Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ CÔNG TÁC QUẢN lý tốt CHÂT LƯỢNG TRONG sản XUẤT SUPE lân và NPK lào CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 14 trang )

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TỐT CHÂT LƯỢNG TRONG SẢN XUẤT SUPE LÂN VÀ NPK LÀO CAI

TS. Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc
Công ty CP Vật tư Nông sản (Apromaco)

I/ Thực trạng thị trường phân bón ở Việt Nam hiện nay
1/ Nhu cầu phân bón.
Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó,
Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân
trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 –
500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.
2/ Tình hình sản xuất trong nước.
Phân Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,340 triệu tấn/năm,
bao gồm Đạm Phú Mỹ 800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn, Đạm Hà Bắc 180.000 tấn, Đạm
Ninh Bình 560.000 tấn. Dự kiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180.000 tấn lên
500.000 tấn/năm, cả nước sẽ có 2,660 triệu tấn/năm. Như vậy, về Urea đến nay, sản xuất trong
nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có lượng để xuất khẩu.
Phân DAP, hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330.000 tấn/năm, đến hết
2015 có thêm nhà máy DAP Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm và theo kế hoạch của Thủ tướng
từ nay đến hết năm 2015 sẽ có thêm một nhà máy DAP nữa hoặc nâng công suất hiện có của
DAP Đình Vũ lên thêm 330.000 tấn/năm. Như vậy sau 2015 sản xuất trong nước có thể đạt tới
gần 1 triệu tấn DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Hiện tại từ nay đến hết năm
2014, chúng ta vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ 500.000 – 600.000 tấn/năm.
Phân Lân: Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1,2 triệu tấn/năm, bao
gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai 200.000 tấn/năm và Long Thành
200.000 tấn/năm.
Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600.000 tấn/năm bao gồm nhà máy Văn Điển và
nhà máy Ninh Bình. Dự kiến tương lai sẽ có thêm khoảng 500.000 tấn/năm của 3 nhà máy mới
( Lào Cai, Thanh Hóa,…)
Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đáp ứng được về cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông


nghiệp trong nước.
Phân NPK: Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại.
Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từ công nghệ cuốc xẻng đảo
trộn theo phương thức thủ công bình thường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến.
Về quy mô sản xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm
và tổng công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất NPK ở Việt Nam vô
cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản
phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao
gói.
Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ quặng Kali, vì
vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Phân SA: Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu của nước ta vẫn phải
nhập khẩu 100% từ nước ngoài.
Phân Hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000 tấn/năm,
tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng,
làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từ các loại rác và phế thải cùng than mùn
sẵn có ở nước ta.
3/ Tình hình nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê thì nhập khẩu 8 thàng đầu năm 2013 ở nước ta vào khoảng gần 3
triệu tấn phân bón các loại. Trong đó DAP gần 550.000 tấn, Kali trên 560.000 tấn, SA khoảng
750.000 tấn, Urea 420.000 tấn, NPK 350.000 tấn.
Về DAP, so với nhu cầu về cơ bản chúng ta đã nhập khẩu đủ cho lượng dùng của cả năm
( SX trong nước 330.000 tấn, nhu cầu cả nước vào khoảng 900.000 tấn/năm). Hiện tại giá DAP
Quốc tế đang có xu hướng giảm, nếu các doanh nghiệp không có giải pháp tốt, một lượng DAP
giá thấp hơn sẽ tiếp tục chảy về Việt Nam gây thua lỗ cho các doanh nghiệp đã nhập khẩu chờ
cung ứng,
Về Kali, nhập khẩu còn thiếu so với nhu cầu vào khoảng 400.000 tấn cho năm 2013. Tuy
nhiên, hiện tại thị trường Kali trên thế giới đang có nhiều biến động và rất có khả năng gây biến
động cho thị trường trong nước cả về mặt giá cả lẫn lượng hàng nhập khẩu vào các tháng cuối
của năm 2013, đầu năm 2014.

