Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN NGỌC TUẤN


NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN VĂN ĐỨC
2. PGS.TS. KIM THỊ DUNG


HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN NGỌC TUẤN



NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15


Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN VĂN ĐỨC
2. PGS.TS. KIM THỊ DUNG

HÀ NỘI - 2013
i




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một luận án nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn.



Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả
luận án





Nguyễn Ngọc Tuấn

ii




LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Trần Văn Đức và
PGS.TS Kim Thị Dung đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội;
Lãnh
đạo và cán bộ nhân viên Ban Quản lý Đào tạo; Lãnh đạo và tập thể giáo viên
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; mà trực tiếp là tập thể giáo viên Bộ môn Kinh tế
đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của lãnh đạo các cơ quan ban
ngành, đơn vị, tổ chức trong tỉnh Đăk Nông; lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Đăk Nông, lãnh đạ
o các chi nhánh huyện, phòng giao dịch… đã tạo

điều kiện thuận lợi, giúp tôi thu thập số liệu và những thông tin cần thiết để hoàn thành
luận án.
Chân thành cám ơn các bạn đồng nghiệp ở tất cả các chi nhánh, phòng giao
dịch, bạn Nguyễn Quốc Uy (Đăk Min), đã không quản ngại khó khăn, giúp đỡ tôi trong
công tác điều tra cơ bản. Tôi xin trân trọng cảm ơn bạn Nguyễn Xuân Hưng (Tuy Đức)
đã giúp đỡ tôi trong công tác thu thập s
ố liệu; bạn đồng nghiệp Nguyễn Đoàn Thảo
Nguyên (Đăk Nông) về những ứng dụng tin học trong thống kê, kinh tế của luận án.
Cuối cùng xin cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của các thành viên trong gia đình tôi,
nguồn động lực lớn để tôi hoàn thành luận án này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án



Nguyễn Ngọc Tuấn
iii




MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của luận án 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Những đóng góp mới của luận án 3
5. Kết cấu của luận án 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 6

1.1 Cơ sở lý luận về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 6
1.1.1  Khái niệm và bản chất giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ
sản xuất cà phê 6

1.1.2  Vai trò của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 8
1.1.3  Đặc điểm của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất
cà phê 10

1.1.4  Nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ
sản xuất cà phê 12

1.1.5  Các nhân tố ảnh hưởng 27
1.2 Cơ sở thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 34
1.2.1 Giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê của một số nước trên
thế giới 34

iv





1.2.2  Bài học kinh nghiệm về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà
phê ở Việt Nam 39

1.2.3  Bài học kinh nghiệm về giải pháp tín dụng cần rút ra cho Đăk Nông 40
1.2.4  Các đề tài và công trình nghiên cứu liên quan 41
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 43
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 45
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội 45
2.1.2 Đặc điểm sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nông 47
2.2 Phương pháp tiếp cận 48
2.2.1  Tiếp cận theo hộ 48
2.2.2  Tiếp cận theo thị trường tín dụng mở 49
2.2.3  Tiếp cận theo vùng sinh thái 49
2.2.4  Tiếp cận theo kinh tế thể chế 49
2.3 Khung phân tích 50
2.4 Thu thập thông tin 51
2.4.1  Thu thập thông tin thứ cấp 51
2.4.2  Thu thập thông tin sơ cấp 51
2.5 Phương pháp phân tích 54
2.5.1 Xử lý số liệu 54
2.5.2 Phương pháp thống kê 54
2.5.3 Phương pháp hàm tài chính 55
2.6 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 55
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 56
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK
NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 58


3.1 Tình hình triển khai thực hiện các giải pháp tín dụng 58
3.1.1  Xác định nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất cà phê 58
v




3.1.2  Tình hình thực hiện giải pháp huy động vốn 61
3.1.3  Tình hình thực hiện giải pháp tín dụng thông qua triển khai chính
sách cho vay 63

3.1.4  Tình hình triển khai tiếp cận cho vay và giải ngân vốn vay 79
3.1.5  Tình hình quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xử lý rủi ro 81
3.2 Kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng 84
3.2.1  Kết quả và hiệu quả đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Đăk Nông 84

3.2.2  Kết quả và hiệu quả đối với hộ sản xuất cà phê 88
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê 94

3.3.1  Ảnh hưởng của các nhân tố từ phía ngân hàng 94
3.3.2  Ảnh hưởng của các nhân tố từ hộ sản xuất cà phê 98
3.3.3  Ảnh hưởng của cung cấp dịch vụ công 101
3.3.4  Ảnh hưởng của chính sách nhà nước 104
3.4 Đánh giá việc thực hiện giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê 110

3.4.1  Về ưu điểm 110
3.4.2  Những tồn tại, hạn chế 110

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 113
CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK
NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 115

4.1 Căn cứ, quan điểm và mục tiêu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với
hộ sản xuất cà phê 115

4.1.1  Căn cứ để hoàn thiện giải pháp 115
4.1.2  Quan điểm về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất
cà phê 116

