Tải bản đầy đủ (.doc) (189 trang)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.86 KB, 189 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ PHƯƠNG HÒA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ PHƯƠNG HÒA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA
Chuyên ngành : Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số : 62.31.07.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng
2.TS. Lê Thị Ái Lâm
HÀ NỘI- 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Nghiên cứu sinh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1. Các công trình lý luận 7
1.1.2. Các công trình liên quan đến hợp tác tiểu vùng xuyên biên giới 10
1.1.3. Các công trình liên quan đến Tam giác phát triển Việt Nam – Lào -
Campuchia 14
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 21
1.2.1. Cơ sở lý thuyết 21
1.2.1.1.Một số lý thuyết liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế 21
1.2.1.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển vùng 27
1.2.2. Khung nghiên cứu 31
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN 37
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN 37
VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 37
2.1. Một số vấn đề lý luận phát triển vùng tam giác phát triển 37
2.1.1. Lý luận chung 37
2.1.1.1. Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội 37
2.1.1.2. Lý luận về hội nhập kinh tế 39
2.1.1.3. Lý luận về phát triển vùng 42
2.1.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế - xã hội vùng 45
2.2. Cơ sở hình thành và phát triển Tam giác phát triển Việt Nam – Lào –
Campuchia 49
2.2.1. Xu hướng hình thành và phát triển các tam giác phát triển ở Đông Nam Á
49
2.2.2. Các yếu tố cơ bản để hình thành nên vùng Tam giác phát triển Việt Nam –

Lào - Campuchia 54
2.2.3. Nhu cầu hợp tác và phát triển tại vùng biên giới chung ba nước Việt Nam,
Lào và Campuchia 58
2.2.3.1. Thực tiễn hợp tác phát triển của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia 58
2.2.3.2. Lợi ích của sự hợp tác tại Tam giác phát triển Việt Nam – Lào -
Campuchia 62
2.2.4. Tổng quan về Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia 64
72
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM
GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 73
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam –
Lào - Campuchia 73
3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế 73
3.1.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 73
3.1.1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp 79
3.1.1.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ 84
3.1.1.4. Thực trạng phát triển công nghiệp 87
3.1.2. Thực trạng phát triển xã hội 89
3.1.2.1. Y tế 89
3.1.2.2. Giáo dục, đào tạo 91
3.1.2.3. Lao động, việc làm 96
3.1.3. Cơ sở hạ tầng 99
3.2. Các nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác
phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia 104
3.2.1. Điều kiện tự nhiên 104
3.2.1.1. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 104
3.2.1.2. Vị trí địa lý 106
3.2.2.Vốn cho đầu tư phát triển 106
3.2.3. Quy mô và chất lượng nguồn lao động 112
3.2.4. Trình độ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ 113

3.2.5. Hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và trong vùng Tam giác
phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia 116
3.2.6. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng 118
3.2.7. Cơ chế chính sách của mỗi nước và cho riêng vùng 119
3. 3. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của Tam giác phát triển
Việt Nam – Lào - Campuchia 121
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 126
4.1. Đánh giá kết quả hợp tác phát triển CLVDT 126
4.2. Một số luận bàn về hướng phát triển kinh tế - xã hội CLVDT trong thời gian
tới 133
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác
phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia trong thời gian tới 136
KẾT LUẬN 145
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN 1
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ HOẶC THAM GIA 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
Nguyễn Thu Mỹ, Tam giác tăng trưởng Indonexia - Malaixia - Xingapo:
Những kinh nghiệm cho tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia -
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2010, tr.21 23
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Lào và Việt
Nam giai đoạn 2001-2009
56
Bảng 2.2 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Campuchia
qua các năm
58
Bảng 2.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh thuộc vùng
CLVDT (2009)
65
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh Tây Nguyên 72

Bảng 3.2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tại C-CLVDT(2004-2009) 78
Bảng 3.3. Số lượng gia súc, gia cầm tại C-CLVDT (2004-2009) 80
Bảng 3.4. Xuất nhập khẩu tại L-CLVDT giai đoạn 2005-2009 83
Bảng 3.5. Tình hình xuất - nhập khẩu thông qua các cửa khẩu của
Việt Nam
84
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Lý thuyết trung tâm của W.Christaller – 1833 32
Hình 1.2: Khung nghiên cứu 33
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng trung bình của CLVDT giai đoạn
2005-2009
70
Hình 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực CLVDT giai
đoạn 2002-2009
71
Hình 3.3. cơ cấu sản lượng nông nghiệp tại vùng CLVDT tại
Campuchia 2009
77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
ADB The Asian Development
Bank
Ngân hàng phát triển Châu Á
AMECS Ayeyarwady - Chao
Phraya - Mekong
economic coorporation
stratergy
Chiến lược hợp tác kinh tế
Ayeyarwady - Chao
Phraya - Mê Kông

ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
CLV Cambodia, Lao, Vietnam Campuchia, Lào, Việt Nam
CLVDT Cambodia-Lao-Vietnam
Develpoment triangle
Tam giác phát triển Việt Nam
- Lào - Campuchia,
C-CLVDT Cambodia-CLVDT Khu vực tam giác phát triển
CLV thuộc Campuchia
BIPM-EAGA Brunei-Indonexia-
Malaixia-Philippine - The
East ASEAN Growth
Area
Khu vực tăng trưởng ĐÔng
ASEAN - Brunei-Indonexia-
Malaixia-Philippine
DT Develpoment triangle Tam giác phát triển
EU European Union Liên minh Châu Âu
GT Growth triangle Tam giác tăng trưởng
GMS Greater Mekong
Subregion
Khu vực tiểu vùng sông Mê
Kông
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMT GT Indonexia, Malaixia,
Thailand
Tam giác tăng trưởng
Indonesia-Malaysia-Thailand

KCN Khu công nghiệp
L-CLVDT Lao-CLVDT Khu vực tam giác phát triển
CLV thuộc Lào
NAFTA North America Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do
Bắc Mỹ
SIJORI GT Singapore-Malaixia- Tam giác tăng trưởng
Indonexia growth triangle Singapore-Malaixia-
Indonexia
USD United States dollar Đô la Mỹ
V-CLVDT Vietnam-CLVDT Khu vực tam giác phát triển
CLV thuộc Việt Nam
WEC West - East Corridor Sáng kiến hành lang Đông
-Tây
WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh quốc tế mới, hợp tác phát triển nói chung, kinh tế - xã
hội nói riêng giữa các nước đã trở nên hết sức cần thiết. Thực tế của Việt Nam
trong hơn 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ điều đó. Không chỉ chú
trọng đến hợp tác với các nước phát triển mà đã tăng cường mở rộng quan hệ
với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với ba nước Đông Dương.
Trong lịch sử, CLV đã cùng chung sức chung lòng trong công cuộc bảo
vệ và xây dựng đất nước. Đặc biệt khi các quốc gia này giành được độc lập và
lựa chọn con đường phát triển và hội nhập với mục tiêu nhanh chóng thoát khỏi
nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đất nước phồn vinh, vì hoà bình và thịnh vượng
của các dân tộc và trong khu vực. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để tiếp tục
mở rộng hình thức hợp tác giữa ba nước, trước đây, hiện nay cũng như trong

tương lai. Làm thế nào phối hợp khai thác được thế mạnh của ba nước? Hình
thức hoặc mô hình nào thích hợp để cùng nhau hợp tác phát triển? Đây là bài
toán luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo ba nước. Những năm gần đây
quan hệ hợp tác ba bên ngày càng được phát triển và đã mang lại những kết quả
tốt cho mỗi quốc gia.
Trong khuôn khổ ASEAN, CLV đã tham gia nhiều hình thức hợp tác
tiểu khu vực khác nhau như: Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), hợp tác
trong khuôn khổ AMECS, hành lang Đông - Tây (WEC), nhóm các nước
CLMV (Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam). Sự tham gia vào các hình
thức hợp tác trên đã đem lại sự hiểu biết lẫn nhau, cùng khai thác những lợi thế
và thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả. Tại cuộc gặp cấp cao CLV lần thứ nhất ở
thủ đô Viêng Chăn, Lào năm 1999, Thủ tướng Campuchia Hunsen đã đưa ra ý
tưởng thành lập tam giác phát triển khu vực biên giới 3 nước bao gồm 7 tỉnh
thuộc Đông bắc Campuchia, Tây Nam Lào và Tây Nguyên Việt Nam. Tại các
cuộc gặp của ba Thủ tướng năm 2002, lãnh đạo ba nước tiếp tục khẳng định
phát triển vùng tam giác quan trọng này nhằm tạo ra động lực cho sự hợp tác
1
giữa ba nước vì lợi ích của các bên và của khu vực. Tại hội nghị cấp cao 2004,
lãnh đạo ba nước đã chính thức đưa ra tuyên bố hình thành CLVDT với 10 tỉnh
thuộc khu vực biên giới liền kề của ba nước. Đến 2009, CLVDT kết nạp thêm
ba tỉnh từ ba nước và trở thành vùng phát triển của 13 tỉnh. Đây là vùng giàu
tiềm năng, song kém phát triển nhất của ba nước. Đây đồng thời là vùng có vị
trí chiến lược trọng yếu cho mỗi nước và cho cả ba quốc gia. Song, với cơ sở
hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp, sản xuất mang tính chất manh mún…
vùng này lại là trở ngại cho sự phát triển của mỗi quốc gia và cả khu vực.
Khu vực tam giác phát triển là vùng đất khá đặc biệt có nhiều nét tương
đồng về đặc điểm tự nhiên, văn hoá với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng
nhưng chưa được khai thác, đây cũng là vùng có vị trí chiến lược quan trọng
đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Vì thế,
mục đích của việc xây dựng tam giác phát triển là khai thác tiềm năng, thế