Riêng về SA, lượng nhập khẩu từ đầu năm tới nay là khá lớn (750.000/ nhu cầu 850.000 tấn). Do
mất cân đối về cung cầu SA trên thế giới nên từ quý II năm nay đến giờ, giá SA Quốc tế liên tục
giảm. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ nhập “cứ lô sau giá thấp hơn gỡ cho lô trước giá
cao…” đã dẫn tới lượng nhập về cho năm nay là quá nhiều, tính đến thời điểm hiện nay. Kết quả
của việc nhập khẩu SA từ đầu năn đến nay của các doanh nghiệp là thua lỗ và hiện tại giá SA
Quốc tế vẫn chưa khẳng định được là đã dừng lại. Đây cũng là một bài học cho việc cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam về giá cả trong bối cảnh thị trường Quốc tế có chiều hướng đi
xuống.
Về Urea, mặc dù lượng sản xuất trong nước không thiếu nhưng do để giá chênh lệch quá
lớn giữa Urea sản xuất trong nước và Urea nhập khẩu dẫn tới một lượng khá lớn (420.000 tấn)
Urea ngoại được nhập vào Việt nam. Giá thành Urea sản xuất trong nước không biết cao hơn giá
Urea nước ngoài sản xuất không, chất lượng không biết cao hơn cỡ nào nhưng giá bán Urea
trong nước thời gian qua cao hơn giá Urea ngoại chừng 1,2 – 2 triệu đồng/tấn (60 -100 usd/mt).
Đây cũng là một nghịch lý cần phải xem xét đê thị trường phân bón được lành mạnh và người
nông dân thực sự có chi phí hợp lý cho giá thành sản phẩm của họ trong sản xuất nông nghiệp.
Về NPK, lượng nhập khẩu năm nay đến thời điểm này (350.000 tấn) là khá cao. Hầu hết
các loại NPK nhập vào Việt Nam có công thức 16-16-8-13S, 15-15-15, 20-20-0… Do nước
ngoài triển khai kênh bán độc quyền và tâm lý sính ngoại của một bộ phận nông dân nên mặc dù
chất lượng, hàm lượng hữu hiệu của các loại phân bón này không hơn chất lượng các sản phẩm
NPK trong nước nhưng vẫn bán được với giá cao hơn hẳn hàng cùng loại sản xuất trong nước.
Hiện tại nguồn NPK sản xuất trong nước khá dồi dào, nhập khẩu NPK ngoại lại tốn một lượng
ngoại tệ không nhỏ… điều này chỉ ra rằng công tác tuyên truyền sản phẩm NPK trong nước,
công tác khuyến nông … của chúng ta chưa tốt dẫn tới chi phí SXNN của một bộ phận bà con
nông dân bị cao trong khi giá nông sản năm 2013 là chưa cao.
4/ Một số tồn tại trong thị trường phân bón ở Việt Nam hiện nay.
4.1/ Sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Do lợi nhuận thu hút, đã xuất hiện một số cơ sở sản xuất phân bón giả, phân bón kém
chất lượng đưa ra thị trường. Phân bón giả là loại sản phẩm không phải là phân bón hoặc không
có tên trong danh mục phân bón được lưu thông trên thị trường theo Quyết định của Bộ Nông
nghiệp và PTNT nhưng trên bao gói lại ghi là phân bón loại này, loại khác. Chẳng hạn như dùng

gạch non nghiền ra màu đỏ pha trộn với đất sét, đá… giả làm phân Kali, đóng bao ghi là Kali để
bán cho nông dân, hay là cát được nhuộm đỏ giả làm Kali đóng bao ghi là Kali 60% K2O bán ra
thị trường, hay là sản phẩm có hàm lượng hữu hiệu rất thấp lại đóng trong bao ghi là DAP 18-46-
0 bán ra thị trường thu về theo giá cao của mặt hàng DAP… Các sản phẩm này vừa có nguồn
gốc ở một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong nước, vừa xuất hiện ở mặt hàng nhập khẩu từ Trung
Quốc đưa về.
Thị trường thời gian qua cũng xuất hiện một số loại phân bón tổng hợp, đặc biệt là NPK
với hàm lượng thấp nhưng lại đóng bao ghi các hàm lượng hữu hiệu cao hơn để bán cho nông
dân thu tiền với giá cao thì đây chính là loại phân kém chất lượng và về khía cạnh nào đó cũng là
loại phân bón giả. Việc làm này là hành vi lừa đảo trục lợi dẫn tới người nông dân bỏ tiền thật
mua hàng giả và tất nhiên là chi phí sản xuất nông nghiệp sẽ bị cao…
Các hiện tượng này xuất hiện rất nhiều mỗi khi giá phân bón tăng cao, thị trường có
những cơn sốt nóng.
4.2/ Vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa.
Việc ghi các nội dung trên bao bì gần đây cũng có nhiều điều đáng phải quan tâm, đó là
việc ghi các dòng chữ Anh trên bao bì có các nội dung là Công nghệ Nhật, Công nghệ Mỹ, chất
lượng Mỹ… cụ thể là các dòng chữ “Tecnology of Japan” “ Quality of American”… dễ làm cho
nông dân hiểu lầm là sản phẩm của Nhật, của Mỹ… và giá cả của từng sản phẩm có sự khác
nhau mà nông dân khó phân biệt.
Đặc biệt một số cơ sở còn sử dụng cả công thức hàm lượng hữu hiệu làm tên sản phẩm,
như NPK5.10.3 của một đơn vị ở Bắc Giang dễ làm cho người tiêu dùng lầm tưởng đây là sản
phẩm NPK có hàm lượng hữu hiệu là 5-10-3, thực chất NPK5.10.3 có hàm lượng hữu hiệu thấp
hơn.
Việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu độc quyền trong kinh doanh phân bón cũng đã xuất
hiện điều bất cập. Cụ thể Công ty CP Vinacam đăng ký nhãn hiệu “SA” làm nhãn hiệu hàng hóa
độc quyền của Vinacam cũng đã gây nhiều tranh cãi, bới SA là tên của một loại phân bón chung
là Amonium Sulphate. Tên SA được cả thế giới dùng gọi tên sản phẩm cho loại phân bón này và
nó đã rất thông dụng cho cả các nhà cung ứng và người sử dụng là bà con nông dân. Nay tên sản
phẩm này chỉ duy nhất một công ty được dùng làm nhãn hiệu phân bón có lẽ vấn đề này chưa
hợp lý và không phù hợp với thông lệ ở Việt Nam cũng như trên Quốc tế.

