Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.18 KB, 48 trang )

1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trong quá trình hội nhập
với nền kinh tế thế giới phải tự khẳng định mình để tồn tại và phát triển. Trong
những năm qua bằng các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vi mô chính phủ và
NNHN đã có những chỉ đạo kịp thời định hướng phát triển cho hệ thống ngân hàng.
Việc mở của hội nhập ngành ngân hàng là một trong những cam kết của Việt Nam
khi gia nhập tổ chức WTO. Đứng trước cơ hội đó ngân hàng Việt Nam gặp không ít
khó khăn một trong những khó khăn đó là rủi ro tín dụng.
Trong quá trình hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội nói riêng luôn tiềm ẩn rủi ro.
Một trong các rủi ro đó là rủi ro tín dụng. Việc cho vay mà không kiểm soát được
hết khách hàng sử dụng nguồn vốn như thế nào?, khi đến hạn thanh toán có đảm
bảo khả năng thanh toán hay không?, hay trong quá trình thẩm định dự án cho vay
ngân hàng không tiếp cận được các thông tin đầy đủ về dự án tất cả đều mang lại
rủi ro cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội.
Sau quá trình học tập, tìm hiểu trên giảng đường cũng như trong thời gian thực
tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội tôi đã chọn đề
tài “ Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –
chi nhánh Hà Nội” làm đề tài cho Khoá luận của mình. Đề tài phù hợp với mức độ
một khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong phòng ngừa rủi ro tín
dụng của NHTM
- Phân tích tìm hiểu về hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội
- Đưa ra một vài kiến nghị về việc phòng ngừa rủi ro rín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội.
3. đối tượng, pham vi nghiên cứu.
- đối tượng nghiên cứu: Phòng ngừa rủi ro tín dụng


2
- Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội
 Thời gian: Các số liệu về tình hình rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng
ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội
trong 3 năm 2009- 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu : các dữ liệu sơ cấp được tạo ra bằng việc phát
bảng câu hỏi, phiếu điều tra để ghi nhận ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng
về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín
dụng. Trao đổi kinh nghiệm trực tiếp qua phỏng vấn các cán bộ tín dụng. Các dữ
liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội trong 3 năm 2009-
2011.
- Phương pháp phân tích dữ liệu : Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng
hợp được ở trên. Ta sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín – chi nhánh Hà Nội, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đển rủi ro tín dụng.
5. kết cấu khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Các phát hiện nghiên cứu và hướng giải quyết.
3
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hà Nội.
1.1một số khái niệm cơ bản

1.1.1.khái niệm về rủi ro và rủi ro rín dụng
1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro.
Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều chứa đựng trong nó yếu tố rủi
ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng nhiều. Ngân hàng cũng là một đơn vị kinh
doanh tuy đối tượng kinh doanh đặc biệt hơn đó là tiền tệ nhưng cũng bị tác động
bởi yếu tố lợi nhuận cao, rủi ro cao trong nền kinh tế. Ngay từ khi ra đời thì rủi ro
gắn liền với ngân hàng nhưng do trước đây nền kinh tế chưa đòi hỏi nhiều dịch vụ
như hiện nay, vì thế rủi ro đơn giản và dễ nhận thấy. Ngày nay, những hoạt động
kinh tế phức tạp và đa dạng nên đòi hỏi Ngân hàng phải thực hiện các nghiệp vụ
ngày càng lớn, phức tạp hơn mới có thể phát triển được trong nền kinh tế sôi động
đầy bắt trắc; do đó, rủi ro cho các ngân hàng thương mại cũng tăng lên mà chúng ta
khó lường trước được. Để hiểu được rủi ro thì có thể hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau tùy theo quan điểm của mỗi người.
Theo Frank Night nhà kinh tế học Mỹ: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được”.
Allan Willet cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc liên quan đến việc xuất hiện một số
biến cố không mong đợi”.
Theo lý thuyết chứng khoán: “Rủi ro là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và
lợi nhuận dự tính mạng lại từ đầu tư”.
Còn trong lĩnh vực ngân hàng thì: “Rủi ro là những biến cố không mong đợi,
những bất trắc xảy ra gây mất mát, thiệt hại về tài sản và thu nhập của ngân hàng”.
Việc loại trừ rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là điều không
thể thực hiện được, song chúng ta có thể lường trước được và giảm thiểu rủi ro đến
mức thấp nhất trong khả năng cho phép, nhằm đảm bảo cho hoạt động của ngân
hàng được thực hiện thuận lợi và mang lại lợi nhuận.
4
1.1.1.2. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả
tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng.
Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi

trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố
đối với dòng chu chuyển tiền tệ, và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của
ngân hàng (The World Bank).
Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các
điều khoản của Hợp đồng tín dụng, Với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả
nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lăi vay,
gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại.
Rủi ro tin dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo cam kết (Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN)
Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không
thanh toán được nợ theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ.
Là rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng
(Dictionary of banking systems, Barron’s Edutional Series, Inc, 1997).
Theo Timothy W-Koch: Khi một ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lời, rủi ro
xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và
lãi theo thoả thuận. Rủi ro tín dụng có sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị
giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán trễ hạn
(Bank management, University of South Carolina, The Dryden Press, 1995, pay
107).
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể rót ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín
dông như sau:
5
- Rủi ro tín dông khi người đi vay sai hẹn (default) trong thực hiện nghĩa vụ trả
nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/ hoặc lãi. Sai hẹn có thể là trễ hẹn (delayed
paymet) hoặc không thanh toán (nonpayment).
- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất về tài chính, tức làm giảm thu nhập ròng.
Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ hoặc ở mức độ cao hơn có
thể dẫn đến phá sản.

