Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội miền Bắc 1954-1960

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.58 KB, 66 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của Cách mạng Việt Nam, chế độ kinh tế nước ta đã
có những thay đổi rất sâu sắc. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám và sự thành lập
của nhà nước dân chủ nhân dân đã tạo những điều kiện để chúng ta cải biền nền
kinh tế mang nặng tính chất thuộc địa và nửa thuộc địa phong kiến thành một nền
kinh tế độc lập và dân chủ. Nhiệm vụ kinh tế đó chưa thực hiên được bao nhiêu thì
dân tộc ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ và lâu dài chống bọn đế
quốc xâm lược để bảo vệ nền độc lập mới giành được, để bảo vệ nhà nước dân chủ
nhân dân non trẻ.
Trong tình hình như vậy mà phải chuyển nền kinh tế còn mang nhiều tàn tích
thực dân, phong kiến và rất thấp kém thành một nền kinh tế kháng chiến, một nền
kinh tế có khả năng phục vụ cho nhu cầu to lớn của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ
quốc, thật là một sự nghiệp cực kỳ khó khăn. nhưng nhờ vào sự lãnh đạo tài tình
của Đảng và nhà nước dân chủ nhân dân kết hợp với lòng yêu nước cao độ, lòng hy
sinh vô bờ bến và tinh thần phấn đấu tự lực cánh sinh của nhân dân cả nước, một
nền kinh tế kháng chiến đẫ vững vàng như ý chí chiến đấu cứu nước của nhân dân
ta đã xây dựng được và lớn mạnh dần theo đà phát triển của cuộc kháng chiến thần
thánh cứu nước. Nền kinh tế được xây dựng nên trong thời kỳ khói lửa ấy, tuy
không thể nói là phồn thịnh, nhưng đã đảm bảo cho quân và dân ta có đủ cơm ăn áo
mặc để theo đuổi cuộc đấu tranh vũ trang đến thắng lợi.
Nền kinh tế kháng chiến không phải chỉ là một nền kinh tế dân tộc mà nó
còn mang ngày càng nhiều tính chất dân chủ: cuộc cách mạng ruộng đất đã được
thực hiện từng bước ngay trong thời kỳ kháng chiến, một phần lớn ruộng đất trước
đây tập trung trong tay bọn thực dân và phong kiến, lần lượt được chuyển về tay
dân cày, và cuối cùng, những đợt triệt để cải cách ruộng đất tiến hành trước và sau
ngày hoà bình được lập lại đã hoàn toàn xoá bỏ những tàn tích phong kiến trong
nền kinh tế miền Bắc nước ta. Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta đã thu
1
được thắng lợi to lớn, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng khỏi ách đế quốc và
phong kiến.
Chính đảng Mác Lê nin chủ trương cách mạng không ngừng. Cuộc cách


mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành ở miền Bắc có nghĩa là là cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) phải bắt đầu. Nhiệm vụ cơ bản đặt ra trước mắt
chúng ta là phải làm thế nào cải biến nền kinh tế có nhiều thành phần thành nền
kinh tế XHCN thuần nhất, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho
CNXH. Vận dụng một cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin về cách
mạng XHCN và xây dựng CNXH, xuất phát từ tình hình và đặc điểm cụ thể của
nước ta và kết hợp chặt chẽ với hệ thống CHXN thế giới hùng cường, Đảng ta đã
kiên quyết lãnh đạo nhân dân lao động đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh lên
CNXH, và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.
Sự biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội nói chung ở thời kỳ (1954-1960) nhất là
biến đổi trong kinh tế ở thời kỳ này có vai trò và ý nghĩa rất to lớn đối với sự
nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc nói riêng và đối với cả nước nói chung. nó là
giai đoạn mở đầu của sự nghiệp cách mạng mới ở miền Bắc- cách mạng XHCN và
làm nhiệm vụ hậu phương lớn quyết định cho tuyền tuyến miền Nam tiến tới thống
nhất cả nước. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, đã có không ít những nhà
khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu đánh giá và tổng kết ở nhiều góc độ khác
nhau về sự biến đổi cơ cấu kinh tế này. còn riêng với bản thân tôi, với tư cách là
một sinh viên năm thứ tư khoa lịch sử, trong bài chuyên đề này, tôi chỉ xin góp
một chút hiểt biết của mình về sự biến đổi cơ cấu kinh tế – xã hội của miền Bắc từ
1954 - 1960 thông qua việc tìm hiểu sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này,
dựa vào việc đọc một số tài liệu của các đồng chí đã từng giữu những chức vụ quan
trọng của Đảng và nhà nước trong những năm tháng hào hùng đó như: Của đồng
chí Lê Duẩn, đồng chí Trường Chinh, của đồng chí Phạm Văn Đồng, …của viện
kinh tế học, của tác giả Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến, và một số những bài
2
viết trên tạp chí kinh tế chủ yếu là những năm từ 60 –65, tạp chí nghiên cứu lịch sử.
Bài chuyên đề này của tôi gồm có 3 phần:
Phần 1: Tình hình kinh tế miền Bắc trước và sau khi tiếp quản.
Phần 2: Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội miền Bắc 1954-1960
Do phạm vi chuyên đề nhỏ, do việc tiếp cận với tài liệu trong thời gian ngắn

và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong bài viết này không tránh khỏi những
khuyết điểm thiếu xót. Em kính mong thầy và các bạn bổ xung, giúp đỡ.
Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo người đã giúp đỡ
em rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
3
Phần 1. Tình hình kinh tế miền Bắc trước và sau khi tiếp quản
Cách mạng tháng Tám thành công lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, nhưng chưa được bao lâu thì với sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ ngày 23/9/1945
thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược đất nước ta một lần nữa. Nhân dân ta tiếp
tục bắt tay vào thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp can thiệp Mỹ. Do
bối cảnh trong lịch sử như vậy nên nền kinh tế thời kỳ này là nền kinh tế kháng
chiến với những đăc điểm nổi bật: kinh tế diễn ra ở hai khu vực, khu vực tự do và
vùng bị chiếm đóng.
Trong đó ở vùng tự do thì hầu hết là những nơi hẻo lánh, giao thông rất khó
khăn. Nền kinh tế chỉ là kinh tế đóng, đóng là do bị phong toả, không có khả năng
mở với thế giới chứ không phải do chủ trương “bế quan toả cảng”. Cho đến năm
1950 vùng kháng chiến bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Đối với vùng
Pháp chiếm đống, những ranh giới đồng thời là chiến tuyễn, nên quan hệ kinh tế rất
hạn chế. Do đó nền kinh tế kháng chiến về căn bản là dựa vào nội lực. Từ năm
1951, 1952 có một chút quan hệ ngoại thương và viện trợ của Trung Quốc, nhưng
nó không đóng vai trò quan trọng lắm đối với kinh tế chung. Kinh tế về cơ bản là
kinh tế tư nhân. Nông nghiệp nằm trong tay nông dân với hình thức gia đình, sản
xuất nhỏ. Ngoài công nghiệp quốc phòng thì công nghiệp hầu như không có gì,
phần lớn chỉ là sản xuất tiểu thủ công và thủ công để cung cấp những mặt hàng
thiết yếu cho đời sống. Thương nghiệp cũng nằm trong tay những người buôn bán
nhỏ là chính. Kinh tế mang nặng tính chất tự cấp, tự túc. Thị trường còn kém phát
triển. Những thị trấn và phố xá không có vai trò quan trọng lắm về kinh tế. Mậu
dịch quốc doanh từ khi thành lập cho tới khi kết thúc chiến tranh chủ yếu chỉ cung