Một số sản phẩm còn thiếu các thông số cần thiết của sản phẩm trên bao bì, thiếu hướng
dẫn sử dụng và cảnh báo an toàn…
4.3/ Buôn lậu và trốn thuế
Hiện tượng buôn lậu qua biên giới được cho là vẫn tồn tại bởi biên giới Việt Trung dài,
các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, hà Giang… đều có hàng chục KM đường bộ, đường
thủy… do công tác quản lý chưa được chặt chẽ nên vẫn phát sinh buôn lậu phân bón từ Trung
Quốc về Việt Nam. Tình trạng buôn lậu không những trốn thuế làm cho nhà nước thất thu ngân
sách mà còn làm cho các nhà kinh doanh chân chính mệt mỏi vì giá cả. Trong buôn lậu không
ngoại trừ khả năng mang các hàng hóa không đảm bảo chất lượng vào Vịêt Nam để tiêu thụ gây
thiệt hại cho bà con nông dân…
4.4/ Một số vi phạm khác.
Ngoài các vi phạm trên, thị trường phân bón Việt Nam còn có các vi phạm khác như vi
phạm về Đăng ký kinh doanh, vi phạm về Hợp đồng, hóa đơn và vi phạm về giá…
5/ Một số kiến nghị
5.1/ Tăng cường công tác tuyên truyền cho bà con nông dân hiểu rõ tính năng, tác dụng,
thành phần và hàm lượng hữu hiệu của từng loại phân bón để sử dụng có hiệu quả. Khuyên nông
dân không nên quá xính ngoại (như việc sử dụng NPK Phi với giá cao hơn hẳn NPK nội cùng
loại) hoặc quá xính nội (như việc sử dụng urea nội với giá cao hơn hẳn giá urea ngoại) làm ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất; Hướng dẫn cho bà con nông dân biết phân biệt phân giả, phân thật
và nhận thức về các thông tin ghi trên bao bì.
5.2/ Đẩy mạnh công tác khuyến nông cho bà con nông dân, mở các lớp tập huấn cho các
đại lý và hộ nông dân nhằm trang bị những hiểu biết nhất định về việc sử dụng phân bón để bà
con nông dân và đại lý biết lựa chọn và sử dụng phân bón có hiệu quả.
5.3/ Rà soát sửa đổi, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến sản xuất, kinh doanh
phân bón. Sớm ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn việc sản xuất, kinh doanh phân bón, coi
sản xuất kinh doanh phân bón là ngành nghề có điều kiện.
5.4/Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón;
Chú ý các điểm bán hàng ở vùng sâu, vùng xa nơi có ít thông tin về phân bón, đồng thời có biện
pháp mạnh đối với những người cố tình vi phạm pháp luật về sản xuất kinh doanh phân bón;
khuyến khích, biểu dương những người làm tốt trong công tác sản xuất kinh doanh phân bón…


