MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN: 4
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ: 5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: 5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 6
1.3. Phạm vi nghiên cứu: 7
Phần thứ hai: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU:
2.1. Cơ sở lý luận: 8
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản: 8
2.1.2. Một số chỉ tiêu dùng để nghiên cứu: 9
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 11
2.2.1. Phương pháp chung: 11
2.2.2. Phương pháp chọn địa bàn và địa điểm nghiên cứu: 11
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: 11
2.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: 11
Phần thứ ba: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 13
Phần thứ tư: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 49
4.1. Kết luận: 49
4.2. Kiến nghị: 49
4.2.1. Đối với Nhà nước, Chính quyền địa phương: 49
4.2.2. Đối với người dân, người lao động: 50
1
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện qua các năm: 15
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện qua các năm: 16
Bảng 3: Diện tích, dân số và mật độ dân số của huyện năm 2006: 17
Bảng 4: Tình hình dân số của huyện qua các năm: 18
Bảng 5: Tình hình lao động của huyện qua các năm: 19
Bảng 6: Diện tích cây trồng trên địa bàn huyện: 20
Bảng 7: Giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp: 21
Bảng 8: Giá trị sản xuất (GO) ngành lâm nghiệp: 21
Bảng 9: Giá trị sản xuất (GO) ngành thủy sản: 22
Bảng 10: Giá trị sản xuất (GO) ngành chăn nuôi: 23
Bảng 11: Thành phần dân tộc huyện Krông Bông năm 2006: 25
Bảng 12: Số học sinh qua các năm học: 26
Bảng 13: Số xã đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học:
27
Bảng 14: Tình hình hoạt động y tế của huyện Krông Bông: 27
Bảng 15: Cơ cấu các ngành trong GDP của huyện: 28
Bảng 16: Giá trị sản xuất (GO) của huyện qua các năm: 28
Bảng 17: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) của huyện qua các năm: 29
Bảng 18: Thu nhập bình quân đầu người của huyện qua các năm: 29
Bảng 19: Đường ôtô, điện thoại đến các xã, thị trấn: 30
Bảng 20: Tình hình đưa điện đến các xã: 31
Bảng 21: Phân bô dân cư phân theo giới tính năm 2006: 34
Bảng 22: Phân bổ dân cư phân theo thành thị, nông thôn năm 2006: 35
Bảng 23: Tình hình lao động của huyện – Cân đối lao động xã hội: 38
Bảng 24: Phân bổ lao động theo ngành nghề qua các năm: 40
2
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời đại ngày nay, khi nhân loại đang hướng đến nền văn minh tin
học thì bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận dân cư đang trong tình trạng đói
nghèo. Vì vậy, một trong những chính sách của Liên Hợp Quốc là phải thiện
cuộc sống cho hơn một tỷ người nghèo nhất thế giới. Như vậy nghèo đói hiện
nay đang là một trong những vấn đề có tính chất toàn cầu. Do đó tháng 3 năm
1995 tại Copehaghen (Đan Mạch) đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh thế giới với
sự tham gia của 115 nguyên thủ quốc gia đã đưa ra những quan điểm thống
nhất, phối hợp hành động để giải quyết vấn đề toàn cầu trong đó có đói nghèo
và Liên Hợp Quốc đã lấy năm 1995 là năm thế giới chống đói nghèo. Điều đó
đã thể hiện sự cấp thiết và nóng bỏng của vấn đề xã hội trong cộng đồng quốc
tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu và vẫn còn đang là một trong
những nước nghèo trên thế giới nên tình trạng một bộ phận dân cư đói nghèo là
không thể tránh khỏi. Đặc biệt tình trạng đói nghèo trầm trọng diễn ra vào năm
1995 và suốt cả thời kỳ thực dân pháp xâm lược. Ngay sau khi giành được độc
lập dân tộc, Đảng và Bác Hồ đã thấy rõ ảnh hưởng kinh tế xã hội sâu sắc của sự
đói nghèo nên Bác đã coi nó như một thứ giặc và Người kêu gọi toàn dân ra sức
diệt giặc đói. Người đã từng căn dặn: “Cán bộ chính quyền các cấp từ trung
ương đến cơ sở phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”. Từ đó đến
nay Đảng và Chính Phủ luôn coi việc giải quyết đói nghèo là việc làm quan
trọng, cơ bản và thường xuyên. Việc làm đó thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa bản chất nhân đạo, tính ưu việt của chế độ XHCN với tính nhân văn trong
truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau của dân tộc ta.
Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt
đựơc những thành tựu to lớn. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, kinh
tế tăng trưởng cao, trong xã hội có nhiều người làm ăn giỏi và làm giàu một
cách chính đáng. Tuy vậy, kinh tế thị trường nước ta tồn tại một số hậu quả tiêu
cực và một trong những hậu quả đó là sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc, bên cạnh
3
những người làm giàu chính đáng thì vẫn tồn tại những người nghèo đói cũng
không ít. Đáng chú ý là những người đó phần lớn tập trung tại vùng núi, vùng
sâu, vùng xa, kể cả một số những căn cứ kháng chiến cũ và khoảng cách giữa
người giàu và người nghèo ngày càng xa hơn. Từ thực tế đó Đảng và nhà nước
ta có quan điểm rất rõ ràng là: “ Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý
của nhà nước theo định hướng XHCN tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ
và công bằng xã hội”.