4.1.3  Mục tiêu chủ yếu về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê 118
vi




4.2 Hoàn thiện giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê 120

4.2.1  Hoàn thiện các chính sách nhà nước 121
4.2.2  Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công 130
4.2.3  Giải pháp đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Đăk Nông 133

4.2.4 Giải pháp đối với hộ sản xuất cà phê 141
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
1. Kết luận 147

2. Kiến nghị 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 158

vii




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABIC : Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp
ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
ATM : Máy giao dịch tự động
BQ Bình quân
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Tổ chức Nông nghiệp Lương thực thế giới
FV : Giá trị tương lai
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
ICO : Tổ chức Cà phê Thế giới
IPCAS : Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng liên ngân hàng
LN : Lợi nhuận
LSNH : Lãi suất ngân hàng
NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHCSXH : Ngân hàng Chính sách Xã hội
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghi
ệp và Phát triển nông thôn
NHTM : Ngân hàng Thương mại

POS : Máy chấp nhận thanh toán thẻ
PRA : Đánh giá nông thôn có sự tham gia
TCTD : Tổ chức Tín dụng
tr.đ : triệu đồng
WB : Ngân hàng Thế giới
viii




DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Nội dung Trang
2.1 Tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá thực tế của tỉnh Đăk Nông 46

2.2 Diện tích cà phê của tỉnh Đăk Nông 47
2.3 Giá trị sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nông 48
2.4 Thu thập thông tin thứ cấp 51
3.1 Nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê 58
3.2 Tình hình huy động vốn 61
3.3 Tình hình huy động vốn thông qua phát hành thẻ ATM 62
3.4 Tình hình thực hiện mục tiêu chính sách cho vay 64
3.5 Đối tượng vay vốn của hộ sản xuất cà phê 66
3.6 Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê 67
3.7 Hiệu quả tài chính của phương án vay vốn sản xuất cà phê 68
3.8 Tình hình đảm bảo nợ vay của hộ sản xuất cà phê 69
3.9 Quy trình cho vay hộ sản xuất cà phê 76
3.10 Tình hình mở rộng mạng lưới 81
3.11 Tình hình kiểm tra, giám sát nợ vay hộ sản xuất cà phê 82
3.12 Tình hình nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất cà phê 83
3.13 Tình hình thu nợ xử lý rủi ro cho vay hộ sản xuất cà phê 84

3.14 Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo bình quân dư nợ hộ 85
3.15 Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo vùng sinh thái 86
3.16 Hiệu quả cho vay hộ sản xuất cà phê 87
3.17 Diện tích cà phê của hộ sản xuất cà phê có vay vốn ngân hàng 88
3.18 Đối tượng vay vốn hình thành từ vốn vay ngân hàng 89
3.19 Hiệu quả sử dụng vốn vay theo quy mô diện tích cà phê 90
3.20 Hiệu quả sử dụng vốn vay theo đa dạng hóa thu nhập 92
3.21 Tình hình lao động theo trình độ chuyên môn của ngân hàng 95
3.22 Thống kê số lần vay của hộ sản xuất cà phê 96
3.23 Hiệu quả mở rộng mạng lưới giao dịch của ngân hàng 97
ix




3.24 Đánh giá năng lực của hộ sản xuất cà phê 98
3.25 Đánh giá khả năng thế chấp của hộ sản xuất cà phê 99
3.26 Đánh giá khả năng tham gia liên kết của hộ sản xuất cà phê 100
3.27 Đánh giá hoạt động khuyến nông của tỉnh Đăk Nông 101
3.28 Đánh giá năng lực nước tưới cho cà phê của tỉnh Đăk Nông 102
3.29 Đánh giá tình hình bảo vệ thực vật của tỉnh Đăk Nông 103
3.30 Đánh giá tình hình tổ chức an ninh đồng ruộng của tỉnh Đăk Nông 103
3.31 Tình hình hỗ trợ lãi suất cho hộ sản xuất cà phê vay vốn 108
3.32 Tồn tại và hạn chế của việc thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ
sản xuất cà phê 111

4.1 Mục tiêu chủ yếu về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê 119
4.2 Giải pháp về huy động vốn lãi suất thấp 134
4.3 Giải pháp điều chỉnh nội dung chính sách cho vay 138
4.4 Giải pháp mở rộng mạng lưới 140



x




DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Nội dung Trang
3.1 Diễn biến dòng tiền ròng của hộ sản xuất cà phê theo thời vụ 60

3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo lãi suất 63
3.3 Diễn biến lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê tại tỉnh Đăk Nông 72
3.4 Diễn biến doanh số cho vay, thu nợ hộ sản xuất cà phê 77
3.5 Diễn biến dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê 78
3.6 Diễn biến lãi suất và dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê 105
3.7 Diễn biến giá cà phê thị trường Đăk Nông 109



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT Nội dung Trang
1.1 Biểu diễn quan hệ tín dụng 6

1.2 Biểu diễn quan hệ tín dụng ngân hàng 7
1.3 Biểu diễn dư nợ của phương thức cho vay từng lần 19
1.4 Biểu diễn dư nợ của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng 21
1.5 Vận dụng sự tách rời giữa thời hạn cho vay và thời hạn của hạn mức
tín dụng trong cho vay hộ sản xuất cà phê 22


