Đề tài:Vai trò và các phương pháp
tưới nước cho cây cà chua
GV Hướng dẫn : PGS.TS VŨ QUANG SÁNG
Nhóm sv thực hiện :
Hoàng Thị Yến 562656 k56-KHCTE
II. Nội dung
2.1 Nguồn gốc và phân loại của cây cà chua
2.2 Nhu cầu nước của cây cà chua
2.3 Vai trò và các phương pháp của nước đối với cây cà chua
III. Kết luận
I. Đặt vấn đề
Cà chua nói chung là sản phẩm đã được quen biết, song cà chua chất
lượng cao là sản phẩm mang tính mới. Khi người tiêu dùng được tiếp
cận với sản phẩm cà chua chất lượng cao thì mức tiêu thụ sẽ tăng lên
vượt bậc.Cà chua là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phẩm chất ngon
và chế biến được nhiều cách. Cà chua còn cho năng suất cao, do đó được
trồng rộng rãi và được canh tác khoảng 200 năm nay ở Châu Âu để làm
cây thực phẩm.
Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về
mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà
chua là loại rau được khuyến khích phát triển
Thực tế thì việc chăm sóc cho cây cà chua phát triển tốt,khỏe mạnh,sạch
bệnh là một điều rất khó khăn,đặc biệt là vấn đề tưới tiêu, Chính vì vấn
đề đó nên chúng tôi thực hiện đề tài “vai trò và phương pháp tưới nước
cho cây cà chua”.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG
2.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI
CÂY CÀ CHUA
NGUỒN GỐC:
Cây cà chua có nguồn gốc Nam Mỹ:
Peru, Equador và Bolivia.Thuần hóa
cà chua trồng đầu tiên ở Mehico.Cà
chua được đưa đến Châu Âu vào thế
kỉ 16.
Từ Châu Âu cà chua phổ biến đi khắp
Thế Giới .Ở Bắc Mỹ: Cuối thế kỉ 18,
cà chua mới được biết đến giá trị thực
phẩm của nó.Tuy nhiên từ thế kỉ 19
cà chua mới trở thành cây thực phẩm
thiết yếu như ngày nay. Ở Việt Nam
cà chua được trồng từ cách đây trên
100 năm từ thời Pháp thuộc.
2.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY CÀ CHUA
PHÂN LOẠI :
Họ cà Solanaceae, chi Lycopersicon(Lycopersicum)
Chi phụ Eriopersicon: quả màu xanh sắc tố anthocyanin, hạt nhỏ chùm hoa có
lá bao.Gồm các loài :
L.pissisi(luckwill 1943)
L.peruvianum(Mullar 1940)
L.hirsutum(Mullar 1940)
L.glandulosum(Mullar 1940)
L.cheesmanii(Mallar 1940)
Chi phụ Eulycopersicon: quả ăn được, màu đỏ đến vàng có chứa sắc tố caroten
hạt to chùm hoa không có lá bao.
Gồm L.esculentum (cà chua thường)
L.pimpinelifolium(cà chua bán hoang dại )
II. NỘI DUNG
II. NỘI DUNG
2.2 Nhu cầu nước của cây cà chua
Cà chua là cây thu hoạch quả, yêu cầu nước không cao lắm và thân lá của
nó được bao phủ một lớp lông tơ có tác dụng chống bốc hơi. Cà chua là cây
trồng có khả năng sinh trưởng mạnh nhưng sức hút nước của bộ rễ yếu nên
cần có độ ẩm đất trong một giới hạn thích hợp. Vì vậy, cần phải tưới nước để
tạo điều kiện cho cà chua sinh trưởng tốt. Tưới cho cà chua để đảm bảo sự cần
thiết cho sinh trưởng thân lá và phát triển của quả nhưng mặt khác phải thuận
lợi cho sự hình thành hoa và quả chín với chất lượng cao.
Thời kỳ vườn ươm : đây là giai đoạn cây còn nhỏ, thân lá mềm yếu, rễ nhỏ
chưa phát triển nên đất cần độ ẩm cao, tưới bằng thùng ô doa hoặc vòi phun
nước ra tia nước nhỏ để tránh làm dập thân lá cà chua, tưới bằng nước
sạch.nhìn chung thời kỳ này không tốn lượng nước tưới nhiều. Hạn chế tưới 5-
7 ngày trước khi trồng.Trước khi nhổ cây con giống đưa ra ruộng sản xuất 2-3
giờ cần tưới đẫm nước cho luống để tránh làm đứt rễ khi nhổ cây con
2.2 Nhu cầu nước của cây cà chua
Tưới đẫm nước ngay sau khi trồng cây, đưa cây ra ruộng sản xuất .Tưới nước
liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng
Ở thời kỳ phát triển thân lá: cây bắt đầu cần nhiều nước để phát triển thân
lá .cần tưới nước duy trì độ ẩm thích hợp để cây sinh trưởng bình thường. Ở vùng
khô hạn, độ ẩm đất không được thấp hơn 70 %, nhưng trong vùng độ ẩm không
khí cao, độ ẩm đất không được vượt quá 70 %.