II/ Tăng cường công tác quản lý chất lượng trong sản xuất phân bón Supe Lân và NPK
Lào Cai.
Thực hiện văn bản số 1170/TTg-CN ngày 27/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
bổ sung dự án phân bón vào Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp hóa chất Việt Nam đến
năm 2010, có tính đến năm 2020; Apromaco đã xây dựng nhà máy sản xuất phân bón Supe Lân
tại Khu CN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai với công suất Supe lân 200.000
tấn/năm, và NPK với công suất 150.000 tấn/năm.
Sản phẩm supe lân Lào Cai được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, phản ứng
hóa học xảy ra triệt để trong quá trình chuyển hóa P2O5 từ apatit ở dạng khó tiêu thành dạng dễ
tiêu bằng phương pháp sử dụng acid Sulphuaric. Với dây truyền công nghệ mới, tiên tiến cho
phép sử dụng ít lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu nên Apromaco đã sản xuất ra sản phẩm supe
Lân có giá thành tốt, chất lượng cao. Nhà máy của Apromaco đặt tại khu mỏ quặng Apatit Lào
Cai với nguyên liệu quặng Apatit giàu hàm lượng dinh dưỡng. Trải qua các công đoạn sản xuất
khép kín, chất lượng được quản lý nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, Supe lân Lào
Cai luôn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn công bố (hàm lượng P2O5 hữu hiệu trên 17%,
P2O5 tự do dưới 4%, độ ẩm thường xuyên không quá 10%, hàm lượng lưu huỳnh 11%, CaO từ
22% - 23% và các yếu tố vi lượng khác như Mg, Si, Mn …), sản phẩm luôn giữ được độ tơi mịn,
không vón cục, không đóng bánh, thuận tiện trong quá trình bảo quản và sử dụng.
Sản phẩm supe lân Lào Cai có khả năng tan nhanh ở điều kiện bình thường, kích thích
khả năng ra rễ cho cây con, duy trì dinh dưỡng trong cây, giúp cây tạo năng suất, chất lượng, phù
hợp với hầu hết các loại đất và các loại cây trồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, hơn một lúc nào hết, tập thể
cán bộ CNV Apromaco luôn luôn chú trọng đến từng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, từng
công đoạn của sản xuất, đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng tại nhà máy, coi chất lượng sản
phẩm tốt là điều kiện tồn tại của chính mình, vì vậy chúng tôi luôn tự hào về sản phẩm của mình
và cam kết rằng Supe Lân Lào Cai của Apromaco là sản phẩm có chất lượng cao hàng đầu tại
Việt Nam.
Để phân biệt rõ sản phẩm Supe Lân Lào Cai với các sản phẩm khác, đồng thời chịu trách
nhiệm đến cùng về chất lượng sản phẩm của mình, chúng tôi đã cho đóng hàng trong bao PP có

màu vàng óng, trên mặt bao ghi rõ các chỉ tiêu, hàm lượng cụ thể, tên đơn vị sản xuất, ngày sản
xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo an toàn để bà con nông dân thuận lợi trong sử
dụng.
Mặc dù sản phẩm Supe lân của Apromaco mới ra đời từ 2010 nhưng đã được bà con nông
dân cả nước đánh giá cao về chất lượng. Sản lượng sản xuất hàng năm đều được tiêu thụ hết.
Việc ra đời sản phẩm Supe Lân Lào Cai không những bổ sung thêm một lượng phân bón có chất
lượng cao cho sản xuất nông nghiệp trong nước mà còn tham gia xuất khẩu sang các thị trường
ngoại như Đài Loan, Nhật Bản.
Tiếp tục góp phần cung ứng các sản phẩm có chất lượng tốt ra thị trường phân bón Việt
Nam, Apromaco đã xây dựng xong nhà máy NPK công suất 150.000 tấn/năm với dây truyền
công nghệ tiên tiến, hiện đại và bắt đầu cho ra sản phẩm từ tháng 9/2013.
Sản phẩm NPK của Apromaco có nhiều loại, bao gồm NPK 5-10-3-8S, ngoài các hàm
lượng hữu hiệu P2O5 10%, Nitơ 8%, Kali 3% còn có lưu huỳnh 8%, SiO2 4,5%, Ca 20%, MgO
22% và các nguyên tố vi lượng khác.
Sản phẩm NPK 12-5-10-14S ngoài các hàm lượng hữu hiệu Nitơ 12%, P2O5 5%, Kali
10%, còn có Lưu huỳnh 14%, CaO 10%, MgO 13%, SiO2 2,5% và các yếu tố vi lượng khác.
Sản phẩm NPK 16-16-8- 13S có các hàm lượng P2O5 16%, Nitơ 16%, Kali 8% , lưu
huỳnh 13% và các yếu tố vi lượng khác …
Công ty có chủ trương phối hợp với Viện Khoa học nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ
nhưỡng… nghiên cứu để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho từng loại
cây trồng ở từng giai đoạn sinh trưởng cho phù hợp với từng vùng nhằm giúp cho nhà nông tiết
kiệm được chi phí, sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Với phương châm “Cùng nhà nông vun trồng thịnh vượng” Apromaco sẽ không ngừng
phấn đấu, nâng cao năng lực phục vụ, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm có lợi cho nhà nông,
ổn định chất lượng sản phẩm, để tiếp tục xứng đáng là người bạn đồng hành tin cậy của bà con
nông dân trên mọi miền đất nước.
Trên đây là một số ý kiến tham luận tại Hội thảo phân bón Quốc gia do Hiệp hội Phân
bón Việt Nam phối hợp với các Bộ ngành tổ chức. Xin trân trọng cám ơn các vị đại biểu đã lắng
nghe, xin kính chúc sức khỏe và chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cám ơn./.

