Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.45 KB, 17 trang )

Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
1.Sự thành lập nhà Hồ
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, xã
hội Đại Việt dần dần khắc phục được những khó khăn và trở lại ổn định
trong một thời gian dài. Nhà Trần tiếp tục cai trị đất nước và đóng vai trò
tích cực đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, đến thời vua Trần Dụ Tông,
những hiện tượng suy thoái, khủng hoảng đã xuất hiện và ngày một trở nên
trầm trọng. Vua quan thi nhau xây dựng dinh thự, ăn chơi đua đòi. Xuất hiện
hàng loạt tên nịnh thần và triều chính bị chúng lũng đoạn. Tư nghiệp Quốc
tử giám là Chu Văn An nhận thấy nguy cơ đó đã dâng sớ xin chém 7 tên
nịnh thần (sớ thất trảm) nhưng Dụ Tông không nghe nên ông đã trả ấn, từ
quan.Việc tranh bè kéo cánh trong hàng ngũ quý tộc đã dẫn đến sự vu
khống, giết hại lẫn nhau, thậm chí Tướng quốc Trần Quốc Chẩn cũng bị vạ
lây.
Để thỏa mãn những thú vui xa xỉ của mình, tầng lớp thống trị tìm mọi
cách vơ vét của cải trong nhân dân. Hậu quả là thuế má ngày càng nặng nề,
nhất là thời Phế Đế: “Năm 1378, đương có việc dùng binh mà kho tàng
trống rỗng, Đổ Tử Bình kiến nghị thu mỗi hộ đinh năm 3 quan tiền. Vua
nghe theo” [3:87]. Trước thì chỉ đánh thuế ruộng (bằng vàng, bạc, tiền, lụa)
nay thì đánh cả thuế đinh (thuế thân). Ngoài thuế má tăng cao, nông dân còn
chịu cảnh hạn hán, lũ lụt, thiên tai liên tiếp xảy ra: trong nửa sau thế kỷ XIV
đã có 9 lần đê vỡ, lũ lớn; có những năm vừa hạn hán vừa bão lũ như năm
1348, 1355, 1393 Hậu quả tất yếu là mất mùa và đói kém. Chỉ tính từ đầu
thế kỷ XIV cho đến năm 1379 đã có hơn 10 nạn đói lớn, dân nghèo phải bán
cả nhà cửa, con cái, ruộng vườn. Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất
nông nghiệp, sửa chữa và bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi. Cùng với
tình trạng đó, các cuộc chiến tranh với Ai Lao, Chămpa lại buộc nông dân
phải bỏ ruộng đồng. Trước tình hình đó, các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng
nổ. năm 1343, đại hạn, mất mùa, dân nghèo nổi dậy khắp nơi. Năm 1344,
dưới lá cờ khởi nghĩa của Ngô Bệ, nông dân đã nổi dậy ở vùng núi Yên Phụ
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)


1
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
(Hải Dương) đánh phá trang viên của địa chủ, quan lại. Khởi nghĩa bị đàn áp
nhưng 14 năm sau, năm 1357-1358 nghĩa quân Ngô Bệ lại bùng lên ở Yên
Phụ, yết bảng “chuẩn cứu dân nghèo”, chống lại quân triều đình. Nghĩa quân
làm chủ cả một vùng rộng lớn thuộc huyện Chí Linh, cho đến năm 1360 mới
bị đàn áp. Cùng với thời gian này, nhân nạn đói lớn năm 1354, một người
tên là Tề tự xưng là cháu ngoại của Trần Hưng Đạo, tụ tập các nông nô bỏ
trốn, khởi nghĩa và đánh phá cả vùng từ Lạng Giang (Bắc Giang) đến Nam
Sách (Hải Dương). Gia nô các nhà vương hầu nhân sự việc này, trốn khỏi
điền trang ngày càng nhiều. Tiếp đó, năm 1379 ở Thanh Hóa có khởi nghĩa
Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ, đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn phất cờ
khởi nghĩa ở Quốc Oai (Hà Tây), khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn
Tây, Vĩnh Phúc (1399) Tất cả các cuộc khởi nghĩa này đã nói lên cuộc
khủng hoảng của nhà Trần
Năm 1371, sau khi củng cố được địa vị thống trị của họ Trần, vua
Trần Nghệ Tông bắt đầu phong tước cho những người có công ủng hộ mình
và tổ chức lại bộ máy nhà nước. Một người cháu bên ngoại là Quý Ly được
đưa lên chức Khu mật đại sứ - một chức vụ quan trọng trong triều, trong coi
cấm quân.
Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm, dòng họ Hồ Hưng Dật,
người Chiết Giang, làm thái thú Diễn Châu vào đầu thế kỷ X. Hồ Liêm di cư
ra Đại Lại – Thanh Hóa rồi xin làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn, từ đó
mang dòng họ Lê. Quý Ly có hai người cô đều là vợ Trần Minh Tông và là
mẹ của ba vua Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông, nhờ đó
rất được Nghệ Tông tin yêu.
Năm 1375, Lê Quý Ly được giữ chức Tham mưu quân sự, năm 1379
thăng Tiểu tư không kiêm khu mật đại sứ và năm 1380, giữ chức nguyên
nhung Hải tây đô thống chế. Sau khi tham gia một số cuộc hành quân chống
quân Chămpa, tuy công không lớn nhưng đến năm 1387 thì được vua Trần