Nhờ chủ trương đó của Đảng đã khuyến khích mọi người làm giàu chính
đáng và coi trọng việc xoá đói giảm nghèo, không để người nghèo lâm vào tình
trạng bần cùng hoá. Nghị quyết ĐH toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã xhỉ rõ:
“Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công tác xoá
đói giảm nghèo thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo quá
giới hạn cho phép”. Nghị quyết Trung ương V khoá VII của Đảng đã cụ thể
hoá: “ Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm
ăn, tranh thủ nguồn tài trợ trong nước và Quốc tế, phấn đấu tăng nhanh những
hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”. Đây là chủ trương xác đáng với lòng
dân, nó đã phát huy tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau “ lá lành đùm lá
rách”, “ thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Mặc dù Đảng và
nhà nước đã có những chủ trương chính sách và giải pháp để giải quyết đói
nghèo nhưng khi thực hiện không thể áp dụng máy móc cho tất cả các vùng, địa
phương mà phải nghiên cứu một cách nghiêm túc về thực trạng và nguyên nhân
đói nghèo.
Ea huar là một xã nghèo của huyện Buôn Đôn, nằm cách xa trung tâm
huyện, thiếu thông tin nghe nhìn, trình độ văn hóa chưa cao, khả năng tiếp cận
khoa học công nghệ còn hạn chế, đời sống của các hộ nông dân trong xã còn
gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong xã khá cao. Những năm gần đây được
sự quan tâm của chính quyền các cấp nói chung và của xã nói riêng, tình hình
kinh tế của các hộ dân trong địa bàn ngày được nâng cao hơn, tuy nhiên nhìn
4
chung toàn xã vẫn đang còn rất nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ, đặc biệt là
việc giải quyết vấn đề nghèo đói.
Trên cơ sở lý luận và giải pháp chung để đưa ra những biện pháp cụ thể
cho mỗi địa phương nhằm đạt hiệu quả cao nhất đó là điều mà Đảng bộ và nhân
dân xã Eahuar cũng như các xã khác của huyện Buôn Đôn cần giải quyết. Xuất
phát từ mục đích và ý nghĩa trên tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu
tình hình xoá đói giảm nghèo tại xã Eahuar huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk
Lắk”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu tình hình nghèo đói và thực trạng xoá đói giảm nghèo tại xã Eahuar
huyên Buôn Đôn tỉnh Đắk lắk.
- Xác định nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp phù hợp nhằm có thể xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của các
hộ dân trên địa bàn xã.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Địa bàn nghiên cứu:
Xã Ea huar huyện Buôn Đôn tỉnh ĐăkLăk
1.3.2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Eahuar huyện Buôn Đôn tỉnh
Dăklăk.
- Thực trạng đói nghèo của xã Eahuar.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đi đến XĐGN.
5
PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận:
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, sản phẩm nông nghiệp nuôi sống toàn bộ xã hội mà chưa
có một ngành kinh tế nào thay thế được. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp
toàn dân hướng vào bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống,
tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy
dinh dưỡng, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả.
Trên cơ sở bảo đảm vững chắc nhu cầu cầu lương thực chủ yếu là lúa, mở
rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia
cầm, phát triển kinh tế biển, đảo, kinh tế rừng nhằm tăng thu nhập cho dân, đẩy
mạnh việc xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Nhưng trên
thực tế nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu kém phát triển đời sống
của người dân còn nhiều khó khăn. Đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số
thì sản xuất của họ mang tính tự cung tự cấp, chưa chuyển sang hướng sản xuất
hang hóa, sản xuất của họ chủ yếu dựa vào nương rẫy, xong trình độ còn thấp,
thiếu vốn đầu tư, thiếu tư liệu sản xuất … cộng với sự biến đổi của tự nhiên, giá
cả nông sản không ổn định, cho nên tình hình sản xuất của người dân đang còn
gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng đói nghèo vẫn còn tiếp tục.
Từ những khó khăn thì việc phát triển nông nghiệp nông thôn phải nói
đến vai trò và vị trí của kinh tế hộ gia đình với tính phổ biến và linh hoạt của
kinh tế hộ đã phát triển rất nhanh và hiệu quả cho nên nó có vai trò quan trọng
trong việc phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Vậy
để hiểu rõ được bản chất và đặc điểm của hộ nông dân ta phải tìm hiểu một số
khái niệm sau:
Định nghĩa hộ:
Tại hội nghị lần thứ IV về nông trại tại Hà Lan năm 1980 các đại biểu
nhất trí rằng:
6
“ Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến
tiêu dung và các hoạt động xã hội khác”.
Theo liên hợp quốc định nghĩa hộ:
“Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, có
chung ngân quỹ”.
Định nghĩa kinh tế hộ:
“ Là tổ chức kinh tế cá thể mà tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra
trong phạm vi kinh tế hộ gia đình cá thể, dựa vào vốn liếng, đất đai, sức lao
động của chính hộ”.
Quan điểm chung về đói nghèo ở Việt Nam:
Tùy theo quan niệm và cách tiếp cận, hiện có những định nghĩa khác
nhau về nghèo đói:
- Hiểu theo nghĩa tương đối, nghèo đói là phạm trù chỉ mức sống của một
cộng đồng hay một nhóm dân cư được coi là thấp nhất so với mức sống của
những nhóm cộng đồng hay nhóm dân cư khác trong cùng một quốc gia. Định
nghĩa này không phản ánh được bản chất của nghèo đói, vì theo đó, nghèo đói
được coi là một tình trạng diễn ra phổ biến và vĩnh hằng trong mọi thời đại, ở
mọi quốc gia, kể cả quốc gia giàu có nhất, vì thế, không thể xóa bỏ được tình
trạng này.