troTimes) - Năm 2014, dự báo lượng cung phân bón tiếp tục tăng mạnh cả trên thế giới
cũng như trong nước và không có nhiều biến động về giá. Riêng nguồn cung phân urê
trong nước đang đứng trước tình trạng cung vượt cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón trước viễn cảnh cạnh tranh ngày càng gay
gắt.
Nguồn cung dồi dào
Mới đây, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết nhu cầu phân bón hóa
học cho sản xuất nông nghiệp nước ta trong năm 2014 cần gần 11 triệu tấn các loại, tăng cao hơn
so với mức 10,3 triệu tấn năm 2013. Trong đó, nhu cầu phân urê 2,2 triệu tấn, phân SA 900 nghìn
tấn, phân kali 960 nghìn tấn, phân DAP 900 nghìn tấn, phân NPK 4 triệu tấn NPK và phân lân
1,8 triệu tấn.
Sản phẩm phân bón mới NPK Phú Mỹ của PVFCCo đã đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời
gian qua
Hiện nay, với khoảng 500 cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng
được trên 80% nhu cầu sử dụng phân vô cơ với tổng sản lượng sản xuất hàng năm đạt trên 8 triệu
tấn các loại. Quan trọng hơn, năng lực sản xuất một số loại phân bón chính (urê, NPK, Lân) –
những loại phân bón có ảnh hưởng lớn trên thị trường phân bón đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng
trong nước.
Còn theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá phân bón trên thị trường thế giới trong thời gian
tới tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong nước, do nguồn cung phân bón tương đối dồi dào nên
giá phân bón ở thị trường trong nước trong thời gian tới sẽ tiếp tục ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ.
Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), trong năm 2014 tuy không có biến động gì
lớn về giá cả, song các doanh nghiệp phân bón trong nước sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều vì hiện
Mỹ đã xây dựng nhà máy urê mới tại Dakota và mở rộng nhà máy sản xuất urê Solagan với tổng
công suất hai nhà máy lên 1,6 triệu tấn/năm. Các nhà máy phân bón urê hợp tác giữa Sonartach
OCI và Sorfert Algeria có sản phẩm 1,3 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy ở Bắc Phi và
Trung Đông thay thế một loạt công nghệ mới và mở rộng năng suất thêm 2 triệu tấn. Do hiệu quả
của công nghệ mới nên giá urê ở hai khu vực này dự kiến sẽ rẻ hơn từ 70 - 120 USD/tấn so với
các loại urê sản xuất bằng công nghệ cũ.

Trong khi đó, năng lực sản xuất phân urê trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,34 triệu tấn/năm,
bao gồm: Đạm Phú Mỹ 800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn, Đạm Hà Bắc 180.000 tấn, Đạm
Ninh Bình 560.000 tấn. Dự kiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180.000 tấn lên
500.000 tấn/năm, cả nước sẽ có 2,660 triệu tấn/năm. Như vậy, cuối năm 2014, theo dự báo sản
lượng urê sản xuất trong nước của ta sẽ dư thừa ít nhất 400.000 tấn nên việc hướng đến xuất
khẩu phân đạm là điều tất yếu
Khu vực xuất bán sản phẩm phân đạm hạt đục của Nhà máy Đạm Cà Mau
Một điều đáng lưu ý là thế giới lại đang có xu thế tăng cường sử dụng phân bón NPK khoáng
thiên nhiên và phân hữu cơ chất lượng cao thay thế dần dần phân hóa học đang phát triển mạnh
như công nghệ hitech, công nghệ nano, công nghệ tháp cao, công nghệ emzyme, công nghệ sinh
học, công nghệ phân tử nên giá thành sản phẩm các loại phân bón này rất rẻ, sẽ kéo theo các loại
phân hóa học khác giảm giá thành đáng kể. Do đó, các sản phẩm phân bón hóa học độc hại, gây
ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và môi trường tại Việt Nam về lâu dài nếu không cải tiến và đổi mới
công nghệ sẽ bị mất thị phần, thậm chí có nguy cơ phải đóng cửa.
Ngoài ra, các nhà máy sản xuất phân bón của Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề về
phân bón nhập khẩu nhất là phân urê có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá bán thấp hơn so với giá
urê sản xuất trong nước tràn vào Việt Nam cùng với đó là tình trạng phân bón giả, kém chất
lượng vẫn còn diễn biến phức tạp khiến thị trường phân bón cạnh tranh không lành mạnh, khó
kiểm soát.
Giá phân bón trong nước được cho là đang có xu hướng giảm do giá phân bón thế giới giảm,
lượng phân bón nhập khẩu tăng do Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu xuống còn 2%. Trong khi
nhu cầu tiêu thụ phân bón đạt mức thấp do ảnh hưởng của thời tiết xấu tại nhiều địa phương
Ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng:
Năm 2014, dự báo lượng cung phân bón sẽ tiếp tục tăng mạnh cả trên thế giới và trong nước.
Năm 2014, thế giới tăng thêm 4,7 triệu tấn urê. Riêng với phân urê, năm 2014 sản xuất trong
nước đã đủ và dư thừa, còn hướng tới xuất khẩu. Với phân kali, năng lực sản xuất kali đang phát
triển mạnh ở Canada, Nga, Belarus, Argentina, Trung Quốc, Jordan, Lào với sản lượng tăng thêm
14 triệu tấn/năm vào năm 2014. Về giá cả, do các loại phân bón vô cơ phát triển mạnh và thay
đổi cơ cấu phát triển các chủng loại phân bón hữu cơ, NPK chất lượng cao, nhiều chế phẩm khác

