Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Linux hóa hệ thống dựa trên nguồn mở Ubuntu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 79 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



































TP.HCM, ngày tháng năm 2009.
Giáo viên ký tên






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



































TP.HCM, ngày tháng năm 2009

Giáo viên ký tên






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
3


LỜI CÁM ƠN
@ & ?
Chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Công Nghệ Thông
Tin Trường Cao Đẳng Nguyễn Tất Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong học
tập, chúng em rất cám ơn thầy cô đã tận tình giảng dạy cho chúng em trong suốt
thời gian qua. Chúng em cũng chân thành cám ơn thầy Phạm Thanh Tùng người đã
hướng dẫn giúp đỡ chúng em thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong thời gian qua.

Đồng thời cũng xin gửi lời cám ơn đến các bạn bè vì đã luôn động viên giúp đỡ
chúng em vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện
khóa luận này.

Trong quá trình thực hiện khóa luận, dù đã cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi
những sai sót khi thực hiện. Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý và
tận tình chỉ bảo của thầy cô và các bạn để chúng em biết cách hoàn thiện hơn.



Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 08 năm 2009
Nhóm thực hiện
Nguyễn Văn Sơn – Nguyễn Thị Thu Thảo
















KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
4

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Tên Đề Tài: Linux hóa hệ thống dựa trên nguồn mở Ubuntu
Giáo viên hướng dẫn: THẦY PHẠM THANH TÙNG
Thời gian thực hiện: (từ ngày nhận đề tài đến ngày … )(17/03/2009 – 20/06/2009)

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN SƠN MSSV : 31072338
NGUYỄN THỊ THU THẢO MSSV :31072414
Loại đề tài: Xây dựng ứng dụng.

Nội Dung Đề Tài: (mô tả chi tiết nội dung đề tài, yêu cầu, phương pháp thực hiện, kết
quả đạt được,…)
1. Mục đích của đề tài
2. Tìm hiểu về hệ thống nguồn mở Ubuntu.
- Sự hình thành và phát tiển của UBUNTU.
- Cộng đồng Ubuntu trên thế giới và ở Việt Nam.
- Lý do chọn Ubuntu để triển khai thay vì chọn các OS khác.
3. Thực thi linux hóa hệ thống với nguồn mở Ubuntu thay thế Windows.
- Mô hình thực hiện:doanh nghiệp kinh doanh nhỏ có 30 máy.
4. Cách thức thực hiện:
A. Tìm hiểu sơ lược
v Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp,các phòng ban.
v Xác định sự cần thiết xây dựng hệ thống
v Khảo sát hiện trạng công ty và đề xuất phương án kỹ thuật.
v Thiết kế và hệ thống theo phương án đề xuất
v Lắp đặt và triển khai hệ thống.
v Chuyển giao hệ thống
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
5

B. Công viêc chi tiết :
v Xác định sự cần thiết xây dựng hệ thống, nêu lên lý do xây dựng.
v Khảo sát hiện trạng doanh nghiệp và đề xuất phương án kỹ thuật.

v Thu thập thông tin về hiện trạng công ty
- Hiện trạng con người.
- Hiện trạng tin học.
v Xác định yêu cầu sử dụng chi tiết của công ty.
v Đề xuất mô hình tối ưu cùng chi phí hợp lý: (mô hình logic va mô
hình vật lý).
v Thiết kế:
- Thiết kế mô hình logic và mô hình vật lý.
- Liệt kê danh sách thiết bị mạng.
- Xây dựng giao thức kết nối.
- Phân bố và đặt địa chỉ IP .
- Triển khai ứng dụng office: văn bản, duyệt mail, truy cập web,
antivirus.
- Thiết lập hệ thống mạng ngang hàng, chia sẻ tài nguyên.
- Phương pháp bảo mật.
- Thiết lập và phân quyền cho người dùng.
C. Kết quả đạt được : triển khai thành công linux hóa hệ thống trong doanh
nghiệp.
Kế Hoạch Thực Hiện: (mô tả chi tiết thời gian của các giai đoạn thực hiện và phân công
công việc của từng thành viên trong nhóm)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
6

v Tìm hiểu chi tiết về nguồn mở Ubuntu (20/3/09 – 10/04/09)
v Tìm hiểu về doanh nghiệp, hiện trạng doanh nghiệp, đề xuất phương án
nguồn mở, yêu cầu của doanh nghiệp và khả năng mở rộng hệ thống trong
tương lai . ( 10/04/09 – 30/04/09).

v Thiết kế mô hình (vẽ mô hình logic và vật lý) (30/04/09 – 10/05/09).
v Cài đặt các gói dịch vụ và cấu hình hệ thống… (10/05/09 – 10/06/09).
v Kiểm tra chi tiết tất cả(10/06/09 – 20/06/09)
Xác nhận của GVHD

