GIÁO ÁN
Tiết ppct: 40 Ngày soạn: 08/02/2011
Ngày dạy: 25/02/2011
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Giang MSSV: DSB071097
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Tú
BÀI 39 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN Ỏ ĐỘNG VẬT ( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh cần phải biết được:
1. Kiến thức:
- Liệt kê và phân tích được các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển ở động vật.
- Chỉ ra những ứng dụng của yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển trong chăn nuôi.
- Có hiểu biết cơ bản về kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp kiểm soát sinh
đẻ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học để truyền thông về kế hoạch hoá giai đình,
phục vụ kế hoạch hoá gia đình cải thiện dân số
- Nhận thức được con người có khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát
triển ở động vật phục vụ chăn nuôi gia cầm,gia súc . . .
- Biết vận dụng những biện pháp để điều khiển sinh trưởng và phát triển cho
một số vật nuôi, cây trồng.
3. Thái độ:
- Rèn luyện ý thức và thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình
- Có ý thức về chế độ ăn uống hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe và phát triển hợp
lý.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ vật nuôi . . . .
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
1
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
- Kĩ năng xử lý và tìm kiếm thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, tư liệu để tìm
hiểu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng dến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Một
số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.
III. PHƯƠNG PHÁP :
- Trực quan
- Làm việc nhóm
- Làm việc độc lập với SGK
- Vần đáp – tìm tòi bộ phận
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.
- Sách giáo khoa
- Phiếu học tập
- Bảng phụ
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Cho ví dụ chứng tỏ giới tính có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở
động vật và ở người?
Câu hỏi 2: Sự sinh trưởng của động vật được điều hoà bởi các hoocmon nào? Các
hoocmon này do tuyến nội tiết nào tiết ra?
Câu hỏi .3 Hoocmon điều hoà sự biến thái ở động vật và điều hoà sự hình thành các tính
trạng sinh dục thứ sinh?
H.S trả lời, GV nhận xét đánh giá
2. Vào bài:
Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bị chi phối bởi nhiều nhân tố, ở bài trước
chúng ta đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sự sinh trưởng và
phát triển ở động vật, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu xem các nhân tố bên ngoài ảnh
hưởng thế nào đến sự ảnh hưởng
2
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
G.V: Em hãy cho biết, những nhân tố bên
ngoài nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển ở động vật?
HS: có 2 yếu tố:
- Thức ăn
- Các nhân tố môi trường khác.
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK để trả
lời các câu hỏi sau:
- GV: Vì sao có nhiều trẻ em bị bệnh béo
phì sớm trong khi đó lại có nhiều trẻ em
còi cọc, chậm lớn?
- GV: Thức ăn có ảnh hưởng như thế nào
đến sự S.T và P.T của Động vât? Nêu ví
dụ.
HS: thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh
hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát
triển ủa động vật qua các giai đoạn.
- GV: Các em hãy trả lời câu hỏi lệnh
trong SGK: Hãy phân tích câu nói “ Ăn
như tằm ăn rỗi” là với ý nghĩa đối với sự
sinh trưởng và phát triển của tằm?
- GV: Em hãy tham khảo SGK và cho
biết: các nhân tố môi trường nào ảnh
II Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài:
- Thức ăn
- Các nhân tố môi trường khác.
1. Nhân tố thức ăn:
- Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển
của động vật qua các giai đoạn.
- Là nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng mạnh
nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở
động vật.
- Ví dụ:
- Nuôi lợn thịt: tăng lizin ở giai đoạn cai sữa
0,45% -0,85% lợn sẽ lớn nhanh.
- Thiếu Vitamin, nguyên tố vi lượng: còi, sản
lượng kém
Giai đoạn đó tằm có tốc độ sinh trưởng mạnh nhất
nên yêu cầu nhiều thức ăn để cung cấp cho quá
trình đồng hóa
2. Các nhân tố môi trường khác:
Các nhân tố môi trường khác như: lượng O
2
, CO
2
,
3
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
của động vật?
HS: Các nhân tố môi trường khác như:
lượng O
2
, CO
2
, nước, muối khoáng, ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm . .
- GV: Em hãy cho ví dụ về ảnh hưởng
của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển
của động vật?
- GV: Em hãy cho ví dụ về ảnh hưởng
của O
2
đến sinh trưởng và phát triển ở
động vật?