Nghệ Tông nâng lên chức Đồng Bình chương sự, quyền như Tể tướng cùng
vua bàn việc nước. Dựa vào chức quyền và sự tin yêu của Thượng hoàng
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
2
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
Nghệ Tông, Lê Quý Ly tìm cách đưa dần người trong họ và bè phái vào nắm
các chức quan trọng trong triều và trong quân đội.
Năm 1388, vua Trần cũng với Thái úy Trần Ngạc mưu giết Quý Ly,
chẳng may việc bại lộ. Quý Ly tâu việc đó với Nghệ Tông và dùng áp lực
của Nghệ Tông phế truất vua làm Linh đức vương, đem giam ở chùa Tư
Phúc rồi cho người giết chết. Năm 1391, Thái úy Trần Ngạc cùng một số
quý tộc Trần bị Quý Ly giết nốt. Năm 1395, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông
mất. Quý Ly được phong Nhập nội phụ chính sứ Thái sư Bình chương quân
quốc trọng sự, tước Tuyên trung vệ quốc đại vương. Quyền hành hầu như
nằm hết trong tay Quý Ly.
Năm 1397, Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở An Tôn (Vĩnh Lộc -
Thanh Hóa) rồi sau đó bắt vua dời tới đây, làm lễ nhường ngôi cho con (mới
3 tuổi) tức Thiếu Đế. Năm 1399, Quý Ly cho người giết Trần Thuận Tông
(cha của Thiếu Đế). Một số quý tộc, đại thần của nhà Trần bao gồm các
tướng Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hãn, Trần Nhật Đôn, Hành khiển Hà
Đức Lân tổ chức cuộc mưu sát Lê Quý Ly, chẳng may việc tiết lộ. Tất cả
bọn họ cùng thân thuộc cộng lại hơn 370 người đều bị giết, tịch thu gia sản,
con gái bọ bắt làm tỳ, con trai bọ dìm chết hoặc chôn sống. Việc bắt bớ diễn
ra suốt mấy năm.
Đầu năm 1400, không chần chừ được nữa, Quý Ly truất ngôi vua
Trần, tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi sang họ Hồ và đổi
quốc hiệu là Đại Ngu. Nhà Hồ được thành lập. Quý Ly làm vua chưa được
một năm, bắt chước tục nhà Trần nhường ngôi cho con thứ Hồ Hán Thương
rồi làm Thái Thượng hoàng cùng coi việc nước.
2.Cải cách Hồ Quý Ly

Trong khoảng 35 năm nắm quyền ở triều Trần và triều Hồ, Hồ Quý
Ly đã từng bước tiến hành một cuộc cải cách rộng lớn về mọi mặt.
2.1.Cải cách chính trị - quân sự
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
3
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly

Củng cố nhà nước trung ương tập quyền: Chủ trương của nhà Trần
là triệt để bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, đặc biệt là quyền tư hữu đất đai vô
giới hạn, khuyến khích việc khai khẩn mở rộng và dành cho tầng lớp vương
hầu quý tộc nhà Trần quyền quản lý rộng rãi trong các điền trang, thái
ấp đã tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng cường các thế lực địa phương, làm suy
giảm, thậm chí đe dọa chính quyền trung ương tập quyền.
Sự suy yếu của chính quyền trung ương vốn có nguồn gốc tự thân
triều đình vào nửa sau thế kỷ XIV. Sự khủng hoảng triền miên về kinh tế,
chính trị, xã hội đã đặt yêu cầu khách quan cấp thiết lúc bấy giờ là phải
củng cố chế độ trung ương tập quyền, quản lý các công trình công cộng như
đê điều, thủy lợi và yêu cầu bảo vệ thống nhất ngoại xâm từ cả hai phía Nam
và Bắc. Nhà Hồ được thành lập và Hồ Quý Ly đã nhận ra được nhu cầu bức
bách đó.
Nước Đại Ngu của vương triều Hồ chọn Tây Đô (Thanh Hóa) làm
kinh đô. Thiết chế chính trị mới được xây dựng đứng đầu cũng là vua, vua
cũng được gọi là Quan gia như nhà Trần. Vua là trung tâm quyền lực chính
trị, nắm quyền hành tập trung tối thượng. Mô phỏng theo nhà Trần, làm vua
chưa đầy một năm, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương để
giữ vai trò Thái Thượng hoàng, cùng coi chính sự. Như vậy, vương triều Hồ
cũng tiếp tục thực hiện cơ chế hai vua (lưỡng đầu chế). Việc nhường ngôi
này phần nào đáp ứng yêu cầu chính trị về “chính thống” của triều đại mới.
Hồ Quý Ly vốn là con rể của vua Trần Minh Tông, là người ngoại thích,
ngôi vua Trần lọt vào tay Hồ Quý Ly thì không sao tránh khỏi tội ác cướp