1.6 Hình thức cho vay trực tiếp hộ sản xuất cà phê 22
1.7 Hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua tổ vay vốn 23
1.8 Hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua doanh nghiệp 24
2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Nông 45
2.2 Khung nghiên cứu giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê 50
4.1 NHNo & PTNT trong mô hình sản xuất lớn cà phê 125



1




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Tây Nguyên là vùng đất được ưu đãi về điều kiện tự nhiên, thích hợp với quá
trình sinh trưởng của cây cà phê. Theo chân người Pháp đến vùng đất Tây Nguyên
đầu thế kỷ XX, từ vị trí cây trồng thử nghiệm, trải qua gần một thế kỷ, cà phê trở
thành vị trí cây trồng chủ lực trên vùng đất này (Đoàn Triệu Nhạn và cộng s
ự,
1999). Đến nay, Tây Nguyên được xác định là vùng trọng điểm sản xuất cà phê của
cả nước.
Cà phê là cây trồng thế mạnh của tỉnh Đăk Nông, sự tăng giảm sản lượng cà
phê tác động rất lớn đến tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của ngành nông nghiệp Đăk
Nông nói riêng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đăk Nông nói chung.
Diện tích cà phê của tỉnh Đăk Nông
đạt trên 91.081 ha; trong đó, thành phần kinh tế
cá thể, hộ gia đình sở hữu gần 97% diện tích. Bên cạnh đó, số lượng hộ sản xuất cà
phê gần 74.800 hộ, chiếm 74,8% tổng số hộ gia đình sản xuất, kinh doanh ở vùng

nông thôn. Do đó, có thể khẳng định, hộ sản xuất cà phê là lực lượng lao động tạo
ra giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Đăk Nông và có nhu cầu vay vố
n để
đầu tư sản xuất rất cao. Với địa bàn nông thôn miền núi nhiều khó khăn, phần lớn
hộ sản xuất cà phê hạn chế về trình độ dân trí, trình độ quản lý và nhất là hạn chế về
năng lực kinh tế. Giải quyết tốt nhu cầu vốn tín dụng đầu tư sản xuất, đảm bảo thu
nhập cho hộ sản xuất cà phê, sẽ tác động tích cực về
mặt kinh tế, ảnh hưởng tốt về
mặt xã hội ở vùng nông thôn Đăk Nông.
Với 80,5% hộ sản xuất cà phê cần vay vốn, nhu cầu vốn cần vay là 58,5% chi
phí sản xuất cà phê, nhiều năm qua, lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương
mại (NHTM) đến với hộ sản xuất cà phê tại Đăk Nông ngày càng tăng lên, đáp ứng
nhu cầu về vốn sản xuất cho người trồng cà phê, góp phần duy trì và mở
rộng sản
xuất, nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất cà phê. Tuy nhiên, với môi trường kinh tế
thuần nông, kinh tế thị trường chưa phát triển nên hệ thống mạng lưới NHTM chưa
được mở rộng ở địa bàn Đăk Nông.
2




Trong số 5 NHTM hiện có ở Đăk Nông, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (NHNo & PTNT) Đăk Nông là NHTM lớn nhất trên địa bàn, xét trên hai
khía cạnh quy mô mạng lưới và quy mô thị phần: (1) Về mạng lưới, các điểm giao
dịch ngân hàng của NHNo & PTNT Đăk Nông hiện diện đầy đủ ở tất cả các địa bàn
hành chính cấp huyện và một số khu vực liên xã; (2) Về thị phần, NHNo & PTNT
Đăk Nông là ngân hàng có doanh số hoạt động lớn nhất. Liên quan đến hoạt động cho
vay hộ sản xuất cà phê, NHNo & PTNT Đăk Nông cho vay đến 67,4% dư nợ, 70,0%
số lượng hộ vay trong toàn bộ hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của tất cả các

NHTM trên địa bàn. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều giải pháp tích cực trong cung
ứng vốn tín dụng ngân hàng cho hộ sản xuất cà phê, nhưng hoạt động cho vay hộ sản
xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông vẫn còn nhiều bất cập. Dẫn đến lượng
vốn cho vay còn rất th
ấp so với nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê; diện tích cà
phê được vay vốn tín dụng ngân hàng chỉ đạt 21,6% so với tổng diện tích cà phê; hiệu
quả thu nhập từ cho vay vốn hộ sản xuất cà phê thấp so với hiệu quả cho vay các đối
tượng khác.
NHNo & PTNT Đăk Nông đã có những phân tích, đánh giá theo các báo cáo,
tổng kết định kỳ liên quan đến hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê,
nhưng nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ như: (1) Giải pháp tín dụng đối với hộ
sản xuất cà phê đã vận dụng đúng và đầy đủ cơ sở lý luận và quy chế, quy định cho
vay hay chưa? (2) Thực trạng giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê đã được
đánh giá, phản ánh toàn diện và đúng thực chất? (3) Trên cơ sở định hướng lâu dài
và phù hợ
p với thực tiễn địa bàn, cần hoàn thiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản
xuất cà phê như thế nào? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk
Nông đố
i với hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đăk Nông trong thời gian qua, đề xuất hoàn
3




thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê

cho những năm tới.
b. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về giải pháp tín dụng
ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê;
- Đánh giá được thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk
Nông đối với hộ nông dân sản xuất cà phê, t
ừ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng;
- Đề xuất hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với
hộ nông dân sản xuất cà phê.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ
sản xuất cà phê.
b. Phạm vi nghiên cứu
i. Về nội dung
Nội dung nghiên cứu của luận án là (1) nghiên cứu thực trạ
ng giải pháp tín
dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê trong những năm
qua và (2) đề xuất hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối
với hộ sản xuất cà phê cho những năm tới.
ii. Về không gian, thời gian
Không gian nghiên cứu của luận án là địa bàn tỉnh Đăk Nông. Thời gian
nghiên cứu các nội dung luận án trong phạm vi 4 năm, từ năm 2008 đến năm 2011;
đề xuất hoàn thiện gi
ải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê áp dụng đến năm
2015 và năm 2020.
4. Những đóng góp mới của luận án
a. Về lý luận
Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận: Giải pháp tín
dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê mang bản chất kinh doanh tiền tệ của

4




ngân hàng thương mại, nhằm cung ứng vốn, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ sản
xuất cà phê và làm cầu nối để thực hiện các chính sách quốc gia về nông nghiệp,
nông thôn. Khẳng định tín dụng ngân hàng là kênh phân phối tiền tệ quan trọng đối
với hộ sản xuất cà phê ở nông thôn.
Luận án đã nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất và nội dung các phương thức cho
vay, đề xuất ngân hàng áp dụng bổ sung phương thức cho vay theo hạn mứ
c tín
dụng cho đối tượng vay vốn để chăm sóc cà phê, để phù hợp với đặc điểm tín dụng
ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.
b. Về thực tiễn
1- Luận án đã xác định thực trạng giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê tại NHNo & PTNT Đăk Nông bao gồm các nội dung sau:
- Cầu vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê rất cao nhưng NHNo &
PTNT Đă
k Nông chưa cung ứng đầy đủ.
- Bên cạnh một số mặt tích cực đáng ghi nhận, thực trạng của giải pháp tín
dụng đối với hộ sản xuất cà phê còn cho thấy một số hạn chế trong công tác huy
động vốn, bất cập trong chính sách cho vay dẫn đến hạn chế mở rộng cho vay và
hiệu quả cho vay hộ sản xuất cà phê đạt thấp.
2- Luận án đã xác định tình hình thực hiện gi
ải pháp tín dụng đối với hộ sản
xuất cà phê ảnh hưởng do các nhân tố từ ngân hàng, từ hộ sản xuất cà phê, từ cung
cấp dịch vụ công và từ chính sách của nhà nước.
3- Luận án đã xác định cần hoàn thiện giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ
sản xuất cà phê là:

- Chính sách nhà nước về điều hành lãi suất cần quy định lãi suất cho vay
nông nghiệp, nông thôn phải ở mức thấp; tích cự
c triển khai chính sách phát triển cà
phê bền vững và cho vay mua tạm trữ cà phê.
- Cần cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công như khuyến
nông, bảo vệ thực vật, thủy lợi và an ninh đồng ruộng tại vùng chuyên canh cà phê.
- NHNo & PTNT Đăk Nông cần tăng trưởng nguồn vốn huy động lãi suất
thấp, đổi mới áp dụng phương thức cho vay, đa dạng các hình thức cho vay, cải tiến
5




quy trình cho vay và tiếp tục mở rộng mạng lưới; đồng thời, nâng cao năng lực cán
bộ và đổi mới việc quản lý kế hoạch kinh doanh.
- Cần nâng cao năng lực cho hộ sản xuất cà phê về trình độ quản lý vốn, khả
năng tiếp cận thị trường, năng lực về tài sản thế chấp và cải thiện khả năng tham gia
liên kết của hộ sản xuất cà phê.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án có các chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với
hộ sản xuất cà phê
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông
đối với hộ sản xuất cà phê
-
Chương 4: Hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông
đối với hộ sản xuất cà phê
6





CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ
1.1 Cơ sở lý luận về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
1.1.1 Khái niệm và bản chất giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất
cà phê
1.1.1.1 Khái niệm về tín dụng và bản chất tín dụng ngân hàng
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ La tinh credere,
có nghĩa là sự tin tưởng, tín
nhiệm (Jonathan Golin, 2001). Nguồn gốc của việc sử dụng sự tin tưởng, tín nhiệm,
sử dụng “chữ tín” trong mối quan hệ vay mượn bắt nguồn từ sự vận động đơn
phương của giá trị. Sự tách rời của (1) quá trình vay và (2) quá trình trả trên cơ sở
tin tưởng, tín nhiệm nên mối quan hệ vay mượn trở thành quan hệ tín dụ
ng; trong
mối quan hệ đó, người đi vay phải trả cho người cho vay một khoản phí vì đã sử
dụng vốn vay (3) theo nguyên tắc hạch toán kinh tế của thị trường (Sơ đồ 1.1).