PHẠM THANH TÙNG
Ngày 19 tháng 03 năm 2009

SV Thực hiện

Nguyễn Văn Sơn-Nguyễn Thị Thu Thảo


µµµ





















KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
7

MỤC LỤC
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 1
Nhận xét của giáo viên phản biện 2
Lời cám ơn 3
Đề cương chi tiết 4
Mục lục 7
Bảng các hình vẽ 9
Tóm tắt khóa luận 11
Chương 1:Lý do chọn đề tài 12
Chương 2 :Tìm hiểu về hệ thống nguồn mở Ubutnu 13
2.1 Sự hình thành và phát triển của Ubuntu 13
2.1.1Giới thiệu về hệ điều hành linux 13
2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Ubuntu 14
2.1.3 Lịch sử phát triển Ubuntu 15
2.2 Cộng đồng Ubuntu trên thế giới và ở Việt Nam 22
2.3 Ưu và nhược điểm của Ubuntu 26
2.3.1 Ưu điểm 26
2.3.2 Nhược điểm 28
2.4 Điểm khác biệt giữa Ubutnu và Windows 28
2.4.1 Những yếu tố được cân nhắc khi phân biệt giữa Ubuntu và Microsoft

Windows 28
2.4.2 Về cài đặt 30
2.4.3 Chương trình ứng dụng 30
2.4.4 Bảo mật 31
2.4.5 Bảng đánh giá so sánh cụ thể 32
2.5 Lý do chọn Ubuntu để triển khai thay vì chọn các OS khác 33
2.5.1 So sánh 2 hệ điều hành Windows Visa và Ubutnu 9.04 33
2.5.2 So sánh Ubutnu với các OS khác 39

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
8

Chương 3 :Tìm hiểu về doanh nghiệp 47
3.1 Sơ lược về doanh nghiệp 47
3.2 Hiện trạng tổ chức và yêu cầu của doanh nghiệp 47
3.3 Hiện trạng con người 48
3.4 Hiện trạng tin học 48

Chương 4: Thiết kế mô hình vật lý và logic cho công ty 49
4.1 Mô hình chung từng lầu của công ty 49
4.2 Mô hình logic 50
4.3 Mô hình vật lý 51
4.3.1 Mô hình vật lý chung của công ty 51
4.3.2 Mô hình vật lý của lầu 1 52
4.3.3 Mô hình vật lý của lầu 2 53
4.3.4 Mô hình vật lý của lầu 3 53
Chương 5: Lắp đặt và triển khai 54

5.1 Các bước chuẩn bị khi bắt đầu triển khai 54
5.2 Triển khai hệ thống 55
5.2.1 Triển khai về mạng 55
5.2.2 Triển khai về hệ thống 55
Chương 6 : Kiểm tra và chuyển giao hệ thống 76
Chương 7 : Kết luận khóa luận 77








KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
9

BẢNG CÁC HÌNH VẼ
STT TÊN HÌNH NỘI DUNG HÌNH
1 Hình 1 Biểu tượng của hệ điều hành Linux.
2 Hình 2 Giao diện của hệ điều hành Ubuntu.
3 Hình 3 Biểu tượng của Ubuntu.
4 Hình 4 Biểu tượng Kubuntu.
5 Hình 5 Giao diện Edubuntu
6 Hình 6 Giao diện Xubuntu.
7 Hình 7 Gobuntu.
8 Hình 8 Ubuntu Mobile Internet Device (MID).

9 Hình 9 Giao diện Ubuntu Studio
10 Hình 10 Bảng các phiên bản của Ubuntu
11 Hình 11 Bảng so sánh giữa Ubutnu và Windows
12 Hình 12 Các lựa chọn trong Ubuntu
13 Hình 13 Bảng so sánh các lựa chọn phần mềm văn phòng trên
Ubuntu và Windows.
14 Hình 14 Giao diện 3D Compiz với theme MAC OSX trên Ubuntu
15 Hình 15 Bảng so sánh tính năng giữa 2 hệ điều hành
16 Hình 16 Bảng tổng kết tỉ số giữa Ubuntu và windows
17 Hình 17 Giao diện Canonical Ubuntu 9.04
18 Hình 18 Giao diện của Novell openSUSE 11.1
19 Hình 19 Bảng so sánh tính năng giữa 3 mã nguồn mở
20 Hình 20 Sơ đồ mô tả các chức vụ công ty
21 Hình 21 Mô hình mô tả mạng ngang hàng
22 Hình 22 Mô hình logic.
23 Hình 23 Mô hình vật lý chung
24 Hình 24 Mô hình vật lý lầu 1
25 Hình 25 Mô hình vật lý lầu 2
26 Hình 26 Mô hình vật lý lầu 3
27 Hình 27 Bảng thống kê các thiết bị trong hệ thống mạng
28 Hình 28 Cài đặt Ubuntu
29 Hình 29 Chọn ngôn ngữ cho hệ điều hành
30 Hình 30 Chọn móc thời gian cho hệ điều hành
31 Hình 31 Phân vùng ổ đĩa
32 Hình 32 Đặt user đăng nhập
33 Hình 33 Giao diện desktop của Ubuntu
34 Hình 34 Cửa sổ Update Manager
35 Hình 35 Quản lý Network ở Ubuntu
36 Hình 36 Đặt IP cho máy hiện hành.
37 Hình 37 Hình ảnh kiểm tra IP của máy