cấp cho khu vực nhà nước, chưa có khả năng cung cấp cho toàn dân. thị trường bên
ngoài gần như không có (trừ việc mua bán một số yếu phẩm cần thiết cho kháng
chiến từ vùng Pháp chuyển ra). Thị trường nhỏ bé, và chủ yếu chỉ là thị trường thôn
quê truyền thống. Đã thế, vùng kháng chiến dân không đông, nhu cầu rất thấp. Tuỳ
4
theo các chiến dịch, dân số vùng kháng chiến xê xích trong vòng 5,7,10 triệu
người. Phần lớn dân cư đã quen sống gian khổ, cầu không lớn, sức mua rất kém.
Như vậy, do chính sách cai trị của thực dân Pháp, cùng với tác động của chiến
tranh làm cho kinh tế miền Bắc kiệt quệ. Cơ cấu kinh tế miền Bắc là sản xuất nông
nghiệp, lạc hậu; sản xuất nông nghiệp nhỏ, manh mún; công nghiệp hầu như không
đáng kể. Cơ sở hạ tầng cực kỳ nghèo nàn.
Với chiến thắng Đông-xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện
Biên Phủ, đã buộc thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về
nước, lập lại hoà bình trên cơ sở thừa nhận những chủ quyền chủ yếu của ba dân
tộc Đông Dương, kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và can thiệp Mỹ. Do so sánh lực lượng và tình hình chính trị thế giới
phức tạp lúc đó, theo hiệp định Giơ-ne-vơ đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai
miền Nam- Bắc vơi hai chế độ chính trị khác nhau: miền bắc hoàn toàn được giải
phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ
và các lực lượng tay sai thống trị. Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ của nhân
dân trên cả nước còn chưa hoàn thành. Nhân dân miền Bắc vừa phải lo hàn gắn vết
thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, vừa phải
tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới
thực hiện thống nhất nước nhà.
Do đó, ngay khi hoà bình lập lại, nhân dân miền bắc bắt tay ngay vào tiếp
quản, thực hiện cuộc đấu tranh để giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Lợi dụng 300
ngày chuyển quân tập kết theo quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ, thực dân Pháp
phối hợp với đế quốc Mỹ ra sức phá hoại miền Bắc. Chúng cài lại gián điệp, đốt
phá kho tàng, phá hoại những công trình công cộng, những di tích lịch sử và văn
hoá( như phá chùa Một Cột, cầu Phủ Lạng Thương, nhà máy điện Uông Bí…).

Chúng vơ vét tài sản, vật tư, tháo rỡ máy móc thiết bị, mang theo hoặc huỷ hoại hồ
sơ, tài liệu hòng gây khó khăn cho ta trong việc kiểm kê, điều hành công việc và
hoạt động sau này. Chúng đóng cửa nhà máy, hãng buôn, công sở, trường học làm
5
cho sinh hoạt ở thành phố, thị xã ngừng trệ. Chúng còn tung tin xuyên tạc, bôi nhọ
chế độ miền Bắc, biạ đặt tin “chính phủ Việt Nam cấm đạo”, “chúa đã vào Nam”…
để ra sức lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng bức gần một triệu đồng bào công giáo di cư vào
Nam. chúng ra sức lôi kéo, mua chuộc các chuyên gia vào Nam.
Lợi dụng nếp sống lạc hậu, mê tín dị đoan của đồng bào miền núi, chúng bịa
ra việc “xưng vua”, “đón vua”, xúi giục đồng bào chống lại chính sách của chính
phủ, bỏ sản xuất, gât mất trật tự an ninh . nhân dân miền Bắc nhất là nhân dân
những vùng sắp giải phóng, đã tiến hành các cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại âm
mưu trên của địch.
Phong trào đấu tranh bảo vệ máy móc, tài sản của công nhân đã diễn ra mạnh
mẽ ở nhiều nơi. Hàng nghìn cán bộ đảng viên và các đoàn thể quần chúng đã lăn
lộn, đi sâu vào từng gia đình ở thành phố, thị xã, nông thôn để vận động quần
chúng chống địch cướp phá tài sản, vận động binh lính người Việt trong quân đội
“liên hiệp Pháp” trở về với gia đình và chống địch cưỡng ép đồng bào di cư vào
nam. Miền Bắc lần lượt được giải phóng. Việc tiếp quản vùng mới giải phóng, nhất
là các thành thị, hoàn toàn tốt đẹp. Ngày 16/5/1955 toán lính Pháp cuối cùng rút
khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng.
Sau khi tiếp quản xong, dân số miền Bắc thay đổi không đáng kể so với thời
kỳ trước (13.574000 người). Nhưng kinh tế thì lại gặp rất nhiều khó khăn. Hồ Chủ
Tịch đã nói về cảnh tượng của miền Bắc lúc đó như sau: “ chiến tranh xâm lược
của bọn thực dân đã làm cho nền kinh tế nước ta kiệt quệ. 1/7 ruộng đất bị bỏ
hoang, 1/3 ruộng đất không có nước tưới để cày cấy, các công trình thuỷ lợi đều bị
phá huỷ, 1/4 số trâu bò bò bị bắn giết. Hàng chục vạn nóc nhà, hàng trăm thị trấn
lớn nhỏ bị đốt trụi. Số nhà máy đã ít ỏi lại đều bị giặc tàn phá, máy móc bị tháo rỡ
mang đi, sản xuất bị bế tắc. Đường sá, cầu cống, xe cộ phần lớn bị phá hoại. ở
thành phố, hàng chục vạn công nhân thất nghiệp. Nạn đói đe doạ khắp nơi.”

1

1
Báo cáo của hồ chủ tịch tại hội nghị chính trị đặc biệt ngày 27/2 tháng 3 năm 1964, NXB sự thật, Hà
nội, 1964 tr5) .
6
Trong nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc, bị thiệt hại nặng
nề: 1.430.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang, hàng vạn trâu bò bị giết hại, nông cụ bị đốt
huỷ, 8 công trình thủ nông lớn và nhiều công trình thuỷ nông vừa và nhỏ bị phá
huỷ. Phần lớn ruộng đất chỉ làm một vụ, năng suất rất thấp. Kỹ thuật canh tác thô
sơ, thiên tai nặng nề. Sức kéo chủ yếu là trâu bò, nhưng thiếu nghiêm trọng do hàng
vạn trâu bò bị giết trong chiến tranh. Những đồng bào công giáo bị dụ dỗ cưỡng ép
di cư vào Nam đã để lại hàng chục nghìn ha ruộng đất bị bỏ hoang. Trên 1 triệu
người bị đói, làng mạc bị đốt phá trơ trụi, xơ xác…vv. Nông nghiệp miền Bắc lúc
này chỉ còn lại là một nền kinh tế sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu. Và trên thực tế
nông nghiệp miền Bắc đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong sản xuất.
Trong công nghiệp, phần lớn nhà máy xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt
động cầm chừng. Nguyên liệu, nhiên liêu máy móc thiếu nghiêm trọng. Gần 50%
kho tàng, công sở bị phá hoại. Tại Hà Nội, Hải Phòng, khi ta vào tiếp quản chỉ có
nhà máy điện và nhà máy nước hoạt động. Sản lượng mỏ than Hồng gai chỉ còn
986000 tấn, giảm 40% so với năm 1939. vài năm sau khi tiếp quản giá trị sản lượng
công nghiệp còn rất thấp, chiếm chưa đầy 10% tổng số giá trị sản lượng công nông
nghiệp.
Trong giao thông vận tải mạch máu của nền kinh tế quốc dân bị phá huỷ
nghiêm trọng. Hàng nghìn km đường sắt bị tàn phá, chỉ có hơn 100 km tuyến
đường sắt hà Nội-Hải Phòng hoạt động; 3500 cầu cống bị phá huỷ, phương tiện vận
tải thiếu thốn, việc giao lưu giữa các vùng gặp rất nhiều khó khăn.
Thương nghiệp bị đình đốn, các hoạt động đầu cơ, nâng giá lũng đoạn thị
trường diễn ra phổ biến. Nhà nước mới chỉ nắm được 40,5% khối lượng hàng hoá
bán buôn và 22,5% hàng bán lẻ. Sản xuất ngừng trệ, lưu thông phân phối khó khăn,

hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng. Tiền tệ chưa thống nhất, nền kinh tế quốc dân ở
miền Bắc mất cân đối gay gắt. Hàng chục vạn người thất nghiệp, kể cả hàng vạn
binh lính nguỵ bỏ ngũ, về các địa phương. Nạn đói lan tràn khắp nơi. Tháng 9/1954
7
miền Bắc có gần nửa triệu người bị đói. Do chính sách ngu dân cuả thực dân Pháp
và do hoàn cảnh chiến tranh, nền giáo dục miền Bắc ở trong tình trạng thấp kém,
hàng triệu người bị mù chữ. Năm 1955, cả miền Bắc chỉ có 30 kỹ sư và cán bộ kỹ
thuật. Mạng lưới y tế lạc hậu, nhiều dịch bệnh như sốt rét, lao phổi, hoa liễu, đau
mắt hột…hoành hành phổ biến. Thực dân Pháp còn lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn
giáo để gây thêm những khó khăn phúc tạp chia rẽ trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Tình hình kinh tế sau tiếp quản đã đặt ra cho nhân dân miền Bắc rất nhiều
khó khăn trong việc bắt tay vào làm nhiệm vụ kinh tế mới và làm hậu phương vững
chắc cho tuyền tuyến miền Nam.
Tuy vậy, Đảng và nhà nước ta đã xác định những khó khăn đó chỉ là những
khó khăn tạm thời, trước mắt. Sự thực là bên cạnh những khó khăn, thì miền Bắc
cũng có rất nhiều những thuận lợi để làm nhiệm vụ đó. Trước hết là, khi kết thúc
quá trình tiếp quản chúng ta có nhà nước dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ của
chuyên chính vô sản, làm đòn bẩy cho mọi cuộc cải tạo kinh tế và xã hội. Chúng ta
có nền kinh tế quốc doanh xây dựng từ trong kháng chiến và được củng cố sau khi
hoà bình. Trong khu vực sản xuất công nghiệp nhà nước, lực lượng cán bộ kỹ thuật
tuy không nhiều, nhưng ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà đã đào tạo những cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc thế hệ đầu
tiên. cho nên ngay những năm đàu sau giải phóng miền Bắc đã có khoảng 300 cán
bộ tốt nghiệp đại học và cao đẳng và gần 1000 cán bộ kỹ thuật trong biên chế cán
bộ công nhân viên. Nhất là chúng ta có Đảng lao động Việt Nam, Đảng của giai
cấp công nhân, trải qua 30 năm giữ bá quyền lãnh đạo cách mạng và kháng chiến
thắng lợi, có uy tín hết sức lớn lao, có kinh nghiệm già dặn. Còn nhân dân lao động
thì rất phấn khởi và tin tưởng vào tương lai của mình sau khi thắng được bọn đế
quốc mạnh hơn. Giai cấp tư sản dân tộc thì đã từng hoặc ít nhiều ủng hộ cách mạng
và kháng chiến. Về mặt kinh tế họ phụ thuộc vào nhà nước dân chủ nhân dân. Sau

khi cách mạng thành công đã quét sạch những trở ngại của tư bản ngoại quốc và
chế độ phong kiến bảo thủ, các nhà tư sản dân tộc sẵn sàng bỏ vốn mua máy móc,
8
mở mang kinh doanh đó là lẽ tất nhiên của khuynh hướng phát triển chủ nghĩa tư
bản dân tộc khi có điều kiện. Mặc dù cải cách ruộng đất mới chỉ đang thực hiện
nhưng trải qua các cuộc cải cách ruộng đất từng phần đó, người nông dân lao động
đã một phần có ruộng đất trong tay, họ đã có đựơc sống dễ chịu và khá giả hơn.
Đặc biệt thuận lợi hơn nữa là khi chúng ta bắt tay vào làm cách mạng XHCN
và xây dựng CNXH ở miền Bắc thì các nước XHCN đã trở thành một hệ thống thế
giới vững mạnh đứng đầu là Liên Xô. thế cân bằng giữa CNXH và CNTB đã dần
được xác lập. Liên Xô và các nước Đông Âu đang bắt tay vào công cuộc xây dựng
kinh tế. Trung Quốc tiếp tục thực hiện cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông
nghiệp, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Với những tiềm lực đó các nước XHCN
anh em đã viện trợ cho chúng ta rất nhiều cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Có thể nói rằng tất cả những thuận lợi đó chính là những điều kiện giúp
chúng ta nhanh chóng vượt qua những khó khăn ở trên. Nước ta bị chia cắt đất
nước, điều đó tất nhiên làm mất chỗ bổ sung giữa hai miền; nhưng đó không phải là
trở ngại không thể vượt qua. Trái lại việc đất nước bị chia cắt càng kích động lòng
yêu nước của nhân dân ta vượt mọi khó khăn xây dựng miền Bắc vững mạnh, làm
cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Phần 2. Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc từ 1954-1960
Xuất phát từ hoàn cảnh quốc tế và trong nước đã trình bày ở trên, nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đề ra nhiệm vụ của miền Bắc là chuyển sang làm
nhiệm vụ cách mạng XHCN. Lê nin nói: “cách mạng dân chủ tư sản thành công,
chúng ta không dừng lại nửa đường mà sẽ lập tức tiến lên cách mạng XHCN, dựa
vào lực lượng của giai cấp vô sản có tổ chức và có giác ngộ”. tập trung đầu tư xây
dựng lại nền kinh tế mới, kinh tế XHCN. Từ đó Đảng lãnh đạo nhân dân ta xây
dựng nền kinh tế mới.
9
Đầu năm 1955, chính phủ đã đề ra trương trình khôi phục kinh tế mà những

nét lớn đã được kỳ họp thứ 4 của quốc hội (tháng 3/ 1955) thông qua. Tại kỳ họp
thứ 4 (tháng 3/1955), Quốc hội nhấn mạnh : “ nhiệm vụ chung của thời kỳ khôi
phục kinh tế là dựa vào sức lực của nhân dân ta, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của
các nước bạn-sức ta là chính-nhằm khôi phục sản xuất nông nghiệp, tiểu công
nghiệp và công nghiệp; khôi phục thương nghiệp và bình ổn giá cả, củng cố nền tài
chính quốc gia; khôi phục giao thông vận tải”
2
2.1. Trong nông nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm của công nghiệp hoá XHCN ở nước ta là tiến thẳng
lên CNXH không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là
chúng ta đi lên CNXH xuất phát từ nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở để thực
hiện công nghiệp hoá XHCN. Nắm vững quan điểm đó, ngay sau khi hoà bình lập
lại, trong lĩnh vực kinh tế điều quan trọng trước tiên đựơc Đảng quan tâm là đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết của bộ chính trị Trung ương Đảng tháng
9/1954 đã chỉ rõ:“ sau đình chiến, chúng ta đứng trước một nhiệm vụ to lớn trong
công tác kinh tế là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, giảm
bớt những khó khăn về đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế một cách có kế
hoạch và làm từng bước, mở rộng việc giao lưu kinh tế giữa thành thị và thôn
quê…trong thời kỳ phục hồi, trước hết cần nắm vững việc phục hồi và phát triển
sản xuất nông nghiệp. Đó là vấn đề then chốt, cơ sở của việc cải thiện đời sống của
nhân dân, phồn thịnh kinh tế, mở rộng việc giao lưu hàng hoá”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân vừa kết thúc ở miền Bắc thì giai đoạn cách mạng XHCN được tiếp nối ngay.
Trước hết là hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất: cuộc cải cách được bắt
đầu từ trong những năm cuối của cuộc kháng chiến và đã kết thúc thắng lợi vào
cuối năm 1957. Cải cách ruộng đất thực hiện thắng lợi đã đưa lại cho hơn 2 triệu
2
Khoá họp thứ 5 quốc hội nước VNDCCH, Quốc hội xuất bản năm 1956, tr156.