ngôi, thoán đoạt. Cho nên giải pháp nhường ngôi cho con trai mình cũng
chính là trả ngôi lại cho cháu ngoại của vua Trần. Như vậy, quyền lực
chính trị vẫn nằm trong tay Hồ Quý Ly mà yêu cầu chính thống cũng được
đáp ứng phần nào đối với dư luận trong nước và ngoài nước. Việc này thể
hiện rất rõ qua cách giao thiệp đối phó với nhà Minh. Cuối năm 1400, sau
khi nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, Thượng hoàng Hồ Quý Ly cho
sứ sang báo với nhà Minh, nói rằng nhà Trần không còn nguời nào, Hán
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
4
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
Thương là cháu ngoại của vua Trần Minh Tông, tạm lên ngôi trông coi việc
nước.
Trong việc tuyển chọn quan lại, nhà Hồ tuyệt đối không ưu đãi dòng
họ tôn thất như thời Trần mà tuyển chọn quan lại chủ yếu thông qua khoa
cử. Vào cuối thời Trần, các nho sĩ xuất thân từ nhiều tầng lớp ngày một
đông đảo và dần dần thay thế, nắm giữ những cương vị chủ chốt trong bộ
máy nhà nước mà trước đó nằm trong tay quý tộc Trần. Xu hướng này ngày
càng được tăng cường dưới vương triều Hồ. Các khoa thi chính thức và
không chính thức tuyển chọn nhân tài bổ sung cho bộ máy nhà nước vào các
năm 1400, 1405 cho phép ta hình dung rõ điều này. Mặt khác, theo dõi việc
cắt đặt quan chức của Hồ Quý Ly chúng ta không thấy có hiện tượng cất
nhắc, phong tặng quan chức ồ ạt như trường hợp Lý, Trần trước đó. Tuyệt
đại đa số các trường hợp bổ sung, thay thế được sử sách ghi chép lại không
thuộc nội ngoại tộc của họ Hồ. Có lẽ hãy còn quá sớm để nói rằng họ Hồ
không giành ưu tiên đặc quyền đặc lợi cho quý tộc Hồ. Nhưng ít nhất trong
7 năm cầm quyền chúng ta chưa thấy hiện tượng đó xảy ra ngoại trừ lần
chọn tráng đinh, người nghèo sung làm quân dịch năm 1402, nhà Hồ có chủ
trương lấy quan văn võ người tôn thất cai trị. Trái lại, chúng ra không khỏi
ngạc nhiên khi thấy Hồ Hán Thương lại cấm người tông thất, cung nhân
không được xưng quý hiệu. Như vậy, ít nhất qua những sự kiện nói trên

chúng ta có thể nghĩ rằng để thiết lập quyền lực của mình, Hồ Quý Ly không
đi vào vết xe đổ của nhà Trần. Ông duy trì bộ máy nhà nước quân chủ trung
ương tập quyền nhưng không tạo dựng một tầng lớp vương hầu quý tộc theo
phương châm “tông tử duy thành” như nhà Trần đã làm. Ông tập hợp một
đội ngũ quan lại bao gồm những người trung thành với ông – nhõ sĩ và
không nho sĩ được chọn lọc, sắp đặt từ thời cuối Trần và cấp tốc bổ sung
thêm bằng cách tuyển chọ qua khoa cử. Như vậy, rõ ràng với Hồ Quý Ly
nhà nước quân chủ quý tộc đã lùi về quá khứ được thay thế bằng một nhà
nước quân chủ phong kiến quan liêu. Nhà nước do Hoàng đế đứng đầu, nắm
uy quyền tuyệt đối, không san sẻ, có tướng quốc giúp việc và một tập đoàn
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
5
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
quan lại gắn bó với nhau trong hệ thống tổ chức vận hành theo nguyên tắc
“quân tôn thần ty”. Quan hệ vua – tôi, quân - thần đã thay thế cho quan hệ
tông tộc từng giữ vị trí chủ đạo chi phối bộ máy nhà nước quân chủ trước
đó.
Bên cạnh đó, nhà Hồ đã ban hành một loạt các quy định mới để củng
cố chế độ trung ương tập quyền. Công cụ pháp luật được Hồ Quý Ly tận
dụng để kiện toàn bộ máy nhà nước. Để thiết chế trật tự xã hội, nhà Hồ chủ
trương đi đường lối pháp trị. Nếu như pháp luật triều Lý còn mang tính
khoan dung, đến pháp luật thời Trần tuy đã đượm vẻ khắc khe, nghiêm ngặt
hơn song sự nghiêm khắc ấy để quản lý một xã hội tương đối thái bình, ổn
định thì đến triều Hồ, pháp luật được tận dụng để vãn hồi an ninh trật tự xã
hội, củng cố quốc phòng, trấn áp những mầm móng và hiện tượng phá hoại
từ nhiều phía, đồng thời phục vụ đắc lực công cuộc cải cách toàn diện với vô
số trở lực và chống đối quyết liệt. Cho nên, cùng với việc kế thừa chế độ
hình phạt thời Lý, Trần, hình phạt do Hồ Quý Ly đề ra mang tính nghiêm
khắc, nặng nề hơn các triều đại trước rất nhiều. Chế độ hình phạt thực hiện
dưới quyền của Hồ Quý Ly bao gồm các biện pháp của ngũ hình như: đồ

hình; lưu hình; tử hình (chém, chôn sống, dìm xuống nước, lăng trì); giam
cầm; tịch thu gia sản. Bên cạnh đó, để khuyến khích những người tiêu biểu,
lập được công trạng lớn, nhà Hồ ban thưởng tước theo số tư được sử dụng
phổ biến dưới thời nhà Hồ (năm 1402, An phủ sứ Trần Quốc Kiệt có công tổ
chức đắp đê ngăn nước mặn được thưởng tước 1 tư; sau chiến thắng quân
Minh năm 1406, vua Hồ thưởng chiến công cho mỗi người tước 2 hoặc 3
tư )

