Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạOBộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân
đỗ thị hồng hạnh
Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu,
kết quả kinh doanh trong các doanh
nghiệp sản xuất thép thuộc tổng
công ty thép việt nam
Hà Nội 2015
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạOBộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân
đỗ thị hồng hạnh
Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu,
kết quả kinh doanh trong các doanh
nghiệp sản xuất thép thuộc tổng
công ty thép việt nam
Chuyên ngành: kế toán
Chuyên ngành: kế toán Chuyên ngành: kế toán
Chuyên ngành: kế toán (kế toán, kiểm toán và phân tích)
(kế toán, kiểm toán và phân tích)(kế toán, kiểm toán và phân tích)
(kế toán, kiểm toán và phân tích)
Mã số: 62340301
Mã số: 62340301Mã số: 62340301
Mã số: 62340301
Ngời hớng dẫn khoa học:
1. GS.TS ng Th Loan
2.
PGS.TS inh Th Mai
Hà Nội 2015
iii
L
Ờ
I
C
A
M
ĐO
A
N
T
ô
i
x
i
nc
a
m
đo
a
n
L
u
ậ
n
á
nn
à
y
l
à
công
trì
nhcủ
a
r
i
ê
ng
t
ô
i
.
S
ố
li
ệ
u
s
ử
dụng
tr
ong
L
u
ậ
n
á
n
l
à
tr
ung
t
h
ự
c.
N
h
ữ
ng
k
ế
t
qu
ả
củ
a
L
u
ậ
n
á
nch
ư
a
t
ừ
ngđ
ượ
ccôngbố
tr
ong
bấ
t
c
ứ
công
trì
nhn
à
o
k
h
á
c.
T
ácg
i
ảc
ủ
a
L
uậ
n
á
n
Đỗ Thị Hồng Hạnh
iv
L
Ờ
I
C
Ả
M
Ơ
N
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo của Viện kế toán – kiểm toán, tập thể
lãnh đạo và cán bộ Viện đào tạo sau đại học của trường.
Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo GS.TS Đặng Thị
Loan, cô giáo PGS.TS Đinh Thị Mai đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và động viên tác
giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ của Tổng công ty
thép Việt Nam và các đơn vị thành viên đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn, cũng như
trả lời các phiếu điều tra và cung cấp các thông tin bổ ích giúp tác giả hoàn thành
luận án.
Tác giả xin cảm ơn tập thể lãnh đạo của Khoa ngoại ngữ - nơi tác giả đang
công tác, đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ với tác
giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, Tác giả muốn bày tỏ cảm ơn tới Bố, Mẹ, Chồng, Con, Anh, Chị,
Em đã giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Hồng Hạnh
v
M
ỤC
L
ỤC
TRANG PHỤ BÌA…………….……………………………… …………….……ii
LỜI CAM ĐOAN.…………… …………………………… ……………….… iii
LỜI CẢM ƠN …………………… …………………… ………………….… iv
MỤC LỤC….………………………….……………… …………….………… v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.………… ……………… ………………….….vi
CHƯƠNG1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của luận án 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu luận án 4
1.5.1Phương pháp luận 4
1.5.2 Hệ thống phương pháp 4
1.5.3 Phương pháp nghiên cứu 5
1.5.4 Quy trình nghiên cứu 6
1.6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 7
1.7. Bố cục của luận án 11
1.8 Những đóng góp mới của luận án 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU, KẾT QUẢ
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 13
2.1 Bản chất, vai trò và yêu cầu của kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX 13
2.1.1 Bản chất chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp SX 13
2.1.2 Vai trò của kế toán chi phí, doanh thu, KQKD trong các doanh nghiệp sản xuất 28
2.1.3 Yêu cầu của kế toán chi phí, doanh thu, KQKD trong các doanh nghiệp sản xuất 29
2.2 Kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
d
ưới góc độ kế toán tài chính 30
2.2.1Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất 30
2.2.2Kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất 37
2.2.3Kế toán kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất 39
2.3Kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
d
ưới góc độ kế toán quản trị 40
vi
2.3.1 Xây d
ựng định mức và lập dự toán CP, DT, KQKD trong các doanh nghiệp SX 40
2.3.2 Thu thập thông tin về chi phí, doanh thu, KQKD trong các doanh nghiệp sản xuất 45
2.3.3 Phân tích thông tin về CP, DT, KQKD phục vụ cho việc ra quyết định tại các DNSX 51
2.4 Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm các nước về kế toán chi phí, doanh
thu, k
ết quả kinh doanh và bài học rút ra cho Việt Nam 54
2.4.1 Chuẩn mực kế toán quốc về CP, DT, KQKD trong hoạt động kinh doanh của DN 54
2.4.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kế toán CP, DT, KQKD 57
2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam về kế toán chi phí, doanh thu,
k
ết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU, KẾT QUẢKINH
DOANH TRONG CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP THUỘCTỔNG CÔNG TY
THÉP VIỆT NAM 65
3.1
Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty thép Việt Nam (VNSTEEL) 65
3.2
Đặc điểm hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý, tổ chức công tác kế toán tại
các Công ty s
ản xuất thép thuộc Tổng công thép Việt Nam 69
3.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các Cty SX thép thuộc TCT Thép Việt Nam 69
3.2.2 Đặc điểm hoạt động quản lý tại các Cty sản xuất thép thuộc TCT thép Việt Nam 72
3.2.3Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam . 75
3.3 Thực trạng kế toán tài chính chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các công
ty s
ản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam 76
3.3.1 Thực trạng kế toán chi phí tại các công ty sản xuất thép thuộc TCT thép Việt Nam . 76
3.3.2Thực trạng kế toán doanh thu tại các Cty sản xuất thép thuộc TCT thép Việt Nam 98
3.3.3 Thực trạng kế toán KQKD tại các Cty sản xuất thép thuộc TCT thép Việt Nam 107