1.1.2. Cách hiểu về phòng ngừa rủi ro tín dụng
Theo nghĩa hẹp, chỉ tập trung vào việc ngăn cản rủi ro tín dụng xảy ra, khắc phục
loại bỏ các rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại.
Theo nghĩa rộng, ngoài việc ngăn cản rủi ro tín dụng xảy ra còn sử dụng các biện
pháp kỹ thuật để phát hiện xử lý rủi ro tín dụng một cách kịp thời và hợp lý.
Phòng ngừa rủi ro tín dụng là việc sử dụng hệ thống các biện pháp kỹ thuật chặt
chẽ và thống nhất của các tổ chức tín dụng nhằm khắc phục, hạn chế và lọai trừ rủi
ro tin dụng ra khỏi hoạt động của các Ngân hàng thương mại.(Nguồn :tạp chí
sacombank)
1.2. Nội dung lý thuyết liên quan tới vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới hoạt động của ngân hàng.
Đối với Ngân hàng thương mại, khi rủi ro tín dụng xảy ra, trước hết thu nhập
của ngân hàng giảm sút dẫn đến tỷ suất lợi tức và giá cổ phiếu của ngân hàng giảm
xuống. Việc cổ phiếu giảm giá nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ có thể kéo
theo việc bán hàng loạt cổ phiếu trên thị trường, là điểm khởi đầu của quá trình mua
lại, sáp nhập hoặc thay thế ban quản lý ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể dẫn đế rủi
ro thanh khoản với hành loạt người gửi tiền rút tiền ra khỏi ngân hàng buộc ngân
hàng phải đóng cửa và tuyên bố phá sản. Tổn thất tín dụng làm giảm quỹ dự phòng,
giảm vốn và quỹ của ngân hàng.
1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày càng lớn,
đòi hỏi phải có những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng để đảm
bảo an toàn cho hoạt động của NHTM. Dưới đây là một số biện pháp.
6
1.2.2.1. Nhóm biện pháp truyền thống.
Một là, thực hiện việc phân loại, đánh giá khách hàng và khoản vay.
Để hạn chế rủi ro tín dụng, việc đánh giá và phân loại khách hàng là hết sức cần
thiết. Trên cơ sở đánh giá, phân loại khách hàng, ngân hàng sẽ có chính sách tín
dụng cụ thể áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Do hoạt động kinh doanh của
khách hàng luôn biến động, vì vậy việc thu thập thông tin, đánh giá khách hàng phải

thường xuyên để có chính sách linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, tránh
cứng nhắc, chủ quan. Việc đánh giá khách hàng có thể đánh giá qua các chỉ tiêu:
- Đánh giá uy tín khách hàng: Đánh giá uy tín, tính cách, tư cách đạo đức, phẩm
chất của người đi vay, người điều hành và uy tín của họ với những người xung
quanh như người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối thủ cạnh tranh, đánh giá về lĩnh
vực kinh doanh của doanh nghiệp an toàn hay mạo hiểm.
- Đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp thông qua quyết định thành lập,
giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, đánh giá năng lực của người đại
diện. Từ đó cho biết khả năng trả nợ của người đi vay.
- Phân tích đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp: Xem xét các báo
cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ba năm
gần nhất thông qua tỷ lệ về khả năng thanh toán, tỷ lệ cơ cấu vốn, chỉ tiêu về khả
năng sinh lời, sản phẩm của doanh nghiệp, thị phần của doanh nghiệp trên thị
trường
- Phân tích khả năng tạo lợi nhuận thông qua sản phẩm của doanh nghiệp, chính
sách giá cả, chiến lược kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự ưa
thích sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, chất lượng quản lý chi phí vốn, sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Đồng thời phân tích điều kiện kinh doanh.
Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng cũng cần thường xuyên
đánh giá từng khoản vay, khả năng thu hồi của khoản vay, từ đó đánh giá mức độ
rủi ro và có biện pháp thích hợp bảo đảm thu hồi vốn, an toàn trong hoạt động tín
dụng.
7
Các NHTM cũng cần thường xuyên rà soát, quản lý danh mục tín dụng của mình
để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu tín dụng được NHTM cấp
trên giao, trên cơ sở đó vận dụng phù hợp với thực tế từng địa bàn, từng khoảng
thời gian.
Hai là, thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng.
Trong thực hiện quy trình tín dụng cần phải tuân thủ đúng quy trình xét duyệt
cho vay, cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Trước khi cho vay, cán bộ tín dụng cần kiểm tra các điều kiện vay vốn của
khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay, tính hiệu quả của
dự án
Việc kiểm tra trong khi cho vay giúp cho cán bộ tín dụng kiểm tra xem khách
hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không. Việc kiểm tra này thông thường dùa
trên các hoá đơn tài chính, hợp đồng kinh tế, những diễn biến khác của khách hàng.
Ngoài ra, trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định
kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo tính khách quan. Việc kiểm tra này giúp cán bộ tín
dụng đánh giá chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
vay vốn.
Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng cá nhân
lớn đều phải thông qua Hội đồng tín dụng, qua đó sàn lọc khách hàng có khả năng
tài chính, kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro.
Ba là, nâng cao chất lượng thẩm định.
Thẩm định dự án/phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những
nhận định về khả năng trả nợ, tính hiệu quả của dự án/phương án đó. Để nâng cao
chất lượng thẩm định dự án, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về
nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm
định để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. NHTM cũng cần áp dụng công
nghệ phần mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở đó để đưa ra các kết quả chính xác
và nhanh chóng.
8
Khi thẩm định dự án ở các lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định
cần tham khảo và tìm hiểu thông tin dự án cũng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận
định chính xác cũng như tìm hiểu lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật của dự án/phương án
xin vay vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần thẩm định uy tín, khả năng tài
chính của khách hàng. Công tác thẩm định tài chính giúp ngân hàng đánh giá đúng
thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định cho vay. Nếu khách
hàng có dự án khả thi và có đủ nguồn vốn tham gia như cam kết sẽ hạn chế được

rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong khi thẩm định, cán bộ tín dụng cần
đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xẩy ra, từ đó so sánh,
đánh giá dự án và ra quyết định cho vay.
Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn để khách hàng có thể sử dụng đồng
vốn một cách hiệu quả nhất, hoặc không nên đầu tư, hoặc cân nhắc lại vấn đề thiết
bị, kỹ thuật, chủng loại sản phẩm
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng thẩm định, cán bộ tín dụng không chỉ thẩm
định khi cho vay mà còn cả sau khi cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư,
từ đó rót ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.
Bốn là, mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo.
Đây là một giải pháp rất cần thiết và xuất phát từ thực tế hoạt động tín dụng của
các TCTD, vì để đảm bảo an toàn khi cho vay thì cần phải có TSBĐ tiền vay. Thực
tế cho thấy, diễn biến kinh tế phức tạp, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những
rủi ro tiềm ẩn. Mét trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất
khi rủi ro xẩy ra là tăng cường cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn ngân hàng
thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên, việc xác định giá trị TSBĐ cần đảm bảo tính khách
quan, TSBĐ phải có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Ngoài ra, các
TCTD cũng cần thường xuyên theo dõi TSBĐ, nắm bắt các thông tin về TSBĐ, nếu
có biến động lớn cần xem xét định giá lại tài sản.
Thường xuyên thu thập các thông tin về tài sản cùng loại trên thị trường và trung
tâm bán đấu giá sẽ giúp TCTD cã cơ sở định giá TSBĐ.
9
Năm là, phân tán rủi ro tín dụng.
Rủi ro luôn luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, một
trong những biện pháp để hạn chế rủi ro và đạt được mục tiêu lợi nhuận là:
“không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Trong kinh doanh, NHTM cần phân tán rủi
ro theo các cách sau:
- Đa dạng hoá phương thức cho vay: Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương
thức cho vay như : Cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay từng lần, cho vay

đồng tài trợ, cho vay theo dự án đầu tư
Cho vay hạn mức: Là việc cho vay ngắn hạn thường áp dụng cho khách hàng đã
có quan hệ tín dụng thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả.
Cho vay từng lần: Thường áp dụng cho khách hàng vay ngắn hạn và có chu kỳ
hoạt động kinh doanh không ổn định, thường xuyên.
Cho vay đồng tài trợ: Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có những khách
hàng có nhu cầu vay lớn, một ngân hàng không đủ đáp ứng được nhu cầu vay đó
hoặc việc tập trung cho vay một khách hàng dễ dẫn đến rủi ro nếu khách hàng
không trả được nợ. Thông thường, các ngân hàng này sẽ cùng nhau tham gia thẩm
định dự án và góp vốn cho vay để chia sẻ rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Cho vay theo dự án đầu tư: Là hình thức tín dụng trung, dài hạn thực hiện trên
cơ sở ngân hàng đáp ứng cho toàn bộ hoặc một phần chi phí phát sinh trong dự án
đầu tư của một doanh nghiệp.
- Đa dạng hoá khách hàng: Để phân tán rủi ro và đạt được mục tiêu lợi nhuận,
các NHTM có thể mở rộng cho vay với các thành phần kinh tế, cho vay nhiều đối
tượng khách hàng và không tập trung vào một khách hàng.
- Thực hiện bảo hiểm tín dụng: Đây chính là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro tín
dụng và thường được thực hiện dưới các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo
hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Để hạn chể rủi ro với tài sản bảo đảm, ngân hàng
yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị tài sản bảo đảm và người
hưởng quyền bồi thường là ngân hàng.
Sáu là, luôn nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
10
Việc bổ nhiệm các chức vụ liên quan đến công tác cho vay phải thực sự khách
quan, đúng quy trình, lùa chọn những người có đủ năng lực và phẩm chất thực sự.
Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế
còng như lĩnh vực công việc được phân công.
1.1.3.2 Nhóm biện pháp sử dụng các công cụ phái sinh.
Các nhà quản lý rủi ro tín dụng sẽ tập trung việc chuyển giao rủi ro tín dụng từ
một ngân hàng này sang một đối tác khác bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh.

Đặc điểm chung của các công cụ này, chúng giữ nguyên tài sản có trên sổ sách kế
toán của TCTD khởi tạo ra tài sản đó, đồng thời chuyển giao một phần tài sản này
sang các đối tác khác, thông qua đó đạt được các mục tiêu như: Các ngân hàng khởi
tạo có phương tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần phải bán tài sản có
đi, khi việc bán tài sản làm suy yếu mối quan hệ khách hàng thì việc chuyển giao
đảm bảo duy trì được mối quan hệ đó.
a. Hợp đồng trao đổi tín dụng.
Đây là một trong những hình thức điển hình nhất của công cụ tín dụng phái sinh.
Trong đó, hai tổ chức cho vay thoả thuận trao đổi cho nhau một phần các khoản
thanh toán theo các hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Ví dụ, ngân hàng A và ngân
hàng B tìm được một trung gian là công ty bảo hiểm lớn, đồng ý lập một hợp đồng
trao đổi tín dụng cho hai bên. Sau đó, ngân hàng A sẽ tiến hành chuyển một lượng
tiền, giả sử là 100 triệu USD, bao gồm cả lãi và gốc mà ngân hàng thu từ những
người vay vốn cho tổ chức trung gian. Tương tự, ngân hàng B cũng chuyển 100
triệu USD giá trị các khoản nợ cho tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian cuối cùng
sẽ chuyển những khoản tiền này cho các bên ký kết hợp đồng.
Hình 1.1: Mô hình hợp đồng trao đổi tín dụng
Ng©n
hµng A
Tæ chøc
trung gian
Ng©n
hµng B
TiÒn thanh to¸n
vèn vµ l·i.
TiÒn thanh to¸n
vèn vµ l·i
TiÒn thanh to¸n
vèn vµ l·i
TiÒn thanh to¸n