Chấn chỉnh quân đội, củng cố quốc phòng:
Năm 1373, Hồ Quý Ly bắt tay vào việc chấn chỉnh quân đội, đầu tiên
là việc đóng sửa chiến thuyền, tiếp đó là bổ sung quân và xếp đặt lại tổ chức
quân đội. Chủ trương của ông lúc bấy giờ là “chọn các quan viên biết luyện
tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là người tôn thất, đều cho
làm tướng coi quân” [4,115]. Đây là một chủ trương mới trong việc thực
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
6
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
hiện sự bình đẳng trong điều kiện phấn đấu tiến thân của những người trong
họ nhà vua và các quan viên khác. Riêng đối với Hồ Quý Ly, có lẽ đây là cơ
hội để ông có thể đưa người của mình vào các vị trí chỉ huy quân đội, thay
dần vai trò của các tôn thất nhà Trần. Tháng 8-1373, Hồ Quý Ly bắt tay vào
việc cải cách quân đội một cách cơ bản trên phạm vi rộng lớn hơn: làm sổ
quân, thải bớt người già yếu, lấy người mạnh khỏe bổ sung vào; những
người làm thuê ở các hộ, các xá (tức những người không có tên trong sở hộ
tịch, đi làm thuê, hợp thành các hộ, các xã) đều sung vào quân ngũ.
Công cuộc cải cách quân đội được thực hiện triệt để khi quyền chỉ huy
tối cao quân đội được chuyển sang tay họ Hồ. Để tránh bất công trong việc
tuyển quân cũng là để tăng cường nguồn nhân lực sung vào quân đội, tháng
4-1401, vua Hồ ra lệnh kiểm tra dân số toàn quốc bằng cách lập lại sổ hộ
tịch trong cả nước, ghi tên hết vào sổ những nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên, để

lấy số đó làm thực số, làm cơ sở tuyển quân. Khi làm sổ xong, con số những
dân đinh từ 15 đến 60 tuổi được phát hiện tăng gấp bội so với trước. Công
việc tuyển quân thuận lợi, số quân tuyển được càng nhiều.
Tháng 9-1405, quy định tổ chức biên chế quân đội. Quân đội chia
thành nhiều quân. Mỗi quân gồm nhiều vệ, có 4 binh chủng: cấm quân, đại
quân, cấm vệ quân và thủy quân. Tất cả đặt dưới sự lãnh đạo của một Đại
tướng quân.
Ngoài ra, nhà Hồ cũng chú trọng đến cải tiến vũ khí, khiến cho vũ khí
trang bị cho quân đội dưới thời Hồ không ngừng tăng về số lượng và chất
lượng.
2.2.Cải cách kinh tế - xã hội

Chính sách hạn điền: Về lý do dẫn đến việc thực hiện chính sách
hạn điền, Đại Việt sử ký toàn thư nêu: “Trước kia các nhà tôn thất thường
sai nô tỳ của mình đắp đê bồi ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau 2,3 năm,
khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều
ruộng đất tư trang, cho nên có lệnh này”[4:128]. Năm 1397, tháng 6 (âm
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
7
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
lịch) xuống chiếu hạn chế danh điền (ruộng tư). Riêng đại vương và trưởng
công chúa thì số ruộng không hạn chế, đến các tầng lớp khác thì số ruộng là
10 mẫu. Số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước. Người nào có nhiều thì tùy ý
được lấy ruộng để chuộc tội. Bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như
vậy Như vậy, đối tượng bị phép hạn điền là điều chỉnh chính là thành phần
các chủ sở hữu có trên 10 mẫu ruộng mà địa vị xã hội của họ chưa vươn đến
bậc đại vương hoặc trưởng công chúa. Chủ yếu đó là tầng lớp quý tộc nhà
Trần đang là chủ các điền trang, thái ấp vốn được xây dựng từ trong lòng
chế độ kinh tế nhà Trần. Theo Chiếu ban hành năm 1266 đời Trần Thánh
Tông thì diện được phép mở điền trang bao gồm các vương hầu, công chúa,

phò mã, cung tần tức là toàn bộ giới quý tộc nhà Trần.
Chính sách hạn điền được ban hành vào tháng 6 năm Đinh Sửu
(1397), năm sau thì được tổ chức thực hiện một cách triệt để và quyết liệt
bằng việc hạ lệnh đo đạc ruộng đất của dân. Công cuộc đạc điền toàn quốc
nhằm hỗ trợ cho chính sách hạn điền. Người nào có ruộng đất đều phải khai
báo đầy đủ số diện tích ruộng của mình, chủ ruộng phải viết rõ họ tên trên
tấm thẻ, cắm trên thửa ruộng của mình. Các quan ở các địa phương lộ, phủ,
châu, huyện, phải cùng nhau phối hợp đến tại chỗ khám xét, đo đạc để lập sổ
sách địa hộ. Ruộng nào không có người khai báo, cam kết thì sung làm
ruộng công của nhà nước (quan điền). Công cuộc đạc điền này theo kế
hoạch được hoàn tất trong vòng 5 năm, tới năm 1403 thì xong.
Như vậy, chính sách hạn điền là nhằm phá vỡ thế lực kinh tế - cũng là
thế lực chính trị vô giới hạn của tầng lớp quý tộc nhà Trần, để chuyển quyền
sở hữu đất đai từ tầng lớp quý tộc Trần sang nhà nước trung ương. Đây cũng
là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, nhà nước công khai dùng biện pháp
truất hữu can thiệp trực tiếp vào quyền sở hữu cá nhân, đặc biệt là đối với
ruộng đất tư của tầng lớp quý tộc đang cầm quyền. Thực hiện chính sách
này, số ruộng tư bị truất hữu, sung làm quan điền chiếm một diện tích khá
quan trọng. Mặt khác, công cuộc đạc điền tiến hành trên quy mô cả nước
một cách khoa học dưới thời Hồ đã mang lại lợi ích thiết thực đối với một
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
8
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
nước nông nghiệp, nhờ đó nhà nước biết rõ diện tích ruộng đất trong cả
nước, lập được đầy đủ danh sách ruộng đất và chủ sở hữu một cách chính
xác. Trên cơ sở đó, nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách thuế một cách
công bằng, không có ai ẩn lậu được nữa. Ngoài ra, ruộng đất có đăng ký vào
sổ bộ đàng hoàng, thì quyền tư hữu đối với đất đai của nhân dân được đảm
bảo, mọi sự trao đổi, chuyển dịch đất đai trong nhân dân, việc để lại di sản
thừa kế cho con cháu có cơ sở tiến hành một cách minh bạch, tạo điều kiện

