Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

luận văn công nghệ thực phẩm Tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm cắm hoa đến đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 43 trang )

Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Đề tài này là trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được cám
ơn và các thông tin được trích dẫn trong chuyên đề này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày15 tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
i
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa công nghệ thực phẩm
cũng như các thầy cô giáo trong trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trang bị cho
tôi những kiến thức cơ bản để tôi nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Mạnh Khải đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và viết đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và tất cả bạn bè đã
luôn động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày15 tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Tô Uyên
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
ii
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
MỤC LỤC
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
iii
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng và giá trị của hoa ở một số nước trên thế giới 4
Bảng 2.2. Tổng doanh thu của các nước tiêu thụ hoa chính năm 2008 5
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza đến đường kính bông hoa(cm) 19
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của
hoa hồng đỏ sau 6 ngày cắm (nhiệt độ 200C; độ ẩm 80% - 85% ) 20
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của dung dịch GA3 đến đường kính bông hoa(cm) 23
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của dung dịch GA3 đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ
sau 6 ngày cắm (nhiệt độ 200C, độ ẩm 80% - 85%) 24
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch đường Saccaroza và GA3 đến đường kính bông
hoa(cm) 27
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch Đường và GA3 đến chất lượng và tuổi thọ cắm
lọ của hoa hồng đỏ sau 6 ngày cắm 28
Bảng 4.7. Đường kính bông hoa lớn nhất vào ngày thứ 6 trong ba thí nghiệm (cm) 30
Bảng 4.8. Tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ ở cả ba thí nghiệm (ngày) 31
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
iv
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza đến đường kính bông hoa 19
Đồ thị 4.2. Ảnh hưởng của dung dịch đường đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng
đỏ sau 6 ngày cắm (nhiệt độ 200C; độ ẩm 80% - 85% ) 21
Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của dung dịch GA3 đến đường kính bông hoa (cm) 23
Đồ thị 4.4. Ảnh hưởng của dung dịch GA3 đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ
sau 6 ngày cắm (nhiệt độ 200C; độ ẩm 80% - 85% ) 25
Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch đường Saccaroza và GA3 đến đường kính bông
hoa(cm) 27
Đồ thị 4.6. Ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch Đường và GA3 đến chất lượng và tuổi thọ cắm
lọ của hoa hồng đỏ sau 6 ngày cắm 28

Đồ thị 4.7. Đường kính bông hoa lớn nhất vào ngày thứ 6 trong ba thí nghiệm (cm) 30
Đồ thị 4.8. Tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ ở cả ba thí nghiệm 31
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
v
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT: Công thức
ĐC: Đối chứng
CTĐC: Công thức đối chứng
Sac: Đường Saccaroza
GA
3
: Axit Gibberellic
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
vi
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoa là biểu tượng của cái đẹp, là món quà tinh thần mà thiên nhiên ban tặng
cho con người, nó là nguồn cảm xúc ngọt ngào của cuộc sống. Khi ở tâm trạng nào, dù
buồn hay vui thì nhìn thấy bó hoa tươi sẽ có cảm giác thoải mái nhẹ nhàng, thanh thản
và đem lại niềm vui, tạo hứng thú, phấn khích trong công việc. Mỗi loài hoa có một vẻ
đẹp riêng, hương thơm riêng và tạo cho chúng ta những cảm xúc khác nhau mỗi khi
thưởng thức cái đẹp của các loài hoa.
Hoa có nhiều tác dụng như để trang trí bày bàn, giúp con người thư giãn, hoa
chia sẻ niềm vui nỗi buồn của con người. Hoa xuất hiện trong các ngày lễ lớn, trong
các dịp lễ hộ, ngày lễ tình nhân, cưới xin…vv. Hoa còn được dùng trong mỹ phẩm,

làm thuốc chữa bệnh, trong công nghệ thực phẩm. Do đó có thể nói rằng hoa trở thành
nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Do nhu cầu về hoa và
các sản phẩm từ hoa không ngừng tăng lên nên ngành trồng hoa đã và đang trở thành
ngành mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể.
Ngày nay, cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu
thưởng thức hoa ngày càng phổ biến. Trong các loại hoa, được ưa chuộng và ưa thích
nhất là hoa hồng do hoa nở to vừa vừa phải, màu sắc đẹp mắt, đa dạng, hương thơm
dịu dàng, quyến rũ. Vì vậy hoa hồng thường được coi là “hoàng hậu của các loài
hoa”. Người ta coi hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, sự thủy chung trong tình yêu,
tình bạn, sự hòa hợp của tuổi trẻ, tình hữu nghị, niềm vui và sự tốt lành trong cuộc
sống thường ngày.
Để có một bình hoa đẹp không phải là điều quá khó nhưng để giữ được vẻ tươi
tắn, có hương thơm lâu dài theo thời gian thì phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp
bảo quản và việc chăm sóc hoa. Người ta không những quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài
của hoa mà còn quan tâm đến cuộc sống, mùi thơm và thời gian nở của hoa để từ đó
kéo dài tuổi thọ của hoa. Có nhiều yếu tố tác động làm hoa chóng tàn úa như điều kiện
khí hậu, chất lượng hoa ban đầu, kỹ thuật chăm sóc… Điều mong muốn là bông hoa
nở đẹp, tươi lâu trở nên dễ dàng hơn nhờ phương pháp bảo quản thích hợp. Đã có
nhiều phương pháp bảo quản hoa hồng được sử dụng như: bảo quản trong môi trường
lạnh, khí quyển điều chỉnh, điều kiện áp suất thấp, bảo quản bằng chế phẩm cắm hoa,
bảo quản chiếu xạ. Tuy vậy, các phương pháp trên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm
như: chi phí bảo quản cao, khó sử dụng, giá thành lớn. Hiện nay phương pháp bảo
quản bằng chế phẩm cắn hoa vẫn được sử dụng phổ biến. Chế phẩm cắm hoa là một
dung dịch với thành phần và nồng độ khác nhau nên giúp hoa giữ được chất lượng và
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
1
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
tăng tuổi thọ cắm lọ do đó nhu cầu đặt ra hiện nay là cần có một chế phẩm có giá
thành hợp lý, không độc hại và dễ sử dụng. Được sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn

Mạnh Khải, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm cắm
hoa đến đến chất lượng và tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Xác định dung dịch cắm hoa thích hợp để nâng cao chất lượng và tuổi thọ cắm
lọ của hoa hồng đỏ.
1.2. 2. Yêu cầu
- Tìm hiểu ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza đến chất lượng và tuổi
thọ của hoa hồng đỏ.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của dung dịch axit Gibberelic (GA
3
) đến chất lượng và
tuổi thọ của hoa hồng đỏ.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch đường Saccaroza và dung dịch
axit Gibberelic (GA
3
) đến chất lượng và tuổi thọ của hoa hồng đỏ.
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
2
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Phần II
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA CẮT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Nghề trồng hoa, cây cảnh đã có từ lâu đời trên thế giới. Các sản phẩm từ hoa vô
cùng đa dạng và phong phú nhưng buôn bán và trao đổi trên thế giới chủ yếu là hoa cắt.
Năm 1995, tổng giá trị hoa cắt tiêu thụ trên thị trường thế giới là 31 tỷ UDS trong đó hoa
hồng chiếm 25 tỷ USD. Dự đoán nhu cầu tiêu thụ hoa tiếp tục tăng mạnh trong những

năm tới đây và chiếm nhiều nhất là hoa hồng, cúc, cẩm chướng, lay ơn và một số loại hoa
khác.
Ngành kinh doanh hoa cắt là ngành công nghiệp có động lực lớn. Các thị trường
hoa lớn trên thế giới bao gồm Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản. Năm 2000, Tây Âu là vùng tiêu thụ
hoa lớn nhất với 18 tỷ USD, thứ hai là Mỹ với 11 tỷ USD và thứ ba là Nhật Bản với 9 tỷ
USD. Trong đó thị trường Nhật Bản đuợc đánh giá là thị trường có mức tiêu thụ tăng
mạnh nhất và giá mua cũng khá cao, tuy có những yêu cầu khá khắt khe về chất lượng
hoa. Thị trường châu Á cũng tăng khá mạnh do mức thu nhập của nguời dân ngày càng
tăng.
Giá trị nhập khẩu hoa và cây cảnh trên thế giới ngày càng tăng: Năm 1982, giá
trị xuất khẩu hoa tăng từ 1,2 tỷ lên 3,6 tỷ vào năm 1996. Các nước xuất khẩu hoa lớn
trên thế giới là Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Colombia, Italy,… Một số loại hoa đặc
trưng của châu Á như hoa Lan rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Các nước
xuất khẩu hoa nhiều nhất ở châu Á là Thái Lan, Malaysia, Philipin (1996).
Theo thống kê diện tích trồng hoa trên thế giới không ngừng được mở rộng, hoa
cắt sản xuất ra không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng, mang lại lợi nhuận
cao. Khu vực châu Á Thái Bình Dương có diện tích trồng hoa là 134000 ha, chiếm
77% tổng diện tích đất trồng hoa của toàn thế giới nhưng chỉ có một lượng nhỏ hoa
được xuất khẩu còn lại là phục vụ tiêu dùng trong nước. Năm 1994, Trung Quốc ước
tính có 60000 ha đất trồng hoa, trong khi đó thì Ấn Độ là 34000 ha, ở Mỹ là 50000 ha
và ở Nhật Bản là 8000 ha.
Nhu cầu hoa hồng và hoa cúc trên thế giới hiện nay tương đối lớn nên được
trồng rất nhiều. Những nước sản xuất hoa hồng chủ yếu trên thế giới là Hà Lan, Hoa
Kỳ… Hà Lan là nước trồng và xuất khẩu hoa hồng lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ là nước
trồng nhiều nhưng cũng nhập nhiều, Trung Quốc cũng là nước trồng nhiều hoa hồng.
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
3
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Hiện nay cùng với việc mở rộng diện tích trồng hoa, rất nhiều thành tựu kỹ

thuật mới đã được áp dụng vào sản xuất nhằm làm cho chủng loại hoa ngày càng
phong phú, đa dạng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Bảng 2.1. Sản lượng và giá trị của hoa ở một số nước trên thế giới
Quốc gia Tổng sản lượng
( triệu cành)
Giá trị
(triệu USD)
Úc 1982 240
Bỉ 1562 263
Séc 215 43
Đan Mạch 444 354
Phần Lan 176 76
Pháp 6626 956
Đức 7056 1174
Hungary 600 95
Hà Lan 8363 3542
Đài Loan 12010 266
Thái Lan 8320 3480
Nguồn: Nguyễn Xuân Linh 2002
Sau thời kỳ toàn cầu hóa, ngành kinh doanh hoa – cây cảnh trở thành ngành
có thu nhập cao ở nhiều nước. Hoa – cây cảnh có tiềm năng giúp các nông hộ có
diện tích đất ít có được thu nhập cao, ngay cả xuất khẩu thu ngoại tệ. Theo thống
kê vào năm 2005, trên thế giới có khoảng 4 triệu ha hoa. Trong đó sản xuất và tiêu thụ
hoa, thị trường lớn nhất là ở châu Âu mà đứng đầu là Hà Lan, Columbia, Kenya,
Zimbabwe, Ecuador, Ân Độ, Mexico, Trung Quốc, Malaysia. Trong đó ngành công
nghiệp hoa cắt cành trên thế giới đạt giá trị 40 tỷ USD. Nhà sản xuất lớn nhất thế giới
là Dole Fresh Flowers và thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ và Đức. Phát triển hoa
đã thu hút lao động ở các nước đang phát triển, điển hình nước Ecuador và Columbia
chiếm một nửa lượng hoa bán tại Mỹ đã thu hút lượng lao động lên đến 190.000 công
nhân, nhưng phần lớn lợi nhuận đều chảy vào công ty Dole Fresh Flower, chỉ một ít

