Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
***
DƢƠNG THỊ HUỆ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
MÔI TRƢỜNG ĐẤT BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI
THUỐC BVTV – DDT TỪ KHO THUỐC
BVTV TẠI THỊ TRẤN HỮU LŨNG,
HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Thái Nguyên – năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
***
DƢƠNG THỊ HUỆ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
MÔI TRƢỜNG ĐẤT BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI
THUỐC BVTV – DDT TỪ KHO THUỐC
BVTV TẠI THỊ TRẤN HỮU LŨNG,
HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Lợi
Thái Nguyên – năm 2014
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Ngƣời thực hiện luận văn
Dƣơng Thị Huệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của cơ sở đào tạo, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Phòng Quản lý và đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Lợi đã hết lòng
tận tụy hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và cổ vũ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Ngƣời thực hiện luận văn
Dƣơng Thị Huệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCN, BGH:
Ban chủ nhiệm, Ban giám hiệu
BVMT :
Bảo vệ môi trường
BVTV :
Bảo vệ thực vật
DDT :
Dichloro Diphenyl Trichloroethane
QCCP :
Quy chuẩn cho phép
QCVN :
Quy chuẩn Việt Nam
VSV :
Vi sinh vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Trang
Bảng 1.1: Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất
18
Bảng 2.1: Quy cách hố trôn xử lý đất nhiễm DDT 25
Bảng 2.2: Định mức chế phẩm sinh học để xử lý DDT trong đất 27
Bảng 2.3: Khối lượng đất ô nhiễm cần xử lý 28
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất ngành nông- lâm - thủy sản của huyện Hữu Lũng 33
Bảng 3.2: Hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi huyện Hữu Lũng 34
Bảng 3.3: Một số sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu 35
Bảng 3.4: Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV - DDT trong đất 37
Bảng 3.5: Kết quả phân tích mẫu đất trước khi xử lý bằng phương pháp hóa
học 39
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất ở giai đoạn 1 39
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất ở giai đoạn 2 40
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất ở giai đoạn 3 40
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng đất 3 giai đoạn 41
Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu đất trước khi xử lý bằng phương pháp xử lý
sinh học tự phân hủy 43
Bảng 3.11: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất ở giai đoạn 1 43
Bảng 3.12: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất trước khi bổ sung thêm
chế phẩm sinh học ở giai đoạn 2 44
Bảng 3.13: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất sau khi bổ sung thêm
chế phẩm sinh học ở giai đoạn 2 45
Bảng 3.14: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
Bảng 3.15: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất trước khi bổ sung thêm
chế phẩm sinh học ở giai đoạn 3 sau khi bổ sung thêm chế phẩm sinh học ở giai
đoạn 2 47
Bảng 3.16: Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng đất 3 giai đoạn 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Trang
Hình 3.1: Đồ thị hàm lượng DDT trong đất qua 3 giai đoạn sau xử lý 41
Hình 3.2. Đồ thị hàm lượng DDT trong đất qua 3 giai đoạn sau xử lý 488
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Yêu cầu của đề tài 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài 6
1.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7
1.2. Ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến môi trường và sức khỏe con người 11
1.3. Tiêu chuẩn về giới hạn tối đa cho phép của Dư lượng hóa chất BVTV của
Việt Nam 18
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
2.2. Nội dung nghiên cứu 21
2.2.1. Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 21
2.2.2. Đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường đất từ thuốc bảo vệ thực vật DDT.