mạnh, các nguồn lực của mỗi nước trong khu vực nhằm mục tiêu tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các vùng
khác của mỗi nước, tạo động lực cho cả vùng và các khu vực khác của mỗi
nước.
Trong những năm gần đây, một số Tam giác tăng trưởng đã được hình
thành giữa các vùng tiếp giáp quốc gia nhằm tận dụng khả năng, thế mạnh của
mỗi địa phương và vùng biên giới chung để phục vụ mục tiêu tăng trưởng và
phát triển cho vùng nói chung và lãnh thổ quốc gia nói riêng. Hợp tác trong
khuôn khổ tam giác tăng trưởng được xem như là một phương thức hợp tác
quốc tế mới nhằm khai thác và phát huy hiệu quả những lợi thế và hạn chế
những bất lợi của mỗi vùng thông qua quá trình tương tác, bổ sung và cùng
phát triển.
Hợp tác phát triển là cần thiết nhưng làm thế nào để hợp tác có hiệu quả
mới là điều quan trọng. Với tư cách một vùng phát triển, CLVDT đã hình thành
và phát triển như thế nào khi mà so với các vùng tam giác tăng trưởng khác đã
hình thành và phát triển trên thế giới thì CLVDT không hội tụ đủ những yếu tố
2
đã tạo nên sự thành công cho các vùng tam giác khác như có một trung tâm
kinh tế đầu tàu hay có những lợi thế kinh tế bổ sung cho nhau giữa các phần
của mỗi nước. Đây cũng là một ẩn số cần tìm lời giải đáp để trả lời câu hỏi đâu
là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của CLVDT. Việc nhận diện các nhân
tố tác động đến vùng để có hướng điều chỉnh quy hoạch và hợp tác cho phù
hợp cũng là câu hỏi cần sớm có câu trả lời.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề Phát triển kinh
tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia làm để tài
luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế của
mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là cung cấp luận cứ khoa học (cả lý luận và
thực tiễn) cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh

tế xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay và
trong tương lai.
Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành và phát triển
tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia với tư cách là một vùng phát
triển
- Tổng quan và phân tích thực trạng phát triển của vùng CLVDT và hệ
thống các nhân tố tác động đến sự phát triển vùng.
- Đưa ra cac quan điểm phát triển và các giải pháp phát triển nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia.
Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được những mục tiêu nói trên đề tài xác định các nhiệm vụ trọng
tâm sau:
- Xác định khung nghiên cứu phù hợp với đề tài, lựa chọn cách tiếp cận
và phương pháp nghiên cứu phù hợp;
3
- Hệ thống hóa khung lý luận liên quan đến đề tài
- Phân tích và đánh giá thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của CLVDT
- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của
CLVDT
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định là sự phát triển kinh tế - xã hội
vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia trong mối quan hệ quốc
tế theo hướng phát triển bền vững. Do vậy luận án sẽ tập trung vào những chỉ
báo kinh tế - xã hội của vùng để xem xét sự phát triển của vùng. Các chỉ báo
này được xác định trong khung nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu 13 tỉnh thuộc khu
vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây là những tỉnh được
xác định trong các văn kiện ký kết giữa thủ tướng ba nước về xây dựng tam

giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Luận án giới hạn nghiên cứu từ
năm 1999 (thời kỳ hình thành sáng kiến về phát triển tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia) đến 2012.
4. Những đóng góp của luận án
Nghiên cứu về phát triển kinh tế xã hội vùng Tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia dưới góc độ phát triển vùng là một đề tài nghiên cứu
có nhiều ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài sẽ góp phần
làm phong phú thêm kho tàng các công trình nghiên cứu về hợp tác phát triển
của chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh
khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Nó sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho
các nhà nghiên cứu, sinh viên, đồng thời đóng góp trong việc hệ thống hóa cơ
sở lý luận về lý thuyết và thực nghiệm của hợp tác vùng và hội nhập khu vực.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà
hoạch định chính sách, giúp ích cho quá trình hoạch định chính sách của Việt
Nam và các nước khác trong khuôn khổ hợp tác vùng, hội nhập khu vực và
phát triển CLVDT.
4
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia
thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương này bao gồm hai phần chính là tổng quan tình hình nghiên cứu
về phát triển kinh tế - xã hội vùng CLVDT từ trước tới nay và trình bày cơ sở
lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mà NCS đã sử dụng trong luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xã hội vùng
Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia
Trong chương này trước hết đưa ra những lý luận chung cho phát triển
vùng tam giác phát triển dưới góc độ một vùng quốc tế. Đồng thời đưa ra
những tiêu chí làm căn cứ đánh giá sự phát triển của một vùng. Sau khi có
những khái quát về cơ sở lý luận cho hình thành và phát triển CLVDT, luận án

tập trung luận giải các yếu tố cơ bản hình thành nên CLVDT. Sau đó, thông
qua tổng quan tình hình phát triển cùng vùng, luận án khái quát lại quá trình
hình thành vùng từ khi có ý tưởng đến nay với những đặc điểm riêng có để đưa
ra một bức tranh chung tổng thể về vùng.
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng tam giác phát
triển Việt Nam - Lào - Cam puchia.
Đây là một chương trọng tâm của luận án. Trên cơ sở các tiêu chí đã
đưa ra ở chương 2, Chương 3 phân tích đánh giá sự phát triển vùng dựa trên
các tiêu chí này. Sau khi phân tích đánh giá thực trạng phát triển của CLVDT,
trên cơ sở bảy nhân tố đã được xác định trọng khung nghiên cứu, luận án đi sâu
phân tích tác động của từng nhân tố tới sự phát triển của vùng. Cuối chương,
luận ánh đáng giá năng lực phát triển của vùng thông qua tổng hợp điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng.
Chương 4: Kết quả và bàn luận
Trong phần này sẽ bàn luận về tam giác phát triển dựa trên những phân
tích ở các chương trước. Từ khung lý thuyết được nêu ra cùng với việc nhìn
5
nhận lại về sự phát triển của CLVDT, luận án đánh giá lại những giả thuyết
nghiên cứu đã đặt ra, đồng thời bàn luận về định hướng phát triển của vùng
trong thời gian tới. Cuối cùng, trên cơ sở những nghiên cứu của mình, NCS đề
xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển vùng CLVDT.
6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Thông qua nghiên cứu những tài liệu liên quan đến vấn đề của luận án,
có thể khái quát tình hình nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội vùng biên
giới CLVDT như sau:
Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về khu vực này, tuy nhiên
trên thực tế việc đi sâu xem xét và phân tích vấn đề hợp tác phát triển kinh tế
vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia dưới góc độ vùng thì hầu

như chưa được đề cập một cách đầy đủ và hệ thống. Sau đây là một số tổng
quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
1.1.1. Các công trình lý luận
Liên quan đến các lý thuyết phát triển của CLVDT cần phải kết hợp hai
cách tiếp cận là phát triển vùng và hợp tác khu vực. Hiện có nhiều lý thuyết
liên quan phát triển vùng nhưng nhìn chung đã được tổng hợp trong bộ tài liệu
của Đại học Kinh tế quốc dân về Bài giảng Kinh tế học vùng và của A.Silem
(2002) với Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý, Nhà Xuất
bản Lao động Xã hội; V.I. SYRKIN với Sử dụng chiến lược các cực tăng
trưởng để đẩy mạnh phát triển vùng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, 2001;
Bùi Việt Cường và Lê Đức Nhuận với bài viết Phân tích lợi thế so sánh vùng -
cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận, đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội số 10/2009;
Trương Hồng Trình và Nguyễn Thanh Liêm với bài viết Tiếp cận lý thuyết và
thực tiễn LUSTER ngành cho phát triển kinh tế khu vực, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3/2008; Krugman, P. với khá nhiều nghiên
cứu về vùng như The new economic geography: where are we? (2004). Martin,
R. với A study on the factors of regional competitiveness. University of
Cambridge (2003).
Đặc điểm của các công trình trên khi đề cập đến lý thuyết phát triển
vùng là các tác giả thường nhìn dưới một góc độ riêng cho tăng trưởng kinh tế.
7
Mỗi tác giả đưa ra một lý thuyết độc lập phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của
mình mà chưa có công trình nào tổng hợp các lý thuyết một cách hệ thống cho
phát triển vùng.
Gần đây nhất công trình nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ của
PGS.TS.Bùi Quang Tuấn “một số vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc
tế chủ yếu về phát triển vùng”, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2011 đã đề
cập khá toàn diện đến các vấn đề liên quan đến lý thuyết phát triển vùng để
làm cơ sở cho quy hoạch và phát triển vùng của Việt Nam. Công trình tập trung
vào ba phần chính: phần một là cơ sở lý luận về phát triển vùng để tạo cực tăng

