Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

20113291744_TO CHUC CAC HOAT DONG NGOAI GIO LEN LOP .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.8 KB, 4 trang )

I. Đặt vấn đề:
1. Lý do chọn đề tài:
- Giáo dục là một quá trình kết hợp giữa vai trò chủ đạo truyền thu kiến thức của
giáo viên đối với sự tự giác tích cực rèn luyện của học sinh, nhằm hình thành ý thức,
tình cảm và chủ yếu là hành vi thói quen và chuẩn mực đạo đức phù hợp với những quy
định của xã hội. Để từ đó, qua lí luận được tiếp thu trên lớp và qua thực tế hoạt động
ngoài giờ lên lớp nhân cách của học sinh được hình thành và phát triển.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhìn về hình thức giống như một sân chơi giải trí để
học sinh có điều kiện để phát huy năng lực hoạt động (trò chơi, văn nghệ, lao động,
công tác xã hội…)qua đó học sinh có điều kiện thâm nhập vào các mối quan hệ khác
nhau trong xã hội. Làm cơ sở bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp góp
phần giáo dục đồng bộ về các mặt tri thức (Đức, trí, thể, mĩ, lao động )và đặc biệt là
giúp cho các em có nền tảng vững chắc để học lên các lớp trên hoặc có vốn kinh
nghiệm kiến thức cần thiết cho người lao động đi vào cuộc sống xã hội.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp là cầu nối liên hệ giữa nhà trường và xã hội là điều
kiện và phương tiện để huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia vào quá trình giáo
dục của nhà trường nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cho nhà trường, bởi vì lứa tuổi
này rất thích hoạt động có tính tự lập, năng động, có ý chí tự vươn lên, tự khẳng định
mình trước tập thể nên hoạt động ngoài giờ lên lớp là môi trường tốt nhất để các em thể
hiện khả năng của mình, giúp cho nhà trường định hướng được quá trình giáo dục nhằm
thực hiện tốt mục tiêu giáo dục- đào tạo của cấp học chính vì thế chương trình giáo dục
ngoài giờ lên lớp phải thể hiện được tính linh hoạt cho phù hợp với thực tế đơn vị và địa
phương kịp thời giáo dục cho các em những điều cần thiết như: An toàn giao thông,
Đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, phòng tránh các tệ nạn xã hội ; ý thức tổ chức kỷ
luật, văn nghệ, thể dục thể thao ….qua đó ngăn chặn được hiện tượng những tác động
xấu từ bên ngoài ảnh hưởng đến học sinh góp phần cùng nhà trường thực hiện mục tiêu
giáo dục : “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”
- Trong nhiều năm công tác tại địa bàn huyện – xã trãi qua nhiều nhiệm vụ được
giao như : chủ nhiệm các lớp và Tổng phụ trách đội, Bí thư chi đoàn, Chủ tịch công
đoàn, Hiệu phó và Hiệu trưởng, tôi nhận thấy làm quen trong công việc tổ chức hoạt
động Ngoài giờ lên lớp là một mảng hoạt động không thể thiếu được trong công tác