thuộc các người trồng hoa.
Năm 2008, hoa cắt cành xuất khẩu trên thế giới đạt doanh số 2.34 tỷ USD, tốc
độ tăng trưởng 10%/năm. Những nước nhập khẩu chính là châu Âu, Nhật Bản,
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
4
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
HongKong, Singapore và các nước Trung Đông, trong khi giá trị xuất khẩu hoa cắt
cành của Ân Độ chỉ đạt 25 triệu ruppe. Doanh số xuất khẩu hoa các loại trên thế giới
đạt 50 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 15%/năm. Những nước nhập khẩu hoa chính là
Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Điển, Ý, Áo, Đan Mạch, Bỉ và Nhật Bản. Nước xuất khẩu
chính là Hà Lan (70%), Colombia (9.2%), Israel (5.8%), Ý (4.9%), Tây Ban Nha
(2.3%), Kenya (1.4%), đảo Canary (1.1%), năm loại hoa chính là hoa hồng, hoa cúc,
hoa cẩm chướng, hoa tulip và hoa huệ chiếm 70-75% trong số hoa xuất khẩu trên thế
giới.
Thị trường tiêu thụ hoa trên thế giới trong năm 2008 ước đạt 45 tỷ Euro. Các
nước tiêu thụ hoa chủ yếu là ở Châu Âu do có GDP và thu nhập cao. Ở Châu Á, Nhật
Bản là thị trường tiêu thụ chính. Trong các sản phẩm nông nghiệp, cây hoa có tốc độ
tăng trưởng cao, đặc biệt là hoa cắt cành, do có vòng quay ngắn. Nhật Bản nhập khẩu
hoa chủ yếu từ các quốc gia lân cận nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bảng 2.2. Tổng doanh thu của các nước tiêu thụ hoa chính năm 2008
Stt Quốc gia Doanh thu (tỷ Euro)
1 Đức 6.97
2 Nhật Bản 6.91
3 Mỹ 6.43
4 Anh 3.66
5 Trung Quốc 3.50
6 Pháp 3.10
7 Ý 2.36
8 Tây Ban Nha 1.50

Tổng cộng 34.43
Nguồn: /> Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
5
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Theo điều tra, lượng hoa cắt cành tiêu thụ ở Nhật Bản năm 2008 là 5.73 tỷ cành,
trong đó lượng nhập khoảng 1 tỷ cành. Các loại hoa tiêu thụ chính ở Nhật Bản gồm: hoa
cúc 34%, cẩm chướng 9%, hoa hồng 7%, lily 3%, hoa lan 2% và hoa Cát tường 2%.
Giá bình quân cao nhất là Lily 142 Yên, Cát tường 110 Yên. Lượng tiêu thụ năm 2008
giảm 2% so với 2007. Nguyên nhân chính do nguồn cung hoa hồng giảm. Tổng doanh thu
năm 2008 là 311.2 tỷ Yên, giảm 8% so với 2007, nguyên nhân do doanh thu hoa cúc và
hoa hồng giảm. Năm 2008, Malaysia cung cấp hơn 120 triệu cành cúc. Chiếm 64% thị
phần nhập khẩu của Nhật Bản, lượng cung tăng đều hàng năm từ năm 2004 đến 2008.
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, rất thích
hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển trong đó có các loại hoa. Hiện nay ngành
trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương. Theo số liệu điều tra của Viện Di
Truyền Hà Nội, tại một số địa phương hoa là sản phẩm cây trồng cho thu nhập khá
cao. Chẳng hạn, có một số nơi ở Hà Nội, so với 2 vụ lúa, 1 vụ hoa màu trong cùng một
thời điểm, trên cùng một đơn vị diện tích thì trồng hoa cho lợi nhuận cao gấp 12 lần.
Có nhiều doanh nghiệp trồng hoa đã thu lợi nhuận cho hàng trăm triệu đồng/ha/năm từ
sản xuất hoa. Hiện nay, diện tích trồng hoa của Việt Nam khoảng 5700 ha hoa tập
trung ở Hà Nội, Lâm Đồng, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc. Ở Hà Nội hoa
được trồng nhiều tại các làng hoa như Ngọc Hà, Nhật Tân, Tây Tựu, Phú Thượng…
Các vùng trồng hoa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời đáp ứng được nhu cầu
ngày càng tăng của thị trường, nhất là các thành phố lớn. Chỉ riêng Hà Nội đã có
khoảng 300 cửa hàng bán các loại hoa chất kuợng cao, đó là chưa kể rất nhiều các cửa
hàng hoa nhỏ và những người bán rong. Ước tính hoa được tiêu thụ từ các nguồn trên
cao hơn 1 triệu cành trong một ngày.
Hoa ở nước ta đã được xuất khẩu sang nước ngoài nhưng chủ yếu vẫn là hoa của

Đà Lạt. Theo phân tích của các chuyên gia, nhu cầu hoa sẽ tăng cả ở trong nước và quốc
tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, Việt Nam có kế hoạch phát triển diện tích trồng hoa
lên 10000 ha, với sản lượng 3,5 tỷ cành và đạt kim ngạch xuất khẩu 60 triệu USD vào
năm 2010.
Hiện nay không những phải đảm bảo về mục tiêu diện tích trồng hoa mà còn
phải đảm bảo về chất lượng hoa và hiệu quả bền vững. Các loại hoa được trồng phổ
biến ở Việt Nam chủ yếu là hoa cúc, lay ơn, hoa hồng, loa kèn, thược dược… Trong
đó hoa hồng chiếm 35 – 45%, hoa cúc chiếm 23 – 30%, còn lại là các loại hoa khác.
Do đó cần phải chú trọng công tác nhập, chọn tạo và nhân nhanh các giống hoa chất
lượng cao như hoa hồng, phong lan, li ly… Đồng thời cũng phải chú trọng công đoạn
bao gói, bảo quản, vận chuyển, nhất là quá trình vận chuyển hoa đến sân bay đối với
loại hoa xuất khẩu.
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
6
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Hoa ở Việt Nam vẫn chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Nếu được đầu tư vốn,
giống, kỹ thuật chăm sóc từ khi trồng đến khi thu hoạch, bảo quản và mở rộng thị
trường tiêu thụ thì chắc chắn ngành trồng hoa ở Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ
hơn nữa.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ BẢO QUẢN HOA CẮT TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và bảo quản hoa cắt trên thế giới
Các tác giả Danuta M. Goszczynska, Ryszard M. Rudnicki - Viện nghiên cứu
Pomology and Floriculture Skierniewce, Hà Lan đã nghiên cứu bảo quản hoa cúc cắt
sau 15 ngày bảo quản hoa cho chất lượng tốt.
Các tác giả Abraham H. Halevy và Shimon Mayak trường đại học Jerusalem,
rehovot, Israel đã nghiên cứu đặc điểm sinh lý, những biến đổi sinh hoá trong quá trình
bảo quản hoa cắt cho thấy: mỗi loại hoa có cấu tạo khác nhau nên cũng có những đặc
điểm sinh hoá khác nhau từ đó họ đưa ra quy trình bảo quản cho mỗi loại hoa cũng khác