cho chính quyền trong việc tham giải quyết những tranh chấp nếu có. Và đó
cũng là cơ sở chính xác cho nhà nước khi cần đề ra một chủ trương, chính
sách mới về ruộng đất Hạn điền đánh vào nền tảng kinh tế của quyền uy
chính trị của phong kiến quý tộc. Tuy vậy cải cách này cũng chỉ là nửa vời.
Bởi vì, trong khi xã hội đang có yêu cầu tư hữu hóa ruộng đất để phát triển
kinh tế hàng hóa tiền tệ và giải quyết nạn đói, thì số lượng đất ngoài 10 mẫu
được lấy ra lại bị sung công “hiến cho nhà nước” biến thành quan điền.

Chính sách hạn nô: Đồng thời với chủ trương cải cách ruộng đất,
một chính sách nổi tiếng về mặt xã hội của Hồ Quý Ly là hạn chế gia nô,
ban hành vào năm thứ 2 đời nhà Hồ (1401), nhằm hạn chế việc dùng dân
nghèo làm nô tỳ cho địa chủ, quý tộc.
Đại Việt sử ký toàn thư chép về chính sách này như sau: “Hán
Thương lập phép hạn chế gia nô, chiếu theo phẩm cấp được số lượng khác
nhau, còn thừa phải dâng lên, mỗi tên được trả 5 quan tiền. Người nào đáng
được có gia nô phải xuất trình chúc thư 3 đời. Nô người nước ngoài thì
không theo theo lệ này. Các nô đều thích vào trán để đánh dấu. Quan nô thì
thích hình viên ngọc hỏa châu, có khi bổ sung vào quân điện tiền; của công
chúa thì thích hình cây dương; của đại vương thì thích hai khuyên đỏ, của
quan nhất phẩm thích một khuyên đen; của quan nhị phẩm trở xuống thích
hai khuyên đen” [4:167, 174].
Như vậy, chính sách hạn nô của Hồ Quý Ly bao gồm mấy nội dung
chủ yếu sau:
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
9
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
- Mỗi quý tộc vẫn được nuôi một số gia nô nhất định (không rõ bao
nhiêu); số dư ra phải sung công làm quan nô của nhà nước.
- Nhà nước xuất công quỹ bù cho quý tộc, mỗi gia nô bị sung công là
5 quan tiền.

- Để biết nô tỳ của ai, mỗi gia nô đều phải ghi dấu hiệu vào trán.
Mục đích của nhà Hồ khi ban hành chính sách hạn nô này nhằm hạn
chế quyền lực và làm yếu lực lượng của các quý tộc có quyền lợi gắn chặt
với triều Trần vừa sụp đổ. Trong xã hội thời Trần, quyền sở hữu đất đai của
tư nhân được pháp luật thừa nhận vô giới hạn, nhất là đối với các vương hầu,
quý tộc được phép khai khẩn và chiếm hữu, mở rộng diện tích các điền
trang, thái ấp. Tầng lớp địa chủ chiếm hết ruộng đất, làm nông dân không có
có tư liệu sản xuất để sinh sống. Thiên tai thường xuyên xảy ra gây cho nhân
dân cảnh nghèo đói. Dân nghèo không có con đường nào khác là phải bán
ruộng đất, nhà cửa hoặc tự bán thân mình, bán vợ đợ con đi làm nô tỳ cho
địa chủ. Thành thử chế độ nô tỳ đã bị hạn chế dưới thời Lý thì lại tái sinh
dưới thời Trần, phát triển mạnh từ năm 1266 đến năm 1397. Tầng lớp nô tỳ
ngày càng trở nên đông đảo, số phận của họ đã gắn chặt với địa chủ. Họ trở
thành lực lượng tôi đòi, hoàn toàn phụ thuộc vào quyền sinh sát của chủ.
Trên thực tế, tầng lớp địa chủ, quý tộc tập trung được trong tay nhiều ruộng
đất, đông nô tỳ như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu thuế, binh
dịch và lao dịch của nhà nước, và nói chung ảnh hưởng đến quyền lực của
nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Do đó, một việc làm đặt ra cấp
bách đối với nhà Hồ là phải lập tức phá vỡ thứ quyền lực tản mạn ấy, chủ
yếu là phá vỡ toàn bộ thế lực của quý tộc Trần vừa bị Hồ Quý Ly đánh đổ.