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
10
38 Hình 38 Bước 1 cài đặt samba và đổi Workgroup
39 Hình 39 Bước 2 cài đặt samba và đổi Workgroup
40 Hình 40 Bước 2 cài đặt samba và đổi Workgroup
41 Hình 41 Hoàn tất việc thây đổi Workgroup
42 Hình 42 Bước 1 chia sẻ tài nguyên
43 Hình 43 Bước 2 chia sẻ tài nguyên
44 Hình 44 Bước 3 chia sẻ tài nguyên
45 Hình 45 Bước 4 chia sẻ tài nguyên
46 Hình 46 Hình ảnh các máy chia sẻ tài nguyên trên mạng nội bộ
47 Hình 47 Truy xuất dữ liệu chia sẻ
48 Hình 48 Chia sẻ máy in
49 Hình 49 Quản lý máy in
50 Hình 50 Remove openffice
51 Hình 51 Cửa sổ add/remove…
52 Hình 52 Cửa sổ dowload của Ubuntu
53 Hình 53 Cửa sổ Apply changes
54 Hình 54 Openoffice trước khi nâng cấp
55 Hình 55 Sau khi nâng cấp openoffice
56 Hình 56 Language support
57 Hình 57 Thêm bộ gõ tiếng việt cho Ubuntu
58 Hình 58 Install gói vietnamabcfonts_0.2-1ppa1~jaunty_all.deb
59 Hình 59 Màn hình hoàn tất gói vietnamabcfonts_0.2-
1ppa1~jaunty_all.deb
60 Hình 60 Install các font Unicode
61 Hình 61 Openoffice Writer

62 Hình 62 Install gói AVG.
63 Hình 63 Tiến hành cài đặt với lệnh trên
64 Hình 64 Khi thực hiện xong lệnh quét










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
11
TÓM TẮT KHÓA LUẬN

v Vấn đề nghiên cứu :
Tìm hiểu nghiên cứu Linux với mã nguồn mở Ubuntu.
Khảo xác và xây dựng hệ thống mạng cho doanh nghiệp với mã nguổn mở
Ubuntu, lưu trữ thông tin dữ liệu của công ty như thông tin về nhân viên,
thông tin về khách hàng, thị trường kinh doanh các dữ liệu quan trọng của
công ty. Thiết kế cài đặt các chương trình để nhân viên sử dụng các ứng
dụng văn phòng…
v Kết quả đạt được :triển khai thành công linux hóa hệ thống trong doanh
nghiệp



















KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
12
Chương 1 : Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế nước ta đang có nhiều thay đổi, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO,
nền kinh tế nước ta có nhiều biến động về nền kinh tế thị trường và trong đó không
thể thiếu đó là lĩnh vực công nghệ thông tin, một phương tiện không thể thiếu trong
tất cả các lĩnh vực. Loại hình công nghệ này không ngừng phát triển, đổi mới và cải
tiến công nghệ nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp cập nhật, tiếp thu một cách
nhanh chóng các thông tin thị trường để tồn tại trong cơ chế thị trường cạnh tranh

khốc liệt như hiện nay.