vèn vµ l·i
11
Thông thường các tổ chức trung gian đều được hưởng một khoản phí cho dịch
vụ trung gian mà họ thực hiện.
Vậy các bên tham gia hợp đồng trao đổi tín dụng nhận được lợi Ých gì? Đó là
các ngân hàng có thể đa dạng hoá của danh mục cho vay, đặc biệt nếu các ngân
hàng hoạt động trong những thị trường khác nhau. Bởi vì mỗi ngân hàng hoạt động
trong một thị trường khác nhau với cơ sở khách hàng khác nhau nên hợp đồng trao
đổi tín dông cho phép các ngân hàng có thể nhận được các khoản thanh toán từ một
hệ thống thị trường rộng hơn và do vậy làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào
một thị trường truyền thống duy nhất.
b. Hợp đồng quyền chọn trái phiếu.
Đối với việc sử dụng quyền chọn trái phiếu để phòng chống rủi ro tín dụng,
NHTM chủ yếu sử dụng công cụ này trong các trường hợp nền kinh tế rơi vào các
điều kiện khó khăn. Nguyên lý là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn để bù
đắp thua lỗ nội bảng. Theo đó, các NHTM sẽ thực hiện bảo hiểm trên cơ sở mua các
quyền chọn bán trái phiếu nếu như nhận thấy tình hình kinh tế bất lợi với các khoản
cho vay.
Ví dụ, theo kết quả dự báo, nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng khó khăn trong
thời gian tới. Theo đó, nếu kinh tế thực sự khó khăn, các khoản cho vay sẽ khó
được hoàn trả. Nếu dự báo như trên, ngân hàng ngay lập tức thực hiện mua các
quyền chọn bán trái phiếu.
Lợi ích là nếu kinh tế thực sự khó khăn, giá trái phiếu trên thị trường sẽ giảm.
Khi đó, chênh lệch giữa giá trái phiếu trên hợp đồng quyền chọn và giá trái phiếu
trên thị trường sẽ là khoản lãi ngoại bảng. Ngân hàng sẽ dùng khoản lãi ngoại bảng
này bù đắp những thua lỗ nội bảng bắt nguồn từ khoản cho vay bị ảnh hưởng bởi
tình hình nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy rõ sự hạn chế rủi ro tín dụng qua sơ đồ:
12
Hỡnh 1.2: Mụ hỡnh v hp ng quyn chn trỏi phiu
c. Hp ng tng lai.

V c ch x lý nghip v, s dng cụng c tng lai cng tng tự nh s
dng hp ng quyn chn.
1.2.3. Cỏc du hiu nhn bit ri ro tớn dng.
Cỏc du hiu nhn bit ri ro tớn dng c sp xp theo cỏc nhúm sau:
Nhúm 1: Cỏc du hiu liờn quan ti mi quan h vi ngõn hng.
Trong quỏ trỡnh hch toỏn ti khon ca khỏch hng cỏc du hiu ny c
th hin rừ nh: khú khn trong vic thanh toỏn lng, gim sỳt s d ti
khon tin gi, thng xuyờn yờu cu h tr ngun vn lu ng, gia tng cỏc
khon n thng mi hoc khụng cú kh nng thanh toỏn n ỳng hn .
Trong hot ng cho vay thỡ mc cho vay thng xuyờn gia tng, chm
thanh toỏn cỏc khon n gc v lói. Thng xuyờn yờu cu ngõn hng cho gia
hn, yờu cu cỏc khon vay vt nhu cu d kin.
Nhúm 2: Cỏc du hiu cú liờn quan ti phng phỏp qun lý ca khỏch
hng.
Thu
nhập
Lãi/lỗ từ quyền chọn bán
Thu nhập từ danh mục khoản vay
Trạng thái nền kinh tế
Xấu
Trung bình
Tốt
0
Lỗ
13
Được thể hiển qua việc thay đổi cơ cấu hệ thống quản trị, sự bất đồng về
mục đích và phương pháp quản trị. Trong việc hoạch định các chính sách thì
thấy hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc tỏ ra thiếu kinh nghiệm, việc thuyên
chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên, xuất hiện những hành động nhất thời.
Đặc biệt là nảy sinh những chi phí quản lý bất hợp lý như: mua sắm thiết bị

văn phòng hiện đại không cần thiết, phương tiện giao thông đắt tiền…
Nhóm 3: Các dấu hiệu về kĩ thuật thương mại.
Đó là những khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, hoặc không có sản
phẩm thay thế, sản phẩm có tính thời vụ cao, có biểu hiện cắt giảm chi phí.
Những thay đổi trên thị trường về lãi suất, tỷ giá, mất khách hàng lớn, xuất
hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Hoặc có thể ảnh hưởng rõ rệt từ những thay đổi
của chính sách nhà nước mà đặc biệt là chính sách thuế.
Nhóm 4: Các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính
Biểu hiện là khách hàng chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoãn nộp
báo cáo tài chính, khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bán nhưng giảm lãi
hoặc không có lãi, những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số
bán, lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ. Ngoài ra khách hàng cố tình
làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra những sản phẩm vô hình, không hạch
toán đúng tài sản cố định, phân bổ nợ không thích hợp Bên cạnh đó còn có
các dấu hiệu phi tài chính khác như sự suy giảm uy tín, xuống cấp của các cơ
sơ kinh doanh, nơi lưu trữ hàng hóa bị hư hỏng.
1.2.2.1. Nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn.
Ngân hàng nào có tỉ lệ nợ quá hạn cao thì rủi ro lớn hơn vì với những khoản nợ quá
hạn không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác và sử dụng
vốn của ngân hàng, phá vỡ kế hoạch kinh doanh và đặc biệt nó ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán của tổ chức tín dụng.
14
Nợ quá hạn làm tăng chi phí của ngân hàng.Với một khoản tín dụng đang gặp
rủi ro, ngân hàng phải tốn các chi phí giám sát, sử lí tài sản đảm bảo, chi phí pháp lí.
Trong khi đó, các khoản nợ này không mang lại cho ngân hàng nguồn thu để trả lãi
cho vốn vay, vốn huy động từ khách hàng.
Nợ quá hạn còn làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ
chức tín dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh
doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, giảm uy tín,

khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
1.2.2.2. Những chỉ tiêu đánh giá – đo lường rủi ro tín dụng.
 Tỷ lệ thu nợ
Tỷ lệ thu nợ = (Doanh số thu nợ / Tổng doanh số cho vay) * 100%
Tỷ lệ thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ hoạt động cho vay của ngân hàng,
nếu tỷ lệ thu nợ càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp và hoạt động cho vay của
ngân hàng càng có hiệu quả. Do đó, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt.
 Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay) * 100%
Thể hiện mối quan hệ giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ, nếu nợ quá hạn chiếm tỷ
lệ càng cao trong tổng dư nợ thì rủi ro tín dụng càng lớn và cho thấy hoạt động của
ngân hàng ngày càng kém hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này càng nhỏ thì rủi ro tín dụng
càng thấp. Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ này không được
vượt quá 5%.
 Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay / Tổng tài sản có) * 100%
Hệ số rủi ro tín dụng phản ánh những khoản mục tín dụng trong tài sản có, hệ số
này càng lớn sẽ thể hiện lợi nhuận của ngân hàng càng cao, nhưng song song với lợi
nhuận cao bao nhiêu thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng tương ứng.
15
 Tỷ trọng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay
Theo quy định số 457/2005/QĐ-NHNN hiện nay, tỷ lệ này phải nằm trong
khoản từ 3% đến 5%.
1.3. các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề nghiên cưu.
1.3.1 Nhân tố bên trong: Nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, uy tín…
- Nguồn lực tài chính: nguồn lực chính vẫn là từ huy động và đầu tư kinh doanh
ngoài ra còn có các khoản phí thu được từ việc cung ứng các dịch vụ. Với
Sacombank Chi Nhánh Hà Nội thì công tác huy động vốn được đánh giá là có hiệu
quả nhất trong hệ thống Ngân hàng Sacombank của Khu Vực Hà Nội.
- Nguồn nhân lực: Chinh Nhánh Hà Nội có đội ngũ nhân sự năng động, nhiệt

tình và có chuyện môn. Trình độ chuyên môn của các nhân viên từ đại học trở lên,
thuôc các chuyên ngành kế toán, tài chinh, ngân hàng và marketing. Được đào tạo
và được sàng lọc kỹ lưỡng. Thâm niên công tác trung bình là 3 năm, độ tuổi trung
bình là 26 tuổi. Hàng tháng, hàng quý đều được bồi dưỡng về kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và được làm quen với các công nghệ mới áp
dụng vào vào công việc.
- Uy tín: Là Chi Nhanh thành lập sớm nhất và lâu đời nhất tại khu vực Hà Nội.
Uy tín của Chi Nhánh đã được khẳng định thông qua sự tín nhiệm lựa chọn sử dụng
dịch vụ của khách hàng nhờ chất lượng và thái độ chăm sóc tấn tình chu đáo của
nhân viên ngân hàng. Song bên cạnh đó, còn nhiều hạn chế, thiếu sót và sự cạnh
tranh gay gắt của các đối thủ trên thị trường nên Chí nhánh vẫn đang không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ, để xứng đáng là chi nhánh tiên phong của khu vực Hà
Nội.
1.3.2 Nhân tố bên ngoài: Môi trường ngành, đối thủ cạnh tranh, môi trường
kinh tế, chính trị - pháp luật, công nghệ thông tin…
1.3.2.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh ngân hàng.
16
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng thì mức sống của người
dân được nâng cao, thu nhập cao hơn và ổn định do đó nhu cầu của dân cư về tiêu
dùng cũng tăng lên một cách phong phú và đa dạng hơn, vì vậy, tạo điều kiện cho
hoạt động của các NHTM phát triển cao hơn và ngược lại.
Lãi suất: Khi lãi suất trên thị trưòng tăng lên thì lãi suất cho vay của các NHTM
cũng tăng lên, và làm cho chi phí về mua sắm tăng lên, nhu cầu chi tiêu của dân cư
sẽ giảm từ đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động của NHTM.
Lạm phát: Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, mức
thu nhập thực tế của người dân giảm xuống. Lúc này người dân thích tích trữ hàng
hoá hơn là gửi tiền vào ngân hàng, vì vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng
càng trở nên khó khăn hơn.

1.3.2.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Chính trị: Môi trường chính trị ổn định, không xảy ra xung đột sắc tộc, đảo
chính, nội chiến sẽ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn và tạo lòng tin
cho nhân dân, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM mở rộng hoạt động kinh
doanh.
Pháp luật: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu tác động của rất nhiều
các văn bản, quy định của Nhà nước như: Luật các tổ chức tín dụng, luật doanh
nghiệp, luật dân sự Nếu các văn bản, quy định không rõ ràng, chặt chẽ, không
đồng bộ thì sẽ gây ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói
chung và hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng nói riêng. Bên cạnh đó, cũng tạo ra
các khó khăn cho doanh nghiệp, họ không yên tâm sản suất kinh doanh trong môi
trường như vậy, cắt giảm đầu tư làm cho nền kinh tế kém phát triển. Ngược lại, một
môi trường pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, rõ ràng sẽ khuyến khích các nhà đầu tư,
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
1.3.2.3 Môi trường văn hoá – xã hội
Trình độ dân trí: Trình độ dân trí của người dân Việt Nam còn tương đối
thấp, đây cũng là một trở ngại lớn cho việc mở rộng tín dụng của các NHTM Việt
Nam. Tại nước ta, hoạt động phòng ngừa rủi ro chỉ mới tập trung chủ yếu tại các
17
thành phố lớn, nơi có trình độ dân trí tương đối cao, còn các vùng nông thôn thì
công việc phòng ngừa rủi ro tín dụng là khá đơn giản. Sở dĩ các nước phát triển,
việc phòng ngừa rủi ro rín dụng rất khó lường và cự kỳ khó khăn vì trình độ dân trí
của họ rất cao, vì họ có vô vàn kế sách để lừa lọc và làm mọi cách để chiếm đoạt
tiền của ngân hàng.
1.3.2.4 Môi trường vi mô
+ Các đối thủ cạnh tranh
• Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp:Là những tổ chức tài chính hoạt động trong
cùng lĩnh vực và cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: Các ngân hàng khác,
các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân các tổ chức tài chính này luôn tranh
đua và dùng các biện pháp để tạo lợi thế cạnh tranh, xâm nhập thị phần của nhau.

• Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các tổ chức tài chính sắp sửa hình thành
mà hoạt động trong cùng lĩnh vực và cùng cung ứng sản phẩm dịch vụ, cùng chia sẻ
lợi nhuận với ngân hàng như: Các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài,
ngân hàng thương mại cổ phần, sắp ra đời.
+ Khách hàng
•Tư cách đạo đức của khách hàng: Đây là một yếu tố quan trọng, thể hiện sự
sẵn lòng hay thiện chí trả nợ của người vay. Vì rằng, ngay cả khi người vay có khả
năng trả nợ nhưng đạo đức không tốt hay không sẵn lòng trả nợ thì ngân hàng cũng
không thể thu hồi được các khoản cho vay. Chính vì vậy, tư cách đạo đức của khách
hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng ngừa rủi ro tín dụng của NHTM.
Khả năng tài chính của khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng quyết
định đến khả năng trả nợ tiền vay cho ngân hàng. Một khách hàng có khả năng tài
chính cao, lành mạnh sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng bởi đó là một khoản vay có
hiệu quả, có khả năng thu hồi nợ cao và ngược lại
18
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Hà
Nội.
2.1.1. GIỚI THIỆU CHUNG.
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
Tên giao dịch quốc tế : SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT
STOCK BANK.
Tên gọi tắt : SACOMBANK.
Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần.
Thành lập: Ngày 21/12/1991
Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM,
Việt Nam.
Thành viên chủ chốt bộ máy lãnh đạo:
- Ông Đặng Văn Thành (chủ tịch HĐQT)

- Ông Trần Xuân Huy (Tổng giám đốc)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) được thành lập từ
năm 1991, sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, SACOMBANK hiện là một
trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với vốn điều lệ gần 11.000 tỷ
đồng. Cùng với mạng lưới hơn 400 điểm giao dịch và còn tiếp tục được mở rộng,
SACOMBANK đã trở thành một địa chỉ uy tín và thân thuộc khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp.
2.1.2. Đơn vị SACOMBANK - Chi Nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội: 65 Ngô Thì Nhậm, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội, | Việt Nam|
Điện Thoại: (+84) 04.39437372 – Nội Bộ: 418 |Fax: (+84) 04.39436659
Email: website: www.sacombank.com
Hiện nay,Chi nhánh đã được cơ cấu lại theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa,
tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch đồng thời quản lý thông tin nhanh chóng
và thực hiện thanh toán trực tuyến. Cơ cấu của Chi nhánh Hà Nội gồm có:
19
- Bao gồm 4 Phòng Ban nghiệp vụ :
+ Phòng Doanh nghiệp: Liên quan tới Khách hàng là các Doanh nghiệp
+ Phòng Cá nhân: Phục vụ Khách hàng Cá nhân, các sản phẩm dịch vụ như cho
vay, gửi tiết kiệm, các sản phẩm thẻ
+ Phòng Hỗ trợ Kinh doanh gồm:
Bộ phận Xử lý giao dịch: Xử lý các thao tác liên quan tới nghiệp vụ (VD: gửi tk,
chuyển tiền, thanh toán…)
Bộ phận thanh toán quốc tê: Xử lý các nghiệp vụ liên quan tới thanh toán quốc
tế (cung cấp thông tin cho vay đi du học…)
Bộ phận QLTD: thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới việc thẩm định, kiểm
soát các khoản nợ quá hạn, thu hồi nợ….
+ Phòng Kế toán Hành chính bao gồm:
Bộ phận Kế toán: Liên quan tới các nghiệp vụ về kế toán như: duyệt T24, điều
chuyển vốn….
Bộ phận Hành chính: Hỗ trợ các Phòng ban như: IT, nhân sự, kỹ thuật….

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: lập phiếu điều tra và tiến hành phát
phiếu cho các nhân viên trong chi nhánh trực thuộc các phòng như: phòng Cá Nhân,
phòng Doanh Nghiệp, phòng Quản Lý Tín Dụng.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: sử dụng Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, Báo cáo tài chính, và tham khảo thông tin trên một số trang web như:
-
-
-
2,3. Phân tích và đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín chi nhánh Hà Nội.
2.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm về hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín chi nhánh Hà Nội
2.3.1.1 Kết quả điều tra:
Số phiếu phát ra: 8, số phiếu thu về: 6, số phiếu hợp lệ : 6
20
Phần 1: Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm
1. Đánh giá về rủi ro tín dụng
 Mức độ nguy hiểm của các loại rủi ro tín dụng
Bảng 2.1: bảng đánh giá mức độ nguy hiểm của các loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng
Mức độ tác động đe dọa khả năng thanh toán
của KH vay
Rất cao Cao
Bình
thường
Thấp
Không tác
động
Rủi ro nhóm khách hàng liên quan 66,67% 33,33%