Thời kỳ ra hoa nuôi quả : là thời kỳ khủng hoảng nước của cây. Cây cần
lượng nước lớn nhất trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Kéo dài khoảng 2
tháng, không đủ độ ẩm trong giai đoạn này có thể làm tăng tỷ lệ hoa rụng, quả
nhỏ, sinh trưởng bị đình trệ.
Thời kỳ quả chín : cần giữ độ ẩm đất không thấp hơn 60 % và tiến hành tưới
cho đến cuối thời kỳ sinh trưởng thân lá, nếu không năng suất quả chín bị giảm,
sản phẩm hàng hoá sẽ kém. Nếu độ ẩm lớn hơn 80 % thì phẩm chất quả chín bị
giảm.
II. NỘI DUNG
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA
NƯỚC ĐỐI VỚI CÂY CÀ CHUA
VAI TRÒ :
Nước có vai trò rất quan trọng đối với
sinh trưởng và phát triển của cà chua.
Nhu cầu của nước tùy thuộc vào các
giai đoạn phát triển của cây.
Khi cây đủ nước, khí khổng mở,
ảnh hưởng tốt tới tốc độ xâm nhập CO2
vào lá cung cấp cho quang hợp. Hàm
lượng nước trong lá đạt bão hòa và
thiếu bão hòa môt ít (90 – 95 %) thì
quang hợp đạt cực đại.
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA
NƯỚC ĐỐI VỚI CÂY CÀ CHUA
Nước quyết định đến tốc độ và
chiều hướng vận chuyển, phân bố
các chất trong cây cà chua.Các chất
hữu cơ được tổng hợp ở lá được vận
chuyển xuống rễ và tới các cơ quan
dự trữ quả, hạt.
Nước là môi trường cho các
phản ứng sinh hóa, là nguyên liệu
trực tiếp tham gia vào các quá trình
oxy hóa trong hô hấp.
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA
NƯỚC ĐỐI VỚI CÂY CÀ CHUA
Nước là điều kiện sinh thái tối
cần thiết cho sinh trưởng, phát triển
của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là
thời kỳ khủng hoảng nước của cây, là
thời kỳ cây cần nhiều nước nhất.
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA
NƯỚC ĐỐI VỚI CÂY CÀ CHUA
Nước liên kết trong chất nguyên
sinh tạo nên độ bền vững của keo
nguyên sinh nên nó có vai trò quan
trọng trong việc quyết định khả năng
chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu
bệnh hại của cây.
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ CHUA
PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC :
Tưới rãnh : là hình thức đưa nước vào theo rãnh luống, nước
thấm dần vào đất theo lực mao dẫn và một phần theo trọng lực
ngấm xuống đáy rãnh.Tưới rãnh là phương pháp tưới truyền thống
của người dân và được áp dụng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.
Để tiết kiệm nước cũng như đảm bảo độ đồng đều khi tưới rãnh
cần căn cứ vào độ dốc và tính thấm nước của đất mà lựa chọn tưới
rãnh hở hoặc tưới rãnh kín. Tùy thuộc vào điều kiên đất đai, thời
tiết, mùa vụ mà thời gian tưới khác nhau từ 7-10 ngày tưới 1 lần.
Bắt đầu tưới rãnh sau trồng 10-15 ngày cây đã hồi xanh và bước
vào thời kỳ phát triển thân lá. Tưới nước cho cà chua mỗi lần từ
200- 250m3/ha, đảm bảo sau khi tưới độ ẩm trung bình trong lớp
đất 0 – 30 cm đạt đến độ ẩm 90 – 95 %.
II. NỘI DUNG
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC
CHO CÂY CÀ CHUA
PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC :
Tưới rãnh : tưới rãnh hở là hình thức tưới
mà không giữ lại nước trong rãnh sau khi
ngừng tưới.
Áp dụng cho đất có dộ dốc từ 0,2-1 %, thích
hợp cho đất nhẹ, đất thịt nhẹ thấm nước tốt.
Lưu lượng thích hợp lấy vào đầu rãnh từ 0.8-
1.2 l/s. vận tốc nước chảy trong rãnh từ 0,25-
0,3 m/s. để không làm chặt đất trong luống, độ
cao nước trong rãnh không dâng cao quá 2/3
chiều cao luống.