Vấn đề vi phạm bản quyền trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phần mềm đã phổ
biến và gần như được “thừa nhận” ở nước ta. Kể từ khi Việt Nam tham gia công
ước Bern về vấn đề bản quyền, các tổ chức và cá nhân bắt đầu lo sợ về những
chuyến viếng thăm không mong muốn của các ngành chức năng. Một số các công
ty tổ chức lớn đã bắt đầu bỏ những khoản tiền lớn ra mua bản quyền hệ điều hành
và phần mềm để sử dụng hợp pháp. Nhưng đối với đại đa số người dùng, với mức
thu nhập thấp so với mặt bằng thế giới, thì liệu họ có thể bỏ ra hàng chục tới hàng
trăm hàng ngàn đô la để sở hữu bản quyền hay không.
Cộng đồng sử dụng máy tính Việt Nam đang phải đối mặt với việc phải trả chi phí
hàng tỷ USD và có thể còn nhiều hơn nữa cho các phần mềm Windows và Office,
chính phủ và người dân phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để mua bản quyền, nhất
là Windows. Vì vậy, việc sử dụng mã nguồn mở Ubuntu sẽ giúp mọi người giảm
bớt chi phí mà không lo ngại về bản quyền
Chúng em đã xem xét về Ubuntu và những phần mềm nguồn mở để giải quyết câu
hỏi trên.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
13
Chương 2:
Tìm hiểu về hệ thống nguồn mở Ubuntu.
2.1 Sự hình thành và phát triển của Ubuntu.
2.1.1 Giới thiệu về hệ điều hành Linux:
v Linus Torvalds là người viết nên hệ điều hành này.
v Linux 1.0 chính thức được phát hành vào năm 1994, được phát triển từ một

đề án có tên là Minix(một phiên bản của Unix).
v Biểu tượng của hệ điều hành này là con chim cụt, là một trong những hệ điều
hành (OS) máy tính, cũng thông dụng như Windows hay Macintosh.







Hình 1: Biểu tượng của hệ điều hành Linux.
v Là hệ điều hành đa nhiệm 32 bit, chạy trên mọi cấu hình từ 80386 trở lên,
chạy trên nhiều kiến trúc Intel, Alpha, và hầu hết những tiện ích hay ứng
dụng đều miễn phí.
v Hệ thống Linux làm theo hệ điều hành Unix, trái ngược với hệ điều hành
khác, Linux là một phần mềm nguồn mở, là hệ điều hành đa nhiệm, đa người
dùng, do đó không có ai sở hữu Linux.
v Linux gồm có hai thành phần chính: Kernel và ứng dụng.
v Khác với hệ điều hành Macintosh chỉ chạy được trên các hệ thống Mac thì
Linux ban đầu được phát triển cho dòng vi xử lý 386, nên có thể chạy trên
các PC như Windows.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
14
2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Ubuntu.
v Ubuntu là gì?


















Hình 2 : Giao diện của hệ điều hành Ubuntu.
• Ubuntu là một cộng đồng phát triển một hệ điều hành mã nguồn mở hoàn
hảo cho PC, Laptop và thậm chí cả Server. Cho dù bạn có ở nhà, ở trường
học hay ở văn phòng làm việc thì Ubuntu cũng luôn là một hệ điều hành thỏa
mãn tất cả mọi yêu cầu của bạn, từ trình xử lý văn bản, trình duyệt internet,
gửi email đến các phần mềm ứng dụng máy chủ web hay công cụ lập
trình.Ubuntu được phổ biến hoàn toàn miễn phí, bạn không phải trả bất kỳ
một khoản phí nào để sử dụng. Bạn có thể download, sử dụng, chia sẻ với
bạn bè, người thân, sử dụng trong nhà trường, công sở hay cá nhân mà không
cần phải lo lắng về chi phí mua bản quyền phần mềm.
• Ubuntu phát hành phiên bản mới 6 tháng một lần cho cả môi trường desktop
và server. Điều đó có nghĩa là bạn luôn có trong tay những chương trình ứng
dụng mới nhất và tốt nhất của thế giới phần mềm mã nguồn mở. Định kỳ vào
tháng 4 và tháng 10 mỗi năm, bắt đầu từ tháng 10 năm 2004, đây là những

phiên bản thông thường.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
15
• Vấn đề bảo mật và an ninh cũng được bảo đảm với việc phát hành tối thiểu
18 tháng một phiên bản cập nhật về bảo mật cho cả server và deskop. Đối
với các phiên bản hỗ trợ dài hạn bạn sẽ được cập nhật và hỗ trợ tối đa trong
vòng ba năm sẽ có một phiên bản mã hiệu LTS (Long-Term Support) dành
cho doanh nghiệp lớn với thời gian hỗ trợ kỹ thuật dài hơn phiên bản thông
thường (hỗ trợ ba năm cho phiên bản desktop và năm năm với phiên bản cho
server). Điều quan trọng nữa là tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
• Tất cả những thứ bạn cần được gói gọn trong 1 chiếc CD, từ hệ điều hành
cho tới các phần mềm ứng dụng sẽ giúp cho bạn có một môi trường làm việc
hoàn thiện.Thời gian cài đặt nhanh cũng là một ưu thế của Ubuntu, với phiên
bản phổ thông bạn chỉ mất chừng 25 phút để hoàn thành quá trình này. Khả
năng hỗ trợ ngôn ngữ đa dạng cũng là một ưu thế không thể không nói đến
của Ubuntu. Tiếng Việt trên Ubuntu cũng hoạt động rất ngon lành.
v Ubuntu cam kết gì?
• Ubuntu sẽ luôn luôn là miễn phí, kể cả các phiên bản cao cấp
(enterprise releases) và luôn có các nâng cấp về an ninh.
• Ubuntu sẽ đi cùng với các hỗ trợ thương mại từ hãng Canonical và
hàng trăm công ty khác khắp toàn cầu.
• Ubuntu bao gồm nền tảng truy cập và dịch thuật tốt nhất mà cộng
đồng phần mềm tự do cung cấp cho người sử dụng
• Các đĩa CD Ubuntu chỉ có các ứng dụng phần mềm tự do, khuyến
khích người sử dụng các phần mềm tự do và nguồn mở, cải tiến và
phân phối chúng.
2.1.3 Lịch sử phát triển Ubuntu :