- GV: Em hãy cho ví dụ vế tác hại của các
chất độc có trong môi trường ảnh hưởng
đến sự S.T và P.T của con người?
nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm . . .
.
- Ví dụ: Cá Rô phi lớn nhanh ở 30
0
C, thấp hơn
18
0
C ngừng lớn, ngừng đẻ.
- Cá sống trong khu vực nước bị nhiễm mặn, thiếu
O
2
chậm lớn, không sinh sản.
- Làm sai lệch sự phát triển, gây quái thai.
HOẠT ĐỘNG 2: III. KHẢ NĂNG ĐIỀU KHIỂN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
G.V cho học sinh tự nghiên cứu SGK
phần III trang 150
- Trong chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế
cao người ta phải làm gì?
HS: Cải tạo giống và cải tạo môi trường
sống
- Để cải tạo giống vật nuôi người ta phải
làm gì?
HS:
- Lai giống
- Thụ tinh nhân tạo
- Công nghệ phôi
III. Khả năng điều khiển sự sinh trưởng và
phát triển ở động vật và người
1. Cải tạo vật nuôi:
a) Cải tạo giống: bằng các phương pháp
- Lai giống
- Thụ tinh nhân tạo
- Công nghệ phôi
4
tạo ra các giống vật nuôi
có năng suất cao, thích
nghi với điều kiện địa
phương.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
- Em hãy cho biết: Trong thực tế, con
người có sử dụng riêng lẽ các phương
pháp cải tạo giống hay không?
- Em hãy cho biết: Trong chăn nuôi,
người ta cải thiện môi trường sống bằng
cách nào? Cho ví dụ
GV:
- Vấn đề hàng đầu hiện nay mà mỗi quốc
gia phải quan tâm là gì?
- Để cải thiện dân số người ta phải làm
gì?
G.V phát phiếu học tập cho học sinh (mỗi
em một phiếu)
- Sau khi hoàn thành phiếu học tập, em
hãy cho biết trong những biện pháp trên,
biện pháp nào an toàn và hiệu quả nhất?
- GV nhận xét, đánh giá.
Trong thực tế, người ta phối hợp nhiều phương
pháp với nhau để tạo con lai có nhiều ưu điểm
vượt trội, cải tạo giống tốt hơn.
b) Cải thiện môi trường sống:
Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai
đoạn sinh trưởng, phát triển để thu được sản phẩm
tối đa với chi phí tối thiểu.
- Ví dụ: sử dụng thức ăn nhân tạo, cải tạo chuồng
trại, sử dụng chất kích thích sinh trưởng . . .
2. Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình:
a) Cải thiện dân số: thực chất là
- Cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa
+ Ví dụ: cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập
thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…
- Áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ
thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ,
trẻ em
+ Ví dụ: chẩn đoán sớm các sai lệch trong phát
triển phôi thai, chẩn đoán thai mang bệnh di truyền
. . .
- Công nghệ tế bào gốc, thụ tinh nhân tạo . . .chữa
bệnh vô sinh, các bệnh lí trong quá trình phát triển
của trẻ sơ sinh.
b) Kế hoạch hóa gia đình:
Ở các nước có tỉ lệ tăng dân số cao, cần sử dụng
các biện pháp kế hoạch hoá gia đình (các biện
pháp tránh thai) để kiểm soát sự sinh đẻ.
5
4. Củng cố:
Gọi hoc sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Kể các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật và
con người?
- Các biện pháp để cải thiên dân số và kế hoạch hoá gia đình?
5. Dặn dò: Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa trang 152 và xem trước bài
thực hành: Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật
PHIẾU HỌC TẬP
CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
BIỆN PHÁP TRÁNH THAI TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
Bao cao su ( condom )
Vòng tránh thai
Thuốc diệt trùng
Viên tránh thai ( uống,cấy dưới da )
Phẩu thuật đình sản :
- Thắt ống dẫn tinh
- Thăt ống dẫn trứng
An toàn tự nhiên :
-Giai đoạn an toàn
-Xuất tinh ngoài
Giáo viên hướng dẫn giảng dạy duyệt Ngày soạn: 07/02/2011
Người soạn
Nguyễn Thanh Tú Trần Thị Mỹ Giang
6