giáo dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bản thân tôi đã mạnh
dạn xây dựng một chương trình nhỏ nhằm tổ chức, quản lý các hoạt động ngoài giờ lên
lớp tại nhà trường tiểu học do tôi quản lý.
2/ Đối tượng nghiên cứu, tổ chức:
Là giáo viên, nhân viên, học sinh tiểu học trong trường.
3/ Kế hoạch nghiên cứu:
Đã được phổ biến thực nghiệm qua năm học: 2008 – 2009 ; 2009 – 2010; 2010 -
2011.
II / Nội dung:
Trường tôi mới tách ra được 3 năm, có nhiều điểm học việc tổ chức, tuyên
truyền, giáo dục học sinh rất khó khăn hơn nữa: Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của
ngành: “ Đổi mới công tác quản lí”, xây dựng phong trào : “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, phát huy các truyền thống văn hoá “Uống nước nhớ nguồn”, các trò chơi
dân gian… các phong trào văn nghệ - TDTT. Tôi mạnh dạn xây dựng hoạt động ngoài
giờ lên lớp thành 6 Tiểu ban ở trong Chi đội mẫu và sao nhi đồng, theo thời gian chủ
đề, chủ điểm và các ngày lễ quan trọng như: Ngày 3 tháng 2, ngày 30 tháng 4, ngày 27
tháng 7, ngày 20 tháng 11, ngày 22 tháng 12, ngày tết và các đợt thi đua của ngành tổ
chức
Nội dung cụ thể của các tiểu ban được cụ thể như sau:
1. Tiểu ban trật tự kỉ luật: Duy trì kỉ luật trật tự của nhà trường.
- Thành lập đội cờ đỏ làm tốt công tác như:
+ Trực ban sáng – chiều.
+ Hướng dẫn khách đến làm việc với nhà trường, không để phụ huynh
hoặc người lạ vào các lớp trong giờ học, nhà vệ sinh để tránh những hành động xấu.
+ Giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp thông qua các cuộc vận
động; không ăn quà vặt, không xả rác nơi công cộng, không hái hoa, bẻ cành và không
đi vệ sinh bừa bãi. Tham gia tuyên truyền giáo dục môi trường có hiệu quả.
+ Theo dõi công tác nền nếp, nội quy của Đội và hướng dẫn học sinh thực
hiện An toàn giao thông.
2. Tiểu ban : “ Trần Quốc Toản”

- Tiếp tục tặng quà cho học sinh vượt khó trong học tập nhân dịp sơ kết học kỳ
hoặc tết Nguyên Đán ; thành lập 02 địa chỉ đỏ ; Thăm hỏi và tặng quà cho 02 gia đình
kết nghĩa trong các ngày lễ ; …
- Vận động các gia đình có kinh tế khá giả, tập thể CBGV-NV hỗ trợ học bổng
cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng cố gắng trong học tập 1 đợt / năm ; hàng
tháng cho 02 địa chỉ đỏ ;…
- Kết hợp với ban phụ trách Đội vận động cho sinh tham gia đóng góp hỗ trợ học
sinh vùng khó khăn, thiên tai.
3. Tiểu ban văn nghệ.
- Kết hợp với giáo viên âm nhạc dạy cho học sinh hát chuẩn Quốc ca, Đội ca, Nhi
đồng ca ở tất cả các khối lớp.
- Phát động phong trào múa hát tập thể, các đội văn nghệ đại diện cho các khối
lớp tham gia vào các ngày lễ.
- Phối kết hợp với công đoàn tham gia hội thi Tiếng hát giáo viên. Tham gia hội
thi Tiếng hát giai điệu tuổi hồng.
- Tổ chức hội diễn văn nghệ cho học sinh vào các ngày lễ quan trọng.
- Thành lập và tổ chức phát thanh Măng non tại liên đội. Tham gia phát thanh cấp
huyện theo sự phân công của Hội đồng Đội.
4. Tiểu ban Đố vui để học.
- Xây dựng các phong trào, nội dung Đố vui để học, rèn luyện kỹ năng giao tiếp ,
tính mạnh dạn, tự tin, lễ phép cho học sinh.
- Chú trọng chất lượng tuyên truyền giáo dục trong tập thể học sinh lồng ghép
vào các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, các vấn đề giáo dục có tính chất cộng đồng.
- Tuyên truyền học sinh tự nguyện đóng góp các đầu sách, báo để xây dựng Tủ
sách của Đội.
- Có kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển Đố vui để học. Thi kể chuyện theo sách, ; thi
năng khiếu đạt kết quả ở các hội thi do cấp trên tổ chức.
- Thành lập đội tuyển viết chữ đẹp của giáo viên và học sinh. Tổ chức rèn luyện
thường xuyên, có kế hoạch phát triển số lượng và được kiểm tra, đánh giá hàng tháng.
5. Tiểu ban Thể dục, sức khoẻ.

