình nữa. Ông không biết đến mối quan hệ giữa cong người với
con người, con người với thiên nhiên, xã hội.
Tất cả những quan điểm đó tuy chưa đi đến được đỉnh cao và chưa mang tính đúng
đắn , nhưng ít nhiều nó đã tạo tiền đề cơ bản cho quan điểm Mác-Lênin ra đời.
* * *
Chủ nghĩa xã hội là do con người và vì con người . Do vậy hình thành mối quan
hệ đúng đắn về con người, vai trò của con người trong sự phát triển của xã hội nói
chung, trong xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được trong
thế giới quan Mác-Lênin.
Khi phê phán quan điểm của Phoi- ơ-bắc ,Mác đã khái quát bản chất con người qua
mệnh đề nổi tiếng sau “ Phoi-ơ-bắc hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con
người . Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá

nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những
mối quan hệ xã hội”
[
1
]
.Mệnh đề này của Mác đã nêu bật lên được hai mặt của khái
niệm con người cùng tồn tại song song, đó là : mặt sinh hoc và mặt xã hội .Mặt
khác Mác xem xét con người với tư cách là những cá thể sống. Mác viết “ vì vậy
điều cụ thể đầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và
mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của thế giới tự
nhiên
[
2
]
.” Và “ mọi khoa ghi chép lịch sử đều phải xuất phát từ những cơ thể tự
nhiên ấy” .
Con người là một bộ phận của tự nhiên, là động vật cấp cao nhất, tinh hoa của
muôn loài . Con người là sản phẩm hoàn thiện nhất của quá trình chọn lọc tự nhiên
kéo dài hàng ngàn thế kỉ. Con người luôn luôn phải đấu tranh không ngừng để có
thể tồn tại, như tìm kiếm thức ăn , nước uống, chỗ ở. Phải đấu tranh với thú dữ, với


[1]
C.Mác và Ăng –ghen . Toàn tập, tập 3 ,Nxb Chính trị Quốc gia ,Hà Nội ,1995, tr 11.


[2]
C.Mác và Ăng-ghen .Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia ,Hà Nọi, 1995, tr 29
6
thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Và cũng phải sinh con đẻ cái như bất kì loài sinh

vật nào khác. Tuy nhiên, những bản năng sinh học không phải là cái duy nhất hình
thành nên bản chất của con người. Con người vốn là một sinh vật có đầy đủ đặc
trưng của sinh vật , biểu hiện trong những cá nhân con người sống , là tổ chức cơ
thể sống của con người và mối quan hệ của nó với tự nhiên . Nhưng lại có nhiều
điểm phân biệt với các loài sinh vật khác. Mỗi một nhà khoa học có một cách đánh
giá riêng, nhưng tất cả chỉ lột tả được một khía cạnh thực chất của con người.
Chẳng hạn như Arixtốt đã gọi con người là “ một động vật có tính xã hội .”
Phranklin cho rằng sự khác biệt là ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động.
Pascal cho rằng sự khác biệt là ở chỗ con người biết suy nghĩ
Với phương pháp biện chứng duy vật , triết học Mác nhận thức vấn đề con người
một cách toàn diện ,cụ thể , trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó , mà trước
hết là vấn đề lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất. Mác viết “ có thể phân biệt
con người với súc vật bằng ý thức , bằng tôn giáo , nói chung bằng bất cứ cái gì
cũng được . Bản thân con người phải bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con
người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoat của mình –đó là một bước tiến do
tổ chức cơ thể con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình ,
như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình.”
[1]
Thông qua lao động sản xuất con người đã làm thay đổi, biến đổi toàn bộ giới tự
nhiên . “ con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó ,còn con người thì tái sản xuất ra
toàn bộ thế giới tự nhiên.”
[
2
]
Mác đã phân biệt con người với con vật thông qua 3
mặt : quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với xã hội ,quan hệ với bản thân. Trong đó
quan hệ với xã hội là cơ bản nhất , khái quát được cả 3 mối quan hệ trên.
Loài người không gì khác chính là “ xã hội người” . Xã hội cùng với tự nhiên là
điều kiện tồn tại của con người . tính xã hội thể hiện ở hoạt động giao tiếp , và hoạt


[1]
C.Mác và Ăng-ghen .Toàn tập ,tập 3,Nxb. Chính trị Quốc gia . Hà Nội ,1995, tr 29


