Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VINACONEX PVC (PVV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.9 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
o0o





TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VINACONEX -
PVC (PVV)




Giáo viên : PGS.TS Nguyễn Đình Thọ
Học viên
:
Đỗ Thị Hồng Huệ
STT
:
32
Lớp
:
19D - TCNH





 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 1



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VINACONEX - PVC 3
1.1 Thông tin doanh nghiệp 3
1.2 Lĩnh vực kinh doanh 4
1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý 7
1.4 Định hướng phát triển 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 8
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh theo mô hình PEST 8
2.2. Cạnh tranh ngành 9
2.3. Các nhân tố rủi ro 10
2.4. Phân tích SWOT 12
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 13
3.1. Các nhóm chỉ tiêu tài chính Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Khả năng thanh khoản 14
3.1.2. Hiệu quả hoạt động 14
3.1.3. Khả năng tài chính 14
3.1.4. Khả năng sinh lợi 14
CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 15
4.1. Định giá theo phương pháp Chiết khấu dòng tiền tự do (DFCF) 15

4.2. Định giá theo phương pháp P/E 17
4.3. Định giá bằng phương pháp DDM 17
4.4. Định giá doanh nghiệp xác định giá trị nội tại và Khuyến nghị 17
LỜI KÊT Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20



 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 2


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong thời kỳ ảm đạm, khác
hẳn so với thời kỳ hoàng kim ban đầu khi mới xuất hiện trong nền kinh tế. Trong giai
đoạn này, việc đầu tư chứng khoán không đem lại nhiều kỳ vọng cho các nhà đầu tư
không am hiểu thị trường. Thận trọng và hiểu biết sẽ giúp nhà đầu tư chứng khoán có
thể đầu tư đúng lúc và đúng chỗ. Bài tiểu luận “Phân tích và Định giá cổ phiếu Công
ty Cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex - PVC” là một nghiên cứu nhỏ của người viết
nhằm hiểu sâu hơn về việc định giá cổ phiếu. Nội dung tiểu luận gồm ba phần:
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng
Vinaconex - PVC
Chương II: Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh
Chương III: Phân tích chỉ tiêu tài chính Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng
Vinaconex - PVC
Chương IV: Định giá và Khuyến nghị đầu tư
Em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Đình Thọ đã giúp em có những kiến
thức cơ bản về phân tích và quản trị đầu tư cũng như hướng dẫn em thực hiện bài tiểu

luận này.
Đây là một đề tài rất phức tạp, đòi hỏi kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực
tiễn, do đó, trong thời lượng nghiên cứu của một tiểu luận, bài viết khó tránh khỏi sai
sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý chuyên môn của các thầy giáo, cô
giáo để tiểu luận được hoàn thiện hơn.


 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 3


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VINACONEX - PVC
1.1 Thông tin doanh nghiệp
- Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC là Công ty Cổ
phần Đầu tư phát triển và Xây dựng công trình giao thông Miền Bắc theo đăng ký
kinh doanh lần đầu vào ngày 15 tháng 01 năm 2007 tại sở Kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội. Sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Giao
thông Vinaconex 39 theo đăng ký kinh doanh ngày 03/05/2007 trong đó Tổng
công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam nắm giữ 51% tổng vốn
điều lệ.
- Tháng 5 năm 2007, với sự tham gia góp vốn của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty chính thức trở thành công ty
con của Vinaconex và được đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển giao
thông Vinaconex 39 với chức năng chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình,
đầu tư, kinh doanh bất động sản.
- Ngày 08/04/2008, sau khi Công ty đã đi vào ổn định và phát triển, Ban lãnh đạo

