Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi GVG huyện KIm Bôi - Hòa Bình Môn Sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.39 KB, 4 trang )

Phòng giáo dục và đào tạo Đề thi chọn giáo viên dạy giỏi THCS
Huyện Kim bôi Năm học 2010-2011, Môn: Lịch sử

Đề chính thức (Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 03 tháng 3 năm 2011
Câu 1: ( 4 điểm)
Hoàn thành bảng thống kê sau bằng cách điền các thông tin vào chỗ trống;
Thời kỳ Thời gian Gắn với nhân vật, sự kiện
- Tiền Lê:

- Hậu Lê:
+ Lê Sơ:
+ Lê Trung Hng:
+ Lê Mạt:

Câu 2: (2,5 điểm)
Trình bày khái quát chính sách về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam
và chỉ rõ ý đồ cai trị, áp bức thuộc địa của chúng.
Câu 3: (2,5 điểm)
Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930)
Câu 4: ( 3 điểm)
Đờng lối đổi mới của Đảng ta đợc đề ra từ khi nào? Thể hiện trong những văn kiện
của Đại hội Đảng nào? Bản chất đổi mới đợc hiểu nh thế nào? Đổi mới trong các lĩnh vực
nào của đời sống xã hội?
Câu 5: ( 4 điểm)
Hãy phân tích những nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển thần kỳ về kinh tế
của Nhật Bản sau chiến tranh (giai đoạn 1952-1973).
Câu 6: ( 4 điểm)
Trình bày quá trình hình thành và mục đích theo đuổi của Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF).
Hết


Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
Đơn vị công tác:
Hớng dẫn chấm môn lịch sử
Câu 1: ( 4 điểm)
Hoàn thành bảng thống kê sau bằng cách điền các thông tin vào chỗ trống;
Thời kỳ Thời gian Gắn với nhân vật, sự kiện
- Tiền Lê: 980 -> 1009 (0,25điểm) Thời Lê Hoàn(0,25điểm)
- Hậu Lê: 1428 -> 1789(0,25điểm) Từ thời Lê Lợi đến Lê Chiêu
Thống(0,25điểm)
+ Lê Sơ: 1428 -> 1527(0,25điểm) Từ khi vơng triều Lê ra đời đến khi
Mạc Đăng Dung cớp ngôi nhà Lê
(0,25điểm)
+ Lê Trung Hng: 1533 -> 1719
(0,5điểm)
1533 - Nguyễn Kim lập một ngời
thuộc dòng dõi nhà Lê là Lê Ninh lên
làm vua (Nam triều). 1545 Trịnh
Kiểm lập ngôi chúa, thâu tóm mọi
quyền hành. Vua không có quyền
hành. (1điểm)
+ Lê Mạt: Từ 1720-> 1789
(0,5điểm)
Từ khi Lê Bảo Thái lên ngôi đến hết
thời Lê Chiêu Thống. Vua chỉ là cái
bóng mờ trong cung cấm (1điểm)

Câu 2: (2,5 điểm)
Trình bày khái quát chính sách về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam
và chỉ rõ ý đồ cai trị, áp bức thuộc địa của chúng.

- Chính sách của Pháp là hạn chế giáo dục ở thuộc địa. Pháp duy trì nền giáo dục
Hán học lỗi thời , lợi dụng hệ t tởng phong kiến và trí thức cựu học để phục vụ chế độ
mới. Số trờng học chỉ đợc mở một cách dè dặt, số trẻ đợc đến trờng rất ít, càng ở các lớp
cao số học sinh càng giảm dần. (1 điểm)
- ý đồ của chúng là:
+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp ngời chỉ biết
phục tùng. (0,5điểm)
+ Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng ngời Việt trị ngời Việt. (0,5điểm)
+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị. (0,5điểm)
Câu 3: (2,5 điểm)
Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930)
+ Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN trong
thời đại mới (từ sau cách mạng tháng 10 Nga 1917). (0,5điểm)
+ Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công
nhân và phong trào yêu VN. (0,5điểm)
+ Bớc ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cáh mạng VN (chấm dứt thời
kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đờng lối giải phóng dân tộc) (0,5điểm)
+ Cách mạng VN trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
(0,5điểm)
+ Là sự chuẩn bị tất yếu, đầu tiên, có tính quyết định cho những bớc phát triển nhảy
vọt về sau của dân tộc VN. (0,5điểm)
Câu 4: ( 3 điểm)
Đờng lối đổi mới của Đảng ta đợc đề ra từ khi nào? Đợc thể hiện trong những văn
kiện nào? Bản chất đổi mới đợc hiểu nh thế nào? Đổi mới trong lĩnh vực nào của đời sống
xã hội?
- Đờng lối đổi mới của Đảng đợc đề ra từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng
12/1986). Đợc thể hiện trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ VI và đợc điều chỉnh,
bổ sung, phát triển tại các Đại hội lầ thứ VII (tháng 6/1991), Đại hội lần thứ VIII (tháng
6/1996), Đại hội lần thứ IX (tháng 4/2001). ( 1 điểm)
- Bản chất đờng lối đổi mới là: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ

nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy đợc thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm
đúng đắn về CNXH, những hình thức , bớc đi và biện pháp thích hợp. ( 1 điểm)
- Đổi mới trong lĩnh vực nào: Đổi mới toàn diện và đồng bộ, nghiã là đổi mới trong
tất cả các lĩnh vực cùng lúc, đổi mới về kinh tế và chính trị phải gắn bó mật thiết với
nhau; quan trọng nhất là đổi mới về kinh tế. ( 1 điểm)
Câu 5: ( 4 điểm)
Hãy phân tích những nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển thần kỳ về kinh tế
của Nhật Bản sau chiến tranh (giai đoạn 1952-1973).
- Về chính trị: chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ với những quyền
tự do dân chủ t sản. Nhật hoàng không còn là đấng tối cao bất khả xâm phạm mà chỉ còn
là một biểu tợng. ( 1 điểm)
- Về đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng, tránh xa mọi rắc rối
quốc tế, tập trung vào các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. ( 1 điểm)
- Phát huy vai trò của nhà nớc: Bộ Công nghiệp và bộ Thơng mại Nhật Bản đóng
vai trò là trái tim của sự thành công. Đã tổ chức lại toàn bộ nền công nghiệp, kiên trì
theo đuổi chiến lợc công nghiệp hớng đến việc phát triển một số lĩnh vực mũi nhọn đảm
bảo thành công, phồn thịnh trong tơng lai, đủ sức cạnh tranh và chiễm lĩnh thị trờng quốc
tế. Nhà nớc đã cấp những khoản cho vay với lãi suất u đãi cho các tổ hợp công nghiệp và
các xí nghiệp lớn. Ưu tiên các lĩnh vực lọc hóa dầu, tơ sợi nhân tạo, máy công cụ, điện tử,
xe hơi Cấm nhập khẩu các loại hàng hóa cùng chủng loại nhằm bảo hộ nền công
nghiệp quốc gia. ( 1 điểm)
- Phát huy nhân tố con ngời: Con ngời Nhật Bản với những giá trị truyền thống đợc
đề cao là: cần cù lao động, yêu thiên nhiên, biết tìm ra cái hay của ngời khác để học hỏi
và vận dụng nó để phục vụ mình; có tính kỷ luật , có ý thức về nghĩa vụ, bổn phận; có tính
trung thành và giữ chữ tín ; biết chịu đựng và giữ phép lịch sự; tiết kiệm và biết lo xa.
Trọng dụng những bộ óc tốt nhất cho công nghiệp. ( 1 điểm)
Câu 6: ( 4 điểm)
Trình bày quá trình hình thành và mục đích theo đuổi của diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF).
- Sau thời kỳ chiên tranh lạnh, các nớc ASEAN thấy rằng để bảo đảm an ninh lâu

dài thì cần xây dựng một cơ chế an ninh đợc thể chế hóa , có sự tham gia của các nớc lớn
trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc Đáp ứng yêu cầu đó, Viện nghiên cứu chiến lợc
về quốc tế ASEAN đã đa ra sáng kiến thành lập diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) . Sáng
kiến trên đợc hội nghị Bộ trởng ngoại giao ASEAN lần thứ 26 họp ở Xin Ga Po (tháng
7/1993) chấp nhận. ( 1 điểm)
- Ngày 25/7/1994, Hội nghị thành lập diễn đàn khu vực ASEAN đợc tiến hành tại
Băng Cốc với sự tham gia của 18 bộ trởng ngoại giao gồm: 6 nớc thành viên ASEAN là
Bru nây, Xin Ga Po, In đô nê xi a, Phi líp pin, Ma lai xi a, Thái Lan; 7 nớc thành
viên đối thoại gồm: Mỹ, Nhật, Ca Na Đa, Ô-xtrây-li-a, Hàn quốc, Niu Di lân, Liên minh
Châu Âu (EU) và 3 nớc quan sát viên là: Việt Nam, Lào, Cam Phu Chia, cộng với 2 thành
viên giám khảo của ASEAN là Trung quốc và Nga. ( 2 điểm)
- Mục đích của việc thành lập Diễn đàn khu vực:
+ Khuyến khích sự đối thoại và tham khảo có tính chất xây dựng về các vấn đề
chính trị và an ninh cùng quan tâm. (0,5 điểm)
+ Đóng góp vào những cố gắng hớng tới việc xây dựng lòng tin và ngoại giao
phòng ngừa ở khu vực Châu á- Thánh Bình Dơng. (0,5điểm)

×