nhau.
Theo các tác giả S. Meir, S.Alsevia, Y.Huang, A.Schaffer và S. Philosoph-
Hadas thì bao gói hoa bằng điều biến khí quyển kết hợp với xử lý đường saccaroza và
STS (Silver Thiosulphate) đã duy trì được chất lượng của hoa lay ơn trong quá trình
bảo quản dài ngày. Hoa được đóng gói kín trong túi PE với thành phần khí quyển
gồm: 5-8% CO
2
và 6-12% O
2
. Cách đóng gói này đã nâng cao chất lượng và tuổi thọ
của hoa, làm chậm sự vàng lá. Xử lý cành hoa bằng dung dịch đường saccaroza 10%
và Thiosunphat bạc STS 0.4mM trước khi đóng gói cũng đã nâng cao chất lượng và
khả năng nở của hoa.
Tất cả các phương pháp bảo quản đều tuân theo nguyên tắc chung là:
Chất lượng hoa cắt đưa vào bảo quản phải khoẻ, có độ nở thu hái phù hợp.
Trong quá trình bảo quản phải điều khiển sao cho hoa có cường độ hô hấp thấp,
cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh dưỡng nuôi hoa, ngăn cản sự
sản sinh Ethylen, sự phát triển của nấm bệnh.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và bảo quản hoa cắt ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều giống hoa khá phong phú và kỹ thuật trồng có nhiềù bước
nhảy vọt. Việc đặt ra nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hoa bảo quản nguồn gen có ý nghĩa
quan trọng, nghiên cứu bảo quản hoa cắt đã trở thành một lĩnh vực mới ở Việt Nam và
kết quả còn rất hạn chế. Sau đây là một số nội dung mà một số tác giả ở Việt Nam đã
bước đầu nghiên cứu:
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
7
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng và chất kích thích sinh
trưởng đến cúc vàng Đài Loan tác giả Đặng Văn Đông cũng rút ra kết luận Gibberellin

(GA
3
) tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, còn Spray-N-Grow và
Atonik tác động mạnh ở giai đoạn sinh thực nâng cao tỷ lệ nở hoa hữu hiệu nâng cao
chất lượng hoa, kéo dài tuổi thọ của hoa.
Theo tác giả Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch: sử dụng Thiosunphat
bạc 0,5 ppm có tác dụng rõ rệt nhất đối với hoa cúc Nhật, tuổi thọ của hoa dài hơn 4
ngày so với đối chứng.
Các tác giả Nguyễn Quang Thạch - Nguyễn Mạnh Khải - Trần Hạnh Phúc đã
nghiên cứu ảnh hưởng của Ethylen đối với một số loại hoa cắt như hoa hồng, cẩm
chướng, lan, cho thấy: Ethylen làm tóp, rụng cánh hoa, làm rụng lá, làm mất màu
xanh của lá, mất màu sắc sặc sỡ của cánh hoa, ức chế nụ hoa nở. Bằng cách bổ sung
Thiosunfat bạc 0,5-1ppm vào dung dịch cắm hoa hay nhúng cuống hoa cắt vào dung
dịch trên trước khi bảo quản lạnh có thể nâng cao tuổi thọ của hoa cắt đến 2 lần so với
đối chứng.
Nhóm tác giả Nguyễn Đức Tiến, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau
thu hoạch đã nghiên cứu quy trình bảo quản hoa lay ơn và hoa hồng Pháp đã sử dụng
quy trình bảo quản lạnh có sử dụng dung dịch bao gồm các chất dinh dưỡng, chất điều
hoà sinh trưởng, chất kháng khuẩn, kháng nấm, chất kháng ethylen
Nhóm tác giả TS. Chu Doãn Thành, Viện nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu
quy trình công nghệ bảo quản hoa cúc đại đoá phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu.
Năm 1994, Nguyễn Quang Thạch và cộng sự đã buớc đầu nghiên cứu ảnh
hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM (Effective mirco-organism). Kết quả cho
thấy EM có tác dụng làm tăng chất lượng và kéo dài tuổi thọ của hoa.
Năm 1999, các tác giả Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch nghiên cứu
giống cúc CN 93 trồng vụ đông bằng mần gốc của vụ hè. Kết quả có thể xây dựng
được quy trình trồng, chăm sóc để cúc CN 93 ra hoa vào đúng dịp Tết và có thể xử lý
GA
3

, phun sớm và tăng số lần phun có thể nâng cao chất lượng hoa cắt.
2.3. TÌM HIỂU VỀ HOA HỒNG ĐỎ
Cây hoa hồng có tên khoa học là Rosa SP. Thuộc họ hoa hồng Rosaceae. Cây
hoa hồng là cây có xuất xứ ôn nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Trong phân loại thực vật,
hồng được xếp vào lớp song tử diệp, thuộc bộ hồng. Hoa hồng xuất hiện trên trái đất
từ vài chục triệu năm trước đây, được trồng từ vài ngàn năm nay và được nhân giống,
lai tạo. Hoa hồng luôn là loài hoa được trồng và tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Có nhiều
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
8
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
giống có nguồn gốc địa phương và có nguồn gốc từ Trung Quốc như Rosa sinensis
jacq, có nguồn gốc ở Châu Âu như Rosa damascena Mill.
Có nhiều loại hoa hồng khác nhau: Hoa hồng cỏ thì cây nhỏ, hoa nhỏ, ít cánh,
màu đỏ, trồng trong chậu. Hồng cứng màu đỏ thẫm, nhiều cánh, sai hoa, cây thấp bé,
chủ yếu lấy hoa gói bày dĩa để cúng. Hoa hồng bạch tuyền, cây trung bình, hoa ít và ít
cánh, thường được dùng làm thuốc ho trẻ con. Hoa hồng bạch văn khôi màu hoa trắng
hồng, cây trung bình, sai hoa, chịu đựng khỏe. Hoa hồng quế cây cao to, hoa màu
hồng, sai hoa và chóng tàn. Hoa hồng bạch cánh xếp, sai hoa, hoa to nhiều cánh, cánh
xếp không thử tự, màu trắng hồng. Hồng cánh sen hoa to, sai hơn, màu hồng cánh sen.
Hồng nhung hoa ít, thường ra từng chiếc đơn độc, ít khi thấy ra chùm, màu đỏ thẫm,
bông hoa và cánh hoa to, ít cánh. Hoa hồng vàng, hoa màu vàng, nhiều cánh, cây vươn
dài, có thể làm dàn đỡ. Các giống của Đà Lạt có màu hoa đào, màu da cam rất đẹp mắt
và phần lớn ra hoa đơn lẻ. Ngoài ra, còn giống hoa hồng tiểu muội hay hồng nhài, cây
bé lá nhỏ, hoa chỉ to bằng bông hoa nhài cũng có giống hoa màu trắng hay đỏ được
thấy nhiều ở Đà Lạt, chủ yếu để trồng trong chậu.
Có giống hồng dại gọi là tầm xuân, hoa chỉ ra mỗi năm một đợt vào tháng 2.
Mùa ra hoa rất tập trung, hoa sai, thân bò dài mọc dại ở nhiều nơi. Tầm xuân cũng
được trồng phủ hàng rào, phủ nóc tường và trồng làm cảnh, phải có dàn dỡ, màu hoa
hồng đào, bông hoa nhỏ, dáng đều đặn, tên khoa học là Rosa Muitiflora Thung.

