Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã lai châu, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 70 trang )

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Trải qua
hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống đó đã góp phần tạo nên nét đẹp của
nền văn hiến Việt Nam và được phát huy hơn bao giờ hết trong thời đại mới.
Hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời. Trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước, nền giáo dục
nước nhà thực sự giữ một vai trò quan trọng, gánh vác sứ mệnh quang vinh
của dân tộc.
Ngµy nay trong thập niên đầu thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế cho thấy
cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền
tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các
nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa
các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới
công nghệ, tăng năng suất lao động, đặt ra vị trí mới cho giáo dục. Trước
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự phát triển năng động
của các nền kinh tế, cùng với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa vừa là thời
cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển trong việc rút ngắn
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia. Khoa học công nghệ
trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục - đào tạo là nền tảng
của khoa học công nghệ. Do vậy đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo là
yêu cầu tất yếu.
Thấy rõ vai trò và tầm quan trọng đó của giáo dục - đào tạo, trong
nhiều kỳ đại hội gần đây, Đảng ta đã xây dựng định hướng phát triển giáo
dục - đào tạo, coi đây là lĩnh vực then chốt, tạo điều kiện cho giáo dục - đào
tạo thực hiện sứ mệnh đi trước, đón đầu. Những Quan điểm của Đảng về
đường lối phát triển giáo dục và đào tạo được thể hiện rõ trong Nghị quyết
Trung ương 2 Khóa VIII; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, lần thứ 9 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
1


lần thứ IX, X, XI. Từ các văn kiện đó, đường hướng phát triển giáo dục -
đào tạo được chỉ đạo là: Coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu cùng
với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh
tế và phát triển xã hội. Giáo dục - đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh.
Xây dựng con người Việt Nam có đầy đủ phẩm chất để bảo vệ đất nước.
giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội sau 25
năm đổi mới, cùng với sự ổn định chính trị làm cho thế và lực nước ta lớn
mạnh lên nhiều so với trước. Sự đóng góp về nguồn lực của Nhà nước và
nhân dân cho phát triển giáo dục ngày càng được tăng cường.
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học,
công nghệ trên thế giới cũng có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức
giữa Việt Nam và các nước ngày càng lớn hơn, nước ta có nguy cơ bị tụt
hậu xa hơn. Hội nhập quốc tế không chỉ tạo cơ hội phát triển mà còn chứa
đựng nhiều nguy cơ cho giáo dục. Sự phân hóa trong xã hội và khoảng
cách phát triển giữa các vùng miền sẽ làm tăng tình trạng bất bình đẳng
trong tiếp cận giáo dục của người học. Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập
niên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của
nguồn nhân lực tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục.
Bên cạnh đó Giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế, bất cập
ở tất cả các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt
đối với giáo dục mầm non chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa có
sự bình đẳng so với các bậc học. Đơn cử như năm 1997 tỷ trọng ngân sách
Nhà nước đầu tư cho giáo dục mầm non là 5,4% ngân sách chi cho giáo
dục phổ thông, trong khi tiểu học là 35,3%, THCS là 19,4% (tức là tỷ trọng
ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục mầm non chỉ bằng 0,15 lần so với
tiểu học và bằng 0,28 lần so với THCS); mạng lưới cơ sở giáo dục mầm
non chưa đủ để huy động trẻ ra lớp đồng đều giữa các vùng; đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên mầm non còn bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ

2
cấu; chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non còn lạc hậu cả về mục tiêu,
nội dung và phương pháp; chất lượng, hiệu quả giáo dục còn thấp; cơ chế hỗ
trợ, phối hợp thực hện mục tiêu giáo dục mầm non chưa được thể chế hóa, ….
Trước thực tiễn trên, với tư cách là động lực phát triển kinh tế - xã
hội, giáo dục - đào tạo cần phải tiếp tục đổi mới, phát triển và đặc biệt
không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, ngay từ cấp
học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đó là nâng cao chất lượng
giáo dục mầm non. Bởi giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình
giáo dục thường xuyên cho mọi người, là giai đoạn đầu tiên đặt nền móng
cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người; là cấp học có ý
nghĩa quan trọng tạo tiền đề nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và
toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục - đào tạo của
cả nước, giáo dục - đào tạo ở tỉnh Lai Châu nói chung và thị xã Lai Châu
nói riêng đã từng bước phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng cơ
bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn. Mạng
lưới trường lớp phát triển khá đồng bộ giữa các cấp học, bậc học; mỗi xã,
phường đều có ít nhất 01 trường: mầm non, tiểu học và THCS; và toàn thị
xã có 3 trường THPT. Tổng số học sinh các cấp đến trường tăng đáng kể,
cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học được cải thiện, chất lượng giáo dục,
tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt khá cao, công tác phổ cập giáo dục được
đẩy mạnh. Riêng đối với giáo dục mầm non đã thực hiện được việc xóa bản
trắng về giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ mầm non ra lớp ngày một tăng; chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất, thiết bị
đồ chơi được tăng cường; đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đủ, đảm bảo
trình độ, nhiệt tình, tâm huyết với ngành.
Tuy nhiên sự nghiệp giáo dục của Thị xã cũng còn nhiều mặt hạn
chế: điều kiện phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nhiều khó khăn, chất
lượng đội ngũ còn nhiều mặt hạn chế, công tác quản lý còn bất cập so với