Biến động kinh tế vĩ mô, rủi ro
ngành kinh tế
16,67% 83,33%
Rủi ro cấp tín dụng dễ dàng 50% 33,33% 16,67%
Rủi ro do hạn chế trong công tác
quản lý trong và sau cho vay
66,67% 33,33%
(Nguồn: phiếu điều tra)
Như vậy, trong các loại rủi ro tín dụng mà NH hay gặp phải thì:
- Rủi ro do biến động kinh tế vĩ mô, rủi ro ngành kinh tế được đánh giá là có tác
động cao đến khả năng thanh toán của KH vay (với 83,33% số phiếu lựa chọn) và
16,67% số phiếu lựa chọn cho rằng rủi ro này là rất cao.
- Có 66,67% số phiếu cho rằng rủi ro nhóm KH liên quan (rủi ro xảy ra khi một
KH cá nhân lập ra nhiều công ty hoặc các công ty góp vốn lẫn nhau (đằng sau là sự
chi phối của một hay một số cá nhân) cùng kinh doanh một mặt hàng, mua bán lòng
vòng trong nhóm nhằm tối đa hóa lợi ích cho người chủ) có tác động đe dọa rất cao
tới khả năng thanh toán của KH vay, 33,33% số phiếu còn lại đánh giá rằng rủi ro
này có tác động lớn đến khả năng thanh toán của KH vay
- Về rủi ro cấp tín dụng dễ dàng (rủi ro xảy ra khi các NH cạnh tranh quá nhiều
dẫn đến việc dễ dàng cấp tín dụng cho KH mà không xem xét kĩ ): 50% ý kiến cán
bộ được hỏi cho rằng rủi ro này đe dọa rất cao đến khả năng thanh toán của KH
vay, 33.33% ý kiến đánh giá nó tác động cao đến khả năng thanh toán của KH vay,
và một ý kiến còn lại đánh giá nó tác động bình thường đến khả năng thanh toán
của KH vay.
21
- Rủi ro xảy ra do hạn chế trong công tác quản lý trong và sau cho vay: 100% ý
kiến cho rằng rủi ro này có tác động cao và rất cao đến khả năng thanh toán của KH
vay.
 Mức độ đe dọa đến khả năng thanh toán của các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín
dụng.

Bảng 2.2: Đánh giá mức độ sử dụng các dấu hiệu trong nhận biết rủi ro tín dụng.
Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Mức độ tác động đe dọa khả năng thanh toán
của KH vay
Rất cao Cao
Bình
thường
Thấp
Không tác
động
Dấu hiệu tài chính 66,67% 33,33%
Dấu hiệu phi tài chính 16.67% 50% 33,33%
Dấu hiệu liên quan đến phương
pháp quản lý với KH
16,67% 83,33%
Dấu hiệu vấn đề kĩ thuật và thương
mại
50% 50%
Dấu hiệu về xử lý thông tin tài
chính
83,33% 16,67%
(Nguồn: phiếu điều tra)
Thông qua bảng đánh giá trên ta thấy:
- 100% ý kiến cho rằng các dấu hiện tài chính có mức đô đe dọa đến khả năng
thanh toán của KH ở mức cao và rất cao.
- Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với KH ( như có sự thay đổi
về cơ cấu quản trị, xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành, hay việc thuyên
chuyển nhân viên quá thường xuyên …) thì chỉ có 100% CBTD đánh giá có tác
động cao và rất cao đến khả năng thanh toán của KH.
- Dấu hiệu phi tài chính thì có nhiều ý kiến khác nhau. Có một ý kiến cho rằng

dấu hiệu này có tác động rất cao đến khả năng thanh toán của khách hàng chiếm
16,67%, có 50% ý kiến cho rang dấu hiệu này tác động cao, và 33,33% thì cho nó
có tác động bình thường.
22
- Đối với các dấu hiện về vấn đề kĩ thuật và thương mại ( như khó khăn trong
việc phát triển sản phẩm mới, những thay đổi trong chính sách của Nhà Nước, hay
có biểu hiện cắt giảm chi phí, mất khách hàng lớn…) không có ý kiến nào đánh giá
là có tác động lớn đến khả năng thanh toán của KH vay, 50% ý kiến cho rằng nó có
tác động cao, 50% ý kiến còn lại thì đánh giá điều này có tác động bình thường đến
khả năng thanh toán của KH vay.
- Các dấu hiện về xử lý thông tin tài chính (như chuẩn bị số liệu tài chính không
đủ, trì hoãn nộp báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh thua lỗ hay cố tình làm đẹp
bảng cân dối tài sản bằng tài sản vô hình…) cũng tương tự như (dấu hiện về vấn đề
kĩ thuật và thương mại) thì 100% ý kiến cho rằng nó có tác động bình thường và
cao đến khả năng thanh toán của khách hàng vay.
2. Đánh giá hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng
100% các ý kiến được hỏi cho rằng việc quản trị rủi ro tín dụng là rất cần thiết.
Đánh giá việc phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH, thông qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.3: Đánh giá việc phòng ngừa rủi ro tín dụng
Nội dụng phòng ngừa
Mức độ
Rất tốt Tốt
Đạt yêu
cầu
Còn thiếu
sót
Chưa
thực
hiện
Sử dụng thông tin bên ngoài đánh

giá KH
33,33% 66,67%
Nhận dạng rủi ro tín dụng thông
qua phân tích định tính
16,67% 66,67% 16,67%
Nhận dạng rủi ro tín dụng thông
qua phân tích định lượng qua các
66,67% 33,33%
23
chỉ số phân tích
Xây dựng chính sách tín dụng 83,33% 16,67%
Thực hiện quy trình tín dụng 50% 50%
Sử dụng mô hình định tính để đo
lường rủi ro tín dụng
50% 50%
Sử dụng mô hình điểm số tính
dụng tiêu dung
16,67% 33,33% 33,33% 16,67%
Xếp hạng đối với doanh nghiệp 50% 33,33% 16.67%
Thực hiện đảm bảo tiền vay 16.67% 66,67% 16.67%
Thực hiện quy trình giám sát tín
dụng
16.67% 66,67% 16.67%
Giám sát sau khi cho vay 16.67% 33,33% 50%
Tái thẩm định tài sản đảm bảo 50% 50%
Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng
rủi ro
33,33% 33,33% 33,33%
Thu hồi nợ vay/ phát mại tài sản 16.67% 33,33% 50%
(Nguồn: phiếu điều tra)