- Hiểu theo cách chung nhất thì nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư
vì những lý do nào đó không được thõa mãn những nhu cầu cơ bản của con người,
những nhu cầu mà xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và
phong tục tập quán của chính xã hội đó. Biểu hiện của việc không được hưởng và
thõa mãn các nhu cầu cơ bản đó, chẳng hạn là tình trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng,
mù chữ, bệnh tật, môi trường ô nhiễm, tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh cao, tuổi thọ
thấp…
- Theo quan niệm của ESCAP (Ủy ban kinh tế - xã hội Châu Á – Thái
Bình Dương của Liên hợp quốc) thì nghèo là tình trạnh một bộ phận dân cư
không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những
7
nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã
hội, phong tục tập quán của địa phương. Định nghĩa này hiện đang được nhiều
quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam.
Chuẩn nghèo đói được xác định dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào mức sống trung bình của cộng đồng
- Cơ cấu chi tiêu: bảo đảm phần ăn uống chiếm 70%.
-Phù hợp với sự lựa chọn của địa phương.
Do mức sống của người dân nói chung ngày càng tăng, cùng với định
hướng chung là từng bước tiếp cận với các nước đang phát triển trong khu vực
về XĐGN, nên chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 không còn phù hợp với giai
đoạn mới. Chuẩn đói nghèo mới được chương trình XĐGN quốc gia đưa ra cho
giai đoạn 2006-2010 theo quyết định 170/2005/QĐ – TTg của Thủ Tướng
Chính Phủ ban hành ngày 08/07/2005 như sau:
+Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo <180.000đ/người/tháng.
+Vùng nông thôn đồng bằng < 200.000đ/người/tháng.
+ Vùng thành thị < 260.000đ/người/tháng.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng
chuẩn nghèo được xác định là hộ nghèo.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn nghèo
được xác định là hộ trên mức nghèo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp chung:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là nghiên cứu các sự
vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và trong thời gian
địa điểm cụ thể.
2.2.2. Phương pháp chọn địa bàn và địa điểm nghiên cứu:
Địa bàn nghiên cứu là xã EaHuar huyện Buôn Đôn tỉnh ĐăkLăk, là một
xã có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Trong giai
đoạn hiện nay, vấn đề nghèo đói là vấn đề đang đặt ra đối với xã EaHuar cũng
8
như nhiều địa phương khác trong huyện Buôn Đôn. Để nghiên cứu những vấn
đề liên quan, xã EaHuar huyện Buôn Đôn là một xã được chọn điểm để nghiên
cứu.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
2.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp:
- Các thông tin, số liệu được lấy từ các Phòng, Ban của xã EaHuar huyện
Buôn Đôn
Các thông tin, số liệu thứ cấp bao gồm:
- Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã từ
năm 2005 đến nay.
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 3 năm (2008 – 2010) của xã
- Các báo cáo về tình hình xóa đói giảm nghèo.
2.2.3.2 .Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp:
Xã Ea Huar có 7 thôn buôn, dựa vào tình hình thực tế của xã trong quá
trình điều tra chọn 100 hộ tại 3 thôn,1buôn gồm có Buôn 1(Buôn D’NRÊCHA),
thôn 4, thôn 6, thôn 7.
Điều tra hộ gia đình chọn 100 hộ ngẫu nhiên theo thôn, buôn để tìm hiểu
về điều kiện chung của hộ, các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tiếp
cận các dịch vụ xã hội của hộ và các vấn đề liên quan khác.
2.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin, số liệu:
2.2.4.1. Phương pháp thống kê kinh tế:
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là căn cứ và một hoặc một số
tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất
khác nhau.
- Phương pháp thống kê mô tả:
+ Số tuyệt đối: Số tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng của các
hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.
+ Số tương đối: Số tương đối là chỉ tiêu phản ánh sự tương quan số lượng
giữa hai trị số chỉ tiêu.
9
+ Số bình quân: Số bình quân( số trung bình) là chỉ tiêu phản ánh mức độ
điển hình và sự tương quan số lượng giữa các chỉ số chỉ tiêu thống kê.
+ Dãy số biến động theo thời gian: Là một dãy các chỉ số của một chỉ tiêu
thống kê được sắp xếp theo trật tự thời gian nhằm nghiên cứu quá trình vận
động, biến đổi và phát triển của hiện tượng.
- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh là một trong những phương pháp cơ
bản của phân tích thống kê. Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng để so
sánh đất đai, dân số, năng suất, sản lượng từng loại cây trồng qua các thời kỳ, so
sánh chỉ tiêu năm sau so với năm trước. So sánh các chỉ tiêu thu nhập, chi tiêu,
hiệu quả kinh tế sử dụng đất giữa các nhóm hộ.
2.2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Tất cả số liệu được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel.
10
PHẦN THỨ BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã:
3.1.1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
Xã Ea Huar có ranh giới được xác định theo chỉ thị 364/CT-TTg ngày 1
tháng 7 năm 1994 có vị trí như sau:
+ Phía Bắc: Giáp với Xã Krông Na.
+ Phía Nam: Giáp với Xã Ea wer.
+ Phía Đông: Giáp với Huyện CưM’ga.
+ Phía Tây: Giáp với Huyện Cư Jut, Tỉnh ĐăkNông.
Đặc điểm địa hình:
Xã Ea Huar có 2 dạng điạ hình chính: Địa hình thấp và địa hình lượn
sóng, độ cao thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam với độ dốc trung bình từ 3 –
8
0
.
- Dạng địa hình thấp nằm ở hạ lưu của suối 33, suối 34 và chảy dài theo
sông Sêrrêpôk. Độ cao trung bình 195 – 215m so với mực nước biển.
- Dạng địa hình lượn sóng chiếm tỷ lệ lớn nằm ở phía Đông bắc có độ
cao trung bình so với mưch nước biển từ 220 – 320m.
- Khí hậu, thuỷ văn:
+ Khí hậu:
Theo thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đăk lăk xã Eahuar
nằm trong vùng khí hậu thời tiết khu vực Buôn Đôn, là khu vực chuyển tiếp
giữa hai vùng khí hậu Tây nam và trung tâm tỉnh Daklak là vùng có địa hình
tương đối bằng phẳng, hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của hai hệ thống
khí đoàn:
Khí đoàn Tây Nam có nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ tháng 5
đến tháng 10.