Sơ đồ 1.1 Biểu diễn quan hệ tín dụng
Nói cách khác, quá trình “vay” là quá trình đi thuê vốn; quá trình “trả” là quá
trình hoàn trả vốn đã đi thuê. Do đó, sau một thời gian sử dụng vốn đi thuê, ngoài
việc hoàn trả vốn gốc đã thuê, bên đi thuê vốn phải trả lãi cho bên cho thuê. Bản
chất của hoạt động tín dụng chính là phần lãi thu được, là giá trị tăng thêm mà bên
đi thuê vốn phải trả cho bên cho thuê.
Xét trên góc độ Quỹ cho vay, thì tín dụng là việc chuyển dịch vốn bằng ti
ền từ

người cho vay sang người đi vay. Với chức năng trung gian điều phối vốn trong nền
kinh tế của ngân hàng, quan hệ tín dụng làm cho vai trò ngân hàng vừa là người cho
vay, vừa là người đi vay. Do đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay vốn giữa ngân
hàng với các chủ thể đang có vốn nhàn rỗi hoặc đang cần vốn, giải quyết cân bằng
“cung vốn” bù đắp “cầu vốn” trong nền kinh t
ế. Thể hiện đầy đủ (1) quá trình vay,
(1)
(2)

Người
đi vay

Người
cho vay

(3)
7




(2) quá trình trả và (3) trả lãi vốn vay; tuy nhiên, để đảm bảo tài chính cho hoạt
động trung gian, người đi vay vốn ngân hàng phải trả lãi thêm cho ngân hàng (3’)
lớn hơn lãi ngân hàng trả cho người cho ngân hàng vay (Sơ đồ 1.2).





Sơ đồ 1.2 Biểu diễn quan hệ tín dụng ngân hàng

Như vậy, bản chất của tín dụng ngân hàng chính là việc NHTM thực hiện chức
năng trung gian phân phối Quỹ cho vay nhằm mục đích hưởng chênh lệch lãi, đảm
bảo cho quá trình hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1.2 Bản chất của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
Theo nghĩa hẹp, giải pháp tín dụ
ng ngân hàng là hoạt động cho vay của ngân
hàng; ngân hàng thực hiện cho vay vốn, cấp vốn tín dụng, đầu tư vốn tín dụng cho
các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế. Với người vay là hộ sản xuất cà phê, giải
pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê là hoạt động cho vay của ngân hàng với
chủ thể vay vốn là hộ sản xuất cà phê.
Tuy nhiên, theo Đại Từ điển Tiếng Việ
t (Nguyễn Như Ý, 1998), giải pháp có
nghĩa là cách giải quyết một vấn đề nào đó (giải: tìm đáp số, câu trả lời; pháp: cách
thức làm một việc gì). Do vậy, giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà
phê không chỉ được hiểu chủ yếu theo nghĩa hẹp của tín dụng là hoạt động cho vay,
mà còn là hoạt động huy động vốn để cho vay của ngân hàng. Có ngh
ĩa là hoạt
động huy động vốn của ngân hàng, với vai trò là người đi vay, là một phần trong
nội hàm của giải pháp tín dụng ngân hàng.
Như vậy, với bản chất của tín dụng ngân hàng nói chung, bản chất của giải
pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trong nền kinh tế thị trường thể
hiện như sau: (1) Ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, đi vay để cho
vay, nguồ
n vốn cho vay hộ sản xuất cà phê là vốn do ngân hàng huy động trong nền
kinh tế; (2) Hộ sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng, ngoài việc hoàn trả gốc, còn
(3)
(1)
(2)

Người

cho vay

(1)
(2)

Người
đi vay


Ngân
hàng

(3)+(3’)
8




phải lãi vay, đủ để ngân hàng chi trả lãi vốn huy động và chi phí cho vay hộ sản
xuất cà phê
1
.
1.1.2 Vai trò của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
Tín dụng ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM, có quy chế
hoạt động theo luật định, công khai, minh bạch; do đó, đối với hộ sản xuất cà phê,
ngành cà phê và đối với nền kinh tế, giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê có vai trò quan trọng như sau:
Thứ nhất, cung ứng vốn cho sản xuất cà phê, giúp hộ sản xu
ất cà phê nâng
cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ sản