công ty quyết định mở rộng thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh với các hạng
mục: Thiết kế công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; Giám sát công trình
dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước, hệ thống kỹ thuật – lĩnh vực chuyên môn
giám sát: lắp đặt thiết bị công trình, xây dựng – hoàn thiện; tư vấn dự án đầu tư
xây dựng.
- Vào ngày 23 tháng 1 năm 2009, với sự tham gia góp vốn của Tổng Công ty Cổ
phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển giao
thông Vinaconex 39 chính thức trở thành công ty liên kết giữa 2 Tổng Công ty:
Vinaconex và PVC; Công ty đã được đổi tên mới thành Công ty Cổ phần Đầu tư
Xây dựng Vinaconex - PVC.
- Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của 2 Tổng Công ty và Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt
Nam về nguồn việc, tài chính, con người… Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
Vinaconex - PVC đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, Công ty đang
triển khai thi công các hợp đồng kinh tế trong và ngoài ngành dầu khí có giá trị lớn
và trọng điểm như: Tổng thầu xây lắp Công trình Bãi đỗ xe Ngầm và Dịch vụ
thương mại Thành Công; Tổng thầu xây lắp công trình Khách sạn Lam Kinh -
Thanh Hoá; Đường vào nhà máy nhiệt điện Thái Bình; Nhà máy Polyester Đình
Vũ - Hải Phòng; Nhiệt điện Vũng Áng; Chung cư Phú Đạt - Thành phố Hồ Chí
Minh; Khu lọc hoá Dầu Nghi Sơn; Quốc Lộ 21 - Nam Định, Quốc Lộ 3 - Thái
Nguyên; Nút Giao Phú Đô - Thuộc đường cao tốc Láng - Hòa Lạc…Tổng giá trị
các hợp đồng Công ty đã ký kết và hiện đang thi công đạt gần 1.300 tỷ đồng.
 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 4


- Ngoài lĩnh vực xây lắp, Công ty đã mạnh dạn tham gia vào lĩnh vực đầu tư sản
xuất vật liệu xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản với hàng loạt hệ thống
trạm trộn bê tông thương phẩm đặt tại Thanh Hóa, Hải Phòng và hàng loạt dự án

bất động sản lớn sẽ được triển khai trong năm 2010 như dự án đầu tư xây dựng
khu chung cư Cao tầng tại quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư
trên 36 triệu USD, Dự án Khu đô thị Sinh Thái Cửu Long tại Lương Sơn - Hoà
Bình với tổng mức đầu tư dự kiến 382 tỷ đồng, Dự án Chung cư cao tầng CT2-A
tại Khu đô thị mới Cổ Nhuế với tổng mức đầu tư dự kiến 260 tỷ đồng, dự án Cao
ốc văn phòng tại 19 Phạm Ngọc Thạch - Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án tổ hợp
thương mại và nhà ở cao tầng tại Km 17 Quốc Lộ 32 - Đan Phượng - Hà Nội với
tổng mức đầu tư dự kiến gần 600 tỷ đồng, dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp tại thị
Trấn Lăng Cô -Phú Lộc - Thừa Thiên Huế…
- Một số thông tin cơ bản như sau:
- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex - PVC
- Mã chứng khoán: PVV
- Logo của công ty:


- Slogan: Dựng xây ước mơ
1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của PVV trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
các công trình điện đến 35 KV, trang trí nội,ngoại thất công trình
- San lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình
- Sản xuất, lắp ráp, mua bán ôtô và máy móc, thiết bị phụ tùng thay thế
- Sản xuất, mua bán dụng cụ, công cụ, thiết bị hỗ trợ, cứu nạn
- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ôtô, cho thuê xe
- Trồng và cung cấp cây xanh
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ôtô
- Sản xuất, mua bán, cho thuê máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu ngành xây dựng, đồ
trang trí nội, ngoại thất
- Đại lý bảo hiểm
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh

 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 5


- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
- Khai thác, sản xuất chế biến, kinh doanh các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng bao
gồm: đá, cát, sỏi, gạch, ngói, xi măng, tấm lợp, nhựa đường, các loại cấu kiện bê
tông, đá nhân tạo và các loại vật liệu xây dựng khác
- Khai thác, chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản Nhà nước cấm)
- Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, siêu thị và các loại hình du lịch (không bao gồm
kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán ba)
- Quản lý và vận hành các trung tâm thương mại, siêu thị, các khu đô thị, khu công
nghệ cao, khu chế xuất
- Sản xuất và mua bán máy móc, thiết bị phụ tùng, dây truyền tự động hóa, phương
tiện vận tải, xe gắn máy, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thủy hải sản,
kinh doanh dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa, các loại cấu kiện siêu trường,
siêu trọng
- Kinh doanh các loại dịch vụ ăn uống, mua bán rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo,
hàng công nghệ phẩm (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường,
quán bar)
- Nhận thầu xây lắp các loại công trình tại nước ngoài
- Đại lý bán vé máy bay
- Trồng, chăm sóc, tu bổ, bảo quản rừng, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia
súc, gia cầm
- Kinh doanh khai thác cầu cảng, bốc xếp hàng hóa thủy, bộ và cho thuê kho bãi
- Kinh doanh bất động sản
- Thiết kế công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc và nội ngoại thất công trình xây dựng dân