3.4 Thực trạng kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công
ty s
ản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam 110
3.4.1 Xây dựng định mức, dự toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty
s
ản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam 111
3.4.2 Báo cáo kế toán quản trị về chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty
s
ản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam 112
3.4.3Phân tích các thông tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh phục vụ yêu cầu quản
tr
ị tại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam 113
vii
3.5
Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại
các Công ty s
ản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam 114
3.5.1Những kết quả đã đạt được 114
3.5.2Một số những tồn tại cơ bản 115
3.5.3Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 120
CH
ƯƠNG 4: PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU, KẾT QỦA
KINH DOANH TRONG CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP THUỘC TỔNG CÔNG
TY THÉP VIỆT NAM 121
4.1 Một số định hướng chính trong phát triển ngành thép của VN đến năm 2020121
4.1.1 Quan điểm phát triển 121
4.1.2 Định hướng phát triển 122
4.1.3 Mục tiêu phát triển 123
4.2 Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh
doanh t
ại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam 123
4.3 Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các
Công ty s
ản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam 125
4.3.1 Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất
thép thu
ộc Tổng công ty thép Việt Nam dưới góc độ kế toán tài chính 125
4.3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các Công ty sản xuất
thép thu
ộc Tổng công ty thép Việt Nam dưới góc độ kế toán quản trị 139
4.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh
doanh t
ại các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam 154
4.4.1 Điều kiện về phía nhà nước và các cơ quan chức năng 154
4.4.2Điều kiện đối với Tổng công ty và các đơn vị thành viên 155
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 157
KẾT LUẬN 158
DA
NH
M
Ụ
CC
Ô
N
G
T
R
Ì
NHN
G
H
I
Ê
N
CỨ
U
C
Ủ
A
T
Á
C
G
I
Ả
… …… …
v
ii
DANH MỤCT
À
I
L
I
Ệ
UTH
A
M KHẢO
……………………………….…….….viii
DANH MỤC PH
Ụ
L
Ụ
C……………… ……………………… ……………………….ix
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- BH &CCDV
- BH
- BCTC
- BP
- CP, DT, KQHĐKD
- CP, DT, KQKD
- CTCP
- Cty
- CPNVLTT
- CPNCTT
- CPSXC
- CP
- DN
- DNSX
- DT
- ĐM
- ĐP
- HĐTC
- HĐKD
- KQHĐKD
- KTQT
- KTTC
- NC
- NVLTT
- NVL
- PP
- PL
Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bán hàng
Báo cáo tài chính
Biến phí
Chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh
Chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh
Công ty cổ phần
Công ty
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất
Doanh thu
Định mức
Định phí
Hoạt động tài chính
Hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kế toán quản trị
Kế toán tài chính
Nhân công
Nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu
Phương pháp
Phân loại
vii
- PPKKTX
- PPKKĐK
- PNK
- PXK
- QLDN
- SX
- SXKD
- TCT
- TSCĐ
- XĐKQKD
Phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Quản lý doanh nghiệp
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
Tổng công ty
Tài sản cố định
Xác định kết quả kinh doanh
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của luận án
Vai trò và tầm quan trọng của ngành công nghiệp thép đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước đã được Đảng và Nhà nước sớm nhận thức rõ và hết
sức quan tâm. Ngay từ những năm 1960, khi đất nước còn rất khó khăn, Đảng và
Nhà nước đã dồn sức xây dựng Khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên - chiếc nôi
đầu tiên của ngành thép Việt Nam, tạo tiền đề phát triển công nghiệp thép Việt
Nam. Tuy vậy, do những điều kiện khắc nghiệt của những năm tháng chiến tranh,
ngành thép Việt Nam đã không có điều kiện phát triển được như mong muốn.
Bước vào thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước cũng đã có
đã có những chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam. Là một quốc gia
có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đã và đang từng bước tiến vào hội nhập
nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế thế giới là điều kiện thuận lợi và quan trọng
cho nền kinh tế nước ta phát triển, nhưng bên cạnh đó nền kinh tế thị trường với
những quy luật khắc nghiệt của nó cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại
và phát triển của các DN Việt Nam. Các DNSX thép tại Việt Nam cũng không nằm
ngoài những thách thức đó.
Ngành thép Việt Nam đã có nhiều cố gắng khai thác, cải tạo và mở rộng
những cơ sở SX cũ và liên doanh với nước ngoài, tăng năng lực SX. Tuy nhiên,
ngành thép Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém. Sự yếu kém này thể hiện
qua các mặt sau: Năng lực SX phôi thép quá nhỏ bé; Cơ cấu mặt hàng SX hẹp, đơn
điệu (có một số sản phẩm cung vượt xa so với cầu, nhưng có nhiều sản phẩm phải
nhập khẩu); Trang thiết bị có qui mô nhỏ, lạc hậu, trình độ công nghệ và mức độ tự
động hóa thấp; Chi phí SX lớn, năng suất lao động thấp, mức tiêu hao nguyên liệu,
năng lượng cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Điều đó dẫn tới khả năng cạnh
tranh thấp, khả năng xuất khẩu hạn chế, hiệu quả SXKD chưa cao, còn phải dựa vào
sự bảo hộ của Nhà nước.