xuất cà phê trong kinh tế thị trường.
Cà phê là cây trồng đòi hỏi cao về kỹ thuật canh tác, hoạt động sản xuất cà phê
kéo dài trong cả một năm, do đó phải có nguồn vốn lớn và sẵn sàng đáp ứng kịp
thời. Trên thực tế ở nông thôn, quan hệ vay mượn ngoài thị trường tồn tại dưới
nhiều hình thức; tuy nhiên cùng với mức lãi suất “cắt cổ”, khả năng đáp ứng vốn
với số lượng lớn và ổn định của tín dụng không chính thống cho cả một vùng
chuyên canh cà phê là không thể thực hiện được, nên hộ sản xuất cà phê thiếu vốn
phải tìm đến ngân hàng. Với chức năng và quy mô hoạt động của hệ thống NHTM,
tín dụng ngân hàng có thể đáp ứng tốt nhấ
t nhu cầu vốn để hộ sản xuất cà phê thực
hiện tất cả các hoạt động sản xuất với lượng vốn tối đa và bất kỳ thời điểm nào
trong mùa vụ sản xuất cà phê.
Bên cạnh đó, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi, tín dụng ngân hàng buộc
hộ sản xuất cà phê phải tính toán thật kỹ, trước khi ra quyết định sử dụng vốn vay
với mục đích đem lại lợi nhuận và đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả vốn vay ngân hàng.
Muốn vậy, ngoài việc nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác, hộ sản xuất phải tăng

1
Trên thực tế, thuật ngữ “giải pháp” được sử dụng rất nhiều nghĩa tùy theo ngữ cảnh.
Trong “giải pháp lớn” có nhiều “giải pháp nhỏ”. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng cụm từ
thuật ngữ “giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê” như là một trong những “giải
pháp tín dụng” của ngân hàng (giải pháp nhỏ), trong bố
i cảnh hoạt động của các giải pháp
tài chính - tiền tệ điều hành ổn định kinh tế vĩ mô (giải pháp lớn). Trong nhiều trường hợp,
nhất là khi giải quyết các vấn đề cụ thể, thuật ngữ “giải pháp” được sử dụng đồng nghĩa
với “biện pháp”.

9





cường hạch toán kinh tế việc sử dụng vốn, nhất là vốn vay ngân hàng trong cả quá
trình sản xuất cà phê.
Mặt khác, hộ nông dân vay vốn ngân hàng để phục vụ cho sản xuất cà phê, với
chu kỳ sản xuất cà phê kéo dài cả một năm, trong thời gian chưa đầu tư trực tiếp
vào các giai đoạn sản xuất sẽ xảy ra tình trạng vốn vay ngân hàng “tạm thời nhàn
rỗi”. Hộ sản xuấ
t cà phê có thể dùng vốn “tạm thời nhàn rỗi” đó để giải quyết lao
động “tạm thời dư thừa” giữa các giai đoạn sản xuất cà phê bằng việc tham gia sản
xuất, kinh doanh ngắn hạn khác như chăn nuôi, trồng hoa màu, làm dịch vụ, buôn
bán nhỏ, hoặc tham gia các ngành nghề khác để tạo nên nguồn thu nhập tổng hợp.
Thứ hai, đảm bảo tính liên tục chuỗi giá trị và đóng góp vào sự
gia tăng giá
trị mới của ngành cà phê.
Mục đích sản xuất của hộ sản xuất cà phê là tạo ra sản phẩm cà phê nguyên liệu,
thể hiện dưới hình thức hạt cà phê, cà phê nhân (coffee beans). Chuỗi giá trị ngành
hàng cà phê thể hiện sự liên tục khi mua bán, luân chuyển cà phê nhân qua các giai
đoạn từ sản xuất đến chế biến và kinh doanh; trong đó, hoạt động sản xuất ra hạt cà
phê nhân của hộ sản xuất cà phê là khở
i đầu và có ý nghĩa quan trọng nhất.
Với hoạt động cho vay, giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ về vốn trong quá
trình sản xuất để hộ sản xuất cà phê tạo ra sản phẩm cà phê nhân đạt sản lượng cao và
chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Giá trị mới mang lại cho ngành cà
phê thể hiện ở chỗ nhờ có vốn tín dụng ngân hàng, hộ sản xuất cà phê có điều ki
ện áp
dụng công nghệ sản xuất mới, giảm hao phí sức lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch
cà phê.
Thứ ba, làm “cầu nối” nhằm thực hiện chính sách quốc gia về nông nghiệp,
nông thôn, tác động tích cực đến kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái.

Mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế - xã hội là nhắm đến sự phát triển
cân đối, hài hòa giữa các vùng, các khu vực kinh tế. Ngoài việc hỗ trợ khu vực nông
nghiệp, nông thôn thông qua các chính sách tài trợ
, chính sách nông nghiệp, nông
thôn còn được thực hiện thông qua giải pháp tín dụng ngân hàng.
10