11
Khí đoàn Đông Bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Chế độ khí hậu của khu vực mang đậm đặc điểm chuing
của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên.
* Nhiệt độ trung bình năm: 24,6
0
C
* Độ ẩm trung bình năm: 81%
* Lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các tháng, từ
tháng 4 đến tháng 10 trong năm, các tháng còn lại là mùa khô.
- lượng mưa trung bình năm: 1614,4 mm
- số ngày mưa trung bình năm: 125 ngày/năm
* Chế độ gió hàng năm theo hai hướng chính:
- Gió Đông Bắc thổi vào các tháng mùa khô với vận tốc trung bình 2m/s.
tốc độ lớn nhất 18m/s.
-Gió Tây Nam thổi vào các tháng mùa mưa với vận tốc trung bình 2m/s.
tốc độ gió lớn nhất 14m/s.
- Tốc độ gió trung bình năm:5m/s
* Số giờ nắng trung bình trong năm:2.665 giờ
* Sương mù thường có vào ban đêm vời tần suất xuất hiện thấp không gây
ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng cây trồng của địa phương.
+ Thủy văn:
Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ
thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung
bình năm của lưu vực >25 l/s/km
2
.
Mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 các tháng xuất hiện lũ lớn là tháng
9,10. mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Các tài nguyên:
+ Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4571 ha.
Theo tài liệu bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 do viện quy hoạch thiết kế nông
nghiệp lập năm 1978, các loại đất trên địa bàn xã được phân bổ như sau:
12
Đất đỏ vàng trên đá sét: 270 ha chiếm 5,9% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở
phía đông bắc của xã. Đây là loại đất tốt, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây
ăn quả cho năng suất, chất lương cao.
- Đất vàng nhạt trên đá cát: 150 ha chiếm 3,9% tổng diện tích đất tự nhiên,
phân bố ở phía đông nam của xã. Đất này có thể trồng cây công nghiệp hàng
năm cho năng suất cao.
Đất xám trên đá cát: 535 ha chiếm 11,7 % diện tích tự nhiên. Đất có thể
trồng các loại rau đậu
Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan: 250 ha chiếm 5,47% diện tích tự
nhiên. Đất thích hợp với việc trồng lúa cho năng suất cao.
Còn lại là đất rừng khộp nghèo kiệt, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng,
đất mặt nước 3.366 ha.
+ Tài nguyên nước:
-Nguồn nước ngầm: cho đến nay vẫn chưa được khảo sát. Tuy nhiên qua
một số giếng của người dân trên địa bàn cho thấy nguồn nước ngầm ở đây khá
phong phú.
-Nguồn nước mặt: phân bố tươn g đối đều từ Bắc xuông Nam, suối 33,
suối 34 chảy qua địa bàn xã dài hơn 17 km có lưu lượng dòng chảy lớn cùng
với phần lớn địa hình bằng phẳng thấp ven sông Sêrêpôk đã tạo cho xã một
nguồn nước mặt dồi dào. Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo cung cấp nguồn
nước cho nhu cầu nông nghiệp và đời sống của bà con nông dân. Tuy nhiên ,
vào mùa khô đất ở đây thoát nước nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây
thời tiết diển biến bất thường mùa mưa ngắn, mùa khô kéo dài đã gây không ít
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
+ Tài nguyên rừng:
Hiện nay, trên địa bàn xã không có rừng trồng. Diện tích rừng tự nhiên còn
lại khoảng 2300 ha, chiếm 50,3% diện tích tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo đã
khai thác hết cây lớn. Trong những năm gần đây tình trạng người dân vào rừng
chặc phá rừng làm nường rẩy, một số diện tích rừng bị khai thác quá mức
13
nhưng không được khoanh nuôi bảo vệ nên diện tích rừng bị suy giảm nhanh
chóng.
+ Tài nguyên nhân văn:
Toàn xã có 9 dân tộc anh em sinh sống với nhiều phong tục tập quán khác
nhau đã tạo nên sự đa dạng của văn hóa các vùng miền.
+ Thực trạng môi trường:
Do địa bàn xã dân cư phân bố tập trung chủ yếu dọc hai bên tỉnh lộ 1, trên
địa bàn chưa có khu công nghiệp hoặc các nguồn gây ô nhiểm nên môi trường
tương đối trong lành.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội :
3.1.2.1.Tình hình đất đai:
Hiện nay diện tích đất tự nhiên của toàn xã la 4571 ha.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất của xã qua các năm:
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Tốc độ tăng BQ
hàng năm (%)
Diện tích
Cơ
cấu
Diện tích
Cơ
cấu
Diện tích
Cơ
cấu
06/05 07/06 07/05
ha % ha % ha %
Tổng DT
đất TN
4571 100 4571 100 4571 100 0.00 0.00 0.00
Đất NN 1069.6 23.40 1105.53 24.19 1194.78 26.14 3.36 8.07 11.70
Đất LN có
rừng
3054.4 66.82 3066.70 67.09 3071.94 67.20 0.40 0.17 0.57
Đất chuyên
dùng
204.7 4.48 230.23 5.04 230.23 5.04 12.47 0.00 12.47
Đất khu
dân cư
28.54 0.62 28.54 0.62 28.54 0.62 0.00 0.00 0.00
Đất chưa
SD
213.76 4.68 140.00 3.06 45.51 1.00
-
34.51
-
67.49
-
78.71
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy tổng diện tích đất của xã qua các năm không
có sự biến đổi với diện tích là 4571 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp năm
của xã là 1069.6 ha, chiếm 23.4 % tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2006
diện tích đất nông nghiệp là 1105.53 ha chiếm 24.19% tổng diện tích đất tự
14
nhiên, năm 2007 diện tích đất nông nghiệp là 1194.78 ha chiếm 26.14% tổng
diện tích đất tự nhiên. Có thể thấy rằng, hàng năm diện tich đất nông nghiệp
tăng lên đáng kể do người dân đã chú trọng phát triển nông nghiệp, biết khai
hoang tận dụng những vùng đất mà trước đây chưa tận dụng được hết.