trưởng, phần hai nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế trong phát triển vùng
và phần ba là đề xuất một số giải pháp chính sách phát triển các khu kinh tế
động lực. Tuy đề cập khá toàn diện về phát triển vùng nhưng cách tiếp cận phát
triển vùng của tác giả là phát triển vùng động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế
chung trong một quốc gia.
Liên quan đến phát triển vùng của Việt Nam, đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu, trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu độc lập
như của tác giả Nguyễn Trần Quế: Các xu hướng chủ yếu của việc lựa chọn
chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia trong 20 năm đầu của thế kỷ
XXI, đăng tại Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 1- 2001; bài viết của tác
giả Ngô Văn Doanh, Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia; hay
của Viện chiến lược Phát triển (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia; bài viết
của TS. Ngô Thắng Lợi về Những khía cạnh thiếu bền vững trong phát triển
kinh tế vùng trọng điểm ở Việt Nam và một số khuyến cáo chính sách đăng tại
Tạp chí Quản lý Kinh tế (2011) và Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương (2004 với công trình Các quá trình chuyển đổi về kinh tế vĩ mô và kinh tế
vùng ở Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 -
8
2015, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Báo cáo tầm nhìn kinh
tế Việt Nam đến năm 2020: Tổng quan chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
thời kỳ 2011-2020, …. Các tài liệu này đã phân tích những điều kiện cụ thể của
Việt Nam trên cơ sở đối chiếu những lý thuyết đã có để đề xuất những định
hướng về quy hoạch và phát triển vùng. Đây là những công trình tham khảo có
giá trị cho việc nghiên cứu phát triển vùng CLVDT nhưng nó chỉ chuyên biệt
cho việc phân tích ở Việt Nam, còn nhìn rộng ra vùng quốc tế thì cần phải có
những sự phối kết hợp riêng và sâu hơn.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về vùng hiện nay đã bao quát khá

toàn diện về lý thuyết, một số công trình nghiên cứu về quy hoạch và phát triển
vùng cụ thể. Tuy nhiên đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu về CLVDT
dưới góc độ tiếp cận phát triển vùng.
Liên quan đến hợp tác phát triển giữa các quốc gia, đã có rất nhiều công
trình tổng hợp và phân tích các lý thuyết hợp tác quốc tế. Trong đó công trình
khá tiêu biểu của Bộ Ngoại giao là Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn
cầu hóa, vấn đề và giải pháp đã tổng hợp một cách khá đầy đủ các lý thuyết và
luận điểm về quan hệ kinh tế quốc tế và khả năng ứng dụng của Việt Nam. Bên
cạnh đó còn có những công trình của các tác giả như MW Schif, Winter với
Regional integration and development, Book Google-2003, Paul R. Krugman &
Maurice Obstfeld với Kinh tế học quốc tế lý thuyết và chính sách, NXB Chính
trị quốc gia, 1996; Paul. A.Samuelson & Wiliam D. Nordhalls với Kinh tế học,
NXB Thống kê, 2002; Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế quốc tế, một số bài
đọc tham khảo, Hà Nội, 2009; David A.Baldwin (chủ biên) Chủ nghĩa tự do và
chủ nghĩa hiện thực mới: cuộc tranh luận đương đại, NXB thế giới, 2009;
Porter, M. với The competitive advantage of nations (1990) và Location,
Clusters and New Economics of Competition (1998); Grant.R với phân tích về
lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter bài viết. Porter”s Competitive
advantage of Nationas: An assessement đăng trên Strategic Management
Journal, Vol 12, (1991). Các công trình này có giá trị tham khảo lớn đối với
9
nghiên cứu CLVDT khi nghiên cứu về hợp tác quốc tế. Tuy nhiên các lý thuyết
này dừng lại ở những lý luận chung cho hợp tác quốc tế chứ chưa đi vào phân
tích sự ứng dụng lý thuyết cho hợp tác quốc tế trong tiêu vùng nhỏ giữa các
nước.
Khi nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong khu vực không thể không đề
cập đến thực tế liên kết kinh tế, vấn đề hiện đại hoá và hợp tác quốc tế của Việt
Nam. Chủ đề này cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề
cập đến. Tiêu biểu phải kể đến các công trình như GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
với Việt Nam và các nước châu Á -Thái Bình Dương: các quan hệ kinh tế hiện

nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2006. Hoặc sách Công nghiệp hoá-
hiện đại hoá ở Việt Nam: Phác thảo lộ trình của TS. Trần Đình Thiên, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, năm 2002 hay của GS. Vũ Dương với cuốn sách:
Việt Nam - ASEAN: Quan hệ đa phương và song phương, Hà Nội năm 2004,
Akira Suehito, Susumu Yamakage chủ biên tác phẩm Kinh tế chính trị Á Châu,
Nhà xuất bản NTT, 2001
Các công trình trên đã làm rõ sự cần thiết phải tăng cường hợp tác liên
kết khu vực, tiểu khu vực…coi đó như là đòi hỏi tất yếu của các nước trong bối
cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá đang tăng lên mạnh mẽ chưa từng thấy. Nói
đến hợp tác giữa các nước cũng như trong một quốc gia nhiều nghiên cứu gần
đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng đến phát triển và hợp tác vùng. Có thể nói
đây là một trong những hình thức hợp tác có hiệu quả cao và có thể sớm được
thực hiện trong điều kiện kiện trình độ kinh tế của các vùng phát triển còn
chậm và gặp nhiều khó khăn. Sự bổ sung các lợi thế giữa các vùng sẽ đem lại
những lợi ích cho từng vùng và cả quốc gia.
1.1.2. Các công trình liên quan đến hợp tác tiểu vùng xuyên biên
giới
Để hiện thực hóa các mục tiêu hợp tác kinh tế giữa các nước các khu
vực người ta đã thực hiện khá nhiều hình thức hợp tác có hiệu quả. Đặc biệt
gần đây các nhà nghiên cứu và lãnh đạo bắt đầu nói đến hình thức hợp tác giữa
10
các vùng kinh tế của các nước. Vấn đề kết nối trong phát triển cũng được TS.
Nguyễn Huy Hoàng đề cập đến trong Vai trò của các hành lang kinh tế trong
kết nối ASEAN và Đông Á, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới,
số 8/2012; Bài viết của TS. Nguyễn Mạnh Hùng với Xây dựng khu kinh tế
xuyên biên giớ”, của nhóm nghiên cứu của ADB…đã cho nhiều gợi mở cần
tiếp tục bàn luận. Công trình nghiên cứu lộ trình khu kinh tế xuyên biên giới
(từ thực tế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc) của nhóm ADB đã đưa
ra nhiều vấn đề khá mới: Khu vực biên giới liên quan đến các vành đai phát
triển sẽ tạo cơ hội thu hút đầu tư trong và ngoài nước; Đây là khu vực khó khăn

về mọi mặt; Đường biên giới cũng là mắt xích trong hành lang kinh tế và tuyến
vận tải xuyên biên giới… Các ý kiến của nhóm cũng đã chỉ ra nhiều lợi thế và
bất lợi, nhất là cho phía Việt Nam trong đó nhấn mạnh đến yếu thế của Việt
Nam do chênh lệch về trình độ phát triển. Theo họ có 5 yếu tố hợp thành khu
kinh tế xuyên biên giới: Các điểm qua lại cửa khẩu; Kết nối hạ tầng; Khu
thương mại; Khu dành cho các doanh nghiệp; Chính sách ưu đãi…Đóng góp
quan trọng của các nghiên cứu trên đã cho ta hình dung mô hình hợp tác xuyên
biên giới qua thực tế Việt Nam-Trung Quốc.
Ngoài các tài liệu nghiên cứu trong nước, nghiên cứu hợp tác kinh tế
xuyên biên giới cũng là nội dung được đề cập khá nhiều ở bên ngoài, nhất là ở
Châu Âu. Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu như nhóm của tác giả Đại
học Kingston về “Challenges and prospects of cross-border cooperation in the
contex of EU enlagentment”. Các tác giả Marijana Sumpor và Marga Gokavic
với Sustainable development acpects in cross-border cooperation programess
the case of Croatia and Montenegro … Alessra Cividm thuộc Insitute For
British- Irish Studies với European Neiglbourhood & Partnership
Instrument:Cross-border cooperation stratery paper 2007-2013. Cross-border
co-operation: the case of the Northewest Region,…
Các công trình trên đã đưa ra nhiều cách tiếp cận và đã nghiên cứu các
khía cạnh hợp tác xuyên biên giới của một số nước EU và Bắc Mỹ. Điều có thể
11
nhận thấy là sự khác biệt trong hợp tác phụ thuộc rất nhiều yếu tố và các điều
kiện cũng như khả năng hợp tác và nhất là đặt trong khu vực hợp tác chung của
nhiều nước.
Tuy nhiên, các công trình trên nghiên cứu cho từng trường hợp phát
triển vùng cụ thể, còn hợp tác kinh tế-xã hội xuyên biên giới với sự tham gia
của ba quốc gia (trường hợp vùng CLVDT) thì hầu như chưa có công trình nào
bàn luận về các khía cạnh lý thuyết.
Khi nghiên cứu về hợp tác của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
không thể không quan tâm đến các công trình về hợp tác Tiểu vùng Mê Kông