21
2.2.3. Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý môi trường đất bị ô nhiễm bởi thuốc
bảo vệ thực vật DDT. 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
viii
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 22
2.3.2. Phương pháp khảo sát lấy mẫu đất 22
2.3.3. Phương pháp ứng dụng công nghệ xử lý ô nhiễm đất bởi thuốc bảo vệ thực
vật DDT 24
2.3.3.1. Phương pháp hóa học kết hợp với chôn lấp an toàn 24
2.3.3.2. Phương pháp sinh học tự phân hủy kết hợp với chống lan tỏa, cải tạo đất
bằng trồng cỏ 26
2.3.3.3. Trồng cỏ tạo vành đai chống lan tỏa 28
2.3.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 29
2.3.5.Phương pháp xử lý số liệu 29
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Kết quả đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Hữu
Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2. Các nguồn tài nguyên 31
3.1.3. Thực trạng môi trường 32
3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội 32
3.1.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 36
3.2. Kết quả đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường đất bởi thuốc bảo vệ thực vật
DDT tại kho nông dược cũ thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
36
3.3. Kết quả ứng dụng công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường đất bởi thuốc bảo vệ
thực vật DDT tại khu vực kho thuốc BVTV Hữu Lũng 38
3.3.1. Kết quả phân tích đối với môi trường đất tại các điểm xử lý bằng phương
pháp hóa học kết hợp chôn lấp an toàn 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ix
3.3.2. Kết quả phân tích đối với môi trường đất tại các khu vực xử lý nằm ngoài
nền kho cũ trước và sau khi ứng dụng phương pháp xử lý sinh học tự phân hủy
kết hợp với chống lan tỏa, cải tạo đất bằng trồng cỏ 42
3.4. Đánh giá hiệu quả của việc lựa chọn phương pháp xử lý ô nhiễm. 49
3.4.1. Hiệu quả xử lý môi trường đất sau khi áp dụng 2 phương pháp xử lý 49
3.4.2. Hiệu quả về môi trường 50
3.5.3. Hiệu quả về kinh tế 50
3.5.4. Hiệu quả về xã hội và an ninh chính trị 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
1. Kết luận 52
2. Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới sự phát triển nhanh chóng về sản xuất hàng loạt
các chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong đó có DDT đã được đưa vào sử dụng
trong nông nghiệp. Việt Nam là một nước nông nghiệp và cũng là một trong
những nước sử dụng rộng rãi loại hóa chất này. Việc sử dụng DDT đã mang
lại hiệu quả lớn cho sản xuất nông nghiệp, nhưng việc sử dụng một cách tràn
lan và không đúng quy trình thì sản phẩm này bắt đầu có những tác động tiêu
cực đến con người và môi trường sống.
Một thực trạng hiện nay ở Việt Nam đó là sau nhiều năm hoạt động tại
các điểm chế biến và kho chứa thuốc BVTV-DDT không được quản lý tốt đã
tạo thành những điểm nóng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ở nhiều nước trên thế giới đã có những nghiên cứu và quy định chặt
chẽ về việc sử dụng DDT nói riêng và các hóa chất độc hại khác, thậm chí
còn đưa vào danh sách cấm sử dụng. Ở Việt Nam cũng đã đưa ra các quy định
liên quan đến vấn đề này như: Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày
22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phế duyệt “Kế hoạch xử lý triệt
để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” đã đề cập đến hướng xử
lý cho các kho thuốc BVTV trong cả nước.
Hữu Lũng là một huyện của tỉnh Lạng Sơn có diện tích tự nhiên là 804
km
2
, dân cư sống chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp là chính. Trên địa
bàn thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng có Công ty Cổ phần Hóa chất Vĩnh
Thịnh chuyên sản xuất nông dược và thuốc BVTV phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hữu Lũng nói riêng. Do trong
quá trình sản xuất, Công ty đã gây ra ô nhiễm môi trường và cơ quan chức
năng đã yêu cầu Công ty buộc phải di chuyển hoạt động sản xuất sang khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
vực khác và áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm nhưng đến nay Công
ty lấy lý do không có đủ kinh phí khắc phục ô nhiễm. Sau đó đến đầu năm
1991 thì Công ty này ngừng hoạt động sản xuất, nhà xưởng và thiết bị đã
được tháo dỡ. Hiện tại khu vực sản xuất cũ đã được UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ
đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ kinh phí thực hiện san
lấp, rải vôi và đá cấp phối, trồng cây xanh với tổng diện tích 13.777 km
2
.
Cuối năm 2012 Cục Bảo vệ Môi trường (BVMT) đã tiến hành kiểm tra
đo đạc lượng tồn dư thuốc BVTV và nhận thấy có dấu hiệu ô nhiễm tồn lưu
hóa chất, thuốc BVTV tại khu vực sản xuất hóa chất nông dược cũ. Cục
BVMT đã tiến hành lấy mẫu phân tích, mẫu nước ở khu vực này. Kết quả cho
thấy khu vực kho nông dược cũ và một số điểm xung quanh đã bị ô nhiễm do
sự lan truyền của tồn lưu thuốc BVTV DDT ở các mức độ khác nhau.