2
Trong những năm gần đây, ngành thép Việt Nam đang rơi vào tình trạng khốn
khó, các DN lao đao vì lượng hàng tồn đọng lớn lên đến hàng triệu tấn, thị trường
tiêu thụ co hẹp. Hầu hết các DN thép Việt Nam hiện nay đang đứng trước khó khăn
lớn với nguy cơ phá sản vì lượng tồn kho lên cao, trong khi lãi suất ngân hàng tăng
cao, thị trường tiêu thụ lại co hẹp cùng với sự thâm nhập của thép ngoại. Các nhà
máy cán thép trong nước đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất, công
suất cán thép sử dụng chỉ đạt 60- 70%, các nhà máy hầu hết SX cầm chừng, một số
nhà máy công bố tạm ngừng SX [57].
Các nhà chuyên môn hiện đang tìm một "giải pháp hoàn hảo", để đưa ngành
Thép Việt Nam phát triển bền vững. Trong khi cuộc "bàn thảo" ấy chưa tới hồi kết,
thì DN ngành thép vẫn đang tự tìm phương án để phát triển ngành thép.
Để tồn tại và phát triển một cách bền vững các DN đã nhận thấy sự cần thiết
phải có chuyển biến mang tính đột phá ở tầm vĩ mô. Đồng thời đòi hỏi mỗi DN cần
tổ chức lại SX, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.
Mặt khác các DN cần phải áp dụng các biện pháp quản lý khoa học tiên tiến, sử
dụng hiệu quả các công cụ quản lý doanh nghiệp để giảm CP, hạ giá thành, nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thương trường. Trong hệ thống các công cụ QLDN, kế
toán là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu nhất, giúp cho các nhà quản trị
DN có được những thông tin chính xác, trung thực và khách quan để kịp thời đưa ra
các phương án kinh doanh hiệu quả nhất. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm
tra các hoạt động kinh tế tài chính trong DN nên công tác kế toán ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của DN.
Trong hệ thống các phần hành kế toán, phần hành kế toán CP, DT, KQKD là
một trong những phần hành rất quan trọng. Các thông tin về CP, DT, KQKD giúp
ích rất nhiều cho các nhà quản trị DN, chất lượng thông tin của phần hành kế toán
CP, DT, KQKD được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự
an toàn và khả năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của DN.
Trong những năm gần đây, hệ thống kế toán nói chung, kế toán CP, DT,
KQKD nói riêng đã từng bước được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc
3
những kinh nghiệm của thế giới, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Song thực tế
công tác kế toán CP, DT, KQKD trong các DN Việt Nam nói chung và DNSX thép
nói riêng vẫn còn nhiều điểm bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với thông lệ, chuẩn
mực kế toán quốc tế và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý của DN. Sự bất cập
trong công tác kế toán CP, DT, KQKD đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng tài
chính của các DN, làm giảm hiệu quả của hệ thống kiểm soát và đánh giá của DN.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, luận án nghiên cứu và chọn đề tài
“Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các Công ty
sản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam”, nhằm góp phần giúp các Cty
sản xuất thép phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kế toán CP, DT, KQKD trong các
DNSX.
- Nghiên cứu thực trạng kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty sản xuất thép
thuộc TCT Thép Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty SX
thép thuộc TCT Thép Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty SX
thép thuộc TCT Thép Việt Nam, phục vụ cho quản trị DN và quản lý vĩ mô của nhà
nước trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn, từ những vấn đề lý luận về chất lượng thông của kế
toán được coi là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo sự an toàn và
khả năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của các DNSX thép
trong điều kiện hội nhập kinh tế với nhiều thách thức. Tác giả đã đưa ra câu hỏi
nghiên cứu làm thế nào để tăng cường chất lượng thông tin kế toán (kế toán CP,
DT, KQKD) cho các DNSX thép thuộc TCT thép Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
4
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn của kế toán
CP, DT, KQKD trong các DNSX.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án thực hiện nghiên cứu kế toán CP,
DT, KQKD trong các DNSX thép thuộc TCT Thép Việt Nam.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án khảo sát, nghiên cứu về kế toán CP,
DT, KQKD các hoạt động BH & CCDV; các HĐTC của các Cty SX thép thuộc
TCT thép Việt Nam (không nghiên cứu đến hoạt động khác). Cụ thể:
+ Về kế toán chi phí: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán CP sản phẩm, kế toán
CP thời kỳ, kế toán CP tài chính.
+ Về kế toán doanh thu: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán doanh thu BH &
CCDV, kế toán DT bán hàng nội bộ, kế toán DT HĐTC.
+ Về kế toán kết quả kinh doanh: Khảo sát, nghiên cứu về doanh thu BH &
CCDV, doanh thu HĐTC, lợi nhuận thuần từ HĐKD.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập
số liệu về kế toán CP, DT, KQKD tại các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam
trong thời gian 3 năm 2011, 2012, 2013.