Kiểm điểm dân số: Vào năm 1401 “Hán Thương sai làm hộ tịch
trong cả nước biên hết vào sổe những nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên và lấy số
hiện tại làm thực số, không cho phép người lưu vong mà vẫn biên tên trong
sổ. Yết thị cho các phiến trấn có người kinh nào trú ngụ thì đuổi về nguyên
quán” [1:156]. Việc làm này dẫn đến kết quả: “Sổ làm xong, tính số người
từ 15 tuổi trở lên, 60 tuổi trở xuống gấp bội so với trước”[1:156].
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
10
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly

Kiểm điểm số dân là việc làm đã có từ thời Trần nhưng không đồng
loạt và thường xuyên. Đến thời Hồ, do tình chiến tranh, tình hình phiêu tán
đã diễn ra trầm trọng. Số lượng người ở miền xuôi phiêu bạt, trú ngụ ở các
trấn lộ xa xôi hẻo lánh để trốn nghĩa vụ quân sự nhà nước không ít. Do đó,
nhà Hồ bắt họ phải trở về nguyên quán. Việc làm này nhằm mục tiêu rõ
ràng: thực hiện quyền quản lý xã hội có hiệu lực của nhà nước, kích thích
sản xuất, nắm vững nguồn nhân lực để huy động nghĩa vụ thu thuế, binh
dịch. Ngoài ra, với việc quản lý, kiểm soát xã hội, nhà Hồ còn nhằm mục
tiêu đáp ứng yêu cầu cấp bách: “Làm thế nào có được 100 vạn quân để
chống giặc Bắc” như Hồ Quý Ly đã từng nói.

Sửa đổi thuế khóa: Về thương nghiệp, năm 1400 nhà Hồ đã đánh
thuế các thuyền buôn, chia làm 3 mức: thượng, trung, hạ. Không có tài liệu
nói rõ đây là thuế đánh một lần trong năm hay đánh theo chuyến. Do đó,
chúng ta có thể nghĩ rằng có lẽ trước đó thuyền buôn không bị đánh thuế.
Đến nay vì nhu cầu cần tiền nên nhà Hồ đã chú ý đến thuế thuyền buôn.
Đáng chú ý và quan trọng hơn là thuế nông nghiệp và thuế nhân đinh
ban hành cuối năm Nhâm Ngọ (1402). Trong đó, về thuế ruộng, nhà Hồ thu
5 thăng thóc/1 mẫu ruộng. Nhìn chung thuế ruộng thu bằng thóc tăng 66,5%
so với “triều trước”. Triều trước ở đây là đầu triều Trần còn duy trì ở mức
điền tô của thời Lý. Sử còn chép thêm vào thời Trần Thái Tông, năm 1242
quy định tô ruộng mỗi mẫu nộp 100 thăng thóc. Vậy nhà Hồ dù có tăng
66,6% so với tô ruộng buổi đầu thời Trần thì vẫn còn giảm quá nhiều so với
quy định thuế năm 1242 đời Trần Thái Tông. Riêng về thuế bãi dâu lại giảm
từ 53,7% đến 64,2%.
Trong chính sách thuế của vương triều Hồ về thuế thân còn gọi là
“dung” - một trong ba thứ thuế: tô, dung, điệu phỏng theo chính sách thuế
khóa của nhà Đường cũng có sự thay đổi lớn theo hướng giảm nhẹ. Trong
đó, đinh nam không có ruộng và trẻ mồ côi, góa phụ thì dẫu có ruộng cũng
không thu. Nhìn chung, thuế thân thời Hồ giảm 86,4% so với triều trước (đối

Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
11
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
với ruộng từ 5 sào đến 2 mẫu) và giảm 16,6% so với triều trước (đối với
ruộng từ 2 mẫu trở lên).
Tóm lại, trên cơ sở kiểm điểm dân số, lập sổ khai báo ruộng đất với
chính sách hạn điền, Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách thuế khóa có sửa
đổi theo hướng giảmn nhẹ nhiều. Việc miễn thuế dung cho người không có
ruộng đất đã được thực hiện vào đầu thời Trần. Riêng việc miễn thuế cho trẻ
em và đàn bà góa phụ là nét độc đáo trong chính sách thuế khóa của Hồ Quý
Ly.

Phát hành tiền giấy: Bên cạnh một số cải cách được coi là tiêu biểu
như hạn điền, hạn nô chính sách phát hành tiền giấy được đánh dấu một
khúc quanh quan trọng, một bước phát triển lớn của lịch sử tiền tệ Việt Nam.
Bởi, tiền giấy của Hồ Quý Ly là loại tiền giấy xuất hiện đầu tiên ở nước ta.
Đại Việt sử ký toàn thư chép sơ lược về việc phát hành tiền vào năm
Bính Tý (1396) như sau: “Mùa hạ, tháng 4, bắt đầu phát hành (tiền giấy)
Thông bảo hội sao. In xong, ra lệnh cho người đến tuổi, cứ 1 quan tiền đồng
đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy”. Với lệnh phát hành tiền giấy của Hồ Quý Ly
năm 1396, lần đầu tiên tiền giấy xuất hiện ở nước ta mà việc sử dụng nó
mang tính chất triệt để, nghĩa là sau khi tiền giấy được phát hành ra, mọi tiền
đồng có từ trước đều không có giá trị; mọi hành vi tàng trữ, sử dụng tiền
đồng đều bị coi là bất hợp pháp. Đây thực sự là cuộc cải cách tiền tệ táo bạo
và mới mẻ của Hồ Quý Ly. Nó thể hiện tầm nhìn lớn và bộ óc siêu việt của
nhà lãnh đạo họ Hồ. Đồng thời, nó góp phần giải quyết tình trạng trống rỗng
của ngân khố nhà nước cũng như đáp ứng nhu cầu chế tạo vũ khí và làm các
việc cần thiết khác.