v Ubuntu có nghĩa gì?
• Ubuntu là một từ có nguồn gốc từ châu Phi, có nghĩa là “lòng nhân ái
cho mọi người” (Humanity to others). Hệ điều hành Ubuntu mang
tinh thần này của Ubuntu tới cho thế giới phần mềm.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
16












Hình 3: Biểu tượng của Ubuntu.
• Ubuntu thể hiện triết lý của mình qua biểu tưởng ba người nắm tay
thành vòng tròn và cái tên “Ubuntu” một từ trong ngôn ngữ Bantu của
Châu Phi, dịch sang tiếng Anh là “Humanity to others” hay “I am
what I am because of who we all are”(“nhân đạo với người khác” hay
“Tôi khẳng định được mình vì tất cả chúng ta khẳng định được
mình”).Với Ubuntu, giúp đỡ cộng đồng thành công và mang lại thành
công cho bạn.
• Nguyên tổng thống Nam Phi Nelson Mandela giải thích thêm về

Ubuntu: “Ubuntu không có nghĩa là người ta không nên làm giàu cho
bản thân. Mà câu hỏi đặt ra là bạn sẽ làm giàu để làm cho cộng đồng
xung quanh bạn phát triển chứ?”.
v Các hệ điều hành giống Ubuntu: Ubuntu có nhiều phiên bản để nhắm vào
những người dùng những mục tiêu khác nhau như, sau đây là một số hệ điều
hành giống Ubuntu.
• Kubuntu là một dẫn xuất chính thức của Ubuntu, nhưng sử dụng môi
trường Desktop KDE thay vì GNOME, phiên bản này là một phần dự án
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
17
của Ubuntu và có cùng nền tảng bên dưới với Ubuntu. Bên cạnh sự tương
đồng về kiến trúc, Kubuntu đồng thời cũng sử dụng chung các repository
như của Ubuntu. Cùng với GNOME, KDE cũng là một môi trường đồ
họa nổi bật, được sử dụng phổ biến trong các hệ điều hành Linux. KDE
mang đến một giao diện mềm mại và thân thiện cho Kubuntu và những
ứng dụng trên đó.
Kubuntu yêu cầu hệ thống PC có cấu hình tối thiểu là: đĩa cứng dung
lượng 3 GB và bộ nhớ RAM 256 MB. Bạn có thể truy cập vào địa chỉ
để download.















Hình 4:Biểu tượng Kubuntu.
• Edubuntu là một dẫn xuất chính thúc của Ubuntu, một phiên bản có
nguồn gốc từ Ubuntu được thiết kế dành cho việc sử dụng trong trường
học, được tùy biến để phù hợp với mục tiêu giáo dục. Sản phẩm này đang
được sử dụng phổ biến trong các trường ở cấp tiểu học và trung học trên
thế giới. Hệ điều hành này ra đời nhằm mục đích giúp cho thầy (cô)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
18
giáo/giảng viên dễ dàng xây dựng các bài giảng, thiết kế môi trường học
tập trực tuyến với những hình ảnh, biểu đồ trực quan sinh động trong
khoảng thời gian ngắn mà không yêu cầu cao về kiến thức và kỹ năng kỹ
thuật.
Eubuntu bao gồm nhiều ứng dụng giáo dục như Gcompris, KDE
Edutainment Suite, và Schooltool Celendar. Edubuntu sử dụng môi
trường đồ họa GNOME cho giao diện của mình, với yêu cầu hệ thống PC
có cấu hình tối thiểu là: đĩa cứng dung lượng 2.5 GB, bộ vi xử lý tốc độ 1
GHz và bộ nhớ RAM 256 MB. Bạn có thể truy cập vào địa chỉ
để download.