Việc cần thiết cần phải có những giải pháp kịp thời để xử lý, khống chế
nguồn ô nhiễm này, nếu không thì sự phát tán ô nhiễm sẽ diễn ra trên phạm vi
rộng gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện nói
chung và địa bàn thị trấn Hữu Lũng nói riêng.
Xuất phát từ thực tế trên và sự cần thiết cần phải xử lý khắc phục ô
nhiễm do tồn lưu DDT tại nền kho thuốc BVTV tại thị trấn Hữu Lũng, huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn nhằm tạo ra môi trường trong sạch cho khu vực,
được sự nhất trí của BGH Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, BCN
Khoa sau đại học, được sự hướng dẫn của Cô giáo T.S. Nguyễn Thị Lợi, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý môi trường đất bị ảnh hưởng
bởi thuốc Bảo vệ thực vật - DDT từ Kho thuốc bảo vệ thực vật tại thị trấn
Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do tồn lưu thuốc BVTV tại
kho nông dược cũ thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường đất khu vực xung quanh kho
thuốc;
- Xử lý, khống chế nguồn ô nhiễm tới môi trường.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Sử dụng các phương pháp phù hợp để đánh giá được mức độ, phạm vi
ô nhiễm tới môi trường đất từ kho thuốc BVTV;
- Xác định, lựa chọn phương án xử lý đạt hiệu quả cả về mặt môi
trường và kinh tế,…;
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Xác định được lượng tồn dư thuốc BVTV-DDT
trong đất
- Các số liệu phân tích tương đối chính xác được sử dụng làm căn cứ để
lựa chọn các phương pháp xử lý và đề xuất các giải pháp phù hợp với địa
phương.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sau khi hoàn thành đề tài sẽ làm cơ sở cho các cơ
quan chức năng quan tâm đến vấn đề BVMT nói chung và xử lý ô nhiễm môi
trường do hóa chất BVTV nói riêng vì sự phát triển bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
* Khái niệm về thuốc Bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp hóa học được dùng để phòng, trừ sâu bệnh, cỏ dại, chuột, hại cây trồng
và nông sản. Thuốc BVTV gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm
sinh vật hại, như thuốc trừ sâu để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trị bệnh
cây. Thuốc BVTV nhiều khi còn là thuốc trừ hại.
Thuốc BVTV-DDT tên thường gọi là Dichloro Diphenyl
Trichloroethane, thuộc nhóm Clor hữu cơ. Là thuốc BVTV rất bền vững trong
tự nhiên đất và nước, có thời gian bán phân hủy rất dài, được xếp vào loại độc
tính loại I và loại II. Nó có khả năng trơ với các phản ứng quang phân, với
Oxy trong không khí. Trong môi trường kiềm nó dễ bị Dehydroclorua hóa.
DDT ít tan trong nước nhưng khi hòa tan trong nước chúng tạo thành huyền
phù. DDT tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như khả năng hòa tan trong
mỡ rất bền do đó DDT được tích lũy qua chuỗi thức ăn. Đến năm 1993 ở Việt
Nam có lệnh cấm sử dụng thuốc BVTV nhóm Clor hữu cơ.
*Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo
có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. (Nguyễn
Thị Lợi, 2006) [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
* Tác hại của DDT đối với môi trường tự nhiên
Các chất thải sinh ra từ quá trình sử dụng hóa chất trong nông nông
nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu làm cho môi trường đất bị ô nhiễm do sự
tồn dư của chúng trong đất quá cao và tích lũy trong cây trồng.
Do thuốc tồn đọng lâu không phân hủy nên nó có thể theo nước và gió
phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Khi bị phát
tán ra khí quyển DDT có khả năng di chuyển hàng nghìn dặm trong khí quyển
đến các khu vực lạnh hơn thì bị kết tủa lại rơi trở lại xuống mặt đất, tích tụ
trong mỡ người và các loài động vật.