mở rộng. Đây là nội dung đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể nêu
lên một số công trình đáng chú ý như: ADB với Economic Cooperation in the
Greater Mekong Subregion Facing the; Fidel V. Ramos với Cross-Border
“Growth Triangles” Promote Prosperity in East Asia (2005); Massami Ishida
với Effectiveness and Challenges of three Economic Corridors of Greater
Mekong Sub-region, Institute of Developing Economies, Nhật Bản, (2008);
Mitsuhiro Kagami với GMS economic cooperation and its impact on CLMV
Development; (2010), BRC Research Report với In Economic Relations of
China, Japan and Korea with the Mekong River Basin Countries, No. 3,
Bangkok Research Center, IDE-JETRO, Bankok, Thailand. Akamatsu Kaname
với A historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries. In: The
Developing Economies, Tokyo; Nguyễn Thị Hồng Nhung (2006) với Hợp tác
GMS trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các hành lang kinh tế: Trường hợp
hành lang kinh tế Đông - Tây và Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng;
Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Hà Nội; Nguyễn Trần Quế (2007) với Hợp
tác phát triển Tiểu vùng Mê Kông mở rộng - Hiện tại và tương lai, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội; TS. Phạm Thái Quốc, Trần Văn Duy, (2007) với
Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc,
Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 136(8); Chum Sonya với Regional
Intergration and political rivalries among the east Asia states and their
12
impacts on Mekong Sub-regional development, CICP E-Book No. 3,
Cambodian Institute for Cooperration and peace, September 2010; CDRI với
The cross border economies of Cambodia, Laos, ThaiLand and Vietnam,
Development analysis network with funding from the Rokefeller Foundation,
PnomPenh Cambodia, 2005,
Các công trình trên đã làm rõ sự cần thiết phải tăng cường hợp tác liên
kết khu vực, tiểu khu vực…coi đó như là đòi hỏi tất yếu của các nước trong bối
cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá đang tăng lên mạnh mẽ chưa từng thấy. Đặc
biệt khi bàn về hợp tác giữa các nước cũng như trong một quốc gia nhiều

nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng đến phát triển và hợp tác
vùng. Trên thực tế hợp tác giữa các vùng cũng như nội vùng đã là một xu thế
khá phổ biến ở nhiều nước. Sự liên kết, hợp tác này không chỉ đễ tìm kiếm các
hình thức hợp tác cụ thể phù hợp với điều kiện kiện trình độ của mỗi nước mà
còn để tìm kiếm cơ hội hợp tác để hỗ trợ bổ sung các lợi thế cho nhau và hạn
chế những rủi ro, phát triển tự phát, hiệu quả thấp
Các công trình trên đã phân tích và làm rõ các kế hoạch phát triển của
các tiểu vùng qua các giai đoạn và thực trạng phát triển của vùng này. Trong đó
tập trung vào một số nội dung hợp tác của các nước, các địa phương trong tiểu
vùng. Cách nhìn nhận của các công trình là đối với các tiểu vùng là sự kết nối,
mục đích của hợp tác là liên kết những khu vực liền kề của các tiểu vùng mỗi
nước để phát triển. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn về bản chất thì những liên kết
kể trên giường như phục vụ ý chí của các tác nhân bên ngoài nhiều hơn là lợi
ích phát triển của các tiểu vùng hợp tác. Hơn nữa những công trình nghiên cứu
kể trên mang tính đơn lẻ cho các trường hợp cụ thể với những vấn đề cụ thể mà
thiếu tính hệ thống.
Trong những năm qua, một phương thức hợp tác vùng quốc tế đã và
đang phát triển và hợp tác giữa các tỉnh thuộc vùng biên giới của ba hoặc bốn
quốc gia mà được biết đến với tên gọi tam giác tăng trưởng. Đã có một số công
trình trong và ngoài nước nghiên cứu đề đề tài này. Nổi bật lên là một số công
13
trình như Hroshi Kakazu với Growth Triangles in ASEAN - A New Approach
to Regional Cooperation, GSID, Nagoya University, 3/1997; Chia Siow Yue,
The Indonexia-Malaysia-Singpore Growth Triangle. Singapore: Institute of
Southeast Asian Studies, 2002; Sau Sisovanna, A studu on Cross-Border Trade
Facilitation and Regional Development along Economic Corridors in
Cambodia, trong báo cáo Emerging Economic Corridors in the Mekong
Region, Bangkok Research Center, Thái Lan; Nguyễn Hải Yến. Tam giác tăng
trưởng và sự phát triển nền kinh tế quốc gia, khu vực,
; Đề cập đến phát triển, hợp tác và hội