dụng công nghiệp
- Giám sát công trình dân dụng công nghiệp, công nghiệp, cấp thoát nước, hệ thống
kỹ thuật- lĩnh vực chuyên môn giám sát: lắp đặt thiết bị công trình, xây dựng –
hoàn thiện
- Tư vấn các dự án đầu tư xây dựng bao gồm: lập và thẩm tra dự án đầu tư, tư vấn
đấu thầu, quản lý dự án, tư vấn thiết bị công nghệ mới và thiết bị tự động hóa (chỉ
hoạt động sau khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật và chứng
chỉ hành nghề)
- Đào tạo ngoại ngữ (Chỉ hoạt động sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho
phép)
- Sản xuất, buôn bán các sản phẩm nông nghiệp an toàn
- Dịch vụ môi giới bất động sản
- Dịch vụ định giá bất động sản (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép)
- Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
- Dịch vụ tư vấn bất động sản
 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 6


- Dịch vụ đấu giá bất động sản
- Dịch vụ quản lý bất động sản
- Dịch vụ quản cáo bất động sản.
Dưới đây là cơ cấu sản lượng của PVV từ năm 2010-2013:

Nguồn: Báo cáo thường niên 2010, 2012 và 2013 của PVV
Hoạt động kinh doanh chính của PVV từ năm 2009 trở về trước là xây lắp, tuy nhiên
từ năm 2010, cơ cấu doanh thu của PVV đã có những thay đổi đáng kể khi đã có

doanh thu từ các hoạt động khác như hoạt động tư vấn thiết kế, thương mại. Trong
thời lượng nghiên cứu có hạn và sự giới hạn của dữ liệu, người viết coi ngành xây lắp
là ngành nghề hoạt động chính của doanh nghiệp và các phân tích ở những phần sau
cũng sẽ dựa trên cơ sở này.
0
200
400
600
800
1000
1200
2010 2011 2012 2013
Giá trị ngoài xây lắp
Giá trị xây lắp
 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 7


1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý

1.4 Định hướng phát triển
Các mục tiêu chủ yếu, chiến lược phát triển trung và dài hạn của Công ty:
Giai đoạn 2012 – 2015: Tiếp tục thực hiện chủ trương tăng cường củng cố và duy trì hoạt
động xây lắp, từng bước chuyển hóa sang lĩnh vực đầu tư, phù hợp với mục tiêu của Tổng Công ty,
xây dựng Công ty theo định hướng thành Công ty đầu tư trực thuộc mô hình Tập đoàn, bằng cách tiếp
tục củng cố và duy trì sự phát triển vững chắc trong hoạt động xây lắp, tạo tiền đề cho hoạt động đầu
tư cho Công ty, đầu tư chính và nguồn của xây lắp, sự kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư và xây lắp tạo
thành một mô hình cung cầu khép kín, từ đó tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh và phát triển.

Nâng cao năng lực đầu tư, tập trung vào những dự án có khả năng sinh lời tốt, một mặt vừa
nâng cao tỷ trọng đầu tư, mặt khác giúp PVV nhanh chóng tiếp cận, thích ứng quy trình đầu tư, từ đó
nâng cao nghiệp vụ, chất lượng của PVV trong hoạt động đầu tư.
Lĩnh vực thi công xây lắp: Trong chiến lược chuyển dần Công ty sang hoạt động đầu tư, kinh
doanh bất động sản, Công ty xác định sẽ tiếp tục duy trì ở mức phù hợp lĩnh vực truyền thống là hoạt
động xây lắp, tạo tiền đề vững chắc cho các hoạt động khác của Doanh nghiệp.
Lĩnh vực đầu tư: Hoàn thiện các dự án Nhà ở để bán cho cán bộ chiến sỹ công an huyện Từ
Liêm, cán bộ công chức làm việc tại các cơ quan của Thành phố và một phần để kinh doanh thuộc
khu đô thị mới Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Tp Hà Nội với chất lượng tốt, nhằm nâng cao uy tín của
Công ty trong lĩnh vực bất động sản.

Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản
trị
Ban giám đốc
công ty
Các công ty
thành viên
Công ty XNK XD
Đông Thành
Công ty CPXD
DD&CN PVV
Công ty CP kiến
trúc Vina-Petro
Các công ty liên
kết
Ban chỉ huy công
trường
Các công trình

chuyên ngành
D/khí
Các công trình
dân dụng và
công nghiệp
Các công trình
giao thông vận
tải
Ban tài chính kế
toán
Ban kế hoạch kỹ
thuật
Ban tổ chức
hành chính
Ban kinh doanh
đầu tư bất động
sản
Ban kiểm soát
 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 8


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh theo mô hình PEST

2.1.1. Chính trị - Pháp luật (P)
Với một nền chính trị ổn định, vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên thị

trường quốc tế từ đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu
tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay khi xu hướng toàn cầu hóa lan rộng khắp
nơi, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng
cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các
doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh, từ đó có thêm kinh nghiệm để hoạt động
tốt trong lĩnh vực của mình.
Với hệ thống chính sách thuế, các đạo luật như: chính sách thuế xuất nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, bộ luật về đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật
chống độc quyền, chống bán phá giá…Tuy nhiên là một nước đang phát triển, Việt
Nam còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng các bộ luật vào hoạt động
kinh doanh, khi phải đối mặt với việc kinh doanh xuyên quốc gia, đặt quan hệ làm ăn
với các đối tác nước ngoài, các chính sách của Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập,
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.1.2. Các yếu tố kinh tế (E)
Theo số liệu thống kê và dự báo của IMF (2005-2015), nền kinh tế Việt Nam
vẫn chưa có những biến chuyển đáng kể:

Nguồn: IMF

7.547%
6.978%
7.129%
5.662%
5.398%
6.423%
6.240%
5.247%
5.300%
5.400% 5.400%
0%

1%
2%
3%
4%
5%
6%
7%
8%
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 9


Các yếu tố tác động trong nền kinh tế như lãi suất và lạm phát biến động tăng
giảm liên tục trong thời gian gần đây cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách tiền lương cơ bản đã được
thay đổi phù hợp với mức sống của người lao động, đặc biệt có nhiều sự thay đổi theo
hướng tích cực như các chính sách ưu đãi: giảm/giãn thuế TNDN, thuế VAT, tăng trợ
cấp… giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại. Yếu tố lãi suất cũng đã được
kiểm sóa và ổn định dưới chính sách tiền tệ thắt chặt được coi là phù hợp với tình hình
hiện tại
2.1.3. Môi trường xã hội, dân số (S)
Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và
có cơ cấu dân số trẻ (số người dưới độ tuổi 35 chiếm 65 – 68%), tức là đang bước vào
thời kỳ dân số vàng (với tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm tuổi
phụ thuộc), như vậy chúng ta sẽ có nguồn lực trẻ, dồi dào. Đây là những lợi thế nhất

định cho doanh nghiệp, đặc biệt cho ngành nông nghiệp và bấ động sản đang cần thiết
một lượng nhân lực đủ lớn. Đồng thời với tốc độ tăng trưởng lớn, nhu cầu nhà ở trong
xã hội lớn sẽ kích thích ngành phát triển.
2.1.4. Môi trường công nghệ (T)
Để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được thì nhiều doanh nghiệp
phải có chiến lược và dự án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể, rõ ràng.
Công nghệ tiên tiến được áp dụng rộng rãi giúp cho ngành xây dựng và nông nghiệp
hiệu quả hơn, tiết kiệm nhân lực và thời gian, đồng thời mang lại hiệu quả sử dụng lâu
dài.
2.2. Cạnh tranh ngành
2.2.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại

Theo thống kê trên hai sàn giao dịch, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xây lắp bao gồm 58 Công ty, trong đó 44 công ty niêm yết trên HSX, 14 công
ty niêm yết trên HNX. Đây chỉ là một phần nhỏ số lượng các công ty hoạt động trong
lĩnh vực này. Có thể thấy rằng cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp là khá lớn đối với các
doanh nghiệp trong ngành.
2.2.2. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm năng
Ngành xây lắp đòi hỏi quy mô đầu tư lớn trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong bối
cảnh nền kinh tế ảm đạm như hiện nay, sẽ có ít doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.
Do đó, trong thời gian tới, sự đe dọa từ các đối thủ tiềm năng hầu như là không có
 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 10


2.2.3. Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế
Xây lắp là ngành đặc thù và hầu như không thể thay thế. Do đó, áp lực cạnh tranh từ
các sản phẩm thay thế là hầu như không có.