DDT có thời gian bán phân hủy là 5 đến 15 năm, DDT có thành phần
tương đối ổn định nên khó bị phân hủy trong môi trường tự nhiên và thâm
nhập các loài chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm
cá nhỏ. DDT trong không khí phải sau 10 năm mới giảm nồng độ xuống tỷ lệ
ban đầu 1/10. DDT là hợp chất chứa Clo gây hậu quả rất độc đối với môi
trường.
* Tác hại của DDT đối với con người, động vật
- Về nhiễm độc cấp tính:
Nếu ăn nhầm thực phẩm chứa vài gram hóa chất trong một thời gian
ngắn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh: kích thích, vật vã, run,
thở gấp, co giật, có thể dẫn đến tử vong.
Người bị nhiễm độc sẽ bị run rẩy, co giật mạnh kéo theo tình trạng ói
mửa, đổ mồ hôi, nhức đầu và chóng mặt.
- Về nhiễm độc mãn tính:
Khi bị nhiễm độc với liều lượng nhỏ trong thời gian dài, chức năng của
gan bị thay đổi: to gan, viêm gan, lượng độc tố (enzim) của gan trong máu có
thể bị tăng lên và DDT tích tụ trong các mô mỡ, sữa mẹ và có khả năng gây
vô sinh cho động vật có vú và chim.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
Gây tổn thương thận và thiếu máu. Nếu bị nhiễm độc vào khoảng 20-
50mg/ngày/kg cơ thể, có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản, đến các tuyến nội
tiết như tuyến giáp trạng, nang thượng thận. Nếu bị nhiễm lâu hơn có thể dẫn
đến ung thư.
* Con đường nhiễm độc
Những người trong vùng nông nghiệp chuyên canh về lúa thường bị
nhiễm độc qua đường nước
Người sống trong vùng chuyên canh về thực phẩm xanh như các loại
hoa màu sẽ bị nhiễm độc qua đường hô hấp.
Người dân vùng đô thị bị nhiễm độc khi tiêu thụ các thực phẩm dễ bị
nhiễm độc.
DDT có thể thâm nhập vào thai nhi qua nước ối và nhau thai của bà mẹ
cũng như qua đường cuống rốn. Khi đã được sinh ra trẻ sơ sinh nhiễm tiếp
qua đường sữa mẹ. Nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bị nhiễm độc thì thai nhi sẽ
chậm phát triển, hệ thống sinh dục của thai nhi có thể bị biến dạng.
1.1.2. Cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài
Đề tài căn cứ vào các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi
trường sau:
- Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban
hành ngày 29/5/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về sửa đổi, bổ sung
một só điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng
Bộ TN&MT về việc “Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường”.
- Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc: Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và
các chất khó phân hủy.
- Thông tư liên tịch số 07/2007/TT-BTNMT ngay 03/7/2007 của Bộ
TN&MT hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi
trường cần phải xử lý.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bắt buộc áp dụng QCVN
15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật trong đất.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Một số ứng dụng công nghệ xử lý môi trường đất bị ảnh hưởng bởi
thuốc BVTV đã được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn.