Hoa hồng hiện nay có nguồn gốc rất phức tạp, nó là kết quả tạp giao của tầm
xuân (Rosa multiflora) với Mai Khôi (Rosa Rugosa) và hoa hồng (Rosa indica):
Tầm xuân (Rosa multiflora): Là loại cây bụi rụng lá, cành nhỏ, mọc lan như dây
leo, lá kép lông chim, hoa nhỏ và mọc thành cành, một năm chỉ ra hoa một lần. Cây có
nguồn gốc Tây Âu, Bắc Mỹ.
Mai khôi (Rosa Rugosa): Có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay có nhiều cây
hoang dại. Mai khôi là loại cây thân gỗ rụng lá, cao 2m. thân dạng bò, màu thân tro,
trên thân có một lớp long nhung và có gai; lá kép lông chim, có 5 - 9 lá nhỏ, hình
thuôn hoặc hình trứng dài 2 – 5 cm, mép lá có răng cưa, mặt trên không có gai, mặt
dưới có lông.
Hoa hồng (Rosa Indica): Nguyên sản Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Tô Châu…
Hiện nay còn tồn tại những cây cổ thụ hoang dại, là loại cây lùm bụi, rụng lá và nửa
rụng lá, cây mọc thẳng đứng, lá kép lông chim có từ 3 – 5 lá nhỏ, hình trứng dài 2 –
3cm, đỉnh lá nhọn, mép lá hình răng cưa, hai mặt không có lông. Hoa mọc rời hoặc
thành chum trên cành, đường kính 5cm, hoa màu trắng đến đỏ thẫm, thơm nhẹ, cuống
hoa nhỏ.
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
9
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Hoa hồng thường trồng vào tháng 9 – 10 và tháng 2 – 3, cây ra hoa và cho thu
hoạch quanh năm.
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ BẢO QUẢN HOA HỒNG TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.4.1. Tình hình nghiên cứu và bảo quản hoa hồng trên thế giới.
Hoa hồng (Rosa sp) là cây có nguồn gốc ôn đới. Trong phân loại thực vật,
Hồng được xếp loại song tử diệp, thuộc bộ hồng. Hoa Hồng trên trái đất từ vài chục
năm trước, được trồng từ vài ngàn năm nay và được nhân giống, lai tạo từ vài trăm
năm trở lại đây.
Ở Trung Quốc, thời Hán Vũ Đế (năm 140 TCN) trong cung vua đã có hoa

hồng. Đến thời Bắc Tống đã có người trồng hoa hồng và đã tạo ra giống hoa hồng ra
hoa quanh năm, có mùi thơm do lai tạo giữa hoa hồng và hoa tầm xuân. Cuối thế kỷ
XV các giống hoa hồng Trung Quốc đã được nhập vào Pháp qua nhiều lần lai tạo với
các giống hoa bản địa (R. Gigautua và R.Gallica). Đến năm 1837 người ta tiến hành lai
tạo giữa hoa hồng Trung Quốc và Porlands có nhiều ưu điểm chỉ nở hoa được 1-2 lần
trong năm. Mãi đến năm 1867 mới tạo ra được giống hoa hồng nở nhiều lần trong
năm.
Theo kết quả chọn lọc và lai tạo của các nhà khoa học và các nhà làm vườn trên
thế giới, hiện nay có 20000 giống lai, với nhiều màu sắc khác nhau, hình thái đa dạng
hấp dẫn, có thể thích nghi rộng ở các vùng sinh thái, cho năng xuất cao. Các giống
hồng nhà trồng hiện nay đều là hoa hồng lai với giống trà Trung Quốc sản xuất. Trên
thế giới phần lớn là những giống đã được lai tạo và chọn lọc trong vòng 60 năm trở lại
đây.
Theo Từ Thục Quyên (1992), tầm xuân có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử
phát triển hoa hồng của Trung Quốc. Các tỉnh Hồ Bắc, Vân Nam, Tứ Xuyên… đều có
hoa hồng dại. Người ta cho rằng sự lai tạo giữa tầm xuân hoa to và hoa hồng bốn mùa
tạo ra giống hoa thơm nổi tiếng như: Hoa thơm màu phấn hồng, màu vàng, màu nhạt.
Năm 1958, ở Mỹ người ta đã lai tạo thành công nhiều giống cây to, có sức
chống chịu cao, hoa to như Queen Elizabeth. Việc tạo ra các giống chống bệnh, chống
rét đồng thời cho hoa to, màu đẹp, tươi lâu, có mùi thơm và hoa nở tập trung… là
khuynh hướng chọn tạo giống hiện nay.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu và bảo quản hoa hồng ở Việt Nam
Các giống hoa hồng được trồng nhiều ở nuớc ta hiện nay chủ yếu là các giống
hồng nhập nội theo hai nguồn chính ngạch và tiểu ngạch, hàng năm các giống hoa hồng
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
10
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
ở Việt Nam luôn có sự thay đổi, mỗi năm chúng ta có thêm khoảng 8 – 10 giống hoa
hồng mới.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước và một số nhà khoa
học ở Viện nghiên cứu, các trường đại học cũng đang thu thập tập đoàn giống hoa
hồng trong nước và nhập nội trên thế giới như Viện nghiên cứu rau quả đã nhập nội 11
giống hoa hồng của Trung Quốc về so sánh với 1 giống hoa hồng đang được trồng phổ
biến trong nước, kết quả thu được có 3 giống VR1, VR2, VR9 có khả năng sinh
trưởng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối cao.
Các tác giả Đặng Văn Đông, Bùi Thị Hồng (2003) đã nghiên cứu, tuyển chọn ra một
số giống VR2, VR4, VR6. Đặc biệt là giống VR2 đã và đang được sản xuất rộng rãi.
Viện di truyền nông nghiệp đã nhập nội và thu thập 1 tập đoàn giống hoa hồng
mới và một số con lai F1 đưa vào khảo nghiệm, đánh giá và chọn lọc bước đầu cho kết
quả tốt trong điều kiện miền Bắc nước ta.
Tác giả Hoàng Ngọc Thuận (2006) khi khảo sát tập đoàn và nghiên cứu sinh
trưởng, phát triển của một số giống hoa hồng trên địa bàn Hà Nội đã kết luận: Riêng
tập đoàn hoa hồng ở Hà Nội đã có 21 giống (19 giống hoa và 2 giống gốc ghép). Trên
căn bản các giống này đều thích nghi với các vùng sinh thái trong cả nước. Các giống
KS05, VM05, PD05, TX05, PH05, CV05 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong
điều kiện đồng bằng sông Hồng, các chỉ tiêu năng suất đạt được khá cao. Tập đoàn các
giống hoa hồng thu thập được có thể là vật liệu khởi đầu trong công tác chọn giống
hoa hồng ở nước ta. Một số giống có thể nhân và phổ biến trong sản xuất.
2.5. HOẠT ĐỘNG SINH LÝ CỦA HOA CẮT SAU THU HOẠCH
2.5.1. Sự già hóa
Già hóa là quá trình liên quan chặt chẽ tới sự sinh sản etylen. Đây là một chất
đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình già hóa của hoa cắt. Nó làm tăng tính
thấm của màng tế bào, tăng cường độ hô hấp, giảm sự hấp thu dinh dưỡng của cành
hoa, phá hủy chlorophil…Do đó loại bỏ tác động xấu của etylen trong bảo hoa cắt
cũng là điều mà chúng ta quan tâm.
2.5.2. Sự hô hấp
Hoa là một cơ thể sống nên cần phải hô hấp. Hô hấp là quá trình phân giải các
chất dinh dưỡng dự trữ (chủ yếu là đường) và giải phóng ra năng lượng. Năng lượng
này được sử dụng để duy trì sự sống cho tế bào và mô. Hoa cắt bị mất nguồn cung cấp