Đất lâm nghiệp có rừng chiếm diện tích lớn nhất với diện tích là 3054.4ha,
chiếm 66.82% tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2005), năm 2006 diện tích đất
lâm nghiệp có rừng là 3066.7 ha chiếm 67.09% tổng diện tích đất tự nhiên, năm
2007 diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 3071.94 ha chiếm 67.2% tổng diện tích
đất tự nhiên. Qua đó cho thấy rằng diện tích đất lâm nghiệp có rừng hàng năm
tăng lên tương đối chậm, tốc độ tăng bình quân hàng năm của diện tích đất lâm
nghiệp năm 2007 so với năm 2006 là 0.57%. Hiện nay, xã còn có một phần lớn
diện tích rừng thuộc Vườn quốc gia Yok Đôn, đã được người dân nhận khoán
và bảo vệ. Đối với bộ phận đất chuyên dùng ngày càng tăng lên do phát triển
các khu công trình xây dựng. Đất khu dân cư chiếm diện tích thấp và trong 3
năm gần đây không có sự tăng lên. Đất đai của xã còn một phần diện tích chưa
sử dụng với diện tích là 213.76 ha, chiếm 4.68% tổng diện tích đất tự nhiên vào
năm 2005 nhưng sau đó giảm xuống còn 45.51 ha vào năm 2007.Trong đó bao
gồm đất bằng, đất đồi núi, đất có mặt nước và một số đất chưa sử dụng khác.
Hàng năm, diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm, điều này thể hiện sự
điều chỉnh lại cơ cấu sử dụng đất nhằm phù hợp với tình hình phát triển kinh tê,
xã hội theo hướng đô thị hoá nhằm phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà
nước.
3.1.2.2.2 Về trồng trọt:
Sản xuất nông nghiệp là ngành chủ yếu. Trong đó trồng trọt là ngành sản
xuất chính, đóng vai trò chủ đạo quyết định sự tằng trưởng kinh tế của xã. Toàn
xã có tổng diện tích gieo trồng là 983,6ha/1068,6 ha đạt 92.05%. Tổng sản
lượng lương thực quy ra thóc 105/1810 tấn đạt 5,8%.
- Lúa nước gieo trồng 135ha/180ha, trong đó: lúa Đông xuân 35ha/40ha,
năng suất là 30tạ/ha, sản lượng là 105 tấn, lúa Hè thu là 100ha/140ha.
15
- Cây bắp lai gieo trồng 100ha/200ha.
- Khoai lang gieo trồng 5ha/ 10ha.
- Sắn gieo trồng 300ha/160ha.
- Đậu xanh gieo trồng 120ha/210ha.
- Đậu các loại gieo trồng 10ha/25ha.
3.1.2.2.3.Về chăn nuôi.
Chăn nuôi phát triển mạnh, một số cơ sở chăn nuội theo hình thức trang
trại phát huy hiệu quả tốt, nhưng vẩn chưa tương xúng với nguồn tìm năng sẳn
có.
Bảng : Tình hình chăn nuôi của xã năm 2007.
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tổng Tỷ
lệ(%)
Voi Con 1 1 100
Trâu Con 160 180 88.89
Bò Con 900 950 94.74
Dê Con 160 150 106.67
Heo Con 1000 1500 66.6
Gia cầm Con 9000 15000 60
Ao cá ha 5.2 5.2 100
Qua bảng 3 cho thấy: Tổng đàn trâu, bò toàn xã là 1060 con giảm 70 con. Đàn
dê
160 con tăng 10 con , đàn heo là 1000 con giảm 500 con và tổng đàn gia cầm
giảm 6000 con ( so với năm trước) . Công tác thú y tổ chức đợt tiêm phòng đạt
61.3% đối với đàn trâu , bò và 30% đối với đàn heo.
Nhận xét đánh giá :
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh khá nặng nề, đã làm cho sản
lượng chăn nuôi ở địa phương giảm mạnh so với cùng kì năm trước. Nhưng với
sự lãnh đạo của các cấp Đảng Uỷ sự đồng tình ủng hộ của các ban nghành toàn
thể từ xã đến thôn và sự giúp đở của mọi tầng lớp nhân dân nên việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của uỷ ban nhân dân xã
Ea Huar cơ bản đã thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ sau:
16
Ngành thương mại dịch vụ: người dân chủ yếu tập trung vào sản xuất
nông nghiệp, chưa chú trọng vào phát triển dịch vụ, thương mại. Trên địa bàn
hiện nay có 74 hộ kinh doanh, nhưng chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ chỉ đáp ứng
được một phần nhu cầu đời sống nhân dân.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: tuy số lượng sản phẩm
nông nghiệp thu hằng năm khá lớn, nhưng trên địa bàn chưa có cơ sở chế biến
nông sản nhằm nâng cao chất lượng, giá sản phẩm củng như tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người dân. Hiện nay trên địa bàn xã chỉ có một số cơ sở kinh
doanh vật liệu xây dựng, xay xát, cơ khí, sữa chữa, mộc dân dụng, may măc
nhưng quy mô nhỏ.