2.2.4. Quyền lực của nhà cung ứng
PVV không chủ động được các nguyên vật liệu cho các hoạt động xây lắp, vì vậy phải
chịu chi phối theo giá cả và biến động thi trường của các nhà cung ứng
2.2.5. Quyền lực của khách hàng
Khách hàng (các nhà đầu tư) có rất nhiều sự lựa chọn đối với tổng thầu xây lắp. Do đó
quyền lực của khách hàng là khá lớn.
2.3. Các nhân tố rủi ro
2.3.1. Rủi ro về kinh tế
Thị trường bất động sản trong những năm qua bị đóng băng bởi các chính sách
vĩ mô cũng như do tốc độ phát triển quá nóng trước đây, gây ra hiện tượng xì hơi bong
bóng. Đây thực sự là một điều đáng lo ngại cho kế hoạch phát triển và mục tiêu ngắn
hạn của Công ty. Tuy nhiên lãnh đạo PVV quyết tâm đưa ra các giải pháp để thích
nghi với thị trường, vượt qua những khó khăn, duy trì ổn định trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Rủi ro lãi suất
Căn cứ vào số liệu từ báo cáo thường niên và BCTC của PVV, có thể dễ dàng
nhận thấy nguồn vốn tài trợ chính cho hoạt động kinh doanh của Công ty là từ vốn
vay, trong đó vốn vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trong khá lớn.
Cơ cấu nguồn vốn PVV

0%
20%
40%
60%
80%
100%
2010 2011 2012 2013
Vốn chủ sở hữu
Nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn

 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 11


Nguồn: Báo cáo thường niên 2010, 2012, 2013
Chi phí lãi suất tăng cao sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh cũng như dòng
tiền hoạt động của PVV. Chi phí lãi vay cao tăng áp lực dòng tiền chi trả cho các bên
cho vay, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án và kế hoạch kinh doanh của Công
ty. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN đã làm giảm lãi suất xuống mức
khá thấp.
Rủi ro tỉ giá
Tỷ giá đồng Việt Nam và các ngoại tệ (đặc biệt là Đô-la Mỹ) những năm qua luôn
biến động, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại
tệ. Các dự án của PVV xây lắp chủ yếu là các dự án trong nước nên rủi ro tỷ giá
không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Công ty
2.3.2. Rủi ro về Luật pháp
Các hoạt động kinh doanh của Công ty phần lớn chịu sự điều chỉnh của các chính sách
quy hoạch và luật ban hành tại Việt Nam. Vào từng thời điểm, các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền có thể ban hành các quy định mới điều chỉnh các hoạt động này. Vì các
luật và quy định này tương đối mới và hệ thống pháp luật tại các quốc gia này tiếp tục
phát triển nhanh, việc giải thích các luật, quy định và quy chế thường không thống
nhất và khả năng thi hành của các luật, quy định và quy chế này là không chắc chắn,
và có thể không thống nhất hoặc không dự báo được so với các nước phát triển hơn.
Phụ thuộc vào cơ quan nhà nước hoặc cách thức đơn và cách thức vụ việc được đệ
trình lên các cơ quan này, PVV có thể nhận được sự giải thích luật và các quy định
kém ưu đãi hơn so với các đối thủ cạnh tranh, hoặc PVV có thể nhận được sự giải
thích mâu thuẫn với cách giải thích của Công ty. PVV không thể dự liệu được hiệu
quả của sự phát triển trong tương lai theo các hệ thống pháp luật này, kể cả việc ban

hành các luật mới, các thay đổi đối với luật hiện hành hoặc cách giải thích hoặc khả
năng thi hành của các luật này, sự ưu tiên áp dụng luật địa phương so với luật được
ban hành trên toàn quốc, hoặc việc thay đổi quyết định của cơ quan nhà nước địa
phương bởi chính cơ quan đó, cơ quan nhà nước cấp tỉnh hoặc trung ương. Sự không
rõ ràng này có thể hạn chế sự bảo vệ dưới luật PVV có thể có được hưởng và có thể
ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến hoạt động kinh doanh, triển vọng, điều kiện tài chính
và kết quả kinh doanh của Công ty. PVV đã tổ chức bộ máy thường xuyên cập nhật
các văn bản pháp luật để kịp thời dự báo và ứng phó, giúp Công ty có sự chuẩn bị tốt
nhất với những thay đổi chính sách pháp luật.
2.3.3. Rủi ro đặc thù
Hoạt động kinh doanh của PVV chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách pháp luật và
tình hình kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, lĩnh vực xây lắp chịu rủi ro đặc do thị trường bất
động sản Việt Nam đang trong giai đoạn trầm lắng do sức mua sụt giảm, các chủ đầu
 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 12


