Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Tư vấn học đường phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 96 trang )

1. Bí quyết xua tan cơn đau đầu khi làm việc với máy tính
Hiện nay Internet bùng nổ, từ sinh viên cho tới dân văn phòng thì hàng ngày đều tiếp xúc với máy tính hàng giờ liền. Vì vậy ko tránh khỏi việc đau đầu. Sau đây là cách giúp bạn tránh và xua tan những cơn đau đầu khi tiếp xúc với máy tính nhiều nè.
Trong một nghiên cứu dành cho giới văn phòng, kết quả cho thấy có tới 58% trong số họ là bị tình trạng "căng mắt", một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau đầu cho những người dùng máy tính thường xuyên. Ngồi làm việc với máy tính cũng có thể khiến bạn gặp những cơn đau ở cổ, vai, phần thắt lưng và cổ tay. Do đó ngồi trước máy tính đúng cách là rất quan trọng giúp bạn hạn chế các chứng khó chịu này.
Căng mắt tập trung vào màn hình máy tính khiến chúng ta dễ bị đau đầu.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn:
- Tìm một khoảng trống thích hợp để đặt đủ bàn ghế. Màn hình máy tính nên đặt ở tầm mắt phù hợp: Cách phần đỉnh trên màn hình khoảng 1/3 chiều cao của nó.
- Bàn phím nên được đặt cao bằng hai khuỷu tay. Chuột máy tính nên ở sát bên phải bàn phím. Ghế ngồi nên chọn loại có thể điều chỉnh được, thoải mái và nâng đỡ được phần lưng. Ghế nên chỉnh ở độ cao phù hợp, sao cho bàn chân có thể chạm được sàn.
Đối với phần cho cơ thể bạn: Đảm bảo rằng đầu bạn không ngả về phía trước. Hai tai nên thẳng hàng với hai vai và hông. Nên giữ cổ thẳng, không co rụt hay căng cứng. Vì thế, tránh trả lời điện thoại bằng cách kẹp nó giữa đầu và vai. Hai khuỷu tay nên đặt thoải mái hai bên.
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chúng ta bị đau đầu nhưng chăm sóc hệ thần kinh để tránh những cơn đau như thế là điều vô cùng quan trọng.
2. 10 thi quen ca nhng sinh viên thành công
Dưới đây là những thói quen của những sinh viên thành công mà bạn có thể tham khảo và
áp dụng cho mình.
Nhiều người tin rằng, những sinh viên thực sự thành công trong học tập đơn giản là họ
sinh ra đã là vậy. Nhưng thực tế điều đó chỉ đúng với số ít mà hầu hết các sinh viên thực
sự thành công đều do kết quả của sự nỗ lực cố gắng và tích lũy. Bạn muốn thực sự thành
công trong việc học hành? Hay thực tế hơn là để có một công việc tốt sau khi ra trường?
Thậm chí đơn giản chỉ muốn cải thiện kết quả học tập hiện tại? Dưới đây là những thói
quen của những sinh viên thành công mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho mình.
1. Không ôn thi một cách nhồi nhét trong một thời gian ngắn
Đây có lẽ là một trong những thói quen của sinh viên ta. Hay nói cách khác là "nước đến
chân mới nhảy", hoặc câu nói cửa miệng là "để mai tính".
2. Lên kế hoạch
Sinh viên thành công họ luôn lên kế hoạch cụ thể trong một tuần học hay cho một mục
tiêu cụ thể nào đó. Căn cứ vào bảng thời gian đã vạch ra, họ thực hiện nghiêm túc cho đến
khi kết quả đạt được.
3. Học cùng thời điểm
Thông thường kế hoạch của họ đã ấn định thời gian cụ thể, do đó họ sẽ có thói quen học
tập và nghiên cứu hàng ngày. Điều này đảm bảo sự phân bổ thời gian hợp lý để đọc lại và
đọc trước kiến thức cần thiết trong quá trình học tập.
4. Đặt mục tiêu
Mục tiêu là động lực lớn nhất để thực hiện; do đó mỗi giai đoạn họ đặt ra mục tiêu nhỏ để


từng bước đạt được mục tiêu cuối cùng. Chẳng hạn khi học Tiếng Anh, mục tiêu đặt ra là
một ngày học được kỹ và sâu 5 từ mới; cứ thế theo thời gian, chắc chắn bạn sẽ có một vốn
từ đáng nể.
5. Không bao giờ trì hoãn kế hoạch học tập
Việc trì hoãn sẽ làm giảm hiệu quả việc học tập; nó cũng như sự chậm tiến độ của một
công trình. Cả hai gồm chần chừ và vội vã đều dẫn đến kết quả không tốt. Do đó, họ thực
hiện kế hoạch đã vạch một cách nghiêm túc.
6. Bắt đầu với nội dung khó nhất
Để giải quyết một vấn đề khó bạn cần nhiều công sức và thời gian. Do đó, giai đoạn đầu
lúc nào cũng là lúc bạn nhiệt tình nhất; sau đó các vấn đề đơn giản hơn sẽ dễ dàng được
giải quyết vào giai đoạn cuối.
7. Luôn xem lại các ghi chú trước khi bắt đầu một công việc
Để làm được điều này chắc chắn cần có kỹ năng ghi chép trên lớp. Xem lại các ghi chú
của bạn một cách kỹ lưỡng để đảm bảo bạn biết làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ một
cách chính xác.
8. Đảm bảo không bị làm phiền khi đang học
Đây là điều kiện để tập trung cao độ vào việc học tập và sẽ tiếp thu hiệu quả hơn. Hơn
nữa sẽ không bị mất thời gian vì sự đứt quảng gây ra bởi các tác động bên ngoài.
9. Học nhóm hiệu quả
Chẳng cần bàn về lợi ích của việc học nhóm; thông qua nhóm mỗi người sẽ đóng góp ý
kiến nên vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết tối ưu. Hơn nữa, học nhóm sẽ làm cho
bạn có thói quen và kỹ năng làm việc nhóm.
10. Xem lại tất cả các ghi chú, nội dung liên quan ở trường sau mỗi cuối tuần
Các sinh viên thành công thường xem lại tất cả những gì đã ghi chú, những gì đã được
học trong tuần đó. Đây là một cách để ôn lại cũng như củng cố kiến thức để chuẩn bị tiếp
thu cho các nội dung tiếp theo.
Tin rằng nếu các bạn thực hiện các thói quen trên thì chắc chắn một điều bạn sẽ cải thiện
được kết quả học tập cũng như các lợi thế sau này khi đi làm.
Chúc các bạn thành công!
3. 4 kỹ năng vô cùng cần thiết dành cho sinh viên

Trong bối cảnh xã hội đầy biến hóa và nhiều thách thức hiện nay, ngoài việc trang bị kĩ
lưỡng về tài chính và tinh thần tự lập, mỗi sinh viên cần phải có một số kỹ năng sống tối
cần thiết sau.
1. Kỹ năng thức khuya dậy sớm
Vì thời gian học tập trên lớp và (có thể) đi làm thêm đã chiếm hết thời gian ban ngày của
nhiều sinh viên. Vì vậy, "cú đêm" thức khuya học bài là cách duy nhất để hoàn thành việc
học. Đặc biệt là vào