1.5. Phương pháp nghiên cứu luận án
1.5.1 Phương pháp luận
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp (PP) luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin trong quá trình thực hiện nghiên
nội dung của luận án.
1.5.2 Hệ thống phương pháp
Trên cơ sở PP luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng
tổng hợp nhiều PP nghiên cứu khác nhau như: PP điều tra, phân tích, hệ thống hóa;
PP khảo sát, ghi chép; PP tổng hợp, phân tổ thống kê; PP quy nạp, diễn giải, so
sánh; PP thực chứng… để nghiên cứu, phân tích, đánh giá, trình bày các vấn đề có
liên quan đến kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX nói chung và trong các Cty
SX thép thuộc TCT thép Việt Nam nói riêng.
5
1.5.3 Phương pháp nghiên cứu
1.5.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
Đối với dữ liệu sơ cấp:
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, tác giả sử dụng Bảng hỏi
(phụ lục
1.1)
được chuẩn bị trước, nội dung chứa đựng lượng thông tin lớn liên quan đến công
tác kế toán CP, DT, KQKD để phỏng vấn các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam.
Đối tượng được phỏng vấn là các kế toán trưởng.
Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng bảng hỏi để thực hiện phỏng vấn đối với các
kiểm toán viên ở các Cty kiểm toán độc lập đã từng thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đối
với các Cty SX thép
(phụ lục số 1.2). Tác giả cũng thực hiện phỏng vấn đối với các
tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc của các Cty SX thép để thu thập các dữ liệu
liên quan đến đến công tác kế toán CP, DT, KQKD của các Cty này (phụ lục số 1.3).
Để thu thập thêm các thông tin liên quan, tác giả thực hiện phỏng vấn không
cấu trúc đối với một số nhà quản lý ở cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động
này. Tác giả cũng đã sử dụng PP khảo sát, ghi chép để nghiên cứu đối với hệ thống
sổ sách, cơ sở vật chất thực hiện công tác kế toán CP, DT, KQKD của các Cty SX
thép thuộc TCT thép Việt Nam.
Đối với dữ liệu thứ cấp:
Tác giả thu thập thông tin thông qua các thông tin có sẵn:Niên giám thống kê,
trang GOOGLE, các BCTC, báo cáo tổng kết trên trang web của Cty SX thép thuộc
TCT thép Việt Nam. Ngoài ra tác giả còn thực khai thác thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau bao gồm: Tổng cục Thống kê điều tra và phát hành, một số trang Web
của các tổ chức hành nghề kiểm toán – kiểm toán ở Việt Nam.
Luận án cũng tham khảo kết quả điều tra, phân tích về công tác CP, DT,
KQKD ở một số luận án tiến sỹ để tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học cho việc
vận dụng vào công tác kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty SX thép thuộc TCT
thép Việt Nam.
1.5.3.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu
Số liệu thu được từ điều tra, quan sát, phỏng vấn, ghi chép được tác giả tổng
6
hợp lại,PP phân tổ thống kê sẽ được sử dụng để xử lý thông tin. Trên cơ sở đó tác
giả thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng công tác kế toán CP, DT, KQKD tại các
Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam, mặt mạnh, mặt yếu, các nguyên nhân chủ
quan, khách quan để từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
kế toán CP, DT, KQKD của các Cty SX thép.
Luận án cũng vận dụng các PP cụ thể trong quá trình nghiên cứu như: PP quy
nạp, diễn giải, so sánh, PP thống kêđể phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở đó đánh gía và ra kết luận từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp
và khả thi.
1.5.4 Quy trình nghiên cứu
TCT thép Việt Nam có 14 Cty con, 11 đơn vị trực thuộc và 28 Cty liên
kết
(phụ lục số 1.4). Tác giả đã lựa chọn 6 Cty (phụ lục số 1.5) để phỏng vấn, khảo
sát trực tiếp về công tác kế toán CP, DT, KQKD tại các Cty này. Cụ thể, với 14
Cty con, trong đó có 6 Cty chuyên SX thép (2 Cty chưa đi vào hoạt động), tác giả
lựa chọn 2 đơn vị để điều tra; Với 11 đơn vị trực thuộc, trong đó có 2 Cty chuyên
SX thép, tác giả lựa chọn 1 Cty để điều tra; Với 28 Cty liên kết, trong đó có 14 Cty
chuyên SX thép, tác giả lựa chọn 3 Cty để điều tra. Các Cty được lựa chọn đều
mang tính đại diện. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đại diện cho các mô hình tổ chức quản lý SX thép trong TCT (Cty
con: CTCP gang thép Thái Nguyên, CTCP thép Biên Hòa; Cty trực thuộc: Cty thép
tấm lá Phú Mỹ; Cty liên kết:Công TNHH natsteel vina, Cty TNHH thép VPS, Cty
TNHH Vinapipe).
Thứ hai: Đại diện cho các loại dây truyền công nghệ (dây truyền có công
nghệ hiện đại: CTCP thép tấm lá Phú Mỹ, Cty TNHH thép VPS ; dây truyền có
công nghệ trung bình: CTCP gang thép Thái Nguyên, Cty TNHH natsteel vina;
dây truyền có công nghệ lạc hậu: CTCP thép Biên Hòa).