tư triển khai chậm tiến độ các dự án, không có nguồn vốn triển khai dẫn đến việc tổng
thầu thi công không được chào thầu, kinh doanh giảm sút
2.4.
Phân tích SWOT
Người viết sử dụng mô hình SWOT để phân tích.
ĐIỂM MẠNH
• Trình độ lao động có công nghệ và
kỹ thuật cao
• Thương hiệu sản phẩm dần khẳng
định được uy tín tại Việt Nam
• Khả năng cạnh tranh đấu thầu, dự

thầu và triển khai thi công
• Một số đối tác chiến lược luôn ủng
hộ và giúp đỡ đơn vị

HĐQT thực tế năng động, nắm bắt
tốt tình hình và có những quyết sách
chủ trương thích hợp để điều chỉnh
hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị

ĐIỂM YẾU
• Phụ thuộc nhiều vào các dự án thuộc
ngành dầu khí, chiếm tỷ trọng lớn
trong KHSXKD của đơn vị
• Hoạt động Marketing chưa mạnh
• Cơ cấu công ty phức tạp do có nhiều
công ty con và công ty liên kết

CƠ HỘI
• Nhu cầu xây lắp còn khá lớn
• Thị trường bất động sản có dấu hiệu
phục hồi
• Nhiều dự án lớn của dầu khí và các
đơn vị liên kết được ổn định và phục
hồi
• Nền Chính trị ổn định tại Viêt Nam
THÁCH THỨC
• Áp lực thiếu vốn, chi phí nhân công
tăng
• Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng

trong ngành xây lắp
• Pháp luật về bất động sản của Việt
Nam còn nhiều biến động

Ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu




 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 13


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH


STT

Các chỉ tiêu cơ bản
Năm
2013
Năm
2012
Năm
2011
Năm
2010
I Chỉ tiêu thanh khoản





1 Khả năng thanh toán hiện hành

1,1

1,1

1,2

1,0
2 Khả năng thanh toán nhanh

0,6

0,5

0,8

0,8
3 Khả năng thanh toán tức thời

0,1

0,0

0,1


0,1
II Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động




4 Vòng quay vốn lưu động

0,2

0,4

0,8

1,0
5 Vòng quay hàng tồn kho

(0,5)

(0,7)

(2,2)

(4,0)
6 Vòng quay các khoản phải thu

0,5

0,9


1,6

1,6
7 Vòng quay các khoản phải trả

(1,2)

(0,8)

(1,3)

(1,5)
8 Kỳ thu tiền bình quân

729,6

414,4

229,0

225,0
9 Kỳ phải trả bình quân

(303,2)

(426,3)

(280,0)

(233,2)

10 Hiệu suất sử dụng TSCĐ

2,6

4,4

7,8

7,4
III Chỉ tiêu cân nợ

11 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản 85,2%

78,3%

99,9%

92,7%

12
Nợ dài dạn/Vốn CSH
152,9%
67,0%
62,2%
311,6%
13
Tổng nợ/Vốn CSH
636,5%
402,9%
430,5%

1383,1%
14 Tổng tài sản/Vốn CSH 747,1%

514,4%

431,1%

1491,6%

IV Chỉ tiêu sinh lời








15 Biên lợi nhuận (PM) -48,0%

-12,8%

0,4%

2,7%

16 Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần

-16,7%


9,3%

13,1%

10,1%

17
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh/Doanh thu thuần
-67,5%

-30,2%

-10,5%

1,0%

18
ROE
-43,3%
-16,0%
1,6%
30,9%
19
ROA
-3,4%
0,2%
1,7%
0,0%
20 EBIT/Chi phí lãi vay 358,8%


191,7%

91,0%

-102,6%

V Chỉ số cổ phiếu

21 PE

(868,1)

(1.982,9)