10

gia đình nông dân lao động 810.000 ha ruộng đất, hơn một trăm nghìn trâu bò, 1,8
triệu nông cụ tịch thu của giai cấp địa chủ. Thắng lợi này tạo tiền đề củng cố, phát
triển miền Bắc về mọi mặt. Ước mơ ngàn năm của người nông dân về “mảnh ruộng
của mình” đã được thực hiện.
Thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc là kết quả của quá trình
đấu tranh cách mạng chống đế quốc và phong kiến của nhân dân ta, dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Qua cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ đã bị đánh đổ toàn bộ, quan
hệ sản xuất phong kiến đã bị xoá bỏ triệt để, khẩu hiệu người cày có ruộng đã hoàn
toàn trở thành hiện thực. Tuy trong cải cách ruộng đất chúng ta đã phạm một số sai
lầm nghiêm trọng nhưng không thể vì thế mà phủ nhận những thành quả to lớn nói
trên. Đó chính là cơ sở của việc khôi phục và phát triển kinh tế nói chung và nông
nghiệp nói riêng trong những năm đầu hoà bình mới được lập lại, nó đã góp phần
rất lớn vào việc bình ổn giá lương thực, ổn định đời sống của nhân dân, tạo điều
kiện tiên quyết cho phong trào hợp tác hoá nông nghiệp.
Ban chấp hành Trung ương Đảng, tại hội nghị lần thứ 10, đã nhận định về cải
cách ruộng đất như sau: “ Đó là một cuộc chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị xã
hội. Nguyện vọng lâu đời của nông dân Việt Nam đã được thoả mãn, khẩu hiệu
người cày có ruộng đã được thực hiện. Trình độ giác ngộ giai cấp của nông dân lao
động đã được nâng cao một phần. Hàng triệu nông dân lao động đã thấy rõ rằng
chính Đảng ta, và chế độ ta đưa lại ruộng đất cho họ. Sức sản xuất to lớn ở nông
thôn đang đổi mới, do đó sức sản xuất to lớn ở nông thôn đã bước sang một giai
đoạn mới trong việc phát triển nông nghiệp, mở đường cho công thương nghiệp
phát triển và góp phần quan trọng vào công cuộc củng cố miền Bắc, phát triển kinh
tế và văn hoá của nước nhà”.
Tiếp sau đó là hợp tác hoá nông nghiệp.
Muốn cho nông nghiệp là cơ sở để công nghiệp hoá thì phải làm cho nông
nghiệp và công nghiệp phát triển từng bước cân đối với nhau, và muốn tạo ra sự
cân đối đó thì phải hợp tác hoá nông nghiệp. Hơn nữa sau khi hoàn thành cuộc cải
11
cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu về ruộng đất phong kiến, thực hiện khẩu

hiệu người cày có ruộng, đời sống của nông dân ở miền Bắc đã được cải thiện một
phần, nhưng nói chung còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, và với nền kinh tế cá thể,
trước mắt nông dân có hai con đường: con đường làm ăn riêng lẻ, tự phát tư bản
chủ nghĩa và con đường hợp tác hoá tiến lên CNXH . Nếu sau khi xoá bỏ chế độ
chiếm hữu ruộng đất phong kiến, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân
cá thể, giai cấp công nhân không kịp thời giáo dục và tổ chức nông dân đi vào con
đường làm ăn tập thể thì khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát trong nông dân sẽ
phát triển. Lê nin nói: “ nền tiểu sản xuất thì lại từng ngày, từng giờ đẻ ra chủ nghĩa
tư bản và giai cấp tư sản, một cách tự phát và trên những quy mô rộng lớn”
3

Ở miền Bắc, trên thực tế sau cải cách ruộng đất, khuynh hướng tư bản chủ
nghĩa tự phát đã bộc lộ trong thời kỳ sửa sai từ cuối năm 1956 đầu năm 1957. Sự
phân hoá mới về giai cấp bắt đầu nảy sinh ở nông thôn. Một số bần nông và trung
nông lớp dưới đã bị sa sút, phải bán bớt ruộng đất trâu bò, không giữ nguyên được
những thành quả của cải cách ruộng đất. Hơn nữa, chế độ bóc lột của phú nông vẫn
còn, kinh tế tiểu nông-chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất của nông dân lại hàng
ngày, hàng giờ sinh ra chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản thành thị lại thường dựa
vào sự mua bán với nông dân cá thể để buôn bán đầu cơ, phá rối thị trường, gây
ảnh hưởng không tốt cho khối liên minh công nông. Do đó phải triệt bỏ nguồn gốc
của chủ nghĩa tư bản ở nông thôn là kinh tế tiểu nông, cắt đứt mối liên hệ giữa chủ
nghĩa tư bản thành thị với nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để cải tạo XHCN đối
với công thương nghiệp tư bản tư doanh, giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa
CNXH và chủ nghĩa tư bản miền Bắc. Đảng ta đã chỉ rõ: “hợp tác hoá nông nghiệp
chẳng những cần thiết để phát triển nông nghiệp, không ngừng cải thiện đời sống
cho nông dân, mà còn cần thiết để củng cố khối liên minh công nông trên một cơ sở
3
V. Lên nin:” Bệnh ẫu trĩ trong phong trào cộng sản”, tiếng Việt NXB sự thật, Hà nội-1957, tr11).

12

mới”
4
Hội nghị trung ương lần thứ 14 cũng đã nhận định rằng: “trong các công tác
cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá chúng ta đã thu được
nhiều thành tích. Nhưng sự lãnh đạo của chúng ta chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm
vụ mới, nhiệm vụ cách mạng XHCN…”, “trong nhiệm vụ khôi phục kinh tế, việc
cải tạo quan hệ sản xuất mới đề ra chậm, nhận thức không được rõ ràng, chấp hành
không được thống nhất”.
Do đó “thực hiện mục đích của sản xuất xã hội chủ nghĩa tức là không ngừng
nâng cao phúc lợi của nhân dân, đòi hỏi phải xây dựng một nền nông nghiệp lớn
XHCN, có năng suất cao, đủ để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và thực
phẩm cho nhân dân. Do đó tập thể hoá là do tác dụng của quy luật kinh tế cơ bản
của CNXH quyết định, nó là điều kiện cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ quan
trọng nhất của việc xây dựng CNXH và thoả mãn những lợi ích thiết thân và căn
bản của nông dân và của tất cả những người lao động”. Trong nghị quyết của hội
nghị Trung ương lần thứ 16 có ghi: “ công nghiệp XHCN nước ta phát triển ngày
một nhanh, theo nguyên tắc tái sản xuất mở rộng. Còn kinh tế tiểu nông thì phát
triển chậm và không phải năm nào cũng tái sản xuất mở rộng và vụ nào cũng tái
sản xuất giản đơn được. Công nghiệp XHCN sản xuât tập trung và có kế hoạch chặt
chẽ, kinh tế tiểu nông phân tán, bấp bênh, thường chịu ảnh hưởng nặng của thị
trường và bị phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vì vậy phải hợp tác hoá nông
nghiệp.”
Hợp tác hoá là một phương thức sản xuất mới. Xây dựng phương thức sản
xuất mới này là một cuộc cách mạng rất quan trọng, rất lớn. Thay đổi cả một lề lối
làm ăn đã trở thành tập quán mấy nghìn năm không phải là một chuyện dễ. Không
thấy hết, không nắm lấy điều quan trọng này để giải quyết, mà chỉ nói chung chung
quan hệ giữa cá thể và tập thể thì thật là chưa đủ. Hợp tác hoá là thay đổi phương
thức sản xuất cũ, xây dựng một phương thức sản xuất mới. Cái mới nhất là từ sản
4
Nghị quyết của hôi nghị trung ương lần thứ 16 tháng 4/1959) về vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp, ban chấp