Ngành lâm nghiệp: Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác
QLBVR cũng còn một số mặt tồn tại cần khắc phục đó là hiện nay tình trạng
phá rừng làm nương rẫy và khai thác vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy
ra, việc tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ rừng của Ban lâm nghiệp có lúc chưa
thường xuyên , hiệu quả chưa cao.Theo thống kê sơ bộ tại tiểu khu 479 hiện có
97 hộ đang canh tác với tổng diện tích la 128 ha, chủ yếu la đồng bào dân tộc
phía bắc vào xã Ea Huar để canh tác.
3.1.2.1.1. Dân cư, dân tộc, lao động
Theo số liệu thống kê cuối năm 2007 dân số toàn xã là 715 hộ, trong đó dân tộc
kinh là 509 hộ chiếm 71.19%,còn Đồng bào dân tộc tại chổ và DTTS khác là
206 hộ bằng 1210 khẩu chiếm tỷ lệ 28.81% dân số toàn xã, chủ yếu là dân tôc
M’nông và Ê Đê. Tổng số khẩu bằng 3397 khẩu. Trong đó:
+ Nam 1541 người.
+ Nữ 1856 người.
Mật độ dân số: 7,4 người/km
2
Toàn xã có Tổng số lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là: 1541 người.Và
có 370 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 54,57% dân số toàn xã.
Bảng 1: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Eahuar qua các năm 2005 - 2007:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng bq hàng
17
năm(%)
06/05 07/06 07/06
A. Tổng số hộ 608 675 715 11.01 5.92 8.46
1.Dân tộc kinh(hộ) 453 496 509 9.49 2.62 6.05
2.Dân tộc khác(hộ) 155 179 206 15.48 15.08 15.28
B.Số khẩu 3083 3288 3397 6.65 3.32 4.98
1.Dân tộc kinh(người) 2165 2179 2187 0.6 0.36 0.48
2.Dân tộc khác(người) 918 1109 1210 20.8 9.1 14.95
C.Giới tính
1.Nam(người) 1392 1465 1541 5.24 4.64 4.94
2.Nữ(người) 1691 1823 1856 7.81 1.81 4.81
Số lao động >15 tuổi
(người)
1325 1486 1541 12.15 3.7 7.92
Qua bảng trên ta thấy, số hộ gia đình trong xã tăng lên qua các năm với tốc
độ tăng bình quân là 8.64%. Dân số của xã cũng tăng qua các năm, tốc độ tăng
bình quân qua các năm là 4.97 %. Tỷ lệ giữa nam và nữ cũng có sự chênh lệch
khá nhiều và không có sự thay đổi lớn qua các năm. Chính vì dân số tăng lên đã
làm tăng nguồn lao động trên 15 tuổi qua các năm, đây là nguồn lao động dồi
dào cần phải tận dụng một cách hợp lý nhằm phục vụ cho câc hoạt động sản
xuất.
II. Lĩnh vực văn hoá xã hội:
Công tác giáo dục:
Trong năm học 2007-2008 các trường đã chủ đông tu sửa vật chất để
phục vụ cho công tác dạy và học. Toàn xã có 3 trường: Trưưòng mầm non Hoa
Pơ Lang, trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai và Trung học cơ sở Lê Hồng
Phong.
+ Tổng số CBCNV là 48, trong đó nữ 30, dân tộc 3
+ Tổng số học sinh là: 843 em
Kết quả học tập như sau: Giỏi 30 em, khá 90 em, trung bình 415 em, yếu
206 em, kém 16 em (cấp II).
Trường mầm non Hoa Pơ Lang năm học 2007-2008 nhà trường đã phối
hợp với các thôn (buôn) điều tra vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp, tăng 17 học
18
sinh so với năm học 2006-2007. Tỷ lệ huy động đạt 83.4% trẻ từ 3-5 tuổi, nhà
trường cũng đã chú trọng đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho học sinh hàng
tháng theo biểu đồ tăng trưởng. Cuối năm học nhà trường đã chuyển hồ sơ cho
75 cháu hoàn thành chương trình mầm non lên lớp 1.
+ Công tác xây dựng cơ sở vật chất:
Năm học 2007-2008 số học sinh các trường đều tăng lên nên gặp nhiều
khó khăn về phòng học, bàn ghế Cơ sở vật chất xuống cấp nên chưa đáp ứng
được yêu cầu dạy và học.
Đối với địa phương do điều kiện thiên tai hạn hán, lũ lụt kéo dài, tỷ lệ hộ
nghèo cao, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên cưa hỗ trợ kịp
thời về kinh phí để tu sửa cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.
1. Công tác y tế:
Bảng5: Tình hình hoạt động y tế của xã Ea Huar:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tốc độ tăng BQ hàng năm(%)
2006/2005 2007/2006
BQ 3
năm
1. Số cơ sở y tế 1 1 1 0.00 0.00 0.00
2. Số giường bệnh 3 4 6 33.33 50.00 41.40
3. Số cán bộ y tế 4 6 6 50.00 0.00 22.50
4. Số người được
khám chữa bệnh
2938 3964 5396 34.90 36.10 35.50
Nhình chung công tác khám chữa bệnh của Trạm y tế đã đạt được yêu
cầu nhiệm vụ đề ra, trang thiết bị phục vụ cho việc khám và chữa bệnh ngày
càng được hoàn thiện. Số giường bệnh năm 2007 là 6, bình quân mỗi năm tăng
41.40%; số cán bộ y tế năm 2007 là 6 người trong đó có 01 y sĩ đa khoa, 01 nữ
hộ sinh trung học, 01 y tá sơ học, 03 điều dưỡng, bình quân mỗi năm tăng
22,50%; số người được khám chữa bệnh 2007 là 5396 lượt người, bình quân
mỗi năm tăng 35,50% nhưng chất lượng y tế chưa cao, công tác chăm sóc sức
khỏe cho người dân còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, số cơ sở y tế
không tăng. Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật y tế chưa được đảm bảo và chưa
đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa
đến vấn đề sức khỏe, y tế của người dân, cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ
19
thuật y tế hiện đại phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng
tăng.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng:
Giao thông:
Nhà nước đầu tư nhựa hoá đường nội tỉnh, lưu thông hàng hoá thuận lợi
phát triển kinh tế địa phương, đường liên thôn được nhà nước đầu tư theo
chương trình 135 tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại trao đổi hàng hoá.