yêu cầu đổi mới, chất lượng giáo dục còn có sự chênh lệch giữa các xã
3
phường, …. Chưa có cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, giáo dục
mầm non ở các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, các vùng đồng bào dân
tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, bất cập cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở
vật chất trường lớp, thiết bị, đồ chơi phục vụ cho giáo dục mầm non chưa
đáp kịp sự gia tăng về số trẻ ra lớp; đội ngũ giáo viên có lúc còn thiếu, chất
lượng chưa cao, vẫn còn giáo viên dưới chuẩn về trình độ đào tạo. Phương
pháp giáo dục mầm non thiếu linh hoạt, chưa phù hợp với đối tượng trẻ em
dân tộc thiểu số dẫn đến sự chuyển biến về chất lượng chăm sóc, giáo dục
còn chậm. Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và
nhân dân về giáo dục mầm non còn hạn chế; công tác xã hội hóa giáo dục
chưa được đẩy mạnh, hiệu quả chưa cao.
Những khó khăn, hạn chế của giáo dục Thị xã nêu trên đòi hỏi các
cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành giáo dục - đào tạo Thị xã cần phải tập
trung quan tâm giải quyết triệt để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp
ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn và yêu cầu đổi
mới của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương.
Là người đã và đang công tác trong ngành giáo dục, bản thân tôi
luôn trăn trở trước thực trạng chất lượng giáo dục mầm non của địa
phương và luôn mong mỏi được góp một phần công sức của mình vào
sự nghiệp phát triển chung của giáo dục - đào tạo thị xã Lai Châu cũng như
giáo dục mầm non trên địa bàn nói riêng, cùng với ngành hoàn thành tốt
nhiệm vụ giáo dục, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội mà Đảng bộ Thị xã lần thứ II nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra.
Qua thời gian được học tập nghên cứu tại Học viện Chính trị -
Hành chính khu vực I, với kiến thức lý luận đã được trang bị cùng với
thực tiễn công tác ở cơ quan quản lí giáo dục địa phương tôi mạnh dạn
chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

mầm non ở thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu" làm luận văn tốt nghiệp
Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính.
4
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận khoa học của chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục - đào tạo cùng
với thực tiễn học tập và công tác, phân tích đánh giá đúng thực trạng tình
hình giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu. Từ đó đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non trong thời gian tới, đề xuất kiến nghị nhằm thực hiện tốt những
nội dung đã nêu ra.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu
trong 5 năm trở lại đây (từ năm học 2005- 2006 đến năm học 2009 - 2010).
- Nêu mục tiêu, phương hướng, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu trong
thời gian tới.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã Lai
Châu - tỉnh Lai Châu.
2. Phạm vị nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu thực trạng và giải pháp nâng
cao chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
Thời gian nghiên cứu khảo sát chất lượng giáo dục trong 5 năm trở
lại đây, từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2009 - 2010.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở phương pháp luận
5
Luận văn vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục - đào tạo trong
thời kỳ đổi mới; Luật Giáo dục; các hệ thống văn bản chỉ đạo của ngành
giáo dục - đào tạo; báo cáo tổng kết về công tác giáo dục của ngành qua các
năm học, của các Trường mầm non trên địa bàn làm cơ sở cho việc phân
tích, lý giải thực trạng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu trong những
năm gần đây.
2. Các phương pháp cụ thể
Các phương pháp chủ yếu được chú trọng sử dụng trong luận văn là:
phương pháp có tính chất lí luận, kinh nghiêm, phương pháp quan sát, điều
tra, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán,
V. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, phần nội dung của
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương I. Những vấn đề lý luận chung về giáo dục.
Chương II. Thực trạng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu - tỉnh Lai
Châu trong thời gian qua (2005 - 2010 ).
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non ở thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
6
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC
I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VÀ CỦA ĐẢNG TA VỀ GIÁO DỤC
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục
Giáo dục và đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia.
Nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội, ngay từ khi nghiên cứu về Chủ nghĩa xã hội
khoa học, Mác - Ănghen đã có những nghiên cứu cụ thể về mẫu hình
con người trong xã hội. Đó là những con người lao động, được phát
triển tối đa về thể chất và tinh thần (trí tuệ). Các ông đã nhìn nhận thấy
trước ở xã hội xã hội chủ nghĩa việc đào tạo những người cộng sản phát
triển toàn diện có ý nghĩa đặc biệt. Từ đó Mác - Ănghen đã có quan
niệm hết sức rõ ràng về giáo dục:
"Chúng tôi hiểu giáo dục gồm 3 điểm:
- Thứ nhất: Giáo dục trí lực.
- Thứ hai: Giáo dục thể lực như đang được thực hành trong các
trường thể dục thể thao và bằng luyện tập quân sự.
- Thứ ba: Huấn luyện bách khoa (giáo dục kỹ thuật) giới thiệu
những nguyên tắc cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời
tập cho trẻ em và thiếu niên quen sử dụng những công cụ đơn giản nhất
cho tất cả các ngành sản xuất"
(1)
.
Về phương pháp giáo dục, C.Mác chỉ ra rằng: "Nền giáo dục sẽ kết
hợp lao động sản xuất với trí lực và thể lực, đối với hết thảy các trẻ em
trên một lứa tuổi nhất định nào đó và làm như vậy không những chỉ là
phương pháp tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là phương pháp tốt nhất và
duy nhất tạo ra những con người toàn diện".
(2)
1
C.Mác - Ănghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, HN, 1980, tập 3, tr. 185-186.
22
C.Mác

- Ănghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, HN, 1980, tập I, Tr460.
7

Khi nghiên cứu về mỹ học, Mác - Ăngghen cũng rất coi trọng việc
giáo dục cái đẹp cho con người. Theo các ông, cái đẹp gắn liền với đạo
đức, cái đẹp là động lực để phát triển nhân cách. Năng lực sáng tạo cái đẹp
và thưởng thức cái đẹp có tính bản chất của con người. Với năng lực đó,
con người sẽ hoàn thiện hơn và ở một mức độ nhất định sẽ tạo nên ở mỗi
con người khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình. Cũng theo C.Mác,
nghệ thuật có chức năng vô cùng to lớn thẩm mỹ nhận thức, dự báo, cải tạo
xã hội Vì vậy việc giáo dục nghệ thuật trong nhà trường trở thành nội
dung không thể thiếu được.
Tư tưởng phát triển toàn diện con người của Mác - Ăngghen trong
“Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản” đã trở thành tư tưởng chỉ đạo công cuộc
giáo dục ngày nay. §ó là: Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện
cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Tuyªn ng«n còng nhấn mạnh
làm cho con người được phát triển tự do, đó là phát triển trí tuệ và thể lực,
đạo đức và tay nghề, tính độc lập cá nhân, cá tính và tính cộng đồng, trách
nhiệm và quyền hạn, lợi ích và đóng góp, dân chủ và kỷ cương là những
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Tư tưởng coi con
người là trung tâm của cuộc sống gắn liền với tiến trình phát triển văn hoá
của loài người và ngày nay, phát triển toàn diện con người đã trở thành một
tư tưởng chỉ đạo của thời đại.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng của Mác - Ănghen về giáo dục,
trong hoàn cảnh mới của lịch sử, bằng thực tiễn sống động của cách mạng
xã hội chủ nghĩa, Lênin đã phát triển hoàn thiện đầy đủ hơn lý luận về giáo
dục và hệ thống giáo dục, về nhiệm vụ và tính chất của nền giáo dục trong
xã hội mới. Tại diễn đàn Đội hội giáo dục Nga lần thứ nhất, Lênin đã
khẳng định vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo để hình thành hoặc thay đổi
bản chất con người: Người ta chỉ có thể trở thành cộng sản khi biết làm
giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết, tất cả những kho tàng tri thức mà
nhân loại đào tạo ra. Lênin coi giáo dục là một điều kiện quan trọng đảm
bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng CNXH.

8
Trong dự thảo cương lĩnh của Đảng cộng sản (Bôn sê vích) Nga
tháng 02 năm 1919 Lênin đã nêu những ý tưởng về giáo dục và đào tạo
mà ngày nay vẫn còn mang tính thời sự và giá trị vận dụng. Đó là:
"Thực hiện chế độ giáo dục không mất tiền, bắt buộc phổ thông và
bách khoa (dạy lý thuyết và thực hành về tất cả các ngành sản xuất chủ
yếu) cho tất cả các trẻ em trai và gái dưới 16 tuổi. Kết hợp chặt chẽ
công tác giáo dục với lao động sản xuất xã hội. Lôi cuốn nhân dân lao
động tích cực tham gia sự nghiệp giáo dục phát triển hội đồng giáo dục
quốc dân, huy động những người biết chữ dạy người chưa biết chữ"
(3)
Khẩu hiệu nổi tiếng của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” đã trở
thành triết lý cuộc sống của hàng triệu con người trong các thế hệ. Học tập
vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân, chỉ có học tập không
ngừng mới vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao của trí tuệ loài người. Chính vì
thế, Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã đưa giáo dục suốt đời trở
thành một nguyên lý của nền giáo dục mở đầu thiên niên kỷ mới.
Những luận điểm nổi tiếng của C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I. Lênin về
giáo dục, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nó là nền tảng cho định hướng
chiến lược, mục tiêu giáo dục nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của
xã hội vì con người, vì công bằng và tiến bộ xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh người học trò xuất sắc của Mác - Lênin, vị
lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Bên cạnh việc tiếp thu đầy đủ những tư
tưởng của Mác - Lênin về giáo dục và đào tạo, Người còn tiếp thu có chọn
lọc những tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. Từ đó làm sáng tỏ, phát triển
sáng tạo và nâng những giá trị tư tưởng của Mác - Lênin lên một tầm cao mới.
Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo
dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách
mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người không bó hẹp ở việc giáo dục tri