và do biến đổi khí hậu nên giá thành phân bón các loại hầu hết đều không tăng, giá giảm dần
đến năm 2014- 2015.
Lành mạnh hóa thị trường
Trong buổi làm việc mới đây với Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem), khi nói
về bối cảnh thị trường phân bón hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho rằng
dù đã có bước thay đổi lớn từ việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu nay đã chủ động
thị trường nhưng trong năm 2013 vừa qua, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước vẫn chỉ
đáp ứng được khoảng 60% trong 10,3 triệu tấn sản phẩm. Cạnh tranh trong lĩnh vực phân bón
đang “hết sức gay go” khi các doanh nghiệp phải đối mặt với các sản phẩm nhập lậu giá rẻ, hàng
giả, hàng kém chất lượng tràn lan.
PVFCCo tổ chức chương trình tặng phân bón cho nông dân nghèo vùng ĐBSCL
Vì vậy, theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một mặt các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần
hết sức linh hoạt, có biện pháp khẳng định thương hiệu, chất lượng, ứng phó với phân bón giả,
lấy lại thị trường. Mặt khác, các ngành quản lý phải hết sức quyết liệt, triệt để trong kiểm soát thị
trường, phòng chống các vi phạm, cạnh tranh không lành mạnh.
Năm 2014, để thị trường phân bón trong nước ổn định và hạn chế tối đa tình trạng phân bón giả,
kém chất lượng, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề nghị: Trước tiên, cần tái cơ cấu lại thị trường
phân bón. Hiện nay, hệ thống cung ứng chồng chéo, nhiều cầu cấp, đội giá thành gây thiệt hại
cho nông dân. Đặc biệt, cần kiện toàn, thắt chặt mạnh chất lượng phân bón và hệ thống sản xuất
phân bón NPK để tránh làm giả, làm nhái. Thứ hai, các bộ, ngành, các tỉnh biên giới với Trung
Quốc cần kiểm soát quyết liệt để ngăn chặn việc gian lận thương mại và nhập khẩu phân bón
kém chất lượng vào Việt Nam. Thứ ba, cần tăng cường phổ biến, hướng dẫn cho các lực lượng
chức năng nắm chắc Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón mới ban hành, am hiểu
các văn bản pháp luật về vi phạm và xử lý phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Được biết vào tháng 11/2013 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP về
quản lý phân bón nhằm nghiêm cấm sản xuất phân bón khi chưa được cấp Giấy phép sản xuất
phân bón; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón giả, phân bón đã bị cấm sử
dụng; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi, tiếp thị phân bón không bảo đảm quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc kinh doanh phân bón đã hết hạn sử dụng
Thống kê cho thấy cả nước hiện có đến 500 doanh nghiệp sản xuất phân bón và trên dưới 30.000

đại lý kinh doanh phân bón, trong đó có không ít cơ sở làm ăn chụp giật, kinh doanh hàng gian,
hàng giả đã gây nhiễu loạn thị trường phân bón trong thời gian qua.
Theo nhận định, khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/2/2014 sẽ giúp hạn chế
bớt tình trạng sản xuất phân bón lộn xộn như hiện nay, tránh thiệt hại không đáng có cho doanh
nghiệp làm ăn chân chính và người nông dân trong thời gian tới.
Giá bán lẻ phân bón trong cả nước nhìn chung khá ổn định, một số chủng loại có xu hướng giảm
nhẹ.
Dự kiến hết tháng 7/2009, nhu cầu sử dụng phân bón sẽ tăng cao hơn vì chuẩn bị cho vụ mùa
2009. Tuy nhiên, do giá thế giới ổn định, nguồn cung dồi dào nên giá phân bón trên thị trường ổn
định hoặc chỉ tăng nhẹ.
Nhu cầu phân urê cho vụ mùa năm 2009 của cả nước dự kiến là 480.000 tấn, trong đó miền
Bắc là 170.000 tấn, miền Trung là 60.000 tấn và miền Nam là 200.000 tấn.
Nguồn cung sẽ là 450.000 tấn.
Theo Tổ Điều hành thị trường, giá phân bón urê đã có xu hướng tăng trong 5 tháng đầu năm
2009 (do giá thế giới, tác động tăng thuế nhập khẩu, nhu cầu sử dụng mang tính mùa vụ) và sau
đó đã dần ổn định và giảm nhẹ trong tháng 6/2009 do nguồn cung dồi dào. Giá bán lẻ phân urê từ
5.200 - 5.500 đồng/kg hồi tháng 1/2009, liên tục tăng từ tháng 2 tới tháng 4, lên mức 6.700-7.200
đồng/kg (tháng 4/2009) chủ yếu do nhu cầu phân bón phức vụ vụ đông xuân ở miền Bắc từ
tháng 1 đến tháng 3/2009, giảm nhẹ từ tháng 5/2009, hiện phổ biến ở mức 6.000-6.300 đồng/kg.
Giá phân DAP vẫn duy trì ổn định ở mức thấp. Nhìn chung, phân DAP là sản phẩm có mức
giá giảm mạnh nhất trong 6 tháng trở lại đây.
Phân Ure, là một sản phẩm giá tương đối nhiều biến động từ đầu năm đến nay, tuy nhiên trong
2 tuần qua giá phân Ure lại tương đối ổn định và có xu hướng giảm. Giá tại Trà Vinh là
6.800đồng/kg; tại Hồ Chí Minh là 6.100 đồng/kg ; An Giang 6.000 đồng/kg; Cần Thơ
6.200đồng/kg. Riêng tại Hà Nội giá giảm nhẹ: 6.500 đồng/kg, giảm 6.00 đồng/kg so với tuần
trước. Phân SA tại Đồng Nai vẫn duy trì xu hướng giảm, giá phân Kali tại An Giang trong tuần 2
của tháng 7 đã giảm mạnh ở mức thấp nhất từ đầu năm trở lại đây (10.800 đồng/kg).
Nhìn chung, đồ thị giá phân bón trong tháng 7/2009 vẫn có hướng đi xuống, thị trường phân
bón Việt Nam tương đối ổn định.
Mặc dù đang vào chính vụ hè thu ở ĐBSCL, nhưng sức mua tại thị trường phân bón vẫn yếu