dinh dưỡng nên thiếu nguồn nguyên liệu cho hô hấp và nhanh chóng hoá già. Cường
độ hô hấp bị chi phối bởi nhiệt độ: nhiệt độ cao thì cường độ hô hấp cao và hoa nhanh
chóng hoá già.
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
11
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
2.5.3. Quá trình thoát hơi nước:
Nước là thành phần chủ yếu trong hoa, thường chiếm hơn 80% khối lượng hoa.
Vì vậy khi mất nước sẽ làm mất độ tươi và gây héo hoa. Hoa cắt dễ dàng mất nước do
có bề mặt thoát nước lớn. Do đó sau khi thu hoạch cần đảm bảo cân bằng nước cho
hoa cắt và bảo quản ở độ ẩm cao (trên 95%).
2.5.4. Sự sản sinh Ethylen:
Ethylen là một hormon thực vật thuộc nhóm chất ức chế, gây già hoá ở một số
loại hoa Sự tạo thành ethylen trong quá trình bảo quản là yếu tố bất lợi, làm giảm tuổi
thọ bảo quản của quả ngay cả khi ở nhiệt độ an toàn nhất. Ethylen có hoạt tính sinh lý
ở nồng độ rất thấp (chỉ 0,5 ppm). Sự nhạy cảm với Ethylen khác nhau tuỳ theo loại
hoa. Tuy nhiên sự tiếp xúc của hoa với Ethylen sẽ tăng tốc độ hoá già. Sự tăng hàm
lượng ethylen trong hoa sẽ làm tăng cường độ hô hấp. Người ta thấy rằng sự tăng
cường độ CO
2
trùng với sự tăng ethylen, ethylen bắt đầu xuất hiện khi có mặt CO
2
.
Sáu ngày sau khi thu hái cường độ hô hấp đạt cực đại ở mẫu đối chứng
(34mlCO
2
/kg.h) thì cùng ở thời gian này sự tạo ethylen cũng đạt cực đại
86mlC
2

H
2
/kg.h.Trong quá trình bảo quản phải khống chế sự tổng hợp ethylen để làm
chậm sự chín kéo dài thời gian bảo quản. Đặc biệt, trong quá trình bảo quản hoa
thường sử dụng một số chất kháng Ethylen như Thiosunfat bạc, Chrysal AVB,
2.5.5. Sự hư hỏng cơ học:
Tốc độ già hóa của hoa càng được đẩy nhanh hơn khi hoa bị dập, nát, bị nhiễm
sâu bệnh, nhiễm nấm, khuẩn. Hoa cắt bị tổn thương sẽ hoá già nhanh hơn, làm tăng
cường độ hô hấp, tăng sự mất nước và tạo ra Ethylen. Những bông hoa có dấu hiệu bị
tổn thương cần loại ra trước khi bảo quản.
2.5.6. Ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh:
Khi thu hoạch, thân hoa bị cắt tạo thành vết thương, từ đó vi sinh vật gây bệnh dễ
dàng xâm nhiễm, gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo. Để giảm tác hại
của vi sinh vật có thể sử dụng nước sạch có bổ sung axit citric để pH của dung dịch bảo
quản hoa từ 3-3,5 nhằm ngăn cản sự phát triển của nấm khuẩn và sử dụng một số hoá chất
kháng nấm khuẩn như axit benzoic, chlorin, 8- hydroxy quinonlene citrate.
2.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN HOA CẮT
2.6.1. Bảo quản lạnh
Bảo quản lạnh là cách tốt nhất để hạn chế các hư hỏng sinh lý và bệnh lý trên
hoa cắt. Nhiệt độ thấp làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm
thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen và giảm sinh
trưởng của nấm, khuẩn.
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
12
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Các loại hoa cắt có nguồn gốc ôn đới như: cẩm chướng, loa kèn, thược
dược, yêu cầu nhiệt độ ở 0-10
0
C. Các loại hoa cắt có nguồn gốc nhiệt đới và á

