Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN _ MỘT VÀI GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÍ LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 30 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH TRÌ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY
VẬT LÍ LỚP 6
Lĩnh vực/ Môn: Vật lý
NĂM HỌC 2014 - 2015
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài Trang 2
II. Mục đích nghiên cứu Trang 3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 3
IV. Phương pháp nghiên cứu Trang 4
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Tổng quan về cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu Trang 5
II. Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu Trang 6
III. Giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài Trang 7
1. Cơ sở đề xuất giải pháp
2. Các giải pháp chủ yếu
3. Một số ví dụ minh họa
IV. Kết quả việc ứng dụng vào thực tiễn Trang 26
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận - Bài học kinh nghiệm: Trang 28
II. Kiến nghị: Trang 28
________________________________________________________________________
Trang 2/ 30
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
“Bảo vệ môi trường” đang là một cụm từ rất “nóng” hiện đang được nhắc


tới rất nhiều không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng mà còn trong
các nhà trường và mỗi gia đình. Vì sao thế? Thực trạng môi trường đang ngày
càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại, khi con người đang ngày phải
đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên, với những thiên tai khắc nghiệt xảy ra
ngày một nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường trên khắp địa cầu cùng song
hành với sự phát triển kinh tế. Sản xuất vẫn không ngừng phát triển tăng trưởng
nhanh trong khi phải chú ý đến việc giữ gìn hành tinh này để bàn giao nó cho
thế hệ sau, bảo đảm một lợi ích cần thiết và sự phát triển lâu dài của mọi thế hệ.
Đó cũng chính là thông điệp chung cho tất cả mọi người trên thế giới. Khó có
thể làm được điều đó khi mà vấn đề giáo dục môi trường trong xã hội, mỗi học
sinh chưa nhận thức được vấn đề này trong quá trình tích hợp vào kiến thức
từng môn học. Ở nước ta, ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã
quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”; ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào
tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong
đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường
và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học
và hoạt động ngoại khoá
Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác
trong trường phổ thông, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường trong quá trình giảng dạy môn Vật lí là vấn đề cần thiết không thể thiếu
được. Bản thân là một giáo viên giảng dạy bộ môn vật lý trong trường THCS,
trước những cấp bách đặt ra của xã hội về vấn đề môi trường, với trách nhiệm
của một công dân và là trách nhiệm của một người giáo viên trong hệ thống giáo
dục quốc dân tôi luôn đề cao vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, vì
vậy tôi luôn cố gắng nghiên cứu tìm tòi và đưa ra những giải pháp để tích hợp
________________________________________________________________________
Trang 3/ 30
hiệu quả việc giáo dục môi trường vào bộ môn vật lý. Trước hết bài viết này tôi
xin được đề xuất một vài giải pháp về tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng

dạy vật lý lớp 6 ở cấp trung học cơ sở.
II. Mục đích nghiên cứu
Việc giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) trong giảng dạy Vật lí nhằm mục
đích để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính
phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả
năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển.
Bên cạnh đó các em nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề
về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có
thái độ, có ý thức trách nhiệm, có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi
trường.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng.
Đề tài “Một vài giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng
dạy Vật lí lớp 6 ở cấp THCS” được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm
sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6 và dựa vào hoạt động dạy của
thầy và học của học sinh, nội dung chương trình môn học.
2. Phạm vi v thi gian nghiên cứu.
- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi vận dụng trước hết ở khối lớp 6 tôi
giảng dạy tại nhà trường trong năm học: 2013 – 2014.
3. Giả thuyết khoa học.
- Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường THCS đặc biệt là nâng cao ý thức
tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng
đắn, tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. Đồng thời sẽ có hành động cụ
thể để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo
vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
________________________________________________________________________
Trang 4/ 30
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp,

thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi
trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng
hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Khảo sát chất lượng học sinh, quan sát hoạt động thực tế của học sinh để đánh
giá về vấn đề nghiên cứu của đề tài.
________________________________________________________________________
Trang 5/ 30
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Tổng quan về cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận:
Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế- xã hội trong
những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng
nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo
vệ môi trường, những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc
sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của
nhân loại và của mỗi Quốc gia. Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường đối với bộ môn Vật lí là việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu biết được
mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và vai trò của con
người trong đó. Từ đó sẽ có thái độ thân thiện với môi trường, yêu quý, tôn
trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa và ý thức được hành động trước vấn
đề môi trường nảy sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các
nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm
nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí,
hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lỡ, lũ lụt, hạn
hán…. Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị

cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ
môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng
cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
________________________________________________________________________
Trang 6/ 30
II. Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu
1. Thực trạng
Môi trường đang ngày bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy vấn đề bảo vệ
môi trường đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên,
rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường
thậm chí còn có những hành động xâm hại đến môi trường. Vậy nên, trong quá
trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh biết cách bảo vệ môi trường, trước
hết là môi trường sống xung quanh các em.
Trong quá trình dạy học Vật lí, các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp
giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên,
đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh.
Hơn nữa trong những tài liệu chính thống như sách giáo viên cũng không có
hướng dẫn cụ thể về việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Trong khi đó,
Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa
đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung
trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính
điều này sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở
rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới
môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
2. Nguyên nhân:
- Thời lượng của một tiết học hạn chế (45 phút) do đó giáo viên giảng dạy
ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
- Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài
liệu, sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng
được nhu cầu và hấp dẫn học sinh.

- Những tài liệu chính thống cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể về vấn
đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khiến nhiều giáo viên còn lung túng
trong cách dạy
________________________________________________________________________
Trang 7/ 30
- Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo
viên còn hạn chế. Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ
thông tin; sử dụng máy chiếu projecter để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử,
tranh ảnh, phim liên quan đến môi trường
III. Giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
1. Cơ sở đề xuất giải pháp:
Hiện nay chúng ta đang đứng trước tình trạng môi trường bị suy thoái
nghiêm trọng. Nguyên nhân do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công
nghiệp đã thải ra môi trường một lượng khí thải rất lớn, làm ô nhiễm nghiêm
trọng đến môi trường sống. Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
như trên sẽ không đem lại hiệu quả, học sinh sẽ không hiểu biết về tác động của
môi trường đối với loài người, như thế sẽ làm môi trường ngày càng mất cân
bằng về sinh thái, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Để cho nội
dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả tôi mạnh dạn trình bày
một số giải pháp tích hợp.
2. Các giải pháp chủ yếu:
a. Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học.
Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống,
từ đó có những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ môi trường thì trước hết cần
chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp với
nhận thức của các em., tránh trường hợp cố tình đưa nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường một cách gượng ép, ít có mối liên hệ với bài học cũng sẽ làm giảm
tính hiệu quả của việc tích hợp. Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong
chương trình học.

Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
• Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
________________________________________________________________________
Trang 8/ 30
• Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để
học sinh tìm hiểu.
• Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em.
b. Thu thập tài liệu về môi trường sinh động và có sức thuyết phục.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin,
việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là
một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và
việc tích hợp bảo vệ môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích
hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp
với yêu cầu, nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng.
c. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nôi
dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một
mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn
không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý
thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích
hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ
môi trường. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nôi dung
học tập của phần đó.
________________________________________________________________________
Trang 9/ 30
d. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin để dạy nội dung tích hợp.
Việc sử dụng máy vi tính và những phần mềm hỗ trợ kết hợp với máy
chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích
hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan

trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực trước các vấn đề về môi trường bị
suy thoái, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những
hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường
đưa lại.
3. Một số ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực (Vật lý 6)
a. Vị trí tích hợp 1: Sau khi học sinh đã rút ra kết luận về những kết quả tác
dụng của lực: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động hoặc
làm nó biến đổi chuyển động hoặc cả hai.
* Tình huống tích hợp 1:
- Giáo viên đưa ra hình ảnh về tai nạn giao thông và thông báo:
Khi tham gia giao thông, nếu các phương tiện đi càng nhanh, chở càng
nặng thì rất dễ gây ra tai nạn. Mà khi gây ra tai nạn với vận tốc càng lớn thì kết
quả tác dụng của lực có thể gây ra đối với con người và các phương tiện giao
thông là càng nghiêm trọng, để lại thiệt hại nặng nề về người và của.