thức, học vấn cho con người mà còn có tính bao quát sâu xa nhưng vô cùng
3
Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ - Matxcơva 1977, tập 38, trang 118.
9
sinh động, thiết thực nhằm đào tạo ra những con người toàn diện vừa
"hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức, có sức khỏe, thẩm mỹ,
Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả
cuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục
mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều
có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không
phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính Người luôn căn dặn: "Vì lợi
ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
ngưòi"
(4)
; "Muốn xây dựng CNXH trước hết cần phải có con người xã hội
chủ nghĩa"
(5)
và Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà
nên". Bởi con người là nhân tố quan trọng quyết định vận mệnh của mỗi
cộng đồng; họ là lực lượng thực hiện mọi sự vận động của xã hội. Kết quả
của sự vân động là tổng hòa của mọi tác động, mọi khuynh hướng, mọi
nhận thức và hành động. Do đó việc giáo dục để mọi người nhận thức được
đầy đủ và thống nhất, có trình độ tương ứng và quyết tâm cao thì mới thực
hiện được mục tiêu, chiến lược của vận động xã hội. Với Hồ Chí Minh
ngay từ những tháng năm tìm đường cứu nước ở nước ngoài, Người đã hết
sức quan tâm tạo dựng cơ sở đầu tiên cho sự phát triển và bồi dưỡng năng
lực của trẻ. Năm 1924, Người đã viết trên Le Paria giới thiệu hệ thống giáo
dục mầm non của Liên Xô nhằm cải thiện giáo dục của xã hội và giải
phóng phụ nữ. Trong nhiều bài phát biểu, Người đã chỉ thị cho ngành y tế
và giáo dục phối hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo

dục trẻ em. Người khẳng định: Con trẻ là cái mầm cái búp của dân tộc.
Con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi, thì dân tộc mới có thể tự
cường, tự lập. Có thể nói, Giáo dục mầm non là giai đoạn ban đầu rất quan
trọng để hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Ngay sau khi đất nước vừa giành được độc lập (1945), Nhà nước non
trẻ đầu tiên của Việt Nam ra đời đã phải đối phó với hàng loạt nguy cơ,
thách thức. Đó là nguy cơ của "giặc đói", "giặc dốt" và đặc biệt là "giặc
ngoại xâm". Trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", Chủ tịch Hồ Chí Minh
4
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.2002, tập 9 Tr 222.
5
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.2002, tập 10 Tr 310.
10
đã ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, toàn dân học chữ quốc ngữ
và đề ra khẩu hệu : Chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Người nói:
Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu; dân tộc ta có biết đọc, biết viết, biết
chính nghĩa và phi nghĩa thì quan điểm đường lối, chính sách của Đảng
và Chính phủ mới đi vào cuộc sống, mới trở thành động lực của cách mạng,
thúc đẩy công cuộc kháng chiến cứu quốc thắng lợi.
Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, hơn 90% dân số mù chữ,
thực hiện lời dạy của Bác, chỉ sau một năm "Diệt giặc dốt" nhân dân ta đã
cơ bản thoát khỏi nạn mù chữ, đời sống văn hóa mới từng bước được xác
lập trong cuộc sống. Đó là một kỳ tích về phát triển giáo dục trong lịch sử
giáo dục Việt Nam.
Nhân ngày khai trường đầu tiên khi nước nhà mới giành được độc
lập, Bác Hồ đã gửi thư cho học sinh cả nước với những lời thân ái, đầy tâm
huyết vừa động viên, căn dặn, khuyên dạy thế hệ trẻ, vừa khẳng định vai
trò to lớn của giáo dục trong sự nghiệp kiến quốc: "Non sông Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang
để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ

một phần lớn ở công học tập của các cháu"
(6)
Trong thư gửi các bạn thanh niên, Người viết: Thật vậy nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên. Thanh niên
muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện
tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai
đó.
Tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn ngành giáo dục, tháng 5 năm 1956,
Người nói: "Trong việc kiến thiết đất nước về mọi mặt, ta thiếu rất nhiều
về cán bộ như kỹ sư, chuyên gia, thợ lành nghề, thày dạy học. Vì vậy phải
phát triển mạnh Đại học và chuyên nghiệp, phải chú trọng cấp hai, cấp
một và vỡ lòng"
(7)
6
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật, tập 4, HN.1976, Tr 359.
7
Hồ Chí Minh tuyển tập , Nxb Sự thật, tập 7, HN.1976, Tr 339.
11
Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù bận trăm công
ngàn việc nhưng Người vẫn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong
bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục (16/10/1968) Bác đã viết : "Dù
khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt"
(8)
.
Người cũng luôn căn dặn: Giáo dục nhằm đào tạo những người kế
tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta. Do đó các
ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm
hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự
nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới.
Cả cuộc đời, Người chỉ có một hoài bão lớn nhất là làm sao cho nước

nhà được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chính vì vậy, Người đã đặt ra động cơ,
mục tiêu mà các nhà trường cần phải thực hiện trong hoạt động dạy và học
là: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể,
giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại "
(9)
, "Học để tu dưỡng đạo dức
cách mạng", "Học để tin tưởng", "Học để hành"
(10)
.
Tuy Bác đã đi xa song những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về giáo dục và đào tạo luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở
Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chủ
trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta
qua các thời kỳ cách mạng, xác định chiến lược đào tạo con người, mà còn
góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng thời đó cũng
là những bài học, kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết
thực và hiệu quả đối với những người làm công tác giáo dục nói riêng và
ngành giáo dục - đào tạo nói chung. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất
nước, những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí minh về giáo
dục luôn là định hướng quan trọng để toàn Đảng, toàn quân và dân ta vững
bước đi lên CNXH - con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
8
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.2002, Tr 396.
9
Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Giáo dục, tái bản 1990.
10
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật, HN.1976, tập 4, Tr 425.
12