Tuyến tỉnh lộ 1 chạy qua xã Eahuar có chiều dài 4.2 km, diện tích bao chiếm 21
ha, mặt dường đã được nâng cấp, rải nhựa.
Thuỷ lợi:
Toàn xã có 6.5 ha kênh mương, công trình đập trữ nước Eahuar. Trong
những năm tới với định hướng mở rộng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo đủ diện
tích canh tác cho từng hộ dân, vì vậy cần phải có kế hoạch đầu tư hỗ trợ của các
cấp, các ngành củng cố và xây dựng hệ thống thuỷ lợi, bảo đảm đủ nước tưới
cho cây trồng trong mùa nắng hạn.
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức về điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội của xã được thể hiện qua bảng phân tích SWOT sau:
S- ĐIỂM MẠNH
- Có vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng
giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng
khác.
- Có chế độ nhiệt, ánh sáng, lượng
mưa, ẩm độ tương đối phù hợp với
sinh thái của nhiều loại cây trồng.
W- ĐIỂM YẾU
- Là xã thuần nông nhưng đất đai phần
lớn có tầng canh tác mỏng, hàm lượng
dinh dưỡng nghèo, đất bị nhiễm phèn
làm hạn chế khả năng mở rộng diện
tích đất nông nghiệp và hiệu quả của
ngành trồng trọt.
20
- Có đặc điểm địa hình và sông suối
có ưu thế xây dựng các công trình
thủy lợi trữ nước và bố trí các tuyến
kênh mương phục vụ sản xuất nông
nghiệp.
- Diện tích rừng tự nhiên còn khá lớn
tạo điều kiện phát triển kinh tế nông
nghiệp, tạo việc làm tăng thu nhập
cho người dân và góp phần tăng
trưởng nền kinh tế xã hội của xã
- Có nguồn lao động dồi dào.
- Có diện tích đất sản xuất tương đối
rộng.
- Vào các tháng mùa khô khí hậu có
phần khắc nghiệt hơn so với các vùng
khác nên cần có các biện pháp xây
dựng các công trình thủy lợi để phục
vụ nước tưới cho cây trồng.
- Dân cư có trình độ dân trí chưa cao.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát
triển.
- Công tác khuyến nông chưa được
mở rộng.
- Chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất.
- Nguồn vốn chưa đủ đáp ứng nhu cầu
của người dân, hiệu quả sử dụng vốn
chưa cao.
- Công nghệ thông tin còn yếu.
O- CƠ HỘI
- Phát triển nông lâm kết hợp, tăng
được diện tích của rừng.
- Có cơ hội áp dụng khoa học kỹ
thuật mới.
- Trong tương lai được sự quan tâm
của đảng, nhà nước, tỉnh Đăk Lăk đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
- Phát triển tiềm năng du lịch trên địa
bàn.
- Phát triển công nghiệp chế biến và
dịch vụ.
T- THÁCH THỨC
- Thiên tai, hạn hán thường xuyên xảy
ra.
- Suy giảm, suy thoái về tài nguyên
thiên nhiên của xã.
- Trình độ dân trí, trình độ lao động
thấp, khả năng tiếp cận thông tin còn
thấp.
- Thu nhập thấp, thất nghiệp, đói
nghèo.
- Chưa có chợ và hệ thống thu mua
nông sản.
21
3.2. Kết quả nghiên cứu:
3.2.2. Thực trạng đói nghèo:
3.2.2.1. Tình hình đói nghèo của xã:
Tình hình nghèo đói phản ánh tình hình phát triển kinh tế của xã, qua
bảng phân tích sau ta có thể đánh giá được phần nào tình hình nghèo đói của xã.
Bảng : Tình hình nghèo đói của xã từ năm 2005 – 2007.
Chỉ
tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng
hộ dân
608 100 675 100 715 100
22
Kinh 453 74.5 496 73.48 509 71.18
ĐBDT
155 25.5 179 36.52 206 28.82
Tổng
hộ
nghèo
370 100 372 100 404 100
Kinh 245 66.21 247 66.39 265 65.59
ĐBDT 125 33.79 125 33.61 139 34.41
(Nguồn: UBND xã)
Từ bảng số liệu ta thấy tình hình nghèo đói của xã có nhiều biến động cả
về số lượng hộ và tỷ lệ. Năm 2005 tổng số hộ nghèo là 370 hộ, trong đó hộ
người kinh là 245 hộ chiếm 66.21% tổng số hộ nghèo, đến năm 2006 tổng số hộ
nghèo là 372 hộ trong đó hộ người kinh là 247 hộ chiếm 66.39% tổng số hộ
nghèo. Có thể nhận thấy rằng sự biến động về hộ nghèo từ năm 2005 đến 2006
là rất ít nhưng cuối năm 2007 tổng số hộ nghèo là 404 hộ tăng 8.6% hay tăng 32
hộ so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân là do năm 2005 áp dụng theo chuẩn
nghèo cũ, nên khi chuyển sang chuẩn nghèo mới những hộ thoát nghèo năm
trước đang ở sát với ngưỡng nghèo đã tái nghèo, do vậy số lượng hộ nghèo tăng
lên cao vào cuối năm 2007. Điều đó cho thấy số hộ nghèo của xã không những
được giảm đi mà còn tăng lên, số hộ nghèo tăng lên gây khó khăn cho quá trình
phát triển kinh tế, xã hội của xã, đòi hỏi xã phải có những giải pháp XĐGN
nhằm khắc phục trình trạng đói nghèo ở xã.