nhiệt đới rất mẫn cảm với hư hỏng lạnh nên đòi hỏi nhiệt độ bảo quản cao hơn:
lay ơn (2-4
0
C), lan (7-10
0
C).
Nhiệt độ tối thích cho hoa cắt bảo quản là vấn đề quan trọng. Hoa có nguồn gốc
ôn đới cần nhiệt độ bảo quản thấp hơn hoa có nguồn gốc á nhiệt đới. Hoa ở giai đoạn
nụ cần nhiệt độ thấp hơn hoa cắt đã nở một phần hoặc nở hoàn toàn.
Mốt số ưu điểm của tồn trữ lạnh hoa cắt:
Bảo quản lạnh hạn chế được cường độ hô hấp của hoa: Theo quy tắc Vanhoff ở
một khoảng nhiệt độ nhất định, khi nhiệt độ tăng thì hô hấp cũng tăng, khi nhiệt độ
tăng 10
0
C thì vận tốc phản ứng tăng gấp đôi, khi nhiệt giảm thì cường độ hô hấp cũng
giảm, sự hao hụt chất khô trong hoa giảm sẽ tăng tuổi thọ của hoa. Bảo quản lạnh làm
giảm sự sản sinh Etylen: Etylen là hoocmon gây già hóa. Nhiệt độ thấp có tác dụng
làm giảm sự sản sinh và hoạt động của Etylen dẫn đến hạn chế quá trình già hóa
Bảo quản lạnh còn giảm dịch hại: Nhiệt độ thấp hạn chế sự phát triển của vi
sinh vật, giảm sự lây nhiễm nấm hại hoa.
Bên cạnh những tác động tích cực, nhiệt độ thấp cũng gây ra một số tác động xấu
như:
Do độ ẩm tương đối trong kho lạnh thấp (65 – 75%) tốc độ thoát hơi nước của
hoa cắt tăng lên đáng kể. Để hoa không héo, khi hoa bảo quản lạnh cần bao gói bằng
các vật liệu có khả năng ngăn cản sự thoát hơi nước như túi polyetylen.
Các rối loạn sinh lý do lạnh nếu bảo quản hoa dài ngày ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ cho phép. Các triệu chứng bệnh lý xuất hiện trên lá, hoa, cành giống biểu hiện do dịch
hại.
2.6.2. Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh
2.6.2.1. Bảo quản trong khí quyển kiểm soát.

Phòng tồn trữ kín, lạnh hoặc không lạnh, có hệ thống thông gió và cung cấp khí
oxi, nitơ, CO
2
với các thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ các khí này được điều chỉnh
tự động. Vì tất cả các thông số kể cả nồng độ các khí được đo và kiểm soát một cánh
chặt chẽ nên phương pháp này được gọi là tồn trữ trong môi trường khí quyển kiểm
soát. Phương pháp này cho chất lượng hoa tốt nhưng tốn kém vì thiết bị đắt. Do chi
phí tồn trữ cao nên phương pháp này chưa được sử dụng phổ biến ở nước ta.
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
13
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
2.6.2.2. Bảo quản trong khí quyển cải biến
Người ta thường dùng các túi chất dẻo như PE, PVC để bao gói hoa cắt. Thành
phần không khí trong túi trong quá trình bảo quản bị thay đổi do hô hấp của hoa trong
túi. Tùy theo lượng chiếm chỗ của hoa so với thể tích túi, giống loại và độ nở cuả hoa,
nhiệt độ của môi trường và tính thấm khí của túi mà sự hô hấp, sự bốc hơi nuớc cũng
như thời hạn tồn trữ của hoa khác nhau.
2.6.3. Bảo quản bằng hóa chất
Dùng hóa chất bảo quản để bảo quản hoa hoa là một phương pháp vô hại vì nó
không hoặc ít ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Phương pháp bảo quản này
cho chất lượng hoa tương đối cao đồng thời ít tốn kém. Hoa cắt còn có ưu điểm khác
so với nông sản khác là có khả năng hấp thụ nước, dinh dưỡng, các chất khoáng do vết
cắt. Do đó sử dụng một dung dịch hóa chất hợp lý để bảo quản hoa đúng cách.
Quá trình già hóa ở hoa liên quan tới một số hiện tượng như:
Sự giảm hàm lượng nước
Sự giảm Hidratcacbon và các chất dự trữ khác
Sự tăng sản sinh và tác động của Etylen
Sự giảm hấp thụ nước của hoa
Sự xuất hiện nấm khuẩn ở cuống hoa

Hóa chất dùng bảo quản hoa thường có
Chất dinh dưỡng như đường Saccaroza
Chất sát khuẩn như cồn
Chất kích thích sinh trưởng GA
3

2.6.3.1. Chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng dùng trong cắm hoa là Saccaroza và Glucoza. Tùy loại hoa và
phương pháp xử lý mà hàm lượng có thể dao động từ 0.5 – 20%.
Glucoza là cơ chất trực tiếp của quá trình hô hấp.
C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
→ 6CO
2
+ H
2
O + Q
Quá trình hô hấp giải phóng năng lượng duy trì hoạt động sống của hoa cắt.
Khi còn ở trên cây, quá trình quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng của cây và hoa
vẫn được duy trì. Nhưng khi hoa bị cắt khỏi cây thì quá trình tổng hợp chất dinh
dưỡng kết thúc. Để duy trì sự sống, hoa phải sử dụng đến nguồn dinh dưỡng dự trữ, do
đó hàm lượng đường trong lúc này giảm dần. Để cung cấp thêm cho hoa, dung dịch có
thể là đường Glucoza hoặc đường Saccaroza
2.6.3.2. Chất kích thích sinh trưởng thực vật