Hình 5:Giao diện Edubuntu
• Xubuntu là một dẫn xuất chính thức của Ubuntu ,nhưng sử dụng môi
trường Desktop Xfce thay vì GNOME, phiên bản này nhắm đến các cấu
hình không cao, hoặc những hệ thống đặc biệt yêu cầu một môi trường
Desktop hiệu suất cao, tốc độ nhanh. Xfce là một môi trường đồ họa đơn
giản và nhỏ gọn (lightweight desktop environment) được dùng phổ biến
trong các hệ thống Unix. Ưu điểm của thư viện này là tính dễ sử dụng,
cấu hình đơn giản và giúp hệ thống máy tính hoạt động với tốc độ cao.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
19
Khi khởi động lần đầu tiên, desktop của Xubuntu không có bất kỳ biểu
tượng nào. Tuy nhiên, những ứng dụng cơ bản nhất đều được tích hợp
sẵn, bao gồm công cụ soạn thảo văn bản Abiword, bảng tính điện tử
Gnumeric, trình duyệt Firefox và công cụ gửi nhận thư
MozillaThunderbird. Xubuntu yêu cầu hệ thống PC có cấu hình tối thiểu
là: đĩa cứng dung lượng 1,5 GB, bộ nhớ RAM 128 MB để chạy và 192
MB để cài đặt. Bạn có thể truy cập vào địa chỉ
để download.











Hình 6 : Giao diện Xubuntu.
• Gobuntu là một dẫn xuất của Ubuntu cho những ai mong muốn một hệ
điều hành Desktop thuần phần mềm tự do.Phiên bản này loại bỏ những
driver chỉ có gói binary, mục đích của Gobuntu là cung cấp một platform
để những lập trình viên quan tâm, tự mình sửa chữa, bổ sung và nâng cấp
nhằm tạo ra một phiên bản hệ điều hành mang bản sắc riêng. Vì lẽ đó,
Gobuntu chỉ bao gồm các ứng dụng open-source và non-restricted. Các
ứng dụng, driver và firmware không cung cấp đầy đủ mã nguồn, hoặc
license không cho phép sao chép, sửa chữa và phân phối lại sẽ không có
trên Gobuntu.Về yêu cầu hệ thống,Gobuntu tương tự Ubuntu với đĩa ứng
dung lượng 4 GB và bộ nhớ RAM là 384 MB.Bạn có thể truy cập vào địa
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
20
chỉ download.
.










Hình 7: Gobuntu.
• Ubuntu Mobile Internet Device (MID) là phiên bản Ubuntu nhỏ gọn sử
dụng cho các thiết bị di động . Ubuntu MID đem đến cho bạn một công
cụ giải trí và khai thác Internet tuyệt hảo. Với ưu điểm hỗ trợ những công
nghệ nổi bật như Web 2.0/AJAX, Adobe Flash, Java… phiên bản này
giúp cho những phương tiện di động của bạn trở nên cực kỳ hữu ích với
các tính năng duyệt web, email, media, camera, VoIP, chat, GPS, digital
TV, games, calendar…









Hình 8:Ubuntu Mobile Internet Device (MID).
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
21
• Ubuntu Studio một phiên bản Ubuntu chuyên về lĩnh vực

multimedia.Studio thích hợp với những người say mê hoặc những chuyên
gia trong các lĩnh vực giải trí và đồ họa.Với một tập hợp đa dạng các ứng
dụng giải trí và đồ họa như GIMP, Blender, PiTiVi, Cinepaint… Studio
hy vọng sẽ phát huy mạnh mẽ trí tưởng tượng và sức sáng tạo của bạn.
Hãy bắt đầu với Ubuntu Studio tại .











Hình 9:Giao diện Ubuntu Studio.
v Các phiên bản của Ubuntu: Mỗi phiên bản Ubuntu được đánh số theo năm,
tháng phát hành. Chẳng hạn phiên bản đầu tiên ra đời vào tháng 10 năm 2004
có tên chính thức là 4.10. Bên cạnh đó mỗi phiên bản còn có một tên vui
được đặt theo tên những loài thú khác thường, ví dụ phiên bản 4.10 còn có
tên Warty Warthog, theo tên một loài heo có sừng ở châu Phi. Sau đây là các
phiên bản đã phát hành cho đến hiện tại :





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG



Trang
22
Phiên bản Tên mã Ngày phát hành
4.04 Warty Warthog 20/10/2004
5.04 HoaryHedgehog 08/04/2005
5.10 Breezy Badger 13/10/2005
6.06 Dapper Drake 01/06/2006
6.10 Edgy Eft 26/10/2006
7.04 Feisty Fawn 19/04/2007
7.10 Gusty Gibbon 18/10/2007
8.04 Hardy Heron 25/04/2008
8.10 Intrepid Ibex 31/10/2008
9.04 Jaunty Jacklope 23/04/2009
Hình 10 :Bảng các phiên bản của Ubuntu