3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; kế tục và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn và
cao cả của Người, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã có nhận
thức, quan điểm đúng đắn, sáng suốt về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của
giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu: Dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta vừa tiến hành lãnh
đạo nhân dân diệt giặc dốt, vừa tiến hành cải cách nền giáo dục kiểu cũ
thành nền giáo dục mới của một đất nước độc lập, một nền giáo dục đào tạo
thế hệ trẻ thành những công dân kiểu mới của chế độ xã hội mới.
Trong hơn một nửa thế kỷ qua, chúng ta đã tiến hành ba cuộc cải
cách giáo dục nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu cách mạng trong từng giai
đoạn lịch sử. Lần cải cách thứ nhất được Hội đồng Chính phủ thông qua
vào tháng 7/1950, Bộ Quốc gia Giáo dục ban hành và thực hiện từ năm
1950. Tháng 6/1956 chính quyền Cộng sản Miền Bắc thực hiện cuộc cải
cách giáo dục lần thức hai nhằm phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là: chuẩn
bị tiến lên CNXH và xây dựng Miền Bắc thành hậu phương lớn chi viện
cho chiến trường Miền Nam. Tháng 1/1979 Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ban hành Quyết định số 14 về cải cách giáo dục lần thứ
ba, được triển khai thực hiện từ năm 1981.
Trải qua các thời kỳ Đại hội, nhất là từ Đại hội lần thứ VI (12/1986)
đến nay Đảng ta đã có những bước phát triển đổi mới về tư duy, Đảng và
Nhà nước ngày càng quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Tiếp tục điều
chỉnh, đổi mới để giáo dục ngày càng phát triển. Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1993) đã ra Nghị quyết về "Tiếp
tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo" với 4 quan điểm và 12 chủ
trương, chính sách, biện pháp lớn để phát triển giáo dục. Trong đó nhấn
mạnh: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng

đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện các mục
13
tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước; phải coi giáo dục là một
hướng chính của đầu tư phát triển.
Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ra
Nghị quyết về: "Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2020". Đây là
sự kế thừa, hoàn thiện và nâng cao những tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo
dục của Đảng trong hoàn cảnh mới; khẳng định "Giáo dục - đào tạo là sự
nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân"
(11)
, nền giáo dục của
nước ta thực sự là của dân, do dân, vì dân. Mọi người đều có quyền và
nghĩa vụ học tập; mọi người phải chăm lo cho giáo dục; thực hiện công
bằng trong giáo dục - đào tạo. Nghị quyết cũng xác định rõ các mục tiêu
đến năm 2020 mà giáo dục - đào tạo cần phải thực hiện. Trong đó có mục
tiêu: "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ
em trong độ tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình"
(12)
.
Bước sang thế kỷ XXI với mốc lịch sử cực kỳ quan trọng - thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đảm bảo thành công
sự nghiệp này phải lấy việc phát huy yếu tố con người làm yếu tố cơ bản
cho sự phát triển nhanh và bền vững. Kế thừa, hoàn thiện và nâng cao
những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong giai
đoạn mới, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) khẳng
định: "phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững"

(13)
. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4/2006) tiếp tục nhấn
mạnh "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước"
(14)
. Chính vì vậy mà việc tạo bước chuyển biến mạnh về phát
triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục - đào tạo, khoa học và công
11
ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị TW2 (khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, HN.1997,Tr 30.
12
ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị TW2 (khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, HN.1997,Tr 31.
13
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN.2001,Tr 112.
14
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN.2006,Tr 94,95.
14
nghệ đã được xác định là một trong ba khâu đột phá then chốt để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (01/2011) trên cơ sở kế thừa
những tư tưởng chỉ đạo có tầm chiến lược của các kỳ đại hội trước đó, Đại
hội XI tiếp tục quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, với tinh thần chỉ
đạo quyết liệt cùng với những định hướng khá cụ thể. Đại hội đã xác định
rõ những nội dung đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, đó
là:"Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học;
đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lương giáo dục, đào
tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực
hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của đất nước. Xây dựng

môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia
đình và xã hội, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi
công dân được học tập suốt đời"
(15)
.
Những quan điểm định hướng phát triển giáo dục thể hiện trong văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chứng tỏ tầm nhìn cho một giai đoạn mới,
đặt hoạt động giáo dục - đào tạo gắn liền với xu thế phát triển chung của
nhân loại và của quốc gia. Đó là nền tảng tư tưởng vững chắc để giáo dục -
đào tạo Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” như
mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2020, Đảng ta
đã xác định 5 quan điểm phát triển, xây dựng mục tiêu tổng quát: "Phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát
15
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN.2011,Tr 41.
15
triển cao hơn trong giai đoạn sau"
(16)
; đồng thời xác định 3 khâu đột phá
chiến lược:
"(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách
hành chính.
(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục

quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng
dụng khoa học, công nghệ.
(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công
trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn."
(17)
Từ đó Đảng định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi
mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo với những nội dung sau:
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động
lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Chú trọng phát hiện, bồi
dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội
hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với
gia đình và xã hội.
- Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi.
Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng
16
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN.2011,Tr 103.
17
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN.2011,Tr 106.
16
ngy cng cao. Phỏt trin mnh v nõng cao cht lng dy ngh v giỏo
dc chuyờn nghip. Thc hin ng b cỏc gii phỏp nõng cao cht
lng giỏo dc i hc. Tp trung u t xõy dng mt s trng, khoa,