Thứ Ba: Các Cty được lựa chọn đều có sản lượng chiếm thị phần rất lớn trong
thị trường trong nước
(phụ lục 1.6).
Bên cạnh đó tác giả cũng đã tiến hành gửi phiếu điều tra đến 13 Cty SX thép
thuộc TCT thép Việt Nam
(phụ lục 1.7) để thu thập thông tin phục vụ cho công tác
7
nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả thực hiện việc quan sát, ghi, sao chép số liệu đối với
hệ thống sổ sách, BCTC của các Cty SX thép thuộc TCT thép Việt Nam để phục
vụ cho nghiên cứu của luận án.
Hãng kiểm toán AASC là một trong những đơn vị kiểm toán độc lập, được
TCT thép Việt Nam và phần lớn các đơn vị thành viên của TCT lựa chọn là đơn vị
thực hiện công tác kiểm toán hàng năm (từ năm 2000). Tác giả cũng đã tiếp cận và
thực hiện phỏng vấn đối một số kiểm toán viên được Hãng giao nhiệm vụ kiểm
toán hàng năm tại các đơn vị SX thép thuộc TCT để thu thập thông tin phục vụ
cho nghiên cứu của luận án
(phụ lục 1.8).
Để có thêm thông tin phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng phát
triển của TCT thép Việt Nam, tác giả đã thực hiện phỏng vấn không cấu trúc đối
với một số nhà quản lý ở cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
Với các nguồn thông tin sẵn có liên quan đến ngành thép trong nước và thế
giới, tác giả thu thập thông tin thông qua các thông tin có sẵn:Niên giám thống kê
của Tổng cụ thống kê, trang GOOGLE, trang web của các Cty SX thép
Số liệu thu được từ điều tra, quan sát, phỏng vấn, ghi chép được tác giả sử
dụng các phương pháp như PP phân tổ thống kê, PP quy nạp, diễn giải, so sánh, PP
thống kê…, để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đánh gía và
ra kết luận từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi.
1.6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong điều kiện hội nhập kinh tế. Việc quản lý tốt CP, DT, KQKD sẽ góp
phần tăng cường năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại
thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của các DN. Vì vậy, đã có nhiều các công
trình nghiên cứu về CP, DT, KQKD trong các DN. Các Công trình nghiên cứu có
thể chia thành các nhóm như sau:
* Nhóm nghiên cứu về CP, DT, KQKD trong các doanh nghiệp
Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về CP, DT, KQKD trong các DN thuộc
lĩnh vực dịch vụ
8
Thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, đã có TS. Mai Ngọc Anh (2008) với luận án
“Tổ chức công tác kế toán CP, DT và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải
đường biển” đã nghiên cứu về tổ chức kế toán CP, DT, KQHĐKD của ngành dịch
vụ vận tải đường biển, trên cơ sở những nghiên cứu của mình tác giả đã phản ánh
được bức tranh toàn cảnh về thực trạng tổ chức công tác kế toán CP, DT, KQHĐKD
của ngành dịch vụ vận tài đường biển. Luận án cũng đã đưa ra một số những giải
pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán CP, DT, KQHĐKD của ngành dịch
vụ vận tải đường biển. Do nghiên cứu trên một phạm vi rất rộng, vì vậy luận án mới
chỉ thực hiện nghiên cứu chung các vấn đề liên quan đến tổ chức kế toán CP, DT,
KQHĐKD của các DN, Cty hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển. Đây là
một trong những nghiên cứu rất thiết thực cho ngành dịch vụ vận tải đường biển.
Thuộc lĩnh vực dịch vụ khách sạn, có TS. Văn Thị Thái Thu (2008) trong luận
án “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị CP, DT, KQKD trong các DN kinh doanh
khách sạn ở Việt Nam” đã nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị CP, DT, KQKD
trong các DN kinh doanh khách sạn ở Việt Nam, theo tác giả tổ chức kế toán quản
trị CP, DT, KQKD hiện nay chưa được coi trọng trong các DN kinh doanh khách
sạn, trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán quản trị CP của các DN
kinh doanh khách sạn tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán quản trị CP, DT, KQKD cho các DN kinh doanh khách sạn ở Việt Nam. Với đề
tài này, tác giả mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị CP, DT,
KQKD trong các DN kinh doanh khách sạn. Tổ chức công tác kế toán tài chính CP,
DT, KQKD tác giả chỉ đề cập qua, không đi sâu nghiên cứu.
Thuộc về lĩnh vực dịch vụ du lịch, đã có TS. Hà Thị Thúy Vân (2011) đã
nghiên cứu luận án “Hoàn thiện kế toán CP, DT, KQHĐKD du lịch tour tại các DN
du lịch trên địa bàn Hà Nội” với nghiên cứu này TS. Hà Thị Thúy Vân đã làm rõ
được cơ sở lý luận của công tác kế toán CP, DT, KQHĐKD trong lĩnh vực hoạt
động du lịch tour. Tác giả đã phản ánh được thực trạng công tác kế toán CP, DT,
KQHĐKD du lịch tour trên địa bàn Hà Nội. Tác giả cũng đã đưa ra được một số
giải pháp về cả góc độ kế toán quản trị và góc độ kế toán tài chính với công tác kế
9
toán CP, DT, KQKD du lịch tour trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, với luận án này,
tác giả mới chỉ nghiên cứu công tác kế toán CP, DT, KQHĐKD trong các DN kinh
doanh du lịch tour trong phạm vi hẹp (1 tỉnh) với nhiều đặc thù, với nhiều điều kiện
thuận lợi (thành phố Hà Nội). Việc áp dụng kết quả nghiên cứu này cho các DN
kinh doanh du lịch tour ở các địa phương khác trong cả nước cần phải được nghiên
cứu, điều chỉnh mới phù hợp và vận dụng được.