nhập ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia có Vannarith Chheang và
Yusshang Wong, Cambodia - Laos - Vietnam: Economic Reform and Regional
Integration, Cambodian Institute for Cooperration and peace. Bài nghiên cứu
đã khái quát lại quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế của ba nước Đông
Đương. Cách tiếp cận của tác giả dưới dạng phân tích mô tả để thấy được hiện
thực đã qua của tiểu khu vực.
1.1.3. Các công trình liên quan đến Tam giác phát triển Việt Nam –
Lào - Campuchia
Liên quan trực tiếp đến CLVDT, hiện đã có một số công trình nghiên
cứu. Các công trình ở Việt Nam chủ yếu đến từ hai cơ quan chính là Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
Với nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu chính là các nước Đông Nam Á,
Viện nghiên cứu Đông Nam Á đã nghiên cứu và xuất bản nhiều công trình có
giá trị liên quan đến Campuchia, Lào, Việt Nam và mối quan hệ của các nước
trong lịch sử và hiện nay. Dù chưa trực tiếp đề cập đến phát triển kinh tế vùng
tam giác phát triển, song có thể nói số lượng sách và các công trình khá lớn liên
quan đến nghiên cứu 3 nước Đông Dương (chủ yếu là các ấn phẩm của Viện
nghiên cứu Đông Nam Á) thực sự là nguồn tài liệu quý giá cho việc nghiên cứu
các quốc gia này. Đó là các cuốn sách: Một số vấn đề về văn hoá với phát triển
ở Việt Nam – Lào - Campuchia, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1999,
14
Lịch sử Lào, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1997,…Những kết
quả nghiên cứu khá sâu sắc về tộc người, ngôn ngữ, văn hoá…của các nước
này, các công trình trên đã cung cấp cơ sở thực tế hết sức phong phú và có giá
trị về cuộc sống sinh hoạt, lao động của các dân tộc ở Đông Dương. Sự tương
đồng và khác biệt của các cộng đồng này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ
hơn về các nước này trong đó có các tỉnh trong vùng Tam giác phát triển.
Trực tiếp nghiên cứu về đề tài CLVDT của Viện Nghiên cứu Đông
Nam Á bắt đầu từ năm 2008 với một loạt các công trình như công trình nghiên
cứu cấp Bộ: Điều tra cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội của Tam giác phát triển

Việt Nam, Lào, Campuchia do PGS.TS. Phạm Đức Thành làm chủ nhiệm.
Công trình thực hiện trong hai năm (2006 - 2007). Ngoài các báo cáo có giá trị
được thảo luận tại hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các
nhà khoa học ba nước, tháng 11/2007 còn có nhiều bài báo liên quan đến nội
dung trên đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Trong đó đáng chú ý
là bài viết của PGS.TS. Phạm Đức Thành đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á số tháng 11 năm 2007: Tam giác phát triển góp phần tăng cường hợp
tác Việt Nam - Campuchia. Công trình giới thiệu một cách tổng quát về Tam
giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia, phân tích những kết quả hợp tác
ban đầu và nêu lên một số vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
Đáng chú ý nhất trong thời gian qua là công trình nghiên cứu cấp nhà
nước “Một số vấn đề phát triển và quản lý phát triển vùng tam giác phát triển
Việt Nam - Lào - Campuchia” do PGS.TS Nguyễn Duy Dũng làm chủ nhiêm.
Công trình đã trực tiếp nghiên cứu bàn luận về các nội dung phát triển và quản
lý phát triển vùng này. Một số kết quả nổi bật của công trình này cũng như các
công bố có liên quan do nhóm tác giả công bố: 1, Phân tích các khía cạnh lý
thuyết về phát triển, hội nhập, quản lý phát triển và đặc trưng chủ yếu của các
tam giác tăng trưởng; 2, Phân tích và làm rõ hiện trạng phát triển của vùng tam
giác phát triển trên nhiều khía cạnh khác nhau: từ chính trị an ninh, kinh tế đến
xã hội văn hóa Đề tài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác khu vực ở
15

×