kém. Mặt khác, tình trạng phân bón giả vẫn luôn nỗi lo của bà con nông dân. Báo Nông
thôn nhận định, để thị trường phân bón ổn định, đảm bảo chất lượng, các Bộ, ngành có liên quan
cần rà soát điều chỉnh lại quy chế, quy định trong lĩnh vực kinh doanh phân bón và có chế tài xử
phạt nghiêm khắc
Triển vọng, sức mua phân bón tại các thị trường trong cả nước ở mức thấp, cung phân bón dồi
dào. Hiện nay trên thị trường cả nước, cung phân bón vẫn lớn hơn cầu. Giá phân bón trong thời
gian tới vẫn giữ ở mức ổn định ở mức thấp.
Ở các thị trường khác :
Tại Trung Quốc , giá MAP không có nhiều biến động lớn, tuy nhiên đã có những dự đoán
không tốt cho thị trường này trong tương lai gần. Còn thị trường phân DAP vẫn theo xu hướng
của tuần trước tiếp tục giảm, trong thời gian lại gần như đóng băng.
Hội nghị Phân bón Đông Âu sẽ được tổ chức tại Riga, thủ đô Latvia. Hiện nay thị trường
phân bón thế giới vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn, tuy nhiên trong tuần đã xuất hiện những tín
hiệu khởi sắc. Tại Châu Á, Ấn Độ tiếp tục mua vào Ure, tháng 7 -8/09 Ấn Độ sẽ nhập 150 nghìn
tấn Ure. Ở Tây bán cầu, đặc biệt là Mỹ la tinh cũng có một số đơn đặt hàng. Khu vực vùng biển
Baltic, giá có đôi chút tăng cao do các nhà sản xuất thời gian gần đây cắt giảm sản lượng.
Như vậy, nguồn cung phân bón trên thế giới dồi dào, trong khi đó cầu không tăng. Trong thời
gian ngắn cung và cầu phân bón thế giới chưa thể cân bằng được, do đó giá phân bón thế giới
vẫn có xu hướng giảm.
Nguồn "Tin tức + Bản tin TT và TMPB tuần”
Dự báo tình hình thị trường phân bón tháng 4: Nhu cầu tiêu thụ thấp, giá ổn định


Tình hình thị trường phân bón trong nước trong những ngày qua khi đợt bón phân chính kết thúc
có vẻ suy yếu nhẹ trở lại. Nguyên nhân là vụ hè thu chưa đến, tình trạng hạn hán vẫn đang tiếp
diễn, do đó nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân vẫn ở mức thấp. Và thời điểm hiện tại, các
đại lý đang chuẩn bị nhập hàng để phục vụ vụ hè thu sắp tới, giá cả cũng ổn định.
Theo nhận định của giới chuyên môn, thị trường phân bón có thể vẫn chưa xuống tới đáy, những
áp lực từ chênh lệch cung-cầu có thể đẩy giá xuống thấp hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều
này còn tuỳ thuộc vào từng khu vực.