chuyờn ngnh mi nhn, cht lng cao.
- i mi mnh m ni dung, chng trỡnh, phng phỏp dy v hc
tt c cỏc cp, bc hc. Tớch cc chun b t sau nm 2015 thc hin
chng trỡnh giỏo dc ph thụng mi. M rng v nõng cao cht lng o
to ngoi ng. Phỏt trin nhanh v nõng cao cht lng giỏo dc vựng
khú khn, vựng nỳi, vựng ng bo dõn tc thiu s. y mnh phong tro
khuyn hc, khuyn ti, xõy dng xó hi hc tp. Thc hin tt bỡnh ng
v c hi hc tp v cỏc chớnh sỏch xó hi trong giỏo dc.
Nh vy nhng quan im ch o ca ng v Nh nc ta nờu trờn
ó th hin kinh nghim lónh o giỏo dc - o to ca ng v Nh
nc, phự hp vi tinh thn chung ca thi i v thc tin t nc.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Đảng và Nhà nớc
luôn coi trọng giáo dục - đào tạo, xem giáo dục - đào tạo l lnh vc then
cht; luôn có định hớng phát triển hoàn thiện quan điểm đờng lối, chính
sách về GD-Tcủa nớc nhà; luôn to iu kin cho GD-T thc hin s
mnh i trc, ún u nhm mc tiờu phỏt trin t nc nhanh, mnh,
vng chc.
Nhng quan im nờu trờn l c s cho vic nhn thc ỳng n hot
ng giỏo dc tng a phng, t ú tỡm ra gii phỏp phự hp nhm
nõng cao cht lng giỏo dc cỏc a phng núi riờng v phỏt trin s
nghip giỏo dc - o to trong c nc núi chung.
II. V TR, VAI TRề CA GIO DC - O TO NểI CHUNG V GIO
DC MM NON NểI RIấNG TRONG GIAI ON HIN NAY
1. Quan nim v giỏo dc - o to v vai trũ ca giỏo dc - o
to i vi s nghip i mi nc ta
* Quan nim v giỏo dc - o to
17
Giáo dục là hoạt động đặc trưng, tất yếu của xã hội loài người, nhằm
chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản
xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm lịch sử

xã hội của loài người, kỹ năng và thái độ, bồi dưỡng tình cảm đạo đức,
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách cho con người.
Hoạt động giáo dục bao gồm bốn mặt cơ bản nhất: giáo dục đạo đức
(đức dục), giáo dục trí tuệ (trí dục), giáo dục thẩm mỹ (mỹ dục), giáo dục
thể chất (thể dục).
Ngày nay giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là một bộ phận
của quá trình xã hội; là một hệ thống mở đáp ứng nhu cầu học hỏi, tự hoàn
thiện của mọi người, ở mọi lứa tuổi; được thực hiện một cách linh hoạt,
mềm dẻo; với các điều kiện phương tiện, thiết bị khác nhau; với các kiểu
dạy học đa dạng, linh hoạt, mềm dẻo khác nhau.
Xét trong mối quan hệ với chính trị, từ khi xã hội phân chia thành
giai cấp, giáo dục trở thành một phương thức đấu tranh giai cấp.
Xét trong mối quan hệ với kinh tế, giáo dục là một bộ phận của quá
trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội. Trong thời đại ngày nay,
giáo dục là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển.
Xét trong mối quan hệ với văn hóa, giáo dục là phương thức chủ yếu
để giữ gìn, phổ biến, giao lưu và phát triển văn hóa.
Giáo dục luôn mang tính lịch sử cụ thể, nó biến đổi theo các giai
đoạn phát triển xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội.
Đào tạo là quá trình giáo dục nghề nghiệp làm cho con người có
những năng lực, nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn tri thức và kỹ năng,
nghiệp vụ nhất định.
Đào tạo là nội dung của giáo dục trong nhà trường, hướng về giáo
dục chuyên môn nghiệp vụ.
18
Ở nước ta, giáo dục - đào tạo còn được dùng để chỉ hệ thống tổ chức
bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo và vận hành hoạt động giáo dục - đào tạo
của đất nước.
* Vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự nghiệp đổi mới ở nước
ta

Với tư cách là một thành tố cơ bản của nền văn hóa dân tộc, giáo dục
- đào tạo có một vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Nói giáo dục là quốc sách hàng đầu có nghĩa là chính sách giáo dục
của Đảng và Nhà nước có tầm quan trọng vào bậc nhất trong tất cả các
chính sách. Chính sách giáo dục có vai trò quyết định trong việc đưa nước
ta thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển, phấn đấu để đạt tới mục
tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".
Chính sách giáo dục coi trọng nhân tố con người, nguồn lực, tiềm lực
con người Việt Nam. Giáo dục ngày càng có ý nghĩa quyết định trong việc
thay đổi nền sản xuất vật chất của xã hội; nó là yếu tố bên trong, yếu tố cấu
thành của nền sản xuất xã hội.
Giáo dục - đào tạo là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế
- xã hội, là mục tiêu, khâu đột phá để phát triển nguồn nhân lực.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành, phát triển nhân cách con người
nhằm thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Nói cách khác, phát triển giáo dục nhằm phát triển con người bền
vững để phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu đào tạo là đào tạo cho mọi thành phần kinh tế, đội ngũ
người lao động, công nhân lành nghề, các nhà quản lý, kinh doanh, các nhà
khoa học công nghệ…
19
Vì vậy đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển, là đầu tư
ngắn nhất và tiết kiệm nhất để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giáo dục là cơ sở để xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ xã
hội chủ nghĩa.
Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng lối sống và con người mới của
xã hội. Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ công dân