3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói:
3.2.3.1. Trình độ học vấn:
Trình độ học vấn không những là chỉ số quan trọng về chất lượng cuộc
sống mà còn là nhân tố quyết định đối với khả năng đạt tới cơ hội có thể tạo nên
thu nhập khá lớn của người nghèo.
Bảng 11: Trình độ học vấn của hộ năm 2007.
Chỉ tiêu
Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III Trên cấp III
Số
khẩ
u
%
Số
khẩu
%
Số
khẩu
%
Số
khẩu
%
Số
khẩu
%
23
Hộ
nghèo
ĐB
DT
41 75.92 25 26.04 22 11.28 0 0 0 0
Kinh
5 9.25 48 50 58 29.74 50 51.02 8 40
Hộ
TMN
ĐB
DT
8 14.83 0 0 16 8.20 5 5.10 0 0
Kinh
0 0 23 23.96 99 50.78 43 43.88 12 60
Tổng
54 100 96 100 195 100 98 100 20 100
( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Để đánh giá sự phát triển của một nước cũng như đánh giá được tình hình
nghèo đói của quốc gia thì việc đánh giá trình độ là không thể thiếu. Qua bảng
số liệu ta thấy là những hộ nghèo do điều kiện gia đình khó khăn, trong tình
trạng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nên hầu hết các hộ này để không thể
cho con em theo học hết được. Cụ thể là nhóm hộ nghèo số lượng mù chữ
chiếm 85.17%, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 75.92%, nhóm người nghèo số
lượng học cấp 2 chiếm 41.02% tổng số. Trong khi đó nhóm hộ trên mức nghèo
do có đầy đủ điều kiện cho con em ăn học nên nhóm hộ này có số lượng học
trên cấp ba khá lớn chiếm 60%. Trình độ học vấn thấp là một nguyên nhân
chính dẫn đến đói nghèo tại xã , ở nhóm hộ nghèo trình độ học vấn của họ nói
chung thấp hơn các nhóm hộ khác, tỷ lệ người mù chữ cao do họ không đủ khả
năng đảm bảo các điều kiện cho con em họ đến trường. Trong cuộc sống, họ chỉ
cố gắng làm sao để đảm bảo nhu cầu trước mắt cho gia đình và bản thân. Thực
tế cho thấy những hộ gia đình mà chủ hộ thất học có tỷ lệ nghèo đói cao hơn so
với các hộ khác.
4.2.2. Nguyên nhân về nhân khẩu và lao động.
Nhân khẩu là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình
quân, đến đời sống, đến khả năng phát triển kinh tế của hộ. Nguồn lao động là
một trong những nguồn lực có vai trò quyết định trong vấn đề sản xuất và nâng
cao đời sống của người dân.
Bảng 12:Tình hình về nhân khẩu và lao động của hộ năm 2007.
Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ TMN
Số tuỵêt
đối
Số tương
đối(%)
24
Kinh
ĐB
DT
Kinh
ĐB
DT
Kinh
ĐB
DT
Kinh
ĐB
DT
Số khẩu Người 169 88 177 29 8 -59 4.73 67.05
Số lao
động
Người 72 41 92 12 20 -29 27.7 70.74
Nhân
khẩuBQ
/hộ
Người
/Hộ
4.69 6.28 4.02 4.83 -0.67 -1.45 14.29 23.09
Lao động
BQ/hộ
Người
/Hộ
2 2.92 2.09 2 0.09 -0.92 4.5 31.51
Tỷ lệ phụ
thuộc
Lần 2.35 2.15 1.92 2.41 -0.43 0.26 18.3 12.09
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điêù tra)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nhân khẩu BQ/hộ ở nhóm hộ nghèo người
kinh là 4.69 người /hộ, ĐBDT là 6,28 người /hộ. Ở nhóm hộ trên mức nghèo
người kinh là 4.02 người /hộ, ĐBDT là 4.83 người/hộ, từ đó cho thấy được mức
chênh lệch về số lượng nhân khẩu BQ/ hộ giữa người kinh ở nhóm hộ nghèo và
hộ người kinh ở nhóm hộ trên mức nghèo là rất nhỏ, còn mức chênh lệch về số
lượng nhân khẩu BQ/hộ giữa hộ người ĐBDT ở nhóm hộ nghèo và hộ người
ĐBDT ở nhóm hộ mức trên nghèo có sự chênh lệch cao. Xét về số tuyệt đối sự
chênh lệch giữa hai nhóm hộ ở người kinh là - 0,67 người/hộ, ĐBDT là -1.45
người/hộ; số tương đối ở những hộ người kinh là 14,29%, ĐBDT là 23.09%.
Số lao động BQ/hộ không có sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ, cụ thể là ở
nhóm hộ nghèo người kinh là 2 người/hộ, ĐBDT là 2,92 người/hộ; còn ở nhóm
hộ trên mức nghèo ở hộ người kinh là 2.09 người/hộ, ĐBDT là 2 người/hộ. Xét
về số tuyệt đối sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ ở người kinh là 0.09 người/hộ,
ĐBDT là -0.92 người/hộ; số tương đối ở những hộ người kinh là 4.5%, ĐBDT
là 31.51%.
Số lao động/nhân khẩu có sự chênh lệch lớn kéo theo sự chênh lệch về tỷ lệ
phụ thuộc. Qua bảng số liệu ta có thể thấy tỷ lệ phụ thuộc ở những hộ thuộc
25