[2]
C.Mác và Ăng –ghen. Toàn tập ,tập 42 ,Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội ,2000,tr 137
7
động của con người là hoạt động có ý thức. Con người trong quan điểm của Mác-
Lênin là những con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định , một thời đại
nhất định ,trong những điều kiện lịch sử nhất định . Con người ấy phải phát triển cả
về mặt thể chất lẫn tư duy.
Về phương diện xã hội ,con người được xem xét trong sự phát triển từ hoạt động
bản năng đến hoạt động ý thức ,cũng như bản thân ý thức. Bản năng xã hội bắt
nguồn từ các bầy động vật . Sự tiến hóa từ khỉ, vượn, người là cả một quá trình.
Trong đó hội tụ đầy đủ các quy luật tự nhiên và xã hội .Đó là quy luật tiến hóa, trao
đổi chất, di truyền, cũng như các quy luật về tâm lý ,ý thức hình thành dựa trên
nền tảng sinh học.
Từ những điều đó, quan điểm triết học Mác-Lênin khẳng định được rằng không
có con người trừu tượng ,thoát ly mọi điều kiện ,hoàn cảnh lịch sử xã hội . Trong
những hoàn cảnh lịch sử con người bằng hoạt động thực tiễn của mình ,đã tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần giúp cho sự phát triển và tồn tại .Chỉ trong toàn
bộ các mối quan hệ đó con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
Mác đã từng nhận định rằng : “ xã hội… là sản phẩm của sự tác động qua lại
giữa những con người .” và “ lịch sử xã hội của con người luôn chỉ là lịch sử phát
triển cá nhân của những con người .” Vậy thì cá nhân là gì? Xã hội là gì? Mối quan
hệ của chúng cũng như vai trò đối với sự phát triển loài người ra sao?
Cá nhân là chỉ những con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách
là một cá thể , một thành viên của xã hội ấy và có những đặc điểm riêng phân biệt
với các thsnhf viên khác của xã hội . Mỗi một cá nhân đều có đầy đủ ý thức, có thế
giới nội tâm riêng ,có những quan hệ xã hội riêng . Và những cá nhân riêng lẻ ấy đã

hợp lại, cấu thành nên xã hội . Các cá nhân dù khác nhau đến đâu cũng đều mang
cái chung nếu cùng là một thành viên của xã hội nào đó. Trong xã hội lại có giai
cấp ,mỗi giai cấp đều do các cá nhân hợp thành . Mỗi cá nhân trong một giai cấp
vừa mang bản chất chung của con người vừa mang bản chất của một giai cấp nhất
8
định, đồng thời có những đặc đểm riêng làm cho cá nhân này không giống với
những cá nhân khác. Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội là mối quan hệ khăng
khít, liên quan và ảnh hưởng sâu sắc đến lực lượng sản xuất, trình độ sản xuất cũng
như các hình thái kinh tế- xã hội. Một khi hình thái kinh tế-xã hội thay đổi thì mối
quan hệ giữa cá nhân-xã hội cũng biến đổi theo. Ví dụ như theo sự đi lên của lịch
sử thế giới, xuất phát từ thời kì nguyên thủy, không có sự đối kháng, vai trò của cá
nhân dần dần bị lu mờ đi, và cá nhân bị tan biến trong cả cộng đồng. Tiếp đến thời
kì chiếm hữu nô lệ, giai cấp bóc lột khẳng định tư cách cá nhân của mình ,nâng tầm
thế của họ trong xã hội, trong khi đó những người nô lệ đại diện cho giai cấp bị bóc
lột, họ không có đủ các yếu tố trở thành một cá nhân trong xã hội, họ bị tước đoạt
những quyền lợi căn bản. Tiếp đến là sự hình thành giai cấp tư sản và vô sản. Cứ
dần dần như thế, mãi đến khi các giai cấp trong xã hội bị xóa bỏ, con người được tự
do lao động , tham gia các hoạt động , bản thân cá nhân được đề cao , và rồi cá
nhân mới có cơ hội để tự bộc lộ mình. Điều này cũng dẫn đến mối quan hệ trong
các xã hội ngày càng được củng cố. Đây là tiền đề của sự phát triển con người cũng
là phát triển xã hội. Trước đây đã có nhiều quan điểm khác nhau về xã hội .Tôn
giáo tin rằng sự phát triển của xã hội là do chúa trời, đấng tối cao ; triết học duy
tâm cho rằng lịch sử nhân loại là lịch sử của những anh hùng hào kiệt, những kẻ
hơn người làm nên ; lại có kẻ cho rằng sự phát triển của xã hội không gì khác ngoài
tư tưởng, đạo đức chung. Tuy nhiên, quan điểm Mác-Lênin đã chứng tỏ một điều
hoàn toàn ngược lại, một cách rất khoa học , rằng quần chúng nhân dân có vai trò
quyết định trong lịch sử nhân loại, và cũng như mối quan hệ biện chứng giữa vai
trò của các cá nhân kiệt xuất với vai trò của quần chúng nhân dân. Theo quan niệm
của chủ nghĩa Mác-Lênin, quần chúng nhân dân là một phạm trù mang tính lịch sử,
bao gồm tất cả các cá nhân, tầng lớp, những người sản xuất ra của cải vật chất,