trung thành với sự nghiệp cách mạng, có đầy đủ tài năng, phẩm chất và bản
lĩnh để vượt qua những thách thức của thời đại và dân tộc, đưa đất nước
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa hòa nhập với trào lưu phát
triển tiến bộ của nhân loại trong thời đại toàn cầu hóa.
Như vậy giáo dục có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất và
tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục là cơ sở để thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta.
2. Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc
dân, thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ từ ba tháng đến sáu tuổi.
Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng, là cấp học nền tảng
đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người; là nền
tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc
dân. Bởi "mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một"
(18)
.Trẻ được tiếp cận với giáo
dục mầm non càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của
trẻ ở các giai đoạn tiếp theo. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ
chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng
của giáo dục cho mọi người.
Giáo dục mầm non giúp trẻ em hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thể chất,
18
Luật giáo dục số 38/2005/QH10 ngày 14/6/2005, trang 06
20
thẩm mỹ; một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể, hài hòa của trẻ
về thể lực, ngôn ngữ, tình cảm xã hội; mặt khác chuẩn bị một cách đầy đủ
về tâm thế để trẻ thích nghi với một giai đoạn mới.

Giáo dục mầm non được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn trẻ ở độ
tuổi nhà trẻ (trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi), giai đoạn trẻ ở độ tuổi mẫu
giáo (trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi).
Giai đoạn trẻ ở độ tuổi nhà trẻ: Đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh
về mặt thể chất, có nhu cầu gắn bó, giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người
gần gũi và có những bước phát triển về mặt ngôn ngữ, tình cảm. Đó là dấu
hiệu khởi đầu của sự hình thành nhân cách. Bởi vậy việc uốn nắn và giáo
dục trẻ trong trường mầm non giúp trẻ phát triển cân đối về mặt thể chất,
khỏe mạnh, nhanh nhẹn và có những thói quen tốt ngay từ những ngày đầu
hình thành nhân cách là vô cùng cần thiết.
Giai đoạn trẻ ở độ tuổi mẫu giáo: Ở giai đoạn này vui chơi là hoạt
động chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ; nhu cầu giao tiếp của trẻ đối với
con người, với môi trường thiên nhiên và xã hội trở nên mạnh mẽ. Ở độ
tuổi này trẻ rất linh động và thông minh, cơ thể phát triển nhanh; trẻ thích
làm việc một mình, thích được tự do chạy nhảy, leo trèo mà không bị người
lớn cấm đoán; tính tò mò, thích phám phá và bắt trước người lớn, Do đó
nhà trường mầm non lại càng có vai trò quan trọng. Đó là, làm thế nào để
trẻ phát triển hài hòa, cân đối, phát huy được tư duy, sáng tạo của trẻ, giúp
trẻ có những thói quen và các đức tính tốt thông qua các hoạt động "Học
mà chơi, chơi mà học", giáo dục tính xã hội, tính tập thể trở thành bản năng
mới của thế hệ đang lớn ngay từ ở lứa tuổi mầm non.
Giáo dục mầm non là một loại hình giáo dục đặc biệt khác với giáo
dục phổ thông cả về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt
động giáo dục. Khoản 1 Điều 23 Luật giáo dục 2005 nêu rõ: "Nội dung
giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của
trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển
cân đối về cơ thể, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ
phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh,
21
chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu

biết, thích đi học"
(19)
.
Như vậy, cấp học mầm non được ví như một cái nôi giúp trẻ phát
triển về thể lực; hình thành và phát triển ở trẻ những phẩm chất nhân cách,
năng lực, trí tuệ và kỹ năng ban đầu, đặt nền móng và cơ sở vững chắc để
trẻ em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản khác trong tương lai.
Hơn thế nữa, giáo dục mầm non đối với thị xã Lai Châu lại càng có
vị trí quan trọng. Bởi, trong những năm qua, nhiệm vụ “chăm lo phát triển
giáo dục mầm non” tuy đã được lãnh đạo địa phương và các ban ngành,
đoàn thể trong Thị xã quan tâm. Song thực tế cho thấy: Tỉnh Lai Châu nói
chung và Thị xã nói riêng mới được chia tách và thành lập năm 2004, lực
lượng cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác tại các sở ban, ngành
của tỉnh và của Thị xã đa phần là trẻ hóa dẫn đến số trẻ em trong độ tuổi
mầm non tăng đột ngột trong khi cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư
chưa tương xứng làm cho tình trạng quá tải về số học sinh/lớp ở các trường
trung tâm diễn ra khá phổ biến ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ. Thị xã chưa có cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập,
chất lượng giáo dục còn có sự chênh lệch giữa các xã, phường. Giáo dục
mầm non ở các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số còn nhiều bất cập. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
còn nhiều mặt hạn chế. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh,
hiệu quả cha cao. Công tác phối hợp tham gia giáo dục của chính quyền các
xã, phường, các ban, ngành, đoàn thể chưa mạnh, thiếu đồng bộ; sự phối hợp
giữa “nhà trường-gia đình-xã hội” chưa thường xuyên, liên tục
Với những nội dung như đã trình bày ở trên, hơn lúc nào hết việc
nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu
nói riêng và trong cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay là vô cùng
cần thiết và cấp bách.