2.2 Cộng đồng Ubuntu trên thế giới và ở Việt Nam.
v Trên thế giới :
• Ubuntu là một cộng đồng phát triển, dựa trên Linux là hệ điều hành hoàn
hảo cho máy tính xách tay, desktops và máy chủ. Nó chứa tất cả các ứng
dụng bạn cần một trình duyệt web, thuyết trình, tài liệu bảng tính và phần
mềm, tin nhắn nhanh và nhiều hơn nữa.
• Hiện nay trên thế giới việc sử dụng Ubuntu khá rộng rãi, thay vì sử dụng
Windows với chi phí bản quyền cao thay vào đó mọi người chuyển sang
sử dụng Ubuntu với những phiên bản luôn được đổi mới và luôn miễn
phí.
v Ở Việt Nam :
• Hiện giờ trên thế giới đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các phần
mềm mã nguồn mở miễn phí như Linux. Còn ở Việt Nam thì đa số người
quá quen với Windows của Microsoft. Nền công nghệ thông tin ở Việt

Nam đang bị lệ thuộc vào Microsoft rất nhiều Cộng đồng sử dụng máy
tính Việt Nam đang phải đối mặt với việc phải trả chi phí hàng tỷ USD và
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
23
có thể còn nhiều hơn nữa cho các phần mềm Windows và Office, chính
phủ và người dân phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để mua bản quyền,
nhất là Windows. Vì vậy, việc sử dụng mã nguồn mở Ubuntu sẽ giúp mọi
người giảm bớt chi phí mà không lo ngại về bản quyền.
• Hiện nay ở Việt Nam số lượng người sử dụng Ubuntu vẫn ở số lượng ít
nhưng Ubuntu vẫn chiếm một số lượng cộng đồng người sử dụng mã
nguồn mở lớn nhất trong tất cả các mã nguồn mở, vì thứ nhất hầu hết tất
cả mọi người đều quen với viêc sử dụng Window nên rất khó để kêu gọi
mọi người chuyển hẳn sang Linux, thứ hai là nước ta không mạnh lắm về
Linux và Ubuntu.
• Nhưng hiện tại Ubuntu vẫn chưa thể cất cánh được mặc dù Ubuntu, hệ
điều hành Linux được xem là tốt nhất hiện nay, có khá nhiều các bộ ứng
dụng miễn phí và tuyệt vời, giao diện được cải thiện đáng kể, khả năng
tương tác tốt với các ứng dụng truyền thông phương tiện, thậm chí là các
ứng dụng game Nhưng vì sao Ubuntu vẫn chưa chiếm lĩnh được lòng
tin của người dùng và thị phần của miếng bánh hệ điều hành dù nhiều
người vẫn thường than phiền về các sản phẩm của Microsoft?
- FUD(Fear, Uncertainty and Doubt)FUD tức là lo lắng(Fear),không
chắc chắn (Uncertainty), nghi ngờ (Doubt). FUD được hiểu chung là một
nỗ lực có tính chiến thuật nhằm gây ảnh hưởng lên nhận thức của công
chúng bằng cách reo rắc những thông tin mập mờ, không chính xác.
Microsoft đã từng bị kết tội ở vô số phiên toà điều trần, chẳng hạn như vụ
việc gần đây khi Novell (đỡ đầu cho phiên bản Linux SuSE) mua "quyền