Nhu cầu tăng nhưng còn thấp
Tại các tỉnh duyên hải Miền Trung thời tiết tiếp tục nắng nóng, những trà lúa sớm Vụ Đông
Xuân đã thu hoạch xong, hiện bà con nông dân đã và đang chuẩn bị làm đất để tiếp tục xuống
giống sớm vụ lúa Hè Thu để tiết kiệm nguồn nước tưới. Hiện nay diện tích đã xuống giống
khoảng 1.000 ha. Do đó, dự báo khả năng nhu cầu phân bón sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.
Thị trường phân bón tại khu vực Miền Trung đã có những dấu hiệu khả quan, giá các mặt hàng
phân bón nhìn chung giữ ở mức ổn định, sức mua trên thị trường đang có xu hướng tăng nhưng
chưa nhiều. Các cửa hàng đang chuẩn bị bắt đầu nhập hàng tuy nhiên vẫn còn ở mức hạn chế do
nhu cầu hiện nay tại khu vực đang xuống ở mức thấp vì đã cuối vụ Đông xuân.
Tại khu vực Tây Nguyên có mưa cục bộ một số vùng, chủ yếu là ở khu vực Đăk Lăk, nhưng
lượng không đáng kể. Giao dịch phân bón đã tăng so với tuần trước, nhiều cửa hàng và nông
trường đang bắt đầu mua phân bón về dự trữ cho mùa mưa. Dự báo nhu cầu phân bón trong vài
ngày tới sẽ tăng mạnh chủ yếu là URE, Lân và Kali.
Khu vực Đông Nam Bộ đang cuối vụ Đông Xuân, dự kiến đầu tháng 4 bắt đầu vào vụ Hè Thu.
Vụ Hè Thu 2013 đã xuống giống được hơn 370.000 ha ở hầu hết các tỉnh Miền Tây, riêng tỉnh
Bến Tre, Bạc Liêu và Cà Mau do thiếu nước ngọt, chờ mưa nên xuống giống muộn dự kiến cuối
tháng 04 đầu tháng 05 sẽ xuống giống ở các khu vực. Do đó, nhu cầu phân bón khu vực tập trung
vào khoảng đầu tháng 5 và gia tăng ở các khu vực đã xuống giống lúa Hè Thu.
Trước tình hình này, dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón trong thời gian đến ổn định, có khả năng
sẽ bắt đầu tăng khi các nông trường Cà phê, Cao su bước vào đợt đấu thầu chuẩn bị hàng cho
mùa mưa.
Giá sẽ ổn định
Trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình phân bón trên thị trường thế giới tại thời điểm đầu
tháng 04/2013 khá trầm lắng, giá giảm nhẹ ở các thị trường lớn. Dự báo trong thời gian tới, khi
nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Mỹ, Pakistan, Ấn Độ tăng lên do vào vụ thì thị trường sẽ sôi động
hơn.
Tại thị trường trong nước, theo thông tin khảo sát thị trường tuần này, giá bán ra của các đại lý
giao tại kho ổn định so với tuần trước.
Cụ thể, tại khu vực Bắc Trung Bộ giao dịch chậm lại và giá bán thấp. Đại lý chào bán Đạm Phú
Mỹ cho cửa hàng ở mức 9.400/kg, giao hàng tại kho khách hàng. Còn giá bán lẻ theo bao đến

người dân phổ biến ở mức 515-525.000 đồng/bao (thanh toán tiền ngay).
Đạm Trung Quốc tại Tà Lùng đã sẵn hàng, giao dịch chậm, chủ yếu bán lẻ. Giá tại Tà Lùng
khoảng 8.700đ/kg, chào bán về đồng bằng Bắc bộ từ 9.070 - 9.100đ/kg. Tại cửa khẩu Lào Cai
hàng được chào bán với mức giá 8.900đ/kg.
Đạm Hà Bắc giá chào bán tại cổng nhà máy khoảng 9.500đ/kg (chưa gồm cước vận chuyển), giá
bán lẻ (thanh toán ngay) khoảng 540.000 đồng/bao.
Nhà máy Đạm Ninh Bình hiện đang chào bán tại cổng Nhà máy với mức giá 9.150đ/kg. Giá bán
lẻ Đạm Ninh Bình khoảng 500.000 đồng/bao.
Dự báo giá phân ure tại các vùng miền trong tháng 4 tới không có nhiều thay đổi. Đạm Phú Mỹ
đang giao dịch xấp xỉ ở mức 9.350 – 9.450đ/kg trong tuần này. Đạm Cà Mau khoảng 9.300 đ/kg,
ure Trung Quốc khoảng 9.150 -9.250đ/kg.
Nhìn chung, diễn biến giá cả trên thị trường phân bón, đặc biệt là phân ure, cho thấy giá phân ure
trong nước hiện nay có sự tương ứng với giá thế giới, các doanh nghiệp bán hàng theo sát với giá
thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh. Cộng với chất lượng cao và ổn định, bà con nông dân
ngày càng dành sự ưu tiên và ủng hộ lớn cho các sản phẩm phân đạm sản xuất trong nước, điển
hình là những sản phẩm lâu năm đã có sự tin tưởng của người nông dân như Đạm Phú Mỹ, Đạm
Hà Bắc…
Minh Tú - TBKTVN

×