- Giáo viên: Vậy làm thế nào để hạn chế được tai nạn giao thông?
________________________________________________________________________
Trang 10/ 30
- Sau khi học sinh trả lời trên lớp, giáo viên chốt: Khi tham gia giao
thông nên tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, không được đi vượt quá tốc độ
quy định, đặc biệt với học sinh khi tham gia giao thông với các phương tiện như
xe máy, hay xe đạp điện, xe máy điện cần phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an
toàn cho bản thân. Giáo viên có thể đưa ra một số hình ảnh về vi phạm luật giao
thông, cho học sinh phát hiện lỗi sai rồi chốt lại kiến thức và nhắc nhở ý thức
học sinh trong việc tham gia giao thông.


Những hình ảnh vi phạm luật giao thong của học sinh, sinh viên
* Tình huống tích hợp 2:

- Giáo viên thông báo: Ngày nay những cơn siêu bão và song thần xảy ra ngày
càng nhiều với sức tàn phá ngày càng khủng khiếp chưa từng thấy mà nguyên
nhân chính là do sự biến đổi khí hậu gây ra:
________________________________________________________________________
Trang 11/ 30
+ Động đất Ấn Độ Dương năm
2004, cướp sinh mạng 225.000
người, là một trong những thảm
họa gây nhiều tử vong nhất trong
lịch sử thế giới hiện đại.
+ Bão Nargis vào ngày 3/5/2008
tấn công miền nam Myanmar,
làm 138.000 người chết ở Đồng
bằng Irrawaddy.
+ Động đất, song thần tại Nhật
Bản (11/3/2011), khiến 15. 846
người chết, 3 .317 người mất
tích, bị thương 6011 người, số
nhà bị phá hủy hoàn toàn:
128.558
+ Siêu bão Haiyan tại Philippin
(tháng 11/ 2013) làm thiệt mạng
hơn 5000 người
- Biện pháp khắc phục: Cần có những hành động tích cực để bảo vệ môi
trường, chống lại biến đổi khí hậu. Phần này cũng không nhất thiết phải đi sâu,
________________________________________________________________________
Trang 12/ 30
tuy nhiên nếu còn thời gian có thể để học sinh tự nêu ra một số biện pháp góp
phần bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể thông báo riêng về chủ đề về chống
biến đổi khí hậu sẽ được tìm hiểu sâu hơn trong những bài học khác.

Ví dụ 2: Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực
a. Vị trí tích hợp 1: Sau khi rút ra được kết luận về phương, chiều của trọng lực,
học sinh đã biết Trọng lực tác dụng lên tất cả các vật xung quanh nó, trọng lực
có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía trái đất.
* Phương pháp tích hợp: Giáo viên đưa ra cho học sinh quan sát video về một
số hiện tượng thiên nhiên liên quan đến trọng lực. Yêu cầu học sinh quan sát,
nhận biết hiện tượng và giải thích những hiện tượng này có liên quan gì tới kiến
thức của bài học.
Hiện tượng mưa đá.
________________________________________________________________________
Trang 13/ 30
Hiện tượng trượt lở đất.
Hiện tượng lũ ống, lũ quét
Học sinh có thể dễ dàng thấy được chính trọng lực là nguyên nhân trực tiếp tác
dụng lên những cục nước đá trong hiện tượng mưa đá, những mảng đất đá, bùn
nước trong hiện tượng trượt lở đất hay hiện tượng lũ quét, lũ ống khiến chúng
rơi từ trên cao xuống hoặc trượt lăn theo triền dốc gây ra sức tàn phá ghê gớm
về người và của. Sau khi chốt được phần này, giáo viên có thể công bố những
con số về thiệt hại do hiện tượng lũ quét, lũ ống gây ra.
________________________________________________________________________
Trang 14/ 30
- Giáo viên tiếp tục cho học sinh tìm hiểu nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc
xảy ra ngày càng nhiều những hiện tượng thiên tai như lũ quét, lũ ống, trượt lở
đất. Học sinh có thể phát hiện ra được là do việc chặt cây phá rừng bừa bãi ở
đầu nguồn khiến những mảng đất đá trên bề mặt thiếu gắn kết với bên dưới, khi
mưa lũ xảy ra chúng dễ dàng bị quét đi và trôi trượt xuống phía dưới trên những
triền dốc đồi núi trọc.
________________________________________________________________________
Trang 15/ 30
* Cách khắc phục:

- Trồng cây ở đầu nguồn theo đường đồng mức
- Làm ruộng bậc thang
b. Vị trí tích hợp 2: Sau khi cung cấp thông tin “Một vật có khối lượng 100g
thì có trọng lượng là 1N” giáo viên dẫn dắt “Vậy nếu vật có khối lượng 1kg thì
trọng lượng của vật có giá trị là bao nhiêu N?” giúp học sinh tìm ra mối liên hệ
giữa trọng lượng và khối lượng của vật: khối lượng của vật càng lớn thì trọng
lượng của vật tức độ lớn trọng lực tác dụng lên vật càng lớn.
________________________________________________________________________
Trang 16/ 30
* Phương pháp tích hợp:
- Giáo viên đưa ra hình ảnh
về hiện tượng khói bụi và
đặt câu hỏi: “Các em đã biết
tất cả các vật trên trái đất
đều chịu tác dụng của trọng
lực, vậy tại sao những hạt
bụi (khói) lại có thể dễ dàng
bay trong không khí và gây
hại cho con người?
- Học sinh rất dễ để đưa ra được câu trả lời: vì những hạt bụi (khói) có khối
lượng rất nhỏ nên độ lớn của trọng lực mà trái đất tác dụng lên chúng cũng rất
nhỏ không giữ cố định được chúng trên mặt đất, vì thế chỉ với những tác động
rất nhỏ của gió hay các phương tiện và người đi lại chúng có thể dễ dàng bị thổi
tung lên và lơ lửng trong không khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của
con người và mỹ quan của đô thị.
- Giáo viên đặt vấn đề: Vậy làm thế nào để hạn chế được hiện tượng khói bụi và
tác hại của khói bụi gây ra?
- Tùy vào câu trả lời của học sinh, sau đó giáo viên có thể chốt các biện pháp để
hạn chế khói bụi và tác hại của nó: trồng nhiều cây xanh; thường xuyên làm vệ
sinh đường đường xá, nhà cửa; khi tham gia giao thông hay lao động vệ sinh

phải có các dụng cụ bảo vệ: khẩu trang, kính mắt, hạn chế các phương tiện giao
thông,
Ví dụ 3: Bài 21 Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
* Vị trí tích hợp: Sau khi tìm hiểu xong kiến thức của phần I: Lực xuất hiện
trong sự co dãn vì nhiệt học sinh đã biết: Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản
có thể gây ra những lực rất lớn.
* Phương pháp tích hợp:
________________________________________________________________________
Trang 17/ 30
- Giáo viên có thể lần lượt đưa ra những hình ảnh những công trình xây dựng:
đường ray xe lửa, cầu, đường, và yêu cầu học sinh giải thích tại sao khi xây
dựng những công trình đó, người ta thường phải chừa ra những khe hở?
- Học sinh: Trong xây dựng (đường ray xe lửa, nhà cửa, cầu cống cần tạo ra
khoảng cách nhất định giữa các phần để các phần đó còn có không gian để co
dãn nếu không sự co dãn đó sẽ bị cản trở và gây ra lực rất lớn và làm hỏng công
trình.
- Giáo viên: Các em có biết tại sao trong xây dựng người ta lại chọn thép chứ
không phải vật liệu khác để làm lõi chịu lực cho bê tông?
- Học sinh: Vì chúng nở vì nhiệt như nhau nên khi co dãn vì nhiệt chúng không
cản trở lẫn nhau nên không gây ra lực làm hỏng bêtông.
________________________________________________________________________
Trang 18/ 30
Khe hở trong
các công trình
xây dựng
- Giáo viên thống báo: Ngay cả cơ thể chúng ta cũng không tránh khỏi những
ảnh hưởng bởi sự co dãn vì nhiệt. Vì vậy cần có các biện pháp bảo vệ cơ thể,
giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè để tránh bị sốc nhiệt, cần tránh ăn
uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Ví dụ 4: Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt

* Vị trí tích hợp: Trong phần tìm hiểu về các loại nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt
kế khác nhau: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế dầu, nhiệt kế thủy ngân,
* Phương pháp tích hợp:
- Giáo viên thông báo về lợi ích của nhiệt kế thủy ngân: có thể đo được nhiệt độ
trong khoảng biến thiên lớn, nhưng thủy ngân là một chất độc hại cho sức khỏe
con người và môi trường. Thủy ngân có thể dễ dàng bay hơi ở nhiệt độ bình
thường vì thế nó có thể dễ dàng thẩm thấu qua da, qua hệ thống hô hấp và tiêu
hóa nếu nhiễm phải và gây tổn thương tế bào gây ra bênh tật cho cơ thể.
Vì thế trong trường hợp sử dụng nhiệt kế thủy ngân cần phải
tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn.
Ví dụ 5: Bài 23 + 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
________________________________________________________________________
Trang 19/ 30
a. Vị trí tích hợp 1: Sau khi học xong bài 23 học sinh đã biết về đặc điểm của sự
nóng chảy cũng như nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
* Phương pháp tích hợp:
- Giáo viên đưa ra
video về băng tan ở
hai địa cực và yêu cầu
học sinh quan sát nhận
biết hiện tượng rồi đặt
câu hỏi: “Hiện tượng
các em quan sát được
có liên quan gì tới
kiến thức em được
học?”
- Sau khi học sinh trả
lời giáo viên tiếp tục
thông báo: Do sự nóng
lên của trái đất mà

băng ở hai địa cực tan
ra làm mực nước biển
dâng cao ( tốc độ dâng
mực nước biển trung
bình hiện nay là
5cm/10 năm). Mực nước biển dâng cao có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực
đồng bằng ven biển trong đó có đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu
long của Việt Nam.
- Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát đoạn video về viễn cảnh của việt nam
trong tương lai khi mực nước biển dâng cao để cho học sinh thấy vấn đề trái đất
nóng lên và nước biển dâng cao không còn là một điều xa vời mà nó ở ngay đây,
ngay chính đất nước mình và có ảnh hưởng nặng nề đến tất cả mọi người.
________________________________________________________________________
Trang 20/ 30
- Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: “Để giảm thiểu tác hại của việc nước biển dâng
cao, các nước trên thế giới cần phải làm gì?”
- Phần này tùy vào nhận thức của học sinh về vấn đề trái đất nóng lên các em có
thể nêu theo ý hiểu của mình. Sau đó giáo viên chốt lại kèm hình ảnh về hiệu
ứng nhà kính: Để giảm thiểu tác hại của việc mực nước biển dâng cao, các nước
trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển cần có kế hoạch cắt giảm lượng khí
thải gây hiệu ứng nhà kính (là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trái đất nóng
lên).
b. Vị trí tích hợp 2: Sau khi chốt kiến thức bài 24, học sinh đã rút ra được đặc
điểm của 2 quá trình nóng chảy và đông đặc.
* Phương pháp tích hợp:
- Phần này giáo viên có thể đưa ra trước những hình ảnh về hiện tượng băng
tuyết lần đầu tiên ở Sapa đã gây rất nhiều hiếu kì cho du khách. Giáo viên yêu
cầu học sinh giải thích hiện tượng băng tuyết.
________________________________________________________________________
Trang 21/ 30

- Giáo viên đặt vấn đề: băng tuyết khiến cảnh quan trở nên rất đẹp tuy
nhiên nó cũng để lại rất nhiều hệ lụy nguy hại cho con người. Các em hãy cho
biết đó là những hệ lụy gì?
- Sau khi học sinh nêu xong giáo viên chốt lại kèm theo hình ảnh về
những thiệt hại do đợt lạnh bất thường ở Lào Cai: hiện tượng băng tuyết có thể
ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn giao thông, gây thiệt hại nặng nề cho nông
nghiệp thậm chí là tính mạng con người.