Với nguyên tắc cung ứng và hoàn trả, giải pháp tín dụng ngân hàng đã trực
tiếp kích thích sản xuất và khai thác tốt các nguồn lực ở khu vực nông nghiệp, nông
thôn. Vốn tín dụng tham gia phát triển sản xuất cà phê kéo theo sự phát triển của
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác như phân bón, nhiên liệu, chế biến, kinh
doanh, dịch vụ, xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, không những ở khu vực
nông thôn mà còn ở khu vực thành thị.
M
ặt khác, cà phê là cây công nghiệp lâu năm có tán che phủ đất kín và rộng;
do đó, trồng cà phê được xem là trồng rừng, vườn cà phê có thể thay thế rừng sản
xuất (Quốc hội, 2003). Về mặt ý nghĩa sinh thái, ở những vùng đất thích hợp và với
phương pháp sản xuất cà phê bền vững, vốn tín dụng ngân hàng tham gia vào quá
trình trồng và chăm sóc vườn cà phê là đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường
sinh thái tự nhiên.
1.1.3 Đặc điểm của giả
i pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê có những đặc điểm
sau đây:
Một là, phụ thuộc vào tính chất thời vụ của cây cà phê.
Đặc điểm chu kỳ sản xuất cà phê là thời gian kéo dài gần tròn một năm, mỗi
năm một mùa vụ. Tính từ thời điểm đầu vụ, lúc bắt đầu tưới n

ước, bón phân đợt đầu
đến thời điểm thu hoạch quả cà phê hơn 8 tháng; giai đoạn thu hoạch, chế biến
thành cà phê nhân thành phẩm hơn 2 tháng; cộng thêm thời gian dự trữ và bán sản
phẩm thì chu kỳ sản xuất cà phê gần tròn một năm.
Sự tách rời của (1) quá trình vay và (2) quá trình trả (Sơ đồ 1.1) trong hoạt
động tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê phụ thuộc vào đặc điể
m “mỗi năm một
mùa vụ” của sản xuất cà phê. Do đó, để đảm bảo “chữ tín” trong quan hệ tín dụng
với hộ sản xuất cà phê, ngân hàng ràng buộc chặt chẽ điều kiện đảm bảo nợ vay của
hộ sản xuất cà phê khi cho vay, để phòng chống rủi ro cho vốn tín dụng.
Mặt khác, nhu cầu “cần vốn” từ đầu vụ và khả năng “t
ạm thời thừa vốn” vào
cuối vụ xảy ra tập trung trong kinh tế hộ sản xuất cà phê dẫn đến hoạt động cho vay
của ngân hàng cũng xuất hiện hiện tượng cao điểm theo hai kỳ trong một năm: (a)
11




Kỳ cho vay khi bước vào vụ sản xuất cà phê và (b) kỳ thu nợ khi hộ sản xuất cà phê
thu hoạch sản phẩm. Điều đó tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng do lượng
khách hàng giao dịch biến động lớn.
Hai là, có thời gian cho vay tương đối dài.
Với đặc điểm của cây công nghiệp lâu năm, cây cà phê có thời gian kiến thiết cơ
bản khoảng 3 năm; do đó, thời h
ạn cho vay vốn tín dụng để trồng mới có thể đến 3
năm. Khi cà phê chuyển sang giai đoạn kinh doanh thì thời hạn cho vay chăm sóc cà
phê tối đa là 1 năm, nhưng thường kéo dài hàng chục năm cho đến khi hộ sản xuất cà
phê không còn nhu cầu vay vốn nữa. Mặt khác, vườn cà phê là bất động sản có giá trị
lớn, là nguồn thu nhập chủ yếu của hộ. Hộ sản xuất cà phê không thể thực hiện chuyể

n
đổi cây trồng thường xuyên như một số loại cây trồng ngắn ngày khác. Do đó, vấn đề
đặt ra là nguồn vốn bố trí cho vay hộ sản xuất cà phê phải được ổn định và dài hạn.
Ba là, chịu nhiều rủi ro từ tác động của thị trường cà phê trong nước và thế giới.
Ngành cà phê nước ta có thiết chế ngành hàng rời rạc, không thống nhất, vị thế
cạnh tranh yếu trên thị trường cà phê trên th
ế giới (Trần Thị Quỳnh Chi, 2008), trong
khi ở các sàn giao dịch Luân Đôn và New York tình hình giá cả cà phê biến động
thường xuyên và rất khó lường trước (Bộ NN & PTNT, 2012). Cà phê là nông sản
hàng hóa làm ra để xuất khẩu là chủ yếu, những rủi ro về giá cả từ thị trường cà phê
thế giới, đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường cà phê trong
nước, gây ra những tác động tiêu cực
đến kinh tế hộ sản xuất cà phê. Để tránh thiệt
hại vốn tín dụng do rủi ro nói chung, ngân hàng áp dụng chặt chẽ điều kiện bảo đảm
tiền vay đối với hộ sản xuất cà phê khi vay vốn ngân hàng.
Bốn là, có mục đích sản xuất nông nghiệp, nhưng dễ chuyển hóa thành tín
dụng tiêu dùng.
Đặc điểm này xuất phát từ chính sách quản lý vốn, quản lý chi tiêu cá nhân của
kinh tế hộ gia đình. Ngu
ồn vốn và sử dụng vốn trong kinh tế hộ sản xuất cà phê với
thời gian kéo dài cả một năm bao gồm nhiều khoản thu nhập và nhiều khoản chi tiêu;
cùng với cách quản lý vốn dễ dãi, dẫn đến rất khó kiềm chế việc sử dụng vốn vay với
mục đích sản xuất sang sử dụng vốn vay cho tiêu dùng nâng cao chất lượng đời sống.
12