Công nghệ xử lý bằng các tác nhân ô xi hóa mạnh thông qua giải pháp
công trình và phi công trình để xử lý tồn dư thuốc BVTV của Viện Môi
trường nông nghiệp là một bước tiến đáng kể và khả thi nhất trong công tác
xử lý tồn dư thuốc BVTV trong thời điểm hiện tại. Việc xử lý thí điểm tại
“điểm nóng” ô nhiễm thuốc BVTV ở xã Nam Lĩnh năm 2011 và 2012. Đây là
một trong 3 phương án đang được áp dụng, mang lại hiệu quả cao, an toàn
cho môi trường; đồng thời chi phí thấp nhất. Sử dụng các tác nhân ô xi hóa
mạnh để xử lý tình trạng ô nhiễm thuốc BVTV. Đưa đất bị ô nhiễm lượng tồn
dư thuốc BVTV lên bề mặt để chúng có điều kiện tiếp xúc với các tác nhân ô
xi hóa và tạo phản ứng hóa học để trung hòa hết lượng thuốc BVTV tồn dư
trong đất, kết hợp giữa giải pháp công trình (đưa toàn bộ đất bị ô nhiễm từ 2,5
m dưới lòng đất lên mặt đất để tăng phản ứng ô xi hóa) và giải pháp phi công
trình (sử dụng tác nhân ô xi hóa mạnh kết hợp với nước và các dung môi để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
cô lập thuốc ra khỏi keo đất) để xử lý một cách triệt để diện tích đất bị ô
nhiễm". Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép, Viện
Môi trường Nông nghiệp đã làm thí điểm 350 m2 đất là nền kho chứa thuốc
DDT tại xóm 4, xã Nam Lĩnh, Nam Đàn, kết quả đã giảm dư lượng thuốc từ
2600 ppm phần triệu xuống còn xấp xỉ 3 ppm, đạt hiệu quả 99%. Tuy nồng độ
thuốc BVTV vẫn chưa đạt yêu cầu theo quy chuẩn VN (0,01 ppm), nhưng
điều quan trọng là khu đất đã qua xử lý hầu như không gây tác động xấu đến
môi trường. Năm nay viện tiếp tục xử lý thí điểm lô đất còn lại của kho chứa
thuốc DDT này (liền kề với lô xử lý năm 2011) (Báo điện tử Nông nghiệp
Việt Nam, 2012), [4].
Các nhà khoa học thuộc Bộ môn Vi sinh vật (Viện Khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu phân lập và tuyển chọn được một số
chủng vi sinh vật (VSV) mới có khả năng phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV) trong đất trồng. Phương pháp này vừa đơn giản, chi phí thấp,
hiệu quả cao và đặc biệt không gây ô nhiễm trở lại đối với môi trường. Cùng
với những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, xu hướng xử lý tồn
dư thuốc BVTV trong đất trồng bằng phương pháp sinh học đang được nhiều
nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Với mong
muốn tìm ra một biện pháp xử lý sinh học, từ năm 2001, các nhà khoa học
thuộc Bộ môn Vi sinh vật (VSV) đã tiến hành nghiên cứu đề tài phân lập và
tuyển chọn một số chủng VSV có khả năng phân hủy tồn dư thuốc BVTV.
Theo các nhà khoa học, quá trình phân hủy tự nhiên các hóa chất
BVTV cũng xảy ra trong đất, nhưng rất chậm. Vì vậy, khi sử dụng các chủng
VSV này thì quá trình phân hủy sẽ xảy ra nhanh hơn.
Có thể nói đây là biện pháp cải tạo đất trồng tốt nhất hiện nay ở nước ta
vì áp dụng quy trình xử lý sinh học, bảo vệ được môi trường. Giá thành sử
dụng các chủng VSV này để cải tạo đất cũng tương đối rẻ, khoảng 30-60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
nghìn đồng/ha tùy theo nồng độ thuốc trừ sâu tồn dư trong đất. Sử dụng các
chủng VSV này để cải tạo đất rất có lợi, đặc biệt là các vùng chuyên trồng rau
sạch. Khắc phục hậu quả hóa chất BVTV tồn lưu.
Tổng cục Môi trường và các địa phương đã phối hợp tổ chức tiêu hủy,
xây hầm bê tông kiên cố chôn lấp hàng trăm tấn hóa chất BVTV tồn lưu tại
những điểm “nóng” gây ô nhiễm môi trường.
Điển hình như việc khoanh vùng xử lý ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
tại khu Lùm Nghè, thôn Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ
An). Năm 1970, nơi đây từng đặt Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
Năm 2008, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường đã lựa chọn giải
pháp xây tường rào, đào mương thoát nước với đáy lót than bùn dẫn vào bể
than hoạt tính, đã cách ly khu vực ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật với khu
vực xung quanh, mặt khác trồng cây bạch đàn phủ xanh toàn bộ diện tích ô
nhiễm để cải tạo đất.
Về xử lý ô nhiễm đối với nơi từng đặt kho thuốc bảo vệ thực vật nằm
ngay trong khu dân cư ở thôn Mậu II cũng thuộc xã Kim Liên, Cục Quản lý
chất thải và Cải thiện môi trường đã tiến hành xây kè sâu 2m bao quanh diện
tích đất ô nhiễm; xây bể hoạt tính gom nước mưa.