Ngoài ra, nghiên cứu về tổ chức KTQT trong các DN dịch vụ du lịch còn có
TS. Phạm Thị Kim Vân (2002), với luận án “Tổ chức kế toán quản trị CP và
KQKD ở các DN kinh doanh du lịch”. Qua nghiên cứu, TS. Phạm Thị Kim Vân đã
nêu ra được những vấn đề lý luận cơ bản của KTQT trên cả hai phương diện lý luận
và thực tiễn. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong kế toán chi tiết và nhận thức
về KTQT trong các DN du lịch, các giải pháp để khắc phục những hạn chế này.
Thứ hai: Các công trình nghiên cứu về CP, DT, KQKD trong các DN thuộc
lĩnh vực SX
- Nghiên cứu về tổ chức kế toán CP, DT, KQKD trong các DN thuộc lĩnh vực
SX, có TS. Nghiêm Thị Thà (2007) với luận án “Hoànthiện tổ chức kế toán CP, DT,
KQKD trong các DNSX gốm sứ xây dựng” đã nghiên cứu thực tiễn tổ chức kế toán
CP, DT, KQKD trong các DNSX gốm sứ xây dựng. Tác giả đã cho rằng công tác tổ
chức công tác kế toán kế toán CP, DT, KQKD cũng là một trong các yếu tố đảm
bảo sự thành công cho các quyết định kinh doanh của DN. Trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức
kế toán CP, DT, KQKD cho các DNSX gốm sứ xây dựng. Với nội dung này, luận
án đã nghiên cứu trên một phạm vi rất rộng, luận án mới chỉ dừng lại nghiên cứu
chung các vấn đề liên quan đến tổ chức kế toán CP, DT, KQKD của các DN trong
ngành gốm sứ xây dựng, một số vấn đề mới chỉ được tác giả đề cập đến chưa có
những nghiên cứu cụ thể.
Ta có thể thấy, các công trình nghiên cứu về CP, DT, KQKD mới chỉ được
nghiên cứu chủ yếu trong các DN thuộc lĩnh vực dịch vụ (vận tải, du lịch, khách
sạn). Có một công trình nghiên cứu cho DN thuộc lĩnh vực SX, nhưng lại là SX
10
gốm sứ - một ngành có nhiều đặc thù. Các công trình nghiên cứu được thực hiện
trên cả góc độ KTTC và KTQT, các kết quả nghiên cứu rất thiết thực. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ cho lĩnh vực dịch vụ (vận tải, du lịch, khách sạn),
phục vụ cho lĩnh vực SX gốm sứ, cho nên không áp dụng được, hoặc áp dụng
không phù hợp cho các DN thuộc lĩnh vực SX khác, đặc biệt là ngành SX thép –
ngành công nghiệp nặng.
* Nhóm nghiên cứu về doanh nghiệp thép
Nghiên cứu về các DNSX thép, đã có TS. Phạm Thị Đào (1996), với nghiên
cứu “Một số giải pháp nhằm ổn định thị trường thép ở nước ta”. Với nghiên cứu
này, tác giả đã nghiên cứu, phân tích thị trường thép ở Việt Nam trong những năm ở
thập kỷ 90, tác giả cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thép ở Việt
Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm ổn định thị trường thép ở
Việt Nam ở thời điểm đó.
Ngoài ra, còn có TS. Ngô Thị Ánh (2004) với nghiên cứu“Một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các DN nhà nước SX thép trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Với nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ được thực
trạng công tác quản lý chất lượng của các DNSX thép trên địa bàn thành phố HCM.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
quản lý chất lượng tại các DN này. Đó là mô hình quản lý chất lượng hướng vào
khách hàng và các bên quan tâm. Với sự huy động hiệu quả các nguồn lực DN, tập
trung vào liên tục cải tiến chất lượng.
Tác giả Nguyễn Hoài Nam (2010), với nghiên cứu “Quản trị kênh phân phối
thép xây dựng của các DNSX thép tại Việt Nam”. Với nghiên cứu này, tác giả đã
phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối thép xây dựng trong các DNSX thép
tại Việt Nam trong những năm gần đây. Tác giả cũng đưa ra định hướng và giải
pháp hoàn thiện các hoạt động này. Tác giả cũng đưa ra những kiến nghị cải thiện
về điều kiện cần thiết ở tầm vĩ mô để thực hiện được những giải pháp này.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu đã công bố, đã có nhiều nghiên cứu
về công tác kế toán CP, kế toán DT, kế toán KQKD của DN dưới góc độ kế toán tài
11
chính hay kế toán quản trị. Tuy nhiên, nếu xét theo lĩnh vực hoạt động thì các
nghiên cứu này chủ yếu mới được thực hiện nghiên cứu ở các lĩnh vực dịch vụ (vận
tải, khách sạn, du lịch), một số công trình được thực hiện nghiên cứu ở lĩnh vực SX
(gốm sứ, chế biến bánh kẹo, thức ăn). Nếu xét theo lĩnh vực chuyên môn thì các
nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán. Bên cạnh đó, cũng
có các công trình nghiên cứu về các DN thép, tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ
được thực hiện trên lĩnh vực hoạt động khác của DN (không phải hoạt động về
KTTC). Chưa có bất cứ công trình nào nghiên cứu về công tác kế toán thuộc lĩnh
vực công nghiệp nặng, cũng như trong ngành SX thép ở Việt Nam- ngành kinh tế
mũi nhọn của đất nước.