34.550,0

10.674,5
22 EPS

(3.340,7)

(1.613,8)

101,3

1.358,4
 Phân tích và quản trị đầu tư



Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 14


3.1. Khả năng thanh khoản
Chỉ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được duy trì ở mức lớn hơn 1 trong các
năm gần đây cho thấy khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp rất đảm
bảo.
Chỉ tiêu thanh toán nhanh cũng đều ở mức nhỏ hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán
đến từ các tài sản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp không được đảm bảo.
Chỉ tiêu thanh toán tức thời của doanh nghiệp ở mức tương đối thấp, có thể nhận thấy
mức độ tiền mặt tại doanh nghiệp khá thấp.

3.2. Hiệu quả hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu rất ít, dẫn đến thời gian thu tiền bình quân dài phù hợp
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp. Ngoài ra, kỳ phải trả bình quân
của doanh nghiệp cũng tương đối dài, dài hơn so với kỳ thu tiền bình bình quân,
chứng tỏ doanh nghiệp đang đang chiếm dụng vốn tốt của các doanh nghiệp khác.
3.3. Khả năng tài chính
Về cơ cấu nguồn vốn, vốn vay vẫn được doanh nghiệp sử dụng khá nhiều so với vốn
chủ sở hữu.
3.4. Khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lời của PVV thông qua các chỉ số ROA, ROE có xu hướng giảm dần.
chỉ số này giảm qua các năm và âm ở những năm cuối, nhỏ hơn trung bình ngành
chứng tỏ khả năng sinh lợi thấp.


 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 15



CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

4.1. Định giá theo phương pháp Chiết khấu dòng tiền tự do (DFCF)
Đvt: Triệu đồng Q1/2014 2013 2012 2011 2010
Dòng tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh

(19.239)

43.020

(43.183)

(303.318)

17.189
Mua sắm tài sản cố định

(541)

758

(19.883)

(41.057)

(122.570)
Dòng tiền tự do (FCF)


(19.779)

43.778

(63.065)

(344.375)

(105.380)
Với đặc điểm kinh doanh là doanh nghiệp xây lắp. Do đó, vốn đầu tư vào tài sản cố
định là rất lớn khiến cho Dòng tiền tự do của Doanh nghiệp thường xuyên ở mức âm.
Tuy nhiên, trong tương lai, sự đầu tư này sẽ mang lại những nguồn lợi lớn cho PVV.
B1: Tính tỷ lệ chiết chấu dòng tiền:
Dựa theo CAPM, ta có:
Beta = Cov(Ri, Rm)/Var(Rm)
Covariance (Ri, Rm)

0,0002344085

Variance (Rm) 0,000149708
Beta 1,57
Risk free rate 7,60%
CAPM: Discount rate Re = 3,96%
Trong đó, Lãi suất phi rủi ro – Risk free rate là lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5
năm tại phiên đấu giá mới nhất tháng 5/2014.
B2: Dự đoán dòng tiền tự do trong vòng 05 năm. Năm 0 là năm 2013
Đơn vị: triệu đồng

2014 2015 2016 2017 2018 2019

From
2020
Dòng tiền tự do (FCF)

(39.558)


(43.514)


(48.301)


(54.097)


(61.129)


(69.687)


(73.451)

Giả định tăng trưởng

10,00%
11,00%
12,00%
13,00%

14,00%
5,40%
Tỷ lệ chiết khấu
3,96%
3,96%
3,96%
3,96%
3,96%
3,96%
3,96%
Dòng tiền tự do chiết khấu
(DFCF)

(39.558)


(41.856)


(44.690)


(48.146)


(52.332)


(57.385)




 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 16



Các giả định như sau:
 Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền tự do tăng đều 1% qua các năm
 Từ năm 2020, tốc độ tăng trưởng giảm dần và tương đương với tốc độ tăng
trưởng của GDP theo dự đoán của IMF
B3: Tính toán giá trị nội tại cổ phiếu
Dòng tiền vĩnh viễn - Perpetuity value
(đồng)

5.104.662.911.266

Discounted perpetuity value

4.203.514.668.964

Giá trị doanh nghiệp

4.203.514.424.555

Tổng nợ

1.167.664.230.000


Lợi ích cổ đông thiểu số

19.362.640.000

Tiền và các khoản tương đương tiền

29.555.970.000

Giá trị VCSH Doanh nghiệp

3.046.043.524.555

Số lượng cổ phiếu lưu hành tại 03/01/2014

60.000.000

Value per share (VND)