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ CHUA
PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC :
Tưới rãnh : Tưới rãnh kín là hình thức tưới mà có thể giữ lại nước trong
rãnh lâu hơn để nước thấm dần vào đất. Rãnh giữ nước được sử dụng nơi
ruộng có mặt đất có độ dốc nhỏ hơn 0,2 %. Thích hợp cho đất thịt, thịt nặng khả
năng thấm nước kém, cần thời gian dài ngấm nước dài hơn.
Lưu lượng lấy nước vào đầu rãnh từ 2-4 l/s. khi lấy nước không để rãnh
ngập quá 1/3 độ cao ở đầu rãnh và 3/4 ở cuối rãnh.
II. NỘI DUNG
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ CHUA
PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC :
Tưới rãnh :
Ưu điểm :
Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm và chủ động được nước tưới
cho cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị gí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững,
đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.
Nhược điểm:
Tốn nhiều nước tưới và nhân lực để làm rãnh ở đầu vụ. Lao động phải có
kỹ thuật quản lý nước trong rãnh. Xói mòn lòng rãnh có thể xảy ra nếu độ
dốc rãnh không thích hợp. Tốn một phần diện tích đất để làm rãnh.
II. NỘI DUNG
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC
CHO CÂY CÀ CHUA
Tưới nhỏ giọt :
Là dùng hệ thống ống dẫn để cung cấp
nước đến từng gốc cây vừa đủ theo nhu cầu
của cây.
Tưới nhỏ giọt ngay sau khi trồng cây, mỗi
cây một vòi nhỏ giọt. Tưới trong suốt quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đây là
phương pháp tưới tiên tiến nhất với hiệu suất
tưới cao nhất.
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ CHUA
Tưới nhỏ giọt :
Đường ống tưới có đường kính 12-20 mm, được làm bằng chất dẻo PE tỉ
trọng thấp. Vòi nhỏ giọt có thể sử dụng loại nối tiếp với đường ống hoặc cắm
vào đường ống.
Lưu lượng đầu nhỏ giọt thường 1 l/h. vòi nhỏ giọt cắm cách gốc 10-15 cm.
thời gian kéo dài một lần tưới có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện đất đai,
nhu cầu nước của cây ở từng thời kỳ . Đất khô, khả năng giữ nước kém tưới từ
6-10 giờ. Ở giai đoạn cây ra hoa, nuôi quả cần nhiều nước có thể lên tới 20-22
giờ.
II. NỘI DUNG
II. NỘI DUNG
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ CHUA
Tưới nhỏ giọt :
Ưu điểm :
Phương pháp này tiết kiệm nước tưới,không gây xói mòn, kết váng đất , thậm chí
có thể dùng cả nước hơi mặn nồng độ 3000 mg/l để tưới cho cây . Tưới nhỏ giọt
có thể thực hiện được ở vùng đất có địa hình phức tạp : đất mấp mô gợn sóng,đất
dốc đồi núi, đất có tầng đế cày nông…hiệu quả sử dụng phân bón cao, nhu cầu
nhân công giảm. Vệc tưới nhỏ giọt ít phụ thuộc vào thiên nhiên và có thể tưới liên
tục suốt ngày đêm.
Nhược điểm :
Phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư cao về trang thiết bị tưới. Nước bẩn dễ
làm tắc vòi nhỏ giọt. Đường ống bằng chất dẻo PE gắn với vòi nhỏ giọt thường
đặt nổi trên mặt đất dễ bị lão hóa hoặc các loại gặm nhấm phá hoại.
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ CHUA
Tưới ngầm :
Là hình thức cho nước vào hệ thống chôn ngầm dưới đất và từ đó nước
thấm dần lên lớp đất phía trên nhờ hệ mao dẫn của đất.
Ưu điểm của phương pháp tưới này giữ được lớp đất mặt tơi xốp,
không bị váng, không bị gí chặt, đất giữ ẩm được lâu.
Nhược điểm : Chi phí đầu tư ban đầu cho phương pháp này khá lớn,
chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm
qua dễ dàng
II. NỘI DUNG
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI
NƯỚC CHO CÂY CÀ CHUA
Tưới bằng vòi phun :
Là dùng ống dẫn nước tưới cho
cây.
Phương pháp này giảm bớt diện
tích mương tưới, tiết kiệm được lượng
nước tưới. Phương pháp này cần đầu
tư thiết bị, kỹ thuật cao, sức cơ giới
nhiều.
II. NỘI DUNG
2.3 VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG PHÁP
TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ CHUA
Tưới nước phun mưa:
Kỹ thuật tưới phun mưa là kỹ
thuật đưa nước tới cây trồng vào
mặt ruộng dưới dạng mưa nhân
tạo nhờ các thiết bị tạo dòng phun
mưa (tia mưa) thích hợp. Phương
pháp này sử dụng cho các loại
rau, hoa, ít được sử dụng để tưới
cho cà chua .