Trong điều kiện ngành SX thép của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó
khăn bất cập, các DN có nguy cơ bị phá sản, nhiều DN đã phải SX cầm chừng hoặc
tạm ngừng SX. Với mục đích tìm các giải pháp góp phần giúp các DNSX thép ở
Việt Nam phát triển ổn định và bền vững trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa,
tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD trong các
DNSX thép thuộc TCT Thép Việt Nam”.
1.7. Bố cục của luận án
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng, sơ đồ và biểu đồ, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục. Luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX.
Chương 3: Thực trạng công tác kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty SX thép
thuộc TCT Thép Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD trong các Cty SX
thép thuộc TCT Thép Việt Nam.
1.8 Những đóng góp mới của luận án
* Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
1. Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về kế toán CP, DT, KQKD trong các
DNSX. Cụ thể:
(1) Vai trò, bản chất và yêu cầu của kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX
12
(2) Kế toán tài chính CP, DT, KQKD trong các DNSX
(3) Kế toán quản trị CP, DT, KQKD trong các DNSX
2. Trên cơ nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán CP, DT, KQKD
và mô hình kế toán của 2 nước Pháp, Mỹ. Luận án đã chỉ ra mô hình tổ chức bộ
máy kế toán áp dụng cho các DNSX ở Việt Nam nên theo mô hình kết hợp giữa
KTTC và KTQT trên cùng một hệ thống kế toán, nó phù hợp với đất nước có nền
kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
* Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX
thép thuộc TCT thép Việt Nam. Luận án đã đưa ra những vấn đề tồn tại trong công
tác kế toán CP, DT, KQKD tại các Công ty này. Những bất cập đó thuộc về nhận
diện và phân loại chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh; việc thực hiện chế độ kế
toán về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán trong công tác kế toán CP,
DT, KQKD trên phương diện KTTC; xây dựng định mức và lập dự toán sản xuất,
phân tích thông tin để kiểm soát và cung cấp thông tin CP, DT, KQKD phục vụ ra
quyết định trên phương diện KTQT. Luận án cũng đã xác định được nguyên nhân
chủ quan khách quan của những tồn tại đó xuất phát từ phía Nhà nước và các Công
ty sản xuất thép: chưa chặt chẽ trong việc quản lý cấp phép đầu tư của các cơ quan
chủ quản; văn vản giữa các Bộ, Ngành còn vênh nhau; nhận thức về vai trò về thông
tin kế toán trong công tác quản lý còn hạn chế…
- Xuất phát từ những tồn tại, bất cập, luận án đã đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện nằm trên 2 phương diện nghiên cứu, đó là:
+ Trên phương diện KTTC, luận án đề xuất hoàn thiện xác định nội dung và
phạm vi chi phí; xác định nội dung và phạm vi doanh thu; xác định thời điểm ghi
nhân doanh thu; phương pháp kế toán CP, DT, KQKD.
+ Trên phương diện KTQT, luận án đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức bộ
máy theo mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT; xây dựng định mức giá và lập dự
toán; phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí và phục vụ tra quyết định.
13
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU, KẾT QUẢ
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1 Bản chất, vai trò và yêu cầu của kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
2.1.1 Bản chất chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
sản xuất
2.1.1.1 Bản chất chi phí và phân loại chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất
Bản chất chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất
Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý HĐKD của
DN. Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau nhưng CP chung
nhất là sự ghi nhận trên góc độ chủ sở hữu những gì đã bỏ ra với mục đích sẽ thu
được những lợi ích lớn trong tương lai.
Theo chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01) [4] thì CP HĐKD tại các DN bao
gồm các chi phí SXKD phát sinh trong quá trình HĐKD thông thường của DN và
các CP khác: Chi phí SXKD phát sinh trong quá trình HĐKD thông thường của
DN, như: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, chi phí BH, chi phí QLDN, CP lãi tiền
vay, và những CP liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra
lợi tức, tiền bản quyền, Những CP này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản
tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị; CP khác bao gồm các
CP ngoài các chi phí SXKD phát sinh trong quá trình HĐKD thông thường của DN,
như: CP về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi
phạm hợp đồng.
Các DNSX muốn tiến hành SXKD thì đòi hỏi phải có sự kết hợp của ba yếu
tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Hao phí của tư liệu lao
động, đối tượng lao động là hao phí lao động vật hoá, hao phí về sức lao động là
hao phí lao động sống. Việc dùng thước đo tiền tệ để phản ánh các hao phí bên
trong quá trình SXKD của DNSX được gọi là chi phí SX [13].