50.767

Giá thị trường tại 03/01/2014
2.799

B4: Phân tích độ nhạy của Giá cổ phiếu khi thay đổi Tỷ lệ chiết khấu (Re) và tốc
độ tăng trưởng dòng tiền tự do (g)


Tốc độ tăng trưởng (g)



50.767 3,00%

4,00%

5,00%

5,40%

6,00%

Tỷ lệ chiêt kh
ấu (Re)
10,00%


(29.903)


(31.792)

(34.436)


(35.815)

(38.402)

11,00%



(28.166)


(29.532)

(31.353)


(32.264)

(33.904)

12,00%


(26.834)


(27.859)

(29.177)


(29.816)

(30.934)

13,00%



(25.784)


(26.576)

(27.565)


(28.034)

(28.837)

3,96%


(25.784)


(26.576)

(27.565)


(28.034)

(28.837)

14,00%



(24.940)


(25.565)

(26.329)


(26.684)

(27.284)

15,00%


(24.248)


(24.751)

(25.354)


(25.631)

(26.092)

 Phân tích và quản trị đầu tư



Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 17




Tốc độ tăng trưởng (g)


50.767 3,00%

4,00%

5,00%

5,40%

6,00%

khấu
(Re)

10,00%


(29.903)


(31.792)


(34.436)


(35.815)

(38.402)

16,00%


(23.673)


(24.084)

(24.570)


(24.790)

(25.153)

17,00%


(23.189)


(23.529)


(23.927)


(24.105)

(24.396)

Nhìn vào bảng độ nhạy, có thể thấy rằng, việc điều chỉnh g và Re có thể ảnh hưởng rất
lớn tới Giá cổ phiểu. Giá cổ phiếu tỷ lệ nghịch với Re và tỷ lệ thuận với g.
4.2. Định giá theo phương pháp P/E
Người viết chọn 20 Doanh nghiệp trong ngành có quy mô VCSH (giá trị sổ sách)
tương đương với PVV vào danh sách Peer Group để định giá PVV. Kết quả cụ thể
như sau:
Average P/E 63,52

EPS

(261,93)

Price

(16.638)


4.3. Định giá bằng phương pháp DDM
Theo phương pháp DDM, ta có:


= 



×()




Trong đó:
P
o
=


(52.741)

Re

3,96%

g
5,40%
D
0


720
Ta tính được


=
(52.741)

4.4. Định giá doanh nghiệp xác định giá trị nội tại và Khuyến nghị
Ta có:

 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 18


Phương
pháp
Tỷ trọng Mức giá
FCF 40%
50.767
P/E 35%
(16.638)
DDM 25%
(52.741)
Giá trung
bình


1.299
Người viết sử dụng 3 phương pháp định giá cơ bản là FCF, P/E và DDM với tỷ trọng
lần lượt là 40%, 35% và 25%. Giá trung bình tính ra là 1.299 đồng/cổ phiếu PVV.
So sánh với giá thị trường tại thời điểm 03/01/2014, giá thị trường là 2.799 đồng, cao
hơn so với giá trị nội tại của PVV mà người viết tính ra là 1.299 đồng.
Người viết có những khuyến nghị như sau:
 Trong ngắn hạn: nên đầu tư lướt sóng
 Trong dài hạn: không nên đầu tư


 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 19


KẾT THÚC
Như đã phân tích, mã cổ phiếu PVV là một mã cố phiếu thuộc dạng yếu trên thị
trường. Trong thời điểm nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường xây dựng còn
nhiều khó khăn thì nguồn việc làm của PVV sẽ khá khó khăn nếu không có phương án
phát triển kinh doanh mang tính đặc thù và sáng tạo trong thời gian tới
Trong thời gian hạn hẹp với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, bài viết
khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các
thầy cô và đặc biệt là thầy Nguyễn Đình Thọ để bài viết có ý nghĩa thực tiễn hơn.



 Phân tích và quản trị đầu tư


Đỗ Thị Hồng Huệ - STT: 32 Trang 20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Phân tích đầu tư của thầy Nguyễn Đình Thọ
2. Các BCTC kiểm toán và thường niên của PVV
3. Các số liệu thống kê từ trang web: www.cophieu68.vn
4. Một số website khác


×