19
Luật giáo dục số 38/2005/QH10 ngày 14/6/2005, trang 06
22
Chương II
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON
Ở THỊ XÃ LAI CHÂU - TỈNH LAI CHÂU
( TỪ NĂM HỌC 2005-2006 ĐẾN NĂM HỌC 2009 - 2010)
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM , TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ LAI CHÂU
1. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên
Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ
đô Hà Nội hơn 400km về phía Đông Nam; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh
Vân Nam Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và Đông
Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam giáp với tỉnh Sơn
La. Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam; núi đồi cao và dốc xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp; giữa
hai dãy núi là phần đất tương đối rộng thuộc lưu vực sông Đà. Lai Châu có
đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 237km; là một trong những
tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý, quốc phòng, an ninh trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Thị xã Lai Châu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của
tỉnh, được thành lập theo Nghị định 176/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của
Chính Phủ. Phía Bắc giáp với huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường, phía
Nam và phía Đông giáp huyện Tam Đường, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ.
Vị trí địa lý trên tạo cho thị xã các lợi thế: Có vị trí quan trọng trong
chiến lược về quốc phòng và an ninh của Tỉnh. Nằm trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc nên có thuận lợi trong giao lưu, trao đổi
23
hàng hoá, dịch vụ trong tỉnh và với các tỉnh lân cận; có lợi thế phát triển
thương mại, du lịch, dịch vụ và các ngành kinh tế trọng yếu. Có đường quốc
lộ 4D chạy qua nối với cửa khẩu Ma Lù Thàng (đi Mông Tự - Trung Quốc)

là lợi thế của thị xã trong phát triển giao lưu ngoại thương. Nằm trên tuyến
du lịch Điện Biên - Sa Pa, qua khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên (Lào
Cai) tạo thuận lợi cho thị xã phát triển du lịch. Kết nối thuận lợi với vùng
sông Đà là lợi thế trong phát triển kinh tế.
Thị xã Lai Châu có địa bàn gọn, địa hình tương đối bằng phẳng với
diện tích tự nhiên 7.083ha, dân số 26.934 người (chiếm 7,2% dân số của
tỉnh), mật độ dân số 380 người/km
2
với 17 dân tộc anh em cùng sinh sống,
trong đó dân tộc Kinh 67%, Giấy 17,5%, Thái 8,5%, H'Mông 6%, còn lại là
các dân tộc khác chiếm tỉ lệ rất ít. Thị xã Lai Châu có 5 đơn vị hành chính
(2 xã, 3 phường) với 70 phố bản, trong đó có một xã khó khăn và một xã
đặc biệt khó khăn. Hiện tại thị xã Lai Châu đang trong thời kỳ xây dựng đô
thị, phấn đấu đến năm 2015 thị xã Lai Châu trở thành đô thị loại ba.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
Là một Thị xã miền núi đặc thù, thị xã Lai Châu được Đảng, Nhà
nước quan tâm với nhiều chủ trương chính sách lớn, kịp thời; nhân dân các
dân tộc thị xã Lai Châu có truyền thống đoàn kết, dũng cảm, cần cù trong
lao động sản xuất. Trong 5 năm vừa qua, cán bộ, đảng viên, nhân dân các
dân tộc thị xã Lai Châu đã kiên trì vượt qua khó khăn thử thách của một thị
xã mới thành lập, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những kết quả đáng kể
trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương
mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Giá trị sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đáng kể; sản xuất nông nghiệp được quan
tâm chỉ đạo; tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng đô thị được
đầu tư đồng bộ, hiện đại. Văn hóa - xã hội có bước phát triển mạnh; đã có
sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. Quy mô
trường lớp được mở rộng; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng, mạng lưới y

24
tế cơ sở được củng cố. Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm
có bước chuyển biến căn bản. Chính trị xã hội ổn định, quốc phong an ninh
được tăng cường, khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững. Công tác
xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiều
chuyển biến, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở
Đảng được nâng lên.
Một số chỉ tiêu đạt được trong 5 năm vừa qua như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân 21,5%.
+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,3 triệu đồng/người/năm
(tăng 2,6 lần so với năm 2005).
+ Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng thương mại, dịch vụ chiếm 47%, công
nghiệp, xây dựng 45% (tăng 15,5% so với năm 2005); nông, lâm nghiệp
8% (giảm 13,5%).
+ Tổng giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu tăng bình quân qua các
năm đạt 31,8%/năm, trong đó kim nghạch xuất khẩu đạt 11%.
+ Tổng thu ngân sách địa phương trong 5 năm đạt 424 tỷ đồng, trong
đó thu trên địa bàn 295 tỷ đồng, mức tăng thu bình quân hàng năm 21%.
+ Tổng chi ngân sách địa phương 424 tỷ đồng, mức tăng chi bình
quân hàng năm là 33%.
+ Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quân
hàng năm đạt 65 tỷ đồng tăng gần 3 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình
quân đạt 26,5%/năm.
+ Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt
31,8 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp là
1.617ha, tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 130,3% tăng 26% so với
năm 2005. Diện tích cây công nghiệp dài ngày 652,6ha; trong đó cây chè
555,7 ha giảm 233,4ha so với năm 2005, năng xuất đạt 13tấn/ha tăng 3,6
tấn/ha so với năm 2005. Trong chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
25

×