chống lại giai cấp thống trị bóc lột, lực lượng thúc đẩy sự đi lên của xã hội , và các
cá nhân kiệt xuất là người lãnh đạo các phong trào quần chúng làm nên bước
9
ngoặt , dẫn đến sự thay đổi các hình thái kinh tế-xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã
khẳng định quần chung nhân dân là người sáng tạo chân chính của lịch sử. Tuy
nhiên vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong từng thời kì là không giống
nhau. Cá nhân kiệt xuất là sản phẩm của thời đại ,đại diện cho quần chúng về ý chí,
sức mạnh, vì thế nó có mối quan hệ khăng khít với quần chúng nhân dân. Một cá
nhân kiệt xuất-một vị lãnh tụ tài ba là người đẩy phong trào quần chúng đi trên
những con đường đúng đắn , người có tầm nhìn xa, trông rộng, có năng lực tổ
chức ,tập hợp ,đoàn kết quần chúng. Lênin viết : “ trong lịch sử chưa hề có một giai
cấp nào giành được quyền thống trị , nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ
của mình những lãnh tụ chính trị ,những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ
chức và lãnh đạo các phong trào.”
[1]

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã đánh giá được một cách vừa kgái quát, vừa cụ thể mối
quan hệ cũng như vai trò to lớn của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong sự
nghiệp phát triển con người, hình thành xã hội.
Nói tóm lại, theo quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người , thâu tóm lại
có mấy vấn đề sau :
- quan niệm về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin: con người là một thực thể
thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội.
- bản chất con người theo tư tưởng Mác-Lênin: bản chất con người là tổng hòa
các mối quan hệ xã hội. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
- quan hệ giữa cá nhân và xã hội cũng như vai trò trong việc hình thành các
hình thái kinh tế-xã hội: cá nhân và xã hội luôn có mối quan hệ khăng khít với
nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giúp hình thành các hình thái kinh tế-xã
hội ,giúp cho sự phát triển con người.




[1]
Hồ Chí Minh ,Toàn tập ,tập 9,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội ,1996, tr 250
10
2- vấn đề con người và nguồn nhân lực
trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nước ta
Khi nhìn ra thế giới, ta thấy một sự phát triển không ngừng. Con người ngày
càng văn minh , kéo theo nền kinh tế cũng phải có một bước tiến rõ rệt để nhằm
đáp ứng được với nhu cầu bức thiết của xã hội . Và công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới , đó cũng là con đường
phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu “ xã hội công bằng văn minh,
dân giàu nước mạnh” . Công nghiệp hóa ,hiện đại hóa không chỉ là công cuộc
xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc với lĩnh vực
đời sống xã hội ( kinh tế, chính trị, khoa học của con người, ) làm cho xã hội
phát triển lên một trạng thái mới về chất. Sự thành công của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định
còn phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người , vốn tài nguyên thiên
nhiên ,cơ sở vật chất kĩ thuật, các nguồn lực này có mối quan hệ mật thiết vời
nhau ,cùng đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy nhiên
mức độ, tầm ảnh hưởng khác nhau. Ở phần này ta chỉ nói đến tầm ảnh hưởng
của vấn đề nguồn lực con người mà thôi.
Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nguồn nhân lực phải luôn đảm bảo vừa
phải đủ về số lượng ,đồng thời mạnh về chất lượng. Nói cách khác nguồn nhân
lực phải là động lực phát triển, luôn được đào tạo đổi mới không ngừng . Nguồn
lực phát triển thì tất yếu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng phải tiến hành để
đáp ứng nhu cầu đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, con người vừa
11
là điểm khởi đầu vừa là sự kết thúc ,đồng thời vừa là trung tâm của lịch sử ,nói
cách khác con người là chủ thể chân chính của các quá trình xã hội.