hành trung ương Đảng lao động Việt Nam xuất bản, 1959 tr11.
13
xuất cá thể sang sản xuất tập thể, từ qủan lý lao động một gia đình đến quản lý
nhiều người. Nếu muốn nông dân đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp với
nhiệt tình cách mạng và thật thà tự nguyện, trước hết phải làm tốt công tác tư
tưởng. Do đó mà sau cải cách ruộng đất, Đảng đã giáo dục và kêu gọi nông dân đi
lên CNXH bằng con đường hợp tác hoá nông nghiệp, giúp cho nông dân hiểu rõ hai
con đường: một con đường nghèo đói và một con đường no ấm, làm cho họ trở
thành người đào mồ chôn cái gốc rễ của chủ nghĩa tư bản đã lỗi thời và trở thành
người sáng tạo ra cuộc sống mới ở nông thôn. thực tiễn của việc tiến lên CNXH
của các dân tộc chậm tiến ở Liên Xô với sự giúp đỡ của giai cấp công nhân Nga
trước kia cũng như việc chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên
cách mạng XHCN của Trung Quốc, Triều Tiên và các nước dân chủ nhân dân khác
vơi sự giúp đỡ của Đảng cộng sản và giai cấp công nhân Liên Xô đã chứng minh
rằng việc quan hệ sản xuất XHCN thắng lợi trước khi sức sản xuất phát triển đến
một trình độ tương đối cao ở các nước đó là một quy luật phát triển của các nước
đó. Tình hình miền Bắc Việt Nam sau khi hoà bình được lập lại cũng nằm trong
quy luật ấy. Cho nên đối với chúng ta, muốn khắc phục được tình trạng lạc hậu của
nông nghiệp thì ta cần phải xây dựng quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn, để trên
cơ sở quan hệ sản xuất mới đó mà đẩy mạnh sức sản xuất nông nghiệp phát triển.
Chính do chủ trương đúng đắn của Đảng mà sản xuất nông nghiệp đã được
khôi phục và phát triển nhanh chóng, và do đó đã làm cho trong bản thân người
nông dân dần dần có sự chuyển biến sâu sắc, và sự chuyển biến đó trở thành một
phong trào rộng rãi trong hàng triệu nông dân lao động ở miền Bắc nước ta, họ từ
bỏ lá cờ tư hữu, đã từng được tán dương, mà tiến lên con đường hợp tác hoá XHCN
mà hoạt động chủ yếu trong thời gian này là phong trào đổi công hợp tác xã. Trừ
một số hợp tác xã bị tan vỡ do ảnh hưởng của sai lầm cải cách ruộng đất và do
thiếu sót của lãnh đạo trong đợt thí điểm, đến cuối năm 1957 mới chỉ có 100.914 tổ
đổi công, chiếm 21,9% tổng số nông hộ và 45 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp,
gồm 744 hộ, chiếm 0,03% tổng số nông hộ.

14
Sang đến năm 1958, nghị quyết của hội nghị trung ương lần thứ 14 nhận
định rằng kinh tế nước ta căn bản vẫn còn là kinh tế nông nghiệp, nên trước mắt
phải lấy việc phát triển sản xuất nông nghiệp làm khâu chính. Do đó hợp tác hoá
nông nghiệp có một tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ sự nghiệp cải tạo và
phát triển kinh tế miền Bắc theo CNXH.
Trong thời kỳ này, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp lấy việc cơ bản hoàn
thành xây dựng hợp tác xã bậc thấp nửa xã hội chủ nghĩa làm chủ yếu. Với tất cả
những cố gắng của Đảng và nhân dân sang đến nửa cuối năm 1958 phong trào đổi
công hợp tác bắt đầu có sự chuyển biến mới. tính đến cuối năm, trên toàn miền
Bắc, số tổ đổi công chiếm 65,7 % tổng số nông hộ, trong đó có 21% vào tổ đổi
công thường xuyên. còn về hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì có 4.829 cái, gồm
126.600 nông hộ, chiếm 4,74% tổng số hộ ở nông thôn, với 4,7 5 diện tích canh
tác.
Trước tình hình mới đó, nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ 16
(tháng 4/1959) vạch ra rằng: “ nhiệm vụ của Đảng ở nông thôn miền Bắc nước ta
hiện nay là trên đà chuyển biến mới của tình hình nông thôn, ra sức củng cố những
tổ đổi công và hợp tác xã đã có, chuẩn bị về mọi mặt đường lối, chính sách, tư
tưởng, tổ chức, cán bộ, và kế hoạch để phát triển tổ đổi công và hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp một cách tích cực và vững chắc, chuẩn bị tiến tới cao trào cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, phấn đấu để hoàn thành thắng lợi công cuộc cải tạo
XHCN đối với nông nghiệp ở miền Bắc nước ta và bảo đảm hoàn thành vượt mức
kế hoạch nhà nước.”
Quyết tâm trên của Trung ương được biến thành hành động cụ thể của cán bộ
và toàn thể nhân dân. Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp trở thành cao trào cách
mạng rộng rãi ở nông thôn. Đến tháng 12/1959 số hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
đã lên tới 28.800 cái (trong đó có1.350 cái bậc cao), gồm 1.241.400 hộ xã viên,
chiếm 45,41% tổng số nông hộ. so sánh số nông hộ đã tham gia hợp tác xã thì
phong trào năm 1959 đã phát triển gấp hơn 9 lần năm 1958. Nếu kể cả những hộ
15

tham gia tổ đổi công thì năm 1959, phong trào cách mạng XHCN ở nông thôn đã
lôi cuốn tới 83% số nông hộ. Ruộng đất đưa vào hợp tác xã đã lên tới 734.430 ha,
chiếm 41% tổng số ruộng đất canh tác toàn miền Bắc. Nhiều xã và một số huyện đã
căn bản hoặc sắp căn bản hoàn thành hợp tác xã bậc thấp. Quy mô hợp tác xã cũng
lớn dần. Số hợp tác xã gồm từ 70, 80 hộ trở lên đã có nhiều ở các tỉnh và theo
thống kê chưa đầy đủ, tính đến đầu tháng 12/1959 trong 14 tỉnh đã có 308 hợp tác
xã sản xuất nông nghiệp có từ 100 đến 300 hộ. Năm 1955, bình quân một hợp tác
xã chỉ có 13 hộ với 7,4 ha ruộng đất; năm 1957 có 16 hộ với 12,1 ha ruộng đất, đến
năm 1959 bình quân số hộ và ruộng đất của mỗi hợp tác xã là 43 hộ và 25,5 ha.
Như vậy là chỉ trong vòng mấy tháng, số lượng hợp tác xã mới xây dựng đã
xấp xỉ với tổng số hợp tác xã đã có kể từ nửa đầu năm 1959 trở về trước (16.356)
và số nông hộ tham gia hợp tác xã thì phát triển hơn gấp đôi số cũ (21,9%). Tính
đến cuối năm 1960 số hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có tới 41.401 cái, bao gồm
85,8% số hộ nông dân lao động, với khoảng 76% ruộng đất, trong đó có 12 % số hộ
nông dân vào hợp tác xã bậc cao.
Việc hoàn thành về căn bản cuộc cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp
là một thắng lợi lịch sử to lớn của cách mạng nước ta. Chế độ người bóc lột người
ở nông thôn đã bị xoá bỏ về căn bản, lao động tập thể đã thay thế cho lao động
riêng lẻ, sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu đi vào kế hoạch, đời sống vật chất và văn
hoá của nông dân đã được cải thiện bước đầu. Kinh tế nông nghiệp XHCN ở miền
Bắc bao gồm hai hình thức sở hữu chủ yếu là hình thức sở hữu toàn dân (nông
trường quốc doanh) và sở hữu tập thể (hợp tác xã nông nghiệp). Nông nghiệp hợp
tác hoá đã bắt đầu phát huy tính hơn hẳn so với kinh tế tiểu nông, đã có tác dụng rõ
rệt thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, thâm canh tăng năng xuất, tăng vụ, khai hoang và
phát triển nông nghiệp toàn diện. Nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ 8 về
kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) đã tổng kết:
16
“Các hợp tác xã nông nghiệp là những cơ sở sản xuất XHCN, trong quá trình phát
triển và củng cố, đang làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi rất nhiều”.
5

Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ cá thể,
phân tán đã trở thành một nền nông nghiệp chủ yếu dựa trên sản xuất tập thể với
quy mô ngày càng lớn.
Về sản xuất nông nghiệp.
Hợp tác hoá nông nghiệp là tập hợp nông dân lại để tạo ra một sự phân công
mới về sản xuất, canh tác, tạo ra một sự phân công mới về lao động và sử dụng lao
động hợp lý hơn, do đó mà có thể sản xuất lương thực dồi dào hơn, lại trồng được
cây công nghiệp, chăn nuôi…và như thế là cung cấp được nhiều nguyên liệu nông
nghiệp, lại tăng thu nhập của nông dân, làm cho nông dân có khả năng đóng góp
vào công cuộc công nghiệp hoá XHCN. Do đó quá trình thay đổi quan hệ sản xuất
ở nông thôn cũng là quá trình sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới và có
nhiều biến đổi.
Trong sản xuất lương thực: trong lịch sử miền Bắc nước ta, vấn đề lương
thực là một vấn đề từ lâu khó giải quyết. Dưới thời thực dân và phong kiến, nạn đói
tái diễn hàng năm một cách chu kỳ. Năm 1939, năm trước chiến tranh và cũng là
năm tương đối được mùa so với những năm trước, năng xuất lúa bình quân một vụ
trong năm chỉ đạt 13,04 tạ, tổng sản lượng thóc toàn miền Bắc cũng chỉ được
2.728.300 tấn, bình quân đầu người về thóc là 211,2 kg, nếu tính cả hoa mầu quy ra
thóc cũng chỉ được khoảng 227,7 kg
6
. Với sản lượng lương thực ít ỏi đó, không thể
nuôi sống được số dân 17 triệu người, chứ đừng nói đến việc xây dựng CNXH.
Lương thực là một nhu cầu thiết yếu nhất của con người, là tiền đề vật chất
cho sự phát triển xã hội và phát triển sản xuất. Vấn đề lương thực không chỉ là vấn
5
Nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thưa 8 về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần
thứ nhất(1961-1965) NXB Sự thật Hà nội, 1963, tr9.
6
Xem bộ nông lâm: thành tích sản xuất nông nghiệp trong 15 năm dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà,
NXB sự thật, Hà nội, 1960 tr15

17
đề cấp bách trước mắt, mà là vấn đề rất quan trọng lâu dài về sau. Lương thực là
một vật tư chiến lược của nhà nước chuyên chính vô sản. V.Lênin đã nói: “ Chỉ khi
nào nhà nước của công nhân thật sự có được một số dự trữ lương thực đầy đủ, thì
khi đó nó mới đứng trên một cơ sở kinh tế vững chắc, và mới có thể đảm bảo cho
đại công nghiệp phục hồi được, tuy là chậm, nhưng không ngừng, thì khi đó nó mới
có thể đào tạo nên một chế độ tài chính bình thường được”.
7

Thực tiễn những năm qua ở miền Bắc nước ta cũng chỉ rõ những vấn đề
lương thực là vấn đề mấu chốt trong nông nghiệp. Muốn phát triển nông nghiệp
toàn diện phải có cơ sở lương thực bảo đảm. Vấn đề lương thực ảnh hưởng lớn đến
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những năm mà vấn đề lương thực gặp khó khăn, thì
việc thực hiện toàn bộ kế hoạch Nhà nước bị trở ngại lớn. Vì vậy, chúng ta đã tích
cực phấn đấu đi đến giải quyết vững chắc vấn đề lương thực. Ngay sau khi hoà
bình lập lại, trong thời gian đầu- thời kỳ khôi phục và phát triển sản xuất nông
nghiệp, Đảng đã vạch ra là phải nắm vững khâu lương thực là trung tâm, dựa vào
kết quả giải quyết vấn đề lương thực mà phát triển sản xuất nông nghiệp một cách
toàn diện.
Đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế sản
xuất và sinh hoạt của nước ta. Bởi lương thực chiếm một phần trọng yếu trong ngân
sách mỗi gia đình và trong dự trữ của nhà nước. Nó đảm bảo cho nhân dân được
ấm no và có một sức khoẻ dồi dào bảo đảm cho sản xuất của xã hội được phát triển
mạnh mẽ. Trong nông nghiệp, các mặt sản xuất khác chỉ có thể phát triển được trên
cơ sở củng cố và phát triển sản xuất lương thực. Phát triển được sản xuất lương
thực bảo đảm được sản lượng lương thực ngày càng cao mới có khả năng dành diện
tích phát triển cây công nghiệp , chăn nuôi, cây ăn quả…hơn nữa chỉ có phát triển
sản xuất lương thực, làm cho năng suất cây lương thực ngày càng tăng mới có thể
đảm bảo cung cấp lương thực cho công nghiệp ngày càng phát triển với số nhân
khẩu ngày càng nhiều, trong điều kiện nhân khẩu nông nghiệp ngày càng giảm đi

7


V. Lê nin: tuyển tập, xuất bản lần thứ hai, NXB sự thật, Hà Nội, 1960, q.II, phần II, tr 534
18
một cách tương đối và trong thời gian nhất định, còn giảm đi một cách tuyệt đối
nữa.
Để thực hiện chủ trương khôi phục và phát triển nông nghiệp, trong kế hoạch
3 năm khôi phục kinh tế (từ năm 1955-1957) nhà nước đã đầu tư vào nông nghiệp
85.337.000 đồng chiếm 13,3 % tổng số đầu tư vào các ngành kinh tế văn hoá để
xây dựng đập nước cùng các công trình thuỷ lợi khác và để xây dựng một số nông
trường quốc doanh. Riêng trong thuỷ lợi từ năm 1955-1957 ta đã đầu tư 10,9 %
tổng số vốn dùng trong nông nghiệp. Với sự đầu tư đó đã mang lại kết quả là:
không những chúng ta khôi phục lại được 12 công trình lớn bị địch phá mà còn
xây dựng được một số công trình tưới tiêu mới, đưa diện tích tưới tiêu lên
628.000ha, vượt xa mức năm 1939 (326.000 ha).
Trong năm đầu của thời kỳ khôi phục, số vốn chi vào nông nghiệp nhiều gần
gấp 3 lần số vốn vào công nghiệp. Ngoài ra nông dân còn được vay số tiền
32.544.000 đồng bằng khoảng 1/3 số vốn nhà nước chi vào nông nghiệp để mua
sắm nông cụ, trâu bò và phân bón.
Những biện pháp đó đã tác động rất tích cực trong việc sản xuất nông
nghiệp. Trong thời kỳ Pháp thuộc, miền Bắc nước ta hàng năm thiếu đến trên 20
vạn tấn gạo, đến năm 1956 không những chúng ta đã sản xuất lương thực đủ dùng
trong cả nước mà còn xuất khẩu được trên 15 vạn tấn gạo.
Lấy năm 1939 so với 3 năm khôi phục kinh tế ta thấy diện tích gieo cấy, sản
lượng cây lương thực nói chung và lúa nói riêng là như sau:
Năm 1939 1955 1956 1957
Diện tích gieo cấy cây lương thực(1000 ha) 2.008,7 2.567,7 2.792 2.544,8
Sản lượng cây lương thực ( 1000 tấn) 2.713 4.418,1 5.629,1 4.892,6
Diện tích gieo cấy lúa (1000 ha) 1.840,5 2.176,4 2.284,2 2.191,8