Quản lý chợ búa, thống nhất đo lường: Hoạt động công thương

nghiệp đã ra đời và phát triển ở nước ta từ thời Lý, Trần. Thăng Long thời
Trần với 61 phố phường là tụ điểm công thương, trung tâm buôn bán lớn
nhất của cả nước. Cùng với sự phát triển của hoạt động công thương, một
mạng lưới chợ búa xuất hiện khắp nơi. Bên cạnh thị trường nội địa còn có
các bạc dịch trường - một thứ chợ biên giới ở phía BẮc đã xuất hiện từ thời
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
12
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
Lý. Đó là các điểm Vĩnh Bình, Cổ Vạn ở Lạng Sơn, Hoành Sơn ở Cao Bằng,
Vĩnh An ở Quảng Ninh. Ngoài ra còn có các tuyến giao thương với người
nước ngoài ở cửa sông, cửa biển như Vân Đồn (Quảng Ninh), cửa Trào,
Lạch Trường (Thanh Hóa), cửa Tha, cửa Viên (Cửa Thoi, Cửa Cờn - Nghệ
An). Về thương nhân người nước ngoài, đó là người Trung Hoa, Hồi Hột
(vùng Tân Cương), Trải Oai (Java), Lộ Lạc, Xiêm La (thuộc Thái Lan) đến
buôn bán. Riêng thương nhân người Hoa còn được nhà nước cho mở chợ
buôn bán riêng ở phường Nhai Tuân ở Thăng Long vào năm 1247.
Trên cơ sở đó, Hồ Quý Ly - Hồ Hán Thương đã tiến hành một số biện
pháp nhằm quản lý thị trường. Có thể kể đến việc quản lý thuyền buôn vào
năm 1400; chủ trương lập kho thường bình nhằm bình ổn giá cả lúa gạo năm
1401; đặt chức giám thị (người coi chợ), ban hành cân, thước, thưng, đấu,
định giá tiền giấy cho mua bán với nhau vào năm 1403.
Qua những thông tin hiếm hoi nói trên chúng ta cũng chỉ có thể nhận
biết được rằng họ Hồ sau khi lên làm vua đã quan tâm đến hoạt động thương
nghiệp nếu không muốn nói là đã có ý đồ quản lý, tạo điều kiện mở mang
thương nghiệp.
2.3.Cải cách văn hóa, giáo dục
Cũng như các triều đại Lý, Trần, sau khi được thiết lập, nhà Hồ quan
tâm đã sớm quan tâm đến vấn đề này. Năm 1396, Hồ Quý Ly đã quy định
cách thức thi cử khi còn là quan trong triều Trần nhưng chưa thực hiện được.
Năm 1400, năm tháng sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã tổ chức thi Thái học

sinh. Năm 1404, nhà Hồ lại định thể thức thi chọn nhân tài: lấy tháng 8 âm
lịch hằng năm tổ chức thi cử: tháng 8 năm nay thi Hương, người đỗ được
miễn dao dịch; tháng 8 năm sau thì ở bộ Lễ, người đỗ được tuyển bổ; tháng
8 năm sau nữa thi Hội, ai đỗ thì bổ Thái học sinh; tháng 8 năm tiếp theo lại
bắt đầu thi Hương. Phép thi phỏng theo lối văn tự ba trường của nhà Nguyên
nhưng lại chia làm 4 kỳ, lại có thêm kỳ thi viết chữ và thi toán thành ra 5 kỳ.
Nội dung chính vẫn là các tác phẩm kinh điển của Nho giáo (Tứ thư, Ngũ
kinh). Quân nhân, người làm trò, kẻ phạm tội đều không được thi.
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
13
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
Từ những nét lớn của nội dung thi cử nói trên, ta biết Hồ Quý Ly đã
chủ trương lấy học thiết Nho giáo làm nội dung đào tạo, tuyển chọn trí thức,
quan lại nhưng phóng khoáng và thực dụng hơn. Phóng khoáng ở chỗ trở lại
với buổi đầu triều Trần dành cho người học và thì một khoảng cách để họ
suy nghĩ về những điểm còn nghi ngờ trong kinh điển của thánh hiền, mở lối
cho tư duy sáng tạo. Và thực dụng hơn ở chỗ đưa toán vào nội dung thi. Một
người đỗ đạt phải có tri thức toán, hẳn còn sơ đẳng nhưng rất cần thiết trong
đời sống xã hội.
3.Một vài nhận xét, đánh giá
Trên cơ sở tìm hiểu nội dung của công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
đầu thế kỷ XV ở đất nước ta như phần trình bày trên, người viết rút ra một
số kết luận như sau:
Tư tưởng cải cách được hình thành và phát triển do yêu cầu của lịch
sử, nó phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử dân tộc trong hàng chục
thế kỷ qua. Trong lịch sử Việt Nam, tư tưởng cải cách đã xuất hiện rất sớm
vào những thời điểm “khúc quanh của lịch sử” để thúc đẩy sự phát triển của
lịch sử theo 1 khuynh hướng mới. Cải cách của nhà Hồ không nằm ngoài
quy luật đó.
Nội dung của cải cách Hồ Quý Ly nhằm vào 2 mục tiêu: cũng cố và