Con người với những phẩm chât tốt đẹp như cần cù lao động, trung thành,
nhiệt tình, quyết tâm với cách mạng , một dân tộc có những con người với phẩm
chất tố đẹp ấy đã góp phầucn to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và khôi
phục nền kinh tế sau chiến tranh. Tuy hiên quan niệm về con người như vậy lại
có rất nhiều mặt hạn chế trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong xã
hội con người không chỉ tạo ra các hệ thống và các quá trình khác nhau của xã
hội mà họ còn là con người, chính học đã in đậm dấu ấn của tiến trình lịch sử.
Chính vì vậy khi xem xét cái xã hội ,ta có thể xem xét cái cá nhân, đó chính là
đại diện tiêu biểu, là hiện thân của xã hội trong thời đại mới.
Nói đến nguồn nhân lực là nói đến chủ thể tham gia vào quá trình công nghiệp
hóa ,hiện đại hóa đất nước . Tuy nhiên nó không phải là chủ thể biệt lập riêng rẽ
mà là chủ thể được tổ chức thành lực lượng thống nhất về tư tưởng hành động.
Tổng hợp những chủ thể này không phải là tập hợp giản đơn số lượng người mà
nó là sức mạnh của chỉnh thể người trong hành động . Sức mạnh này bắt nguồn
từ những phẩm chất bên trong, được nuôi dưỡng, nhân rộng ra qua các hoạt
động thực tiễn.
Không như các nguồn lực khác, con người là nguồn lực duy nhất biềt tư
duy ,có trí tuệ và ý chí biết lợi dụng các nguồn lực khác gắn kết chúng lại với
nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp. Vì thế trong các yếu tố cấu thành nên lực
lượng sản xuất ,con người lao động là yếu tố quan trọng nhất.
Các nguồn lực khác luôn có giới hạn và có thể bị cạn kiệt khi khai thác, trong
khi đó nguồn lực con người ,hay đúng hơn là trí tuệ con người thì lại là vô tận.
Trí tuệ con người không chỉ tái sinh ,tự sản sinh về mặt sinh học mà còn đổi mới
không ngừng nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lí. Chính vì ý được
điều đó mà con người từ xưa đến nay đã không ngừng sáng tạo ra các công cụ
12
sản xuất, tiến dần lên một xã hội văn minh , một xã hội tự động hóa. Tất cả đã
nói lên nguồn trí tuệ vô hạn của con người .
Trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hóa
,trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo này của Mác đã trở thành sự

thật ,cuộc đấu tranh khoa hoc kĩ thuật một cách nhanh chóng như vũ bão đã gây
nên một cơn sốc thời đại , những nước mà nền văn minh phát triển càng cao thì
sự phát triển của xã hội càng lớn, tỉ trọng GDP càng cao. Một điều thật rõ ràng
là việc sử dụng có hiệu quả trí tuệ con người đã đạt được một hiệu quả hết sức
đáng kinh ngạc.
Một việc nữa, từ kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta
cho thấy sư thành công của công nghiệp hóa hiện đại hóa phụ thuộc chủ yếu vào
hoạch định đường lối chính sách cũng như tổ chức thực hiện ,tức là phụ thuộc
năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Đã hiểu được vai trò và sức mạnh to lớn của nguồn lực con người ,tuy nhiên
để thành công trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta cần sử
dụng nguồn lực con người một cách đúng đắn. Và riêng ở Việt Nam nói riêng,
cần hiểu rõ thực trạng cũng như tiềm năng con người nước mình.
Nhìn vào thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay không thể không có
những băn khoăn. Bên cạnh những ưu thế như lực lượng lao động dồi dào ( hơn
65 triệu lao động) ,con người cần cù, chịu khó, thông minh sáng tạo, có khả
năng vận dụng và thích ứng nhanh thì sự hạn chế về mặt chất lượng người lao
động, sự bất hợp lý về phân công lao động ,những khó khăn trong phân bổ dân
cư cũng là một vấn đè nhức nhối. Đại đa số người lao động nước ta chưa qua
đào tạo , số người được tạo chỉ chiếm 10% , nền kinh tế quốc dân thiếu nhiều
cán bộ có tay nghề. Chỉ có 1,65% số lao động tốt nghiệp cao đẳng trở lên, 30%
tốt nghiệp phổ thông trung học, 50% chưa tốt nghiệp PTCS. Cho đến nay cả
nước vẫn còn 8% dân số mù chữ. Nói chung trình độ văn hóa của lao động nước
13
ta còn kém ,lao động công nghiệp quen theo kiểu sản xuất nhỏ và lao động đơn
giản.
Một vấn đề khó khăn nữa là sự già hóa của đội ngũ tri thức nước ta. 80% số
người có học hàm, học vị hiện nay ở nước ta đã đến tuổi về hưu. Điều đó gây
nên sự hụt hẫng cán bộ khoa học kế cận. Trong khi đó số lượng sinh viên tốt
nghiệp đại học ,cao đẳng không có việc làm lại tăng lên chóng mặt, phải chăng