Axit Gibberelic (GA
3
) là chất kích thích sinh trưởng ở thực vật được sử dụng
rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước. Những tác động chủ yếu của GA
3

là:
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
14
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Tăng sinh trưởng, kích thích vào năng suất của rau quả
Phá vỡ sự ngủ nghỉ của hạt giống và củ giống
Tăng phẩm chất của quả
Kéo dài quá trình chín
Chống sự già hóa.
Với hoa cắt GA
3
có tác dụng kích thích và kéo dài tuổi thọ của hoa, chống sự
sản sinh Etylen, giữ cho cánh hoa mềm nhưng không bị rụng.
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
15
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Phần III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoa hồng đỏ
3.1.2. Vật liệu, hóa chất nghiên cứu
Hóa chất: Chế phẩm cắm hoa do bộ môn Công nghệ sau thu hoạch Trường Đại
Học Nông nghiệp Hà Nội cung cấp bao gồm:
Chất kích thích sinh trưởng axit Gibberellic
Đường Saccaroza
Dụng cụ: Chiết quang kế cầm tay, máy đo màu cầm tay, cân phân tích, thước
kẻ, thước kẹp, lọ cắm hoa
3.1.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ 18/02 – 15/04/2012
Địa điểm: Tại Bộ môn Công nghệ Sau thu hoạch – Khoa Công Nghệ Thực
Phẩm – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza đến chất lượng, tuổi thọ cắm lọ
của hoa hồng đỏ
3.2.2. Ảnh hưởng của dung dịch GA
3
đến chất lượng, tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng
đỏ
3.2.3. Ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch đường Saccaroza và GA
3
đến chất lượng,
tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hoa mang về từ làng hoa Tây Tựu – Từ Liêm – Hà Nội được tỉa hết phần lá già
tiếp xúc với dịch, đồng thời loại bỏ những hoa bị dập nát do quá trình vận chuyển.
Cuống hoa được cắt vát để cho diện tích tiếp xúc của cành hoa với dung dịch là lớn
nhất, chọn các cành đồng đều nhau về chiều dài, độ già nụ.
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB

16
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Mỗi công thức chuẩn bị 300ml dung dịch ở 3 nồng độ khác nhau, mỗi nồng độ
nhắc lại 3 lần (100 ml/lọ), mỗi lần 1 bông hoa.
Công thức đối chứng: Cắm hoa bằng nước máy.
Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu từ lúc bắt đầu cắm đến khi hoa có dấu hiệu héo,
không có khả năng mở, bông hoa rụng cánh, đường kính hoa giảm.
3.3.1. Ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza đến chất lượng, tuổi thọ cắm lọ
của hoa hồng đỏ
Các công thức thí nghiệm được bố trí như sau:
ĐC: Cắm hoa trong nước máy
CT
2
: Cắm hoa trong dung dịch Saccaroza 0.25%
CT
3
: Cắm hoa trong dung dịch Saccaroza 0.5%
CT
4
: Cắm hoa trong dung dịch Saccaroza 1%
3.3.2. Ảnh hưởng của dung dịch GA
3
đến chất lượng, tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng
đỏ
Các công thức thí nghiệm được bố trí như sau:
ĐC: Cắm hoa trong nước máy
CT
2
: Cắm hoa trong dung dịch GA
3

5ppm
CT
3
: Cắm hoa trong dung dịch GA
3
10ppm
CT
4
: Cắm hoa trong dung dịch GA
3
15ppm
3.3.3. Ảnh hưởng của hỗn hợp dung dịch đường Saccaroza và GA
3
đến chất lượng,
tuổi thọ cắm lọ của hoa hồng đỏ
Các công thức thí nghiệm được bố trí như sau:
ĐC: Cắm hoa trong nước máy
CT
2
: Cắm hoa trong dung dịch Saccaroza và GA
3
5ppm
CT
3
: Cắm hoa trong dung dịch Saccaroza và GA
3
10ppm
CT
4
: Cắm hoa trong dung dịch Saccarora và GA

3
15ppm
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
17
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
3.4. CÁC CHỈ TIÊU CẦN THEO DÕI
Sau khi bố trí thí nghiệm tiến hành theo dõi các chỉ tiêu một ngày một lần
3.4.1. Đường kính bông hoa (mm)
Dùng thước kẹp Palmer để đo đường kính, đo ngày một lần, tại vị trí có đường
kính lớn nhất và lấy giá trị trung bình giữa các lần nhắc lại.
3.4.2. Tỷ lệ bông héo (%)
Quan sát bằng mắt, bông héo có hiện tượng héo cành, cong cổ, cánh hoa không
còn khả năng mở.
Tỷ lệ bông héo =
Số bông héo
X 100
Tổng số bông quan sát
3.4.3. Tỷ lệ bông rụng cánh (%)
Cánh hoa có hiện tượng mất màu, cánh mềm, héo, rời khỏi đài hoa và rụng
xuống. Tỷ lệ bông rụng cánh được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ bông rụng cánh =
Số bông rụng cánh
X 100
Tổng số bông quan sát
3.4.4. Tỷ lệ hao hụt dịch cắm hoa sau quá trình bảo quản (%)
Lượng dung dịch hao hụt = Lượng dung dịch ban đầu (ml) – Lượng dung dịch
còn lại (ml)
Tỷ lệ hao hụt dung dịch =
Lượng dung dịch hao hụt

X 100
Lượng dung dịch ban đầu
3.4.5. Tuổi thọ cắm lọ
Tuổi thọ cắm lọ của hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định
xem dung dịch cắm hoa có phù hợp hay không. Tuổi thọ này phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: Sự thoát hơi nước, nhiệt độ, độ ẩm… Tuổi thọ cắm lọ của hoa được tính từ lúc
bắt đầu cắm đến khi đồng thời xuất hiện các dấu hiệu sau: Hoa bắt đầu rủ xuống, cánh
bị rụng, 50% số lá bị héo.
3.5. THU THẬP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Thu thập số liệu thô
Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
18
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Phần IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH ĐƯỜNG SACCAROZA ĐẾN
CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM LỌ CỦA HOA HỒNG ĐỎ
Khác với các loại hoa khác, hoa cắt sau khi rời khỏi cây mẹ vẫn có thể được bổ
sung dinh dưỡng qua vết cắt. Các chất dinh dưỡng phổ biến thường dùng để bổ sung
cho hoa cắt là đường Saccarora, đường Glucoza. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng
đường Saccaroza là cơ chất cho hoạt động sống của hoa hồng.
Trong thời gian theo dõi thí nghiệm chúng tôi đã thu được số liệu về đường
kính bông của hoa hồng đỏ như sau.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza đến đường kính bông
hoa(cm)
Công
thức
Ngày sau cắm

1 2 3 4 5 6 7 8
ĐC 2.19 3.7 4.8 6.2 6.7 5 3
2 2.15 3.6 5.1 6.3 7.1 6.9 5.6 5.1
3 2.3 3.6 5.1 6.1 6.7 7.6 6.85 6.4
4 2.2 3.97 5.7 7.1 7.5 6.7 4.48 4
Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng của dung dịch đường Saccaroza đến đường kính bông hoa
Báo cáo tốt nghiệp
Trần Thị Tô Uyên – Lớp LT3BQCB
19

×