bảo vệ" từ các phát minh phần mềm của Microsoft. Các tin tức đã được
"quét nước sơn" bóng bẩy nên từ giới truyền thông tới người dùng phổ
thông, những người vốn không để ý tới cách tranh chấp, cũng như hầu hết
người dùng vẫn cho rằng: "Chắc là Microsoft đã không lăm le kiện cáo
những vấn đề liên quan tới Linux?"
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
24
- Vấn đề phần cứng: Cài đặt và sử dụng Ubuntu rất dễ dàng, nhưng người
sử dụng Windows lại không thường biên dịch các driver từ mã nguồn mở,
một khi họ tìm thấy. Do đó, phải tốn cả khối thời gian để tìm kiếm driver
thiết bị trên các trang lưu trữ của Linux (ALSA) không phải là điều mà
mọi người cho là thú vị. Trong khi đó, Microsoft sẵn sàng mở hầu bao cho
các nhà sản xuất phần cứng để đổi lấy "lòng trung thành" của họ, chẳng
hạn như vụ scandal gần đây liên quan đến Foxconn. Các nhà sản xuất phần
cứng hùa vào, từ chối hệ điều hành Linux khi thiết kế drivers, nhằm để
giảm giá thành. Còn rất lâu nữa Linux mới đủ tài chính để biến chiến
trường trở nên cân bằng hơn. Đó là lí do sâu xa của vấn đề.Mỗi khi một
chiếc máy in hay webcam không làm việc, phía Linux lại mất một người
dùng tiềm năng, và cán cân không thay đổi.Tất nhiên, có những người đặc
biệt nhiệt tình và thông thái dành thời giờ vàng son của họ để tạo ra các
driver, nhưng có vẻ như khó khăn lại lộ ra khi số đội ngũ này lại không có
người kế cận thực sự.
- Tâm lý người sử dụng thông thường: Mặc dù đa phần người sử dụng
Windows phải đối mặt hàng ngày với mối hiểm hoạ từ virus, spyware
cũng như các ứng dụng ngày càng ngập lụt, nhưng họ vẫn tiếp tục sử dụng
nó, kể từ đời phiên bản Windows 3.1. Thử nghiệm trên chiếc máy tính
xách tay Acer, sử dụng RAM 1 GB phiên bản mới nhất Ubuntu 8.04 thì

thấy, hệ điều hành làm việc một cách mượt mà, chỉ tốn mất khoảng 400
MB, không cần bộ nhớ cache trên đĩa cứng. Pin hoạt động kéo dài 3 tiếng
đồng hồ, trong khi đó, lượng pin này chỉ sử dụng được một tiếng rưỡi khi
cài Vista.Thử nghiệm trên cho thấy, có vẻ như mọi người vẫn không ngại
ngùng bỏ ra hàng trăm USD đổ vào các phần mềm thương mại. Thậm chí,
còn phải chịu phiền toái với thông tin quảng cáo trên sản phẩm. Có khi lí
do chỉ vì họ muốn gửi được các hình mặt cười động đậy (có trên Yahoo
Messenger).
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PHẠM THANH TÙNG


Trang
25
- Kĩ năng sử dụng chưa đến đầu đến đũa : Thử tưởng tượng, ta đang sử
dụng Windows, còn tất cả những người xung quanh đều dùng Linux. Nếu
muốn chia sẻ tập tin qua mạng Windows, bạn phải đọc các liệu hướng dẫn
và chỉnh sửa thủ công tập tin cấu hình (hoặc cài một trình cấu hình bằng
đồ họa đôi khi cũng có thể làm việc được). Chuyện gì xảy ra khi bạn
không thể có 30 phút để làm việc đó? Đáng ra mọi chuyện phải suôn sẻ,
các máy tính này phải làm việc chứ? Tại sao bạn không quẳng ngay cái
thao tác nhấp chuột phải để chọn share? Đây chỉ là một ví dụ nho nhỏ về
sự không đồng bộ giữa các thiết bị phần mềm với nhau, cũng giống như
những khó khăn thường mắc phải như ở trên có nêu do sự xung đột, thiếu
hệ thống và chuẩn giữa phần cứng với phần mềm. Nhưng trên hết, rõ ràng,
ở ngay sự thiếu đồng bộ này thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng
nhiều người xa lánh Linux là do họ chưa được đào tạo một cách bài bản,
có ý thức cá nhân hoá sản phẩm cũng như những kĩ năng thực hành, sử
dụng cơ bản nhất.
- Thiếu thông tin : Khi bạn mua một chiếc máy tính mới thì chắc chắn,
bạn sẽ phải hỏi nhà sản xuất về khả năng thích ứng với các ứng dụng mã

nguồn mở, trong đó có Ubuntu, Linux, nhưng câu trả lời từ họ lại thường
không phải bao giờ cũng có. Vì thế, lựa chọn của bạn bị hạn chế đi nhiều.
Liệu một người sử dụng bình thường sẽ ngó ngàng tới Linux khi nào? Có
lẽ, khi ta được tận mắt chứng kiến hai chiếc máy tính giống nhau cùng phi
nước kiệu, một bên cài Vista, còn bên kia là Ubuntu. Dell và Asus là
những nhà sản xuất máy tính xách tay mà chúng ta có thể thấy chút hi
vọng về viễn cảnh này. Họ đang chọn một giải pháp khác ngoài Windows
khi cài mặc định vào máy trước khi xuất sưởng và đương nhiên đó là
Ubuntu.
- Người tiêu dùng và hoạt động thương mại: Công việc thương mại vốn sử
dụng Windows ngay từ khi Bill Gate, người sáng lập Microsoft vẫn còn là

×