chúng ta quá thừa người có học vấn? Đó chính là mặt trái, cũng là sự mâu thuẫn
của nền giáo dục cộng với việc quản lý nguồn nhân lực không hợp lý ở nước ta
hiện nay. Phải có một sự nỗ lực to lớn lắm, một cuộc cách mạng con người phi
thường chúng ta mới có khả năng đảo ngược được tình thế.
Để tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng trong nguồn nhân lực cần phải có
hàng loạt các giải pháp thích ứng nhằm phát triển tốt các yếu tố của con người
trong sự nghiệp đi lên của đất nước.
Vấn đề con người trong công nghiệp hóa hiện đại hóa trở thành vấn đề quan
trọng bậc nhất trong “ kết cấu hạ tầng xã hội, kinh tế” . Đại hội VIII của Đảng ta
là đại hội công nghiệp hóa hiện đại hóa mở ra bước ngoặt lịch sử đưa nước ta
tiến lên một thời kỳ phát triển toàn diện : “ lấy việc phát huy nguồn lực con
người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” .
(1)
Vì vậy phải
chăm sóc ,bồi dưỡng, phát huy sức mạnh Việt Nam thành lực lượng lao động xã
hội ,lực lượng sản xuất có đủ kĩ năng ,đủ sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nói đến nguồn lực con người là nói đến sức mạnh trí tuệ tay nghề. Phương
hướng chủ yếu của đổi mới giáo dục –đào tạo là phục vụ đắc lực cho công cuộc
phát triển đất nước, tức là cuối cùng phải tạo ra nguồn lực con người. Các
trường chuyên nghiệp và đại học phải luôn chú trọng vào việc đào tạo nguồn
nhân lực có đủ khả năng tiếp cận nền khoa học tiên tiến ,công nghệ như báo cáo
chính trị đại hội VIII đã chỉ thị. Để tạo được nền tảng vững chắc về nguồn lực
con người, chính sách giáo dục kết hợp với khoa học công nghệ tiên tiến đóng
14
vai trò căn bản. Phải tạo ra được một hệ thống nguồn nhân lực mũi nhọn , vừa
phát huy mặt tay nghề, vừa phải đảm bảo về đạo đức.
Đứng trước hiện trạng về nguồn lực con người ở nước ta hiện nay, co nhiều
hướng đi và giải pháp để nuôi dưỡng và phát huy nguồn lực con người. Đó là
nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân ta. Và mục tiêu quan trọng nhất đó là làm sao
đào tạo dc một đội ngũ nhân lực có đủ mọi phẩm chất phục vụ cho công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước.

15
PHẦN CUỐI: KẾT LUẬN
Nói tóm lại, trong lịch sử thế giới từ hàng triệu năm nay, con người luôn đóng vai
trò nền tảng, là nhân tố hình thành nên các mối quan hệ trong xã hội. Và chủ nghĩa
Mác-Lênin đã đưa ra một quan điểm đúng đắn nhất, cụ thể nhất về con người cho
đến thời điểm này và trong tương lai cũng như bản chất ,các mối quan hệ , các vấn
đề về con người. Cũng đồng thời nó giúp ta hiểu được vai trò to lớn của nhân tố
con người.
Bên cạnh đó, thông qua vấn đề con người từ quan điểm triết học Mác-Lênin,
chúng ta cũng có những nhận thức đúng đắn về vấn đề nguồn nhân lực nói chung
và nguồn nhân lực ở Việt Nam nói riêng. Từ đó đưa ra được các gải pháp nhằm
thay đổi, củng cố, phát huy vai trò, khả năng, giá trị của nguồn lực con người trong
sự nghiệp công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước.
16

×