14
Như vậy, xét trên góc độ KTTC, CP được nhìn nhận như những phí tổn đã
phát sinh gắn liền với các hoạt động của DN bao gồm các CP phát sinh trong quá
trình hoạt động SXKD thông thường của DN và các CP khác. Xét về bản chất chất
thì chi phí SXKD là sự chuyển dịch vốn của DN vào quá trình SXKD, nên nó bao
gồm các CP liên quan trực tiếp đến quá trình SX sản phẩm, CP thời kỳ, CP tài
chính. Còn các CP khác là các khoản CP và các khoản lỗ do các sự kiện hay các
nghiệp vụ bất thường mà DN không thể dự kiến trước được, như: CP thanh lý,
nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, truy thu thuế Có thể nói, về
đặc điểm chung, CP trong SXKD có 3 đặc điểm: CP là hao phí tài nguyên (kể cả
hữu hình và vô hình), vật chất, lao động; những hao phí này phải gắn liền với mục
đích kinh doanh; phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một
khoảng thời gian nhất định.
Kế toán CP ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên
BCTC, cũng như tính đúng đắn của các quyết định trong quản trị DN. Trong các
DN quản lý tốt CP, không những tạo điều kiện tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó nâng
cao chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
Phân loại chi phí phục vụ cho kế toán tài chính
Trong quá trình SX của DN, phát sinh rất nhiều loại CP. Việc phân loại CP
một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý và hạch
toán CP của DN. Với mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý và tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác kế toán, CP kinh doanh thường được PL theo các cách
chủ yếu như: PL theo nội dung (tính chất) kinh tế của CP; PL theo cách thức kết
chuyển chi phí,
* Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Đây là một cách PL khác của CP để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý CP theo
nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa
điểm phát sinh của CP, CP được PL theo yếu tố.
15
Theo cách PL này, về thực chất, chi phí SXKD chỉ có 3 yếu tố CP cơ bản là:
CP về lao động sống, CP về đối tượng lao động và CP về tư liệu lao động. Tuy
nhiên, để cung cấp thông tin về CP một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây
dựng và phân tích ĐM vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán CP, các
yếu tố CP trên cần được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Để chi
tiết hoá phục vụ yêu cầu quản lý, toàn bộ CP thường được chia thành các yếu tố
sau:
Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính,
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụng vào SXKD
Chi phí khấu hao TSCĐ máy móc thiết bị: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ
trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD của DN;
Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí cho các dịch vụ mua
ngoài dùng vào SXKD;
Chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ CP khác bằng tiền chưa phản ánh
vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ;
Chi phí nhân công: Phản ánh các khoản CP về tiền lương, các khoản BHXH,
BHYT phải trả cho người lao động.
Theo cách PL này thì chi phí SXKD phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế thì
được sắp xếp vào một yếu tố bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để SX ra sản
phẩm nào. Và cách PL này cũng cho ta biết các loại CP nào được dùng vào hoạt
động SXKD của DN với tỷ trọng của từng loại CP đó là bao nhiêu.
Cách PL này là cơ sở để DN xây dựng các định mức CP cần thiết, lập dự toán
CP, lập báo cáo CP theo yếu tố trong kỳ. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cho việc xây
dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động, xây dựng kế
hoạch khấu hao TSCĐ , là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện CP
SXKD.
* Phân loại theo khoản mục chi phí có trong giá thành sản phẩm tiêu thụ
(giá thành đầy đủ)
Theo cách PL này, toàn bộ các khoản CP liên quan đến việc SX và tiêu thụ sản
phẩm của DN được chia làm 5 loại như sau:
16
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: là toàn bộ những chi phí về NL, vật liệu trực
tiếp tham gia vào việc SX, chế tạo sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương, tiền công, trợ cấp, phụ cấp
và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) mà DN phải trả cho người
lao động trực tiếp tham gia quy trình SX sản phẩm.
Chi phí SXC: là toàn bộ những CP phát sinh tại phân xưởng SX trừ chi phí
NVLTT, CPNCTT. Hay nói cách khác đây là những CP mà mục đích của nó là
nhằm tổ chức, quản lý, phục vụ SX ở các phân xưởng, tổ đội SX [34].
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm CP tiền lương, các khoản phải trả,
các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, tổ đội SX.
+ Chi phí vật liệu: Bao gồm CP vật liệu dùng chung cho phân xưởng SX với
mục đích là phục vụ và quản lý SX
+ Chi phí dụng cụ: Bao gồm những CP về công cụ, dụng cụ dùng ở phân
xưởng để phục vụ SX và quản lý SX
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ CP khấu hao của TSCĐ thuộc các
phân xưởng SX quản lý và sử dụng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các CP dịch vụ mua ngoài dùng cho
hoạt động phục vụ và quản lý sản của phân xưởng và đội SX
+ Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc
phục vụ và quản lý SX ở phân xưởng SX.
Chi phí bán hàng: Là CP phát sinh trong quá trình bán hàng đó là CP lưu
thông và CP tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ,
dịch vụ. Loại CP này bao gồm: CP quảng cáo, CP giao hàng, giao dịch, hoa hồng
bán hàng, CP nhân viên bán hàng và CP khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá [14].
Chi phí QLDN: Là các khoản CP liên quan đến việc phục vụ và quản lý SXKD
có tính chất chung toàn DN. Bao gồm: CP nhân viên quản lý, CP đồ dùng văn
phòng, khấu hao TSCĐ dùng cho cho toàn DN, các loại thuế phí có tính chất CP,
CP khánh tiết, CP hội nghị [35].