tăng cường chế độ trung ương trung ương tập quyền và nhằm giải phóng các
mâu thuẫn về kinh tế - xã hội do cuộc khủng hoảng cuối triều Trần đưa đến.
Do đó, Hồ Quý Ly là nhà cải cách kiên quyết, táo bạo, nhạy cảm với thời
cuộc. Ông đã nhìn thấy sự cần thiết của công cuộc cải tổ chứ không chỉ vì
quyền lợi của dòng họ, quyền lợi của cá nhân.
Mặc dù cải cách của họ Hồ chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian
ngắn nhưng cần khẳng định rằng trong lịch sử Việt Nam trước Hồ Quý Ly
không có cuộc cải cách nào có hệ thống và tương đối toàn diện, bao gồm
nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, quốc phòng, kinh tế, an sinh xã hội, văn
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
14
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
hóa giáo dục như cải cách của Hồ Quý Ly. Do đó, Hồ Quý Ly thực sự là
một nhà cải cách lớn bậc nhất của Việt Nam.
Về mặt hạn chế, tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly là xu hướng tư hữu
hóa (ruộng đất) với xu hướng xây dựng nhà nước tập trung, xây dựng chế độ
trung ương tập quyền. Mặt khác, chế độ trung ương tập quyền được xây
dựng trên cơ sở sở hữu nhà nước, một trong những bộ phận quan trọng nhất
là ruộng đất công làng xã. Do đó, khi cải cách thì ruộng đất công làng xã bị
biến thành ruộng tư, tầng lớp địa chủ phát triển. Mâu thuẫn ở đây là Hồ Quý
Ly đại diện cho tầng lớp địa chủ, theo lẽ dĩ nhiên ông bảo vệ cho địa chủ
nhưng cải cách của ông nhằm xây dựng chế độ trung ương tập quyền, một
trong những biện pháp để để thực hiện điều này là ban hành chính sách “hạn
điền, hạn nô”, điều này đã đụng chạm đến quyền lợi của tầng lớp địa chủ,
đặc biệt là tầng lớp đại địa chủ. Ruộng đất thừa bị tịch thu, sung công để
củng cố sở hữu ruộng đất của nhà nước. Người dân cũng không hưởng được
gì từ cuộc cải cách này. Điều này là một trong những nguyên nhân chính
khiến nhà Hồ không có được lòng dân, dẫn đến sự thất bại trong kháng chiến
chống quân xâm lượcMinh. Như vậy, Hồ Quý Ly đã nhận thấy mâu thuẫn
trong chế độ kinh tế - xã hội cuối thời Trần nhưng ngay trong cải cách của

ông cũng chứa đựng mâu thuẫn khó giải quyết. Nó đã tạo nên tính không
triệt để của cải cách.Tuy nhiên, chính sách hạn điền, hạn nô của nhà Hồ đã
loại bỏ các thế lực phân tán, tập trung quyền lực trong tay nhà nước cũng cố
nhà nước trung ương. Chính sách hạn nô ngăn chặn được tình trạng nông
dân biến thành nô tỳ và tăng số lượng thần dân dưới sự quản lý của nhà
nước, từ đó nó đáp ứng được yêu cầu bắt lính, bắt phu lúc bấy giờ. Tư tưởng
về văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng của Hồ Quý Ly cũng bộc lộ
những hạn chế nhưng đó là những hạn chế trong quá trình thực hiện, thời
gian thực hiện cải cách quá ngắn nên không thể điều chỉnh và khắc phục
những mặt hạn chế đó. Nếu có thời gian thì chắc chắn nó sẽ đáp ứng được
xu thế phát triển của lịch sử.
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
15
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
Từ tất cả những thành công và hạn chế nói trên, Hồ Quý Ly được
đánh giá là người mở đầu cho thời điểm cải cách quan trọng trong lịch sử
trung đại Việt Nam và để lại dấu ấn cho giai đoạn sau mà vương triều Lê sơ
là người kế thừa. Nhà nước Lê sơ đã kế thừa tư tưởng cải cách kinh tế của
Hồ Quý Ly, hạn chế tối đa sự tồn tại và phát triển của những trang viên lớn
đối lập với nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Riêng trong lĩnh vực
văn hóa, giáo dục, trong việc đào tạo nhân tài, tuyển chọn quan lại qua quy
chế thi cử đã đánh dấu sự chuyển đổi từ chế độ quan liêu thân tộc sang chế
độ quan liêu trí thức, từ quân chủ quý tộc sang quân chủ quan liêu. Tất cả tư
tưởng này của Hồ Quý Ly đã được Lê Thánh Tông kế thừa và phát triển ở
một tầm cao mới. Có thể nói, những gì Hồ Quý Ly chưa thực hiện được thì
đã được bởi Lê Thánh Tông và cải cách Hồ Quý Ly chưa phát huy được
dưới Hồ do thời gian quá ngắn và bị cắt ngang bởi sự xâm lược của quân
Minh nhưng trong suốt thời kỳ lịch sử nó lại phát huy những giá trị to lớn.
Nó góp phần định hướng tiến trình vận động của xã hội Việt Nam trong các
thế kỷ tiếp theo.

Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
16
Công cuộc cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Danh Phiệt (1997), Hồ Quý Ly, Viện Sử học và nhà xuất
bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
2.Trương Hữu Quýnh chủ biên (1999), Đại cương Lịch sử Việt Nam
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3.Văn Tạo (2006), Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt
Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4.Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa (1996), Cải cách Hồ Quý Ly,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Thị Ánh Trang - Lớp Cao học Lịch sử Thế giới (2014 – 2016)
17

×