Sản lượng lúa ( 1000 tấn) 2.407 3.523,4 4.135,6 3.948,0
(Nguồn: kinh tế Việt Nam 1954-1960, NXB sự thật, Hà nội,1960 tr151)
19
Như vậy là chỉ vài năm sau khi hoà bình lập lai, diện tích gieo cấy cây lương
thực năm 1957 đã vượt năm 1939 hơn 23%, riêng lúa vượt 19%; về sản lượng cây
lương thục nói chung, nếu lấy năm 1939 là 100 thì năm 1957 chỉ số đó lên tới
164%, nếu tính mức năng suất thì năm 1957 lên tới 138,1% so với năm 1939. Năm
1957 so với năm 1955 giá trị sản lượng lúa tăng 12,9% .Bình quân lương thực kể cả
hao mầu quy thóc năm 1939 là 232,2 kg, thì năm 1957 đạt được 329 kg. Đó là
những thành tựu rất quan trọng trong việc khôi phục sản xuất nông nghiệp. Thắng
lợi về sản xuất lương thực trong thời kỳ hàn gắn những vết thương nặng nề của
chiến tranh chứng tỏ rằng chúng ta có khả năng giải quyết vững chắc vấn đề lương
thực ở miền Bắc, và trên thực tế, chúng ta đã sản xuất được tương đối đủ lương
thực.
Sang năm 1958, khi phong trào hợp tác hoá đã chuyển sang giai đoạn mới,
Trung ương lại chỉ thị nhấn mạnh rằng phải gắn liền việc cải tiến kỹ thuật, đẩy
mạnh sản xuất với phong trào hợp tác hoá, đồng thời vẫn đặt vấn đề lương thực lên
hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 14
tháng 11/1958 nhấn mạnh: “song song với việc phát triển và củng cố tổ đổi công,
hợp tác xã, phải đẩy mạnh sản xuất lương thực…phải đưa tốc độ phát triển lương
thực tăng nhanh hơn nhu cầu, thoả mãn nhu cầu chung về lương thực của nhân dân,
tăng thêm dự trữ của nhân dân và nhà nước, tăng thêm xuất khẩu”. Do đó vụ mùa
năm 1958 đã đạt mức thu hoạch chưa từng có là 3.353.000 tấn thóc và mặc dù vụ
chiêm mất mùa nặng nhưng số thu hoạch cả năm 1958 về lúa vẫn đạt trên
4.576.900 tấn, tăng hơn 2.169.900 tấn so với năm 1939.
Thắng lợi đó đã cổ vũ lòng hăng hái, phấn khởi của nông dân trong phong
trào hợp tác hoá, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất hơn nữa. Năm 1959 thu
hoạch 5.193.000 tấn lúa, so với năm 1958 tăng 13,4 5, và tăng hơn năm 1957 tới
31,8 %. Con số đó gấp hơn 2 lần sản lượng lúa ở miền Bắc năm 1939. Chỉ riêng vụ
chiêm năm 1959 đã thu hoạch 1.767.800 tấn lúa, bình quân một ha là 20,71 tạ, so

với vụ chiêm năm 1939, năng suất tăng 8,43 tạ và cao hơn cả năng suất lúa mùa kể
20
từ năm 1957 trở về trước. Năng suất vụ mùa đạt 24,11 tạ, so với vụ mùa năm 1939
tăng 10,54 tạ. năng suất bình quân cả năm 22,84 tạ. Do đó mặc dầu dân số miền
Bắc từ năm 1957 đến năm 1959 tăng 1 triệu người, nhưng bình quân mỗi nhân
khẩu vẫn được 334 kg thóc, hoặc 367,2 kg lương thực.
Như vậy là, chỉ 5 năm sau khi hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta từ
một nước nông nghiệp lạc hậu, năng suất về lúa rất thấp, đã trở thành một nước
đứng đầu Đông Nam Á về năng suất và bình quân nhân khẩu về lúa tính theo đầu
người. Điều đó chúng ta có thể thấy rõ qua bảng biểu so sánh dưới đây:
Tên nước Năng suất lúa một ha
(tạ)
Bình quân theo đầu người
(kg)
Việt Nam dân chủ cộng hoà 22,84 334
Miến điện 14,40 311
Thái lan 13,30 330
In đô nê xi a 17 141,55
Căm pu chia 9,1 238
Lào 8,4 174
Mã lai 22,6 154
Phi luật tân 12,60 123
(Nguồn: kinh tế Việt Nam 1954-1960, NXB sự thật, Hà nội,1960 tr153)
Trong đó miền Nam Việt Nam, năm 1959 sản xuất kém miền Bắc 2.253.000
tấn thóc. Riêng số này đã bằng 76% tổng số thóc miền Nam sản xuất trong năm
1959 (thời Pháp thuộc hàng năm miền Bắc sản xuất kém miền Nam 1.893.000 tấn
thóc). Như vậy là năng suất lúa ở miền Nam cũng chỉ ở mức 12 tạ không nhích lên
được và thu hoạch bình quân tính theo đầu người chỉ có 234kg/ năm.
Chuyển biến rõ rệt nhất trong sản xuất lương thực từ 1955-1960 là màu tăng
mạnh cả về số lượng và chất lượng. Điều đáng chú ý là tỷ trọng hoa mầu trong tổng

sản lượng lương thực tăng khá. Năm 1939 chỉ chiếm 11,8%, năm 1957 lên 13,9%.
Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng trong những năm sau đó. Tỷ trọng hoa mầu tăng đã
làm thay đổi cơ cấu trong sản xuất lương thực, bảo đảm lương thực cho người và
bước đầu có thêm thức ăn nuôi gia súc. Những thành tích ở miền Bắc nước ta về
21
sản xuất lương thực nói trên thật to lớn. Nhưng với mức sản xuất lương thực đó,
vấn đề lương thực của chúng ta vẫn chưa được giải quyết một cách căn bản và
vững chắc. Sản xuất lương thực còn cần phải đẩy mạnh lên nữa. Căn cứ vào khả
năng của chúng ta, năm 1960 có thể đẩy sản lượng lúa lên cao hơn nữa và dự tính
chỉ khi nào sản lượng lúa của miền Bắc đạt tới khoảng 9, 10 triệu tấn một năm mới
có thể nói vấn đề lương thực của chúng ta căn bản mới được giải quyết và sản suất
nông nghiệp mới có những chuyển biến nhanh chóng và to lớn trong việc phát triển
toàn diện, nhất là trong phạm vi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi. Trên cơ sở
thắng lợi to lớn về giải quyết vấn đề lương thực, cơ cấu nông nghiệp đang chuyển
biến theo hướng toàn diện và tương đối cân đối.
Vấn đề cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Đây là vấn đề quan trọng nhất đảm bảo cho nông nghiệp phát triển toàn diện.
Giữa trồng trọt và chăn nuôi có mối quan hệ hữu cơ. Lương thực là điều kiện để
đẩy mạnh chăn nuôi: có giải quyết được vấn đề lương thực thì mới có thể cung cấp
đủ thức ăn cho gia súc và dành một phần đất dùng để trồng hoa mầu, rau cỏ làm
thức ăn nuôi gia súc. Chăn nuôi là nguồn chủ yếu cung cấp sức kéo và phân bón
cho trồng trọt.
Dưới thời thực dân và phong kiến, miền Bắc thiếu lương thực nghiêm trọng,
do đó chăn nuôi không phát triển được, mặc dù có nhiều điều kiện thiên nhiên để
phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi trâu bò ở miền trung du và miền núi, và lợn,
gà, vịt ở khắp nơi. Năm 1939, toàn miền Bắc chỉ có 788.000 con trâu, 563.000 bò,
2.255000 lợn.
Sau khi hoà bình lập lại, chúng ta gặp khó khăn rất lớn về sức kéo ở đồng
bằng, vì địch đã giết hại trên 10 vạn trâu bò. Trong khi đó trong sản xuất nông
nghiệp, sức kéo vẫn hoàn toàn dựa vào trâu bò, nên việc chăn nuôi gia sức là một