Đặc biệt, diện tích nền kho thuốc trước đây giờ được trồng cỏ Vertiver,
là loại thực vật có thân cứng và lá sắc nhọn trâu bò không dám ăn, có khả
năng hấp thụ và biến đổi được hóa chất độc hại trong đất, loài cỏ này tự lụi
tàn và tái sinh không cần chăm sóc (Báo điện tử Việt Nam, 2012) [6].
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn đã kết hợp với Công ty cổ
phần dịch vụ và môi trường Hà Nội thực hiện phương án xử lý ô nhiễm do
hóa chất BVTV tồn lưu tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, lựa
chọn phương án công nghệ xử lý bằng Fenton được thực hiện theo hình thức
cuốn chiếu đối với vùng ô nhiễm có nồng độ hóa chất khác nhau và phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
pháp vi sinh để cải tạo, phục hồi tính chất đất sau quá trình xử lý hóa học. Các
phương án xử lý có thời gian xử lý ngắn, thời gian cải tạo, phục hồi và hoàn
trả đất nhanh, xử lý tương đối triệt để đất nhiễm tại khu vực kho thuốc (Sở
TN&MT tỉnh Lạng Sơn, 2012) [18].
Trên thế giới đã có hơn 10.000 dự án xử lý POP và các chất ô nhiễm
khác trong đó có 104 dự án lớn đã được thực hiện xử lý khử độc, DDT cũng
đã được xử lý.
Phương pháp phân hủy sinh học hiếu khí thực hiện bởi Gray và cs,
2002 với khối lượng DDT, DDD, DDE và Toxaphene, Chlordane 22800m
3
,
sau 3 tháng nồng độ các chất đã giảm từ 13000 ppb xuống 750ppb; Các
nghiên cứu sử dụng nấm đảm, các tập đoàn vi sinh vật để xử lý DDT theo
phương pháp EX situ đã được tiến hành ở nhiều nơi (Phạm Tiến Nhất,
2013) [16].
Xử lý DDT bằng phương pháp kỵ khí cũng được áp dụng thành công
với sự bổ sung các nguồn N, P, đường đơn, Na
+
,… đồng thời sử dụng phế liệu
của các ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp cũng là một hướng đi
có nhiều triển vọng.
Mg0 / Pd4 + đã có thể khử clo trong> 99%> 99% DDT chiết (nồng độ ban đầu là
10 mg DDT kg-1 của đất) và> 90%> 90% DDT chiết (nồng độ ban đầu là 50 mg DDT
kg-1 đất) trong bùn đất. Mg0 / Pd4 + cũng đã được tìm thấy có hiệu quả trong
dechlorinating 50 mg kg-1 DDD và DDE, trong đất niên cho khoảng thời gian khác nhau.
GC-MS phân tích cho thấy sự hình thành của 1,1-diphenylethane như là một sản
phẩm cuối cùng từ DDT, DDE và DDD. Để tốt nhất của kiến thức của chúng tôi đây là
báo cáo đầu tiên mô tả các ứng dụng hệ thống Mg0 / Pd4 + cho phục hồi đất DDT, DDD
và DDE bị ô nhiễm. Chúng tôi kết luận rằng phản ứng khử clo khử xúc tác bởi Mg0 / Pd4
+ có thể là một hệ thống đầy hứa hẹn để khắc phục đất bị nhiễm DDT và các sản phẩm
dechlorinated của nó như DDD và DDE (Gautam SK & Suresh S, 2006) [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
1.2. Ảnh hƣởng của hóa chất BVTV đến môi trƣờng và sức khỏe con
ngƣời
Hóa chất BVTV là loại hóa chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử
dụng thích hợp sẽ có hiệu quả đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao
hai lưỡi sử dụng không đúng, sẽ lợi bất cập hại. Trong số đó là ô nhiễm đất.
Sử dụng thuốc BVTV có liên quan trực tiếp tới môi trường đất và nước. Theo
kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây trồng có tới trên 50% số thuốc
phun bị rơi xuống đất. Thuốc tồn trong đất dần dần tuy được phân giải qua
hoạt động sinh học của đất và qua hoạt động của các yếu tố lý hóa. Tuy nhiên
tốc độ phân giải thuốc chậm nếu thuốc tồn tại ở đất với lượng lớn, nhất là ở
đất có hoạt động sinh học yếu, do đó thuốc bị rửa trôi gây nhiễm bẩn nguồn
nước. Sự tồn tại và vận chuyển thuốc BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như cấu trúc hóa học của hợp chất, loại thuốc, loại đất, điều kiện thời
tiết, phương thức tưới tiêu, loại cây trồng và các vi sinh vật khác hiện có trong
đất (Lê Huy Bá, 2008) [1].
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về sử dụng thuốc BVTV trong
sản xuất nông nghiệp, thuốc BVTV đã góp không nhỏ vào việc bảo vệ, tăng
năng suất cây trồng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Do đó
nhiều nông dân coi thuốc BVTV như một vị thuốc thần dược duy nhất để
bảo vệ sản lượng duy nhất trên đất nhỏ nhoi của họ mà lãng quên đi mặt
trái của nó.
Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, lượng hóa chất BVTV được
sử dụng ở Việt Nam, từ năm 1986 đến năm 1990 khoảng 13-15 nghìn tấn (Sở
TN&MT nghệ An, 2011) [15] và thống kê của Viện Bảo vệ thực vật Việt
Nam, năm 1990 lượng thuốc BVTV từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm
2003 tăng lên 45.000 tấn, năm 2005 là 50.000 tấn (Phương Liễu, 2006) [13].
Đây là con số đáng báo động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
Hàng năm Việt Nam sử dụng 14 đến 15 nghìn tấn hóa chất BVTV bình
quân lượng thuốc sử dụng trên 1 ha gieo trồng là 0,4 – 0,5 kg a-i/ha (Lê Huy
Bá & cs, 2000) [2].
Trong những năm qua cùng với việc mở rộng diện tích, chuyển dịch cơ
cấu và quá trình đầu tư thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng, diện tích
nhiễm sâu bệnh ngày càng tăng, do đó lượng thuốc BVTV được dùng cũng có
hướng tăng lên, dẫn đến hiện tượng lạm dụng thuốc BVTV về tăng tần số,
nồng độ thuốc phun thuốc, không đảm bảo thời gian cách ly, phun định kỳ
không theo diễn biến của dịch hại. Các hiện tượng này đã trở thành phổ biến ở
cây trồng nhiễm nhiều sâu bệnh. Nông dân trồng rau vùng ngoại thành Hà
Nội phần lớn vẫn đang sử dụng thuốc định kỳ, số lần và lượng phun còn cao
hơn nhiều so với yêu cầu thực tế. Theo Võ Văn Toàn (2012) [20] thì phần lớn
nông dân không tuân thủ thời gian cách ly, 100% nông dân vùng ngoại thành
Hà Nội vẫn phun thuốc định kỳ để tránh rủi ro, 70% không tuân thủ thời gian
cách ly, có tới 50% nông dân tự tiện phun nồng độ thuốc tăng gấp đôi. Việc
tăng nồng độ thuốc phun có thể xuất hiện dưới 2 dạng:
+ Khi phun thuốc thấy sâu không chết, nông dân có thể tăng lượng
thuốc dùng trên một bình phun.
+ Hai là nông dân vẫn giữ nguyên lượng thuốc phun nhưng giảm lượng
nước phun theo khuyến cáo, như vậy vô hình dung họ đã tăng nồng độ thuốc
phun.
* Ảnh hưởng đến môi trường nước:
Trong nước, thuốc BVTV tồn tại ở các dạng khác nhau và đều có thể
ảnh hưởng đến tác động của nó đối với sinh vật, đó là: hòa tan, bị hấp thụ bởi
các thành phần vô sinh hoặc hữu sinh và lơ lửng trong nguồn nước hoặc lắng
tụ xuống đáy và tích tụ trong cơ thể sinh vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
Thuốc BVTV tan trong nước có thể tồn tại bền vững và duy trì được
đặc tính lý hóa của chúng trong khi di chuyển và phân bố trong môi trường
nước. Các chất bền vững tích tụ trong môi trường nước đến mức gây độc.
Thuốc BVTV khi xâm nhập vào môi trường nước chúng phân bố rất nhanh
theo gió và nước.
Ngoài nguyên nhân do thiên nhiên và ý thức cũng như hiểu biết của
người dân. Một trong những nguyên nhân mà thuốc BVTV xâm nhập thẳng
vào môi trường nước là do việc kiểm sát cỏ dại dưới nước, tảo, đánh bắt cá và
các động vật, côn trùng độc mà con người không mong muốn.
Nguồn nước mặt đã bị ảnh hưởng bởi hóa chất BVTV. Theo kết quả
phân tích hóa chất BVTV nước biển Hồ tỉnh Gia Lai, hồ Lắc tỉnh Đăk Lăk,
nước biển Hồ có chứa dư lượng 2-3 loại trong 15 loại hóa chất chuẩn gốc Clor
hữu cơ, hàm lượng trung bình 0,05-0,06 mg/l. Việc sử dụng hóa chất BVTV
trong nông nghiệp, lâm nghiệp là nguồn gốc sinh ra lượng tồn dư trong môi
trường đất, nước dẫn đến nguồn nước ô nhiễm (Bùi Vĩnh Diện & cs, 2006)
[11].
Nước hồ Lắc dư lượng thuốc BVTV gốc Clor hữu cơ, có mặt 4 loại hóa
chất trong tổng số 15 chất chuẩn. Kết quả phân tích trên chứng minh khoa học
nguồn nước biển Hồ tỉnh Gia Lai, hồ Lắc tỉnh Đăk Lăk nhiễm thuốc BVTV,
trải qua thời gian sử dụng thuốc BVTV lâu dài và nó thấm vào nguồn nước
ngầm. Chính vì vậy nguồn nước hay ngầm nhiễm thuốc BVTV thì nguồn
nước sinh hoạt đều gây hại cho sức khỏe con người (Bùi Vĩnh Diện & cs,
2006) [11].
Lưu vực sông cầu tỉnh Bắc Ninh, tại các vùng thâm canh rau tỷ lệ
lượng thuốc BVTV được sử dụng cáo gấp 3-5 lần các vùng trồng lúa (Bùi
Thúy Hoa, 2007) [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
Ô nhiễm nguồn nước bởi hóa chất BVTV là hiện tượng phổ biến tại các
vùng sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, một lượng
thuốc đáng kể sẽ không được cây trồng tiếp nhận, chúng sẽ lan truyền và tích
lũy trong đất, thấm vào nguồn nước ngầm, làm cho nước ngầm nhiễm các
thuốc BVTV. Nguồn nước giếng đào, nước ngầm nông, nguồn nước mạch lộ
thiên tại thành phố Buôn Ma Thuột có nhiễm thuốc BVTV, với giếng đào có
dư lượng thuốc BVTV gốc Clor hữu cơ, có 11 trong tổng số 15 loại hóa chất
chuẩn, có hàm lượng 0,01-0,558 µg/l. Nguồn nước mạch lộ thiên có dư lượng
thuốc BVTV gốc hữu cơ 6 trên tổng số 15 loại hóa chất, tuy ở nồng độ 0,002
– 0,084 µg/l dưới tiêu chuẩn cho phép (Bùi Vĩnh Diện &cs, 2006) [11].
Việc sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp làm hóa chất
thấm vào đất đến nguồn nước ngầm, làm cho nước ngầm nhiễm hóa chất
BVTV, với lưu lượng tồn đọng như vậy gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng xung quanh rất cao.
* Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều thuốc BVTV. Đất nhận thuốc
BVTV từ các nguồn khác nhau. Tồn lượng thuốc BVTV trong đất đã để lại
các tác hại đáng kể trong môi trường. Thuốc BVTV đi vào đất do các nguồn:
Phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh
vật đi vào đất.
Theo kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây trồng có 50% số thuốc
rơi xuống đất, một phần được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất
giữ lại. Thuốc tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học
của đất và qua tác động của các yếu tố hóa, lý.
Lượng thuốc BVTV tồn dư trong đất gây hại đến sinh vật đất là một
cách gián tiếp tác động tiêu cực đến cây trồng.