- Trước khi cho vay:
+ 100% ý kiến cho rằng mức độ sử dụng thông tin bên ngoài để đánh giá KH là
tốt và rất tốt.
+ Về việc nhận dạng rủi ro tín dụng thông qua phân tích định tính : có 4 ý kiến
cho rằng việc nhận dạng rủi ro thông qua phân tích định tính là đạt mức tốt, 1 ý kiến
đánh giá là rất tốt và 1 ý kiến cho rằng mới dừng lại ở mức đạt yêu cầu.
+ Về việc nhận dạng rủi ro tín dụng thông qua phân tích định lượng: 100% số
phiếu cho rằng việc nhận dạng rủi ro thông qua phân tích định lượng là tốt và rất
tốt.
+ Về việc xây dựng và thực hiện quy trình tín dụng: 100% người được hỏi đánh
giá ở mức tốt và rất tốt.
+ Việc sử dụng mô hình định tính để đo lường rủi ro tín dụng: thì có 50% ý kiến
đánh giá ở mức tốt và các ý kiến còn lại cho rằng mới chỉ ở mức đạt yêu cầu.
+ Về việc sử dụng mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: 16,67% đánh giá việc sử
dụng mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng là rất tốt, 33,33% đánh giá là tốt và
33,33% đánh giá đạt yêu cầu, còn lại 16.67% đánh giá là còn thiếu sót.
24
+ Về việc xếp hạng đối với doanh nghiệp : 5/6 người được hỏi đánh giá việc xếp
hạng tín dụng đối với DN được thực hiện tốt và rất tốt, còn lại 1 ý kiến cho rằng đạt
yêu cầu.
+ Về việc đảm bảo tiền vay : 83,33% ý kiến đã thực hiện tốt và rất tốt các quy
định về đảm bảo tiền vay, 16,67% ý kiến đánh giá việc thực hiện đạt yêu cầu.
- Sau khi cho vay.
+ Về việc thực hiện quy trình giám sát tín dụng: các đánh giá cũng tương tự như
tiêu chí việc bảo đảm tiền vay. Có 16.67% ý kiến đánh giá là đạt yêu cầu và 83,33%
cho rằng thực hiện tốt và rất tốt.
+ Việc giám sát sau cho vay: 50% đánh giá là tốt và rất tốt, 50% đánh giá đạt
yêu cầu.
+ Tái thẩm định tài sản: công tác này phải thực hiện thường xuyên và định kỳ.
có 50% ý kiến cho rằng công tác này thực hiện tốt và 50% ý kiến còn lại cho rằng

việc thực hiện mới chỉ đạt yêu cầu.
+ Về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro : có 2/6 ý kiến cho rằng việc
trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được NH thực hiện tốt, 2/6 ý
kiến đánh giá là đạt yêu cầu, còn lại 2/6 ý kiến đánh giá là rất tốt.
+ Việc thực hiện thu hồi nợ vay/phát mại tài sản: có 50% người được hỏi đánh
giá việc này đã được thực hiện đạt yêu cầu, 33,33% cho rằng đã thực hiện tốt,
16,67% đánh giá rất tốt.
Phần 2: Kết quả điều tra phỏng vấn chuyên gia.
 Rủi ro tín dụng mà ngân hàng thường gặp nhất là gì:
• Theo Ông Nguyễn Việt Hùng – trưởng bộ phận tư vấn, rủi ro tín dụng
thường gặp nhất của ngân hàng là rủi ro phát sinh từ quản lý vốn sau cho vay dẫn
đến hậu quả là nợ quá hạn nhiều, dẫn đến mất khả năng thanh khoản. Và đây cũng
là ý kiến của Bà Trung Thị Lan Anh – Kiểm soát viên tín dụng.
• Theo Ông Nguyễn Đức Tiến – Chuyên viên QHKHCN, rủi ro tín dụng
thường gặp nhất của ngân hàng là “không nắm rõ về khách hàng, xem nhu cầu của
khách hàng cần vay là bao nhiêu?”, “ hoạt động kinh doanh không ổn định cũng ảnh
25
hưởng tớ việc cho vay. Chính sách tiền tệ của NHNN cũng ảnh hưởng rất nhiều đến
rủi ro tín dụng”.
• Các biện pháp mà Ngân hàng đã làm để phòng ngừa rủi ro tín dụng đó:
- Thẩm định khách hàng tốt, tra cứu đạo đức, hoạt động kinh doanh của đơn vị
tốt thì mới cho vay. Có cơ chế chính sách tín dụng phù hợp
- Thẩm định hồ sơ vay vốn cẩn thận ( uy tín của KH, tài sản đảm bảo, dự án đầu
tư ). Kiểm soát sau cho vay.
- Tuân thủ quy trình cấp phát tín dụng, giám sát KH, kiểm tra sau cho vay tốt.
đảm bảo tỷ lệ HĐ/CV > 0,8”.
• Những gợi ý gì để giải quyết các vấn đề nói trên ?
+ kiểm soát tốt công tác cấp phát tín dụng và giám sát sau cho vay.
+ thường xuyên nắm bắt tình hình tài chính của Khách hàng.
+ tập trung nhiều vào công tác huy động.

2.3.1.2 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp:
Có thể nói các rủi ro chính mà ngân hàng hay gặp phải là rủi ro cấp tín dụng dễ
dàng, Rủi ro do hạn chế trong công tác quản lý trong và sau cho vay. Các dấu hiệu
tài chính, phi tài chính, dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với khách hàng
là các dấu hiệu chính để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng vay. Các
biện pháp chủ yếu mà ngân hàng thực hiện nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng trước
và sau cho vay như sử dụng mô hình định lượng, sử dụng thông tin bên ngoài để
đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng, thực hiện quy
trình giám sát tín dụng hay công việc sau khi cấp tín dụng, thu hồi nợ vay phát mại
tài sản đều được đánh giá là tốt.
2.3.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp về hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín chi nhánh Hà Nội.
2.3.2.1 Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn - Thương Tín chi nhánh Hà Nội: tình hình cho vay, thu nợ, tình hình cho
vay theo nghành, thành phần kinh tế và loại cho vay, lãi suất huy động và lãi
suất cho vay.

×