Trường hợp hộ sản xuất cà phê sử dụng vốn vay từ mục đích sản xuất sang
mục đích tiêu dùng một cách tùy tiện, nếu không có nguồn tài chính bù đắp sẽ dẫn

đến thiếu vốn cho sản xuất, giảm hiệu quả sản xuất cà phê, hạ thấp chất lượng vốn
tín dụng. Do đó, để đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích sản xu
ất cà phê, ngân
hàng cần tăng cường kiểm tra sau khi cho vay đối với hộ sản xuất cà phê để giám
sát vốn tín dụng đã cho vay.
Năm là, hoạt động tín dụng ở địa bàn nông thôn, xa xôi và khó khăn.
Cà phê thường được trồng tập trung ở các vùng đất cao nguyên, miền núi, tạo
thành vùng chuyên canh rộng lớn. Đây là một trở ngại đối với ngân hàng, vì việc tiếp
cận hộ sản xuất cà phê để cho vay trên địa bàn tương đối r
ộng, địa hình chia cắt bởi
đồi núi, sông suối; số lượng món cho vay nhiều nhưng lại nhỏ lẻ; trong khi đó, trình
độ dân trí còn thấp, thiếu thông tin. Đặc điểm này cho thấy chi phí hoạt động cho
vay đối với hộ sản xuất cà phê cao hơn chi phí cho hoạt động cho vay các đối tượng
khác ở đô thị, khu tập trung đông dân cư.
1.1.4 Nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất
cà phê
Để
đảm bảo mục tiêu nghiên cứu, thể hiện rõ nội hàm giải pháp tín dụng, nội
dung nghiên cứu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm
những nội dung như sau:
1.1.4.1 Xác định nhu cầu vay vốn ngân hàng của hộ sản xuất cà phê
Xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng là nội dung quan trọng trong việc
xây dựng kế hoạch kinh doanh của NHTM, bởi đó là căn cứ để ngân hàng xây dựng
các k
ế hoạch về nguồn vốn, tài chính, mạng lưới, nhân lực Thông qua, việc xác
định nhu cầu vay vốn của thị trường, của khách hàng, NHTM xác định được phân
khúc thị trường cần khai thác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo an toàn vốn
cho vay và phù hợp với năng lực hoạt động.
Việc xác định nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê cần được thực hiện trên
các phươ

ng diện: (1) Nhu cầu vay vốn tổng thể của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn;
13




(2) Mức vốn cần vay cho sản xuất cà phê của hộ và (3) Nhu cầu vay vốn của hộ sản
xuất cà phê theo thời vụ.
1.1.4.2 Về huy động vốn
Nguồn vốn để cho vay của NHTM là kết quả của quá trình huy động vốn
trong nền kinh tế. Một cách tổng quát, nguồn vốn huy động để cho vay của một
chi nhánh NHTM hình thành từ các nguồn: (1) Vốn tiền gửi, bao gồm: Tiền gửi
thanh toán củ
a cá nhân và tổ chức kinh tế, Tiền gửi tiết kiệm, Tiền gửi thông qua
việc phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; (2) Vốn đi vay, bao gồm: Vay các
TCTD, Vay chính phủ và Vốn đi vay nội bộ trong hệ thống NHTM.
Theo tiêu chí lãi suất, nguồn vốn huy động của một chi nhánh NHTM gồm 2
loại: (a) Vốn huy động lãi suất thấp, bao gồm: Tiền gửi thanh toán của cá nhân và
tổ chức kinh tế
, Vay chính phủ; (b) Vốn huy động lãi suất cao, bao gồm: Tiền gửi
dân cư có kỳ hạn; Vốn đi vay các TCTD khác và Vốn đi vay nội bộ trong cùng hệ
thống NHTM.
Việc xác định nguồn vốn để cho vay các đối tượng khách hàng cụ thể ở một
chi nhánh NHTM chủ yếu là dựa vào đối tượng đầu tư theo chỉ tiêu kế hoạch cho
vay, tính an toàn và đảm bảo chênh lệch lãi suất đủ bù đắp chi phí và lợ
i nhuận;
nói chung, dựa vào chính sách cho vay là chính. Do không phải là đối tượng chỉ
định, nên nguồn vốn huy động để cho vay hộ sản xuất cà phê tồn tại trong toàn bộ
nguồn vốn huy động của các chi nhánh NHTM.
1.1.4.3 Về chính sách cho vay

Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), cho vay là hoạt động quan trọng nhất và
chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các NHTM, nên thuật ngữ tín dụng và cho vay thường
được dùng đan xen, thay thế cho nhau. Do đó,
để tránh nhầm lẫn, thuật ngữ “chính
sách cho vay” được sử dụng trong hoạt động cho vay của các NHTM; còn thuật
ngữ “chính sách tín dụng” được sử dụng khi nói đến điều hành vĩ mô của chính
sách nhà nước.
Chính sách cho vay là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay
hạn chế cho vay đối với một đối tượng cụ thể của ngân hàng. Chính sách cho vay

×