bộ phận rất quan trọng trong nông nghiệp. Vấn đề đặt ra cho chúng ta lúc bấy giờ là
phải đưa trâu bò từ miền núi và trung du về đồng bằng, đồng thời đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi. Đến cuối năm 1955, chúng ta đã đưa được trên 5 vạn trâu bò về
22
đồng bằng, bảo đảm kết quả về sản xuất lương thực. Bằng những việc làm đó trong
3 năm này chúng ta đã giành được những thắng lợi đáng kể. Xem biểu bảng so sánh
dưới đây ta có thể thấy rõ điều đó:
(Đơn vị 1000 con)
Năm 1939 1955 1956 1957 1957/1939
Trâu 788 1.084 1.163 1.238 1,6 lần
Bò 563 756 834 906 1,6 lần
Lợn 2.255 2.137 2.500 2.950 1,3 lần
Đến năm 1958 đã có 1.376000 trâu, 992000bò, 3975000 lợn. Do với năm
1958 số gia súc năm 1959 đã tăng lên rõ rệt chẳng hạn như trâu tăng 105,3%, bò:
96,5, lợn: 91,3%. Như vậy là miền Bắc đã tích cực phấn đấu để: “ đảm bảo tốt một
phần lớn nhu cầu về sức kéo, cung cấp thịt một cách vững chắc, cung cấp thêm sữa
và giải quyết phần lớn phân bón cho trồng trọt, đồng thời cố gẵng cung cấp một số
sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu.”
8
Trong nông nghiệp, vấn đề cân đối quan trọng thứ hai sau vấn đề trồng trọt
cân đối với chăn nuôi là vấn đề can đối giữa sản xuất lương thực và trồng cây công
nghiệp trong nộ bộ ngành trồng trọt. điều kiện khí hậu, địa hình thổ nhưỡng ở miền
Bắc cho phép chúng ta trồng được nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả khác
nhau, nhất là các cây đặc sản của vùng nhiệt đới. Nghị quyết hội nghị Trung ương
lần thứ 14 viết: “ Nước ta có điều kiện khí hậu rất thích hợp để phát triển nhiều loại
cây công nghiệp rất cần cho việc phát triển công nghiệp trong nước và có nhiều khả
năng xuất khẩu, trước hết là trao đổi với các nước anh em”.
Do đó bên cạnh việc lấy sản xuất lương thực làm trung tâm, chú trọng đến
chăn nuôi thì việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả cũng được chú ý phát triển:
“theo phương châm toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, giải quyết tốt vân đề lương

8

23
thực là trọng tâm đồng thời hết sức coi trọng cây công nghiệp, đẩy mạnh chăn
nuôi…”
8
.
Dưới thời Pháp thuộc, vì phải xoay vào việc độc canh về lúa để có lương
thực ăn, nên diện tích trồng cây công nghiệp rất thấp. Sau khi hoà bình lập lại,
chúng ta ra sức phấn đấu giải quyết vấn đề lương thực là trọng tâm, đồng thời tích
cực đẩy mạnh trồng cây công nghiệp để làm cơ sở cho việc phát triển một nền nông
nghiệp toàn diện. Việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả đã phát triển tương đối
nhanh và bắt đầu tập trung thành một số vùng nhằm bước đầu thực hiện chuyên
môn hoá sản xuất, nâng cao sản xuất. Một số cây quan trọng như: mía, thuốc lá,
chè, lạc, đay, gai, cói, dâu tằm,…đã bắt đầu phát triển tình hình đó đã góp phần vào
việc xoá dần tính chất độc canh của nền nông nghiệp nước ta. Ngoài ra chúng ta có
nhiều loại sản phẩm cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trên thị trường quốc tế.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ cây công nghiệp là công nghiệp, là xuất
khẩu”. So sánh diện tích gieo trồng với sản lượng cây công nghiệp năm 1959 với
3 năm khôi phục kinh tế chúng ta thấy kết quả như sau:
Năm 1939 1955 1956 1957
Diện tích gieo trồng cây CN (ha) 67.000 69.100 93.600 105.400
Sản lượng cây CN (tấn) 141.338 131.786 250.553 444.148
(Nguồn: Kinh tế miền Bắc 1954-1960 tr151)
Như vậy là so với năm 1939, diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 1957
tăng gấp 1,6 lần, còn sản lượng tăng gấp 3,2 lần. Nếu lấy sản lượng năm 1959 là
535.014 tấn để so sánh thì tăn hơn 1957 là 90.866 tấn và tăng hơn năm 1939 là
393.676 tấn, tức gấp 3,8 lần, chỉ riêng số 393.676 tấn thu hạch tăng hơn cũng đã
gấp 2,8 lần năm 1939. đó là những tiến bộ rất lớn so với trước kia, tuy nhiên sản
lượng này vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nếu lấy giá trị sản lượng

cây công nghiệp để so sánh, thì năm 1957 chỉ mới chiếm hơn 3% tổng giá trị sản
8
Nghị quyết của hội nghị trung ương lần thứ năm (tháng 7/1961) về vấn đề phát triển nông nghiệp trong kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Xuất bản lần hai, BCHTƯ Đảng lao động Việt Nam xuất bản, 1963,
tr17-18).
24
lượng nông nghiệp nói chung và chiếm chưa đầy 6,4% so với giá trị sản lượng
lương thực nói riêng. Đến năm 1959 giá trị sản lượng cây công nghiệp cũng chỉ đạt
được 3,1 5 so với tổng sản lượng lương thực nói chung. đó là những tỷ lệ không
thích hợp trong sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng không ít đến công cuộc xây dựng
công nghiệp phát triển kinh tế.
Tình hình phát triển, biến đổi cây công nghiệp và chăn nuôi trên đây mọi mặt
chứng tỏ những thành tích đã đạt được, nhưng mặt khác cũng nói lên tình trạng mất
cân đối trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn. Tuy vậy, nông nghiệp của miền Bắc
cũng đang có sự chuyển biến từ một nền nông nghiệp độc canh với năng suất rất
thấp và bấp bênh, trở thành một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, và từng
bước chuyển từ tự cấp tự túc, thành một nền nông nghiệp có ngày càng nhiều sản
phẩm hàng hoá để cung cấp lương thực và thực phẩm cho thành thị, nguyên liệu
cho công nghiệp và nông sản cho xuất khẩu. Chúng ta cũng đã bước đầu tiến hành
phân công lao động không những theo ngành sản xuất, mà còn theo khu vực kinh
tế, để đi dến chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp nhằm thâm canh tăng năng
suất, tăng sản phẩm hàng hoá có giá trị cao.
Ngoài ra, bước đầu đã thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật trong sản xuất
nông nghiệp. trong nghị quyết của trung ương về hợp tác hoá đã nói rõ là nôij dung
của hợp tác hoá bao gồm hai mặt chinh là cải tạo quan hệ sản xuất và cải tạo kỹ
thuật. Và vì vậy để xây dựng và phát triển nông nghiệp nước ta trên con đường tiến
lên chủ nghĩa xã hội, một mặt Đảng ta chủ trương thực hiện cuộc cách mạng cải tạo
quan hệ sản xuất ở nông thôn, một mặt chủ trương thực hiện cuộc cách mạng kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp. Hai mặt đó gắn liền chặt chẽ với nhau và thúc
đẩy nhau cùng phát triển. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 14 (tháng

11/1958) đã chỉ rõ: “ song song với cuộc đấu tranh giải phóng sức sản xuất và dựa
vào quan hệ sản xuất mới, chúng ta cần đẩy mạnh cuộc đáu tranh với thiên nhiên,
ra sức cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao trình độ kinh tế của
ta”. “ khoa học và kỹ thuật là biện pháp và phương tiện để giải quyết mâu thuẫn
25

×