Thành lập Hội chữ thập đỏ trong giáo viên và học sinh.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại thuốc sơ cứu tại tủ thuốc.
- Thành lập và luyện tập đội tuyển TDTT để tham gia thi trong các hội thi đạt kết
quả cao.
- Tuyên truyền giáo dục học sinh chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của mình cũng
như gia đình và xã hội. Biết cách sơ cứu học sinh khi ốm đau, phòng chống tai nạn,
thực hiện an toàn giao thông; tuyên truyền và thực hiện phòng chống đại dịch cúm.
- Tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh toàn trường.
6. Tiểu ban kiến thiết xây dựng.
- Thường xuyên theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình CSVC đặc biệt là trong
mùa mưa ở các lớp, các điểm học lẻ không có bảo vệ.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm vận động học sinh quản lí, bảo vệ của công
nhằm hạn chế hư hỏng và tránh lãng phí điện, nước, điện thoại
Kêu gọi, vận động xây dựng quỹ Khuyên học – Khuyến tài hàng năm.
Hiệu trưởng căn cứ vào khả năng của CB,GV phân công vào 6 tiểu ban như:
Cô phó Hiệu trưởng phụ trách 3 tiểu ban là: văn nghệ, đố vui để học, Trần Quốc
Toản. Thầy phó Hiệu trưởng phụ trách 3 tiểu ban còn lại.
Ngoài ra, chọn một số giáo viên có năng lực, điều kiện đưa vào phụ trách các tiểu
ban cụ thể giúp cho các hoạt động sôi nổi và kịp thời, có ý nghĩa và hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện cần có giám sát chặt chẽ, đánh giá, tuyên dương kịp
thời. Các tiểu ban cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc để đạt được kết quả
cao. Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với Ban phụ trách Đội để tổ chức chương trình
hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng.
III/ Kết quả:
Trước đây khi chưa có các Tiểu ban cụ thể thì mọi hoạt động đang còn chung
chung chủ yếu là TPT Đội đảm nhận và chịu hoàn toàn trách nhiệm của tổ chức và kết
quả công việc. Hiện nay các tiểu ban đang còn hoạt động sôi nổi, trách nhiệm thuộc về
nhiều người và có tầm quan trọng giúp cho nhà trường đạt được hiêu quả cao trong
nhiều phong trào cụ thể: giải Khuyến khích nét đẹp nhà giáo, giải A,B văn nghệ, tham
gia các trò chơi dân gian, hát dân ca các cấp tổ chức. Tổ chức kết nghĩa 2 gia đình TB-

LStặng nhiều suất quà cho học sinh vượt khó trong học tâp, hỗ trợ, học sinh có hoàn
cảnh khó khăn đi học. Ngoài ra còn chọn được 02 địa chỉ đỏ khó khăn nhất để hỗ trợ
tiền hàng tháng và dụng cụ học tập, sách vở, quần áo đầu năm học hoặc tết. Tổ chức nói
chuyện truyền thống nhân ngày 22/12.
IV/ Kết luận:
Qua tổ chức hoạt động 6 tiểu ban như trên, bản thân thiết nghĩ đó là những hoạt
động được tổ chức ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh, hình thành cho học
sinh những cơ sở ban đầu của người công dân, người lao động tự chủ, sáng tạo, có ý chí
vươn lên trong thực tiễn xã hội. Xây dựng được khối đoàn kết, tinh thần tương thân
tương ái và phản ánh được những truyền thống tốt đẹp mà bao đời nay cha ông ta còn
gìn giữ và phát triển. Một lần nữa ta lại khẳng định cho thế hệ mầm non của chúng ta
các truyền thống ấy không bao giờ mai một cần phải được phát huy mọi lúc mọi nơi.
Khi xây dựng chương trình kế hoạch Hiệu trưởng nghiên cứu sâu chủ đề năm học để tổ
chức các hoạt động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao cho việc thực hiện nhiệm vụ
năm học.
V/ Kiến nghị các cấp:
- Cần quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí để hằng năm nhà trường có kinh phí tổ chức
tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các thành viên trong ban chỉ đạo
các đoàn viên, giáo viên trẻ nòng cốt trong hoạt động nhà trường.
- Cần xây dựng chuẩn đánh giá cho hoạt động ngoài giờ lên lớp đưa vào thi đua
của ngành.

×