- Giáo viên thông báo: Đợt lạnh kéo dài kỉ lục và bất thường chưa từng có ở
Bắc Mĩ vào đầu năm 2014 có những nơi xuống -50
o
C đã ảnh hưởng nặng nề tới
sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất. Nhiều đoạn đường ống dẫn nước bị phá hủy ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của con người. Nguyên nhân là do khi đông
đặc nước không co lại như các chất khác mà nó lại nở ra.
________________________________________________________________________
Trang 22/ 30

- Giáo viên: Những hiện tượng thời tiết tiêu cực trên xảy ra càng trở nên không
đúng quy luật và ngày càng khắc nghiệt đối với con người. Đó cũng chính là
một trong những hệ lụy do biến đổi khí hậu gây ra mà tác nhân tích cực cho sự
biến đổi khí hậu đó chính là sự đối sử tàn tệ của con nguời đối với môi trường
sống. Về chủ đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp trong những giờ học sau.
________________________________________________________________________
Trang 23/ 30
Ví dụ 6: Bài 26 + 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
a. Vị trí tích hợp1 : Sau phần I – Sự bay hơi, học sinh đã biết được: Tốc độ bay
hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của
chất lỏng.

* Phương pháp tích hợp:
- Giáo viên đặt vấn đề: Do nước trên bề mặt trái đất liên tục bay hơi, do hoạt
động của con người và động vật, quá trình quang hợp của cây xanh nên trong
không khí luôn có một lượng hơi nước nhất định. Tuy nhiên nếu độ ẩm không
khí quá cao hay quá thấp liệu có ảnh hưởng gì tới con người?
- Phần kiến thức mở rộng này có thể phân ra làm hai nhóm chính cho các em
thảo luận rồi trình bày kết quả trên lớp và tiến hành thảo luận, nhận xét chung
cả lớp:
+ Nhóm 1: Độ ẩm không khí quá cao có ảnh hưởng gì đến con người, đặc
biệt là ở Việt Nam là một quốc gia có khí hậu đới ẩm, gió mùa? Nêu cách
khắc phục.
+ Nhóm 2: Độ ẩm không khí quá thấp có ảnh hưởng gì đến con người và
nêu cách khắc phục.
- Sau khi học sinh cả lớp đã thảo luận, giáo viên nhận xét đánh giá quá trình
hoạt động của các nhóm rồi chốt lại kèm hình ảnh:
 Độ ẩm không khí quá cao:
- Tác hại:
+ Độ ẩm không khí cao làm quá trình bay hơi xảy ra chậm làm con người
mệt mỏi, khó chịu, quần áo lâu khô, dễ phát sinh ẩm mốc, dịch bệnh.
+ Độ ẩm không khí cao làm kim loại chóng bị ăn mòn, giảm tuổi thọ của các
công trình xây dựng.
+ Độ ẩm không khí cao gây ra sương mù cản trở giao thông, dễ gây tai nạn.
________________________________________________________________________
Trang 24/ 30


- Cách khắc phục : Mỗi người chúng ta cần phải:
+ Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, khai thông cống rãnh, phát quan
bụi rậm, tạo điều kiện cho nước bay hơi nhanh.
+ Sơn phủ các đồ vật để tránh nấm mốc, ăn mòn.

+ Tạo ra nơi làm việc thông thoáng, nhiều ánh nắng mặt trời.
 Độ ẩm không khí quá thấp:
- Tác hại:
+ Độ ẩm không khí quá thấp làm nước bay hơi nhanh dẫn đến khô hạn,
thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
+ Độ ẩm không khí quá thấp khiến hiện tượng bụi càng trở nên trầm
trọng hơn trên các đường phố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con nguời.
+ Độ ẩm không khí quá thấp cũng khiến da khô nứt nẻ, cổ họng khô rát
dễ dẫn đến ho và xuất huyết phế quản,
________________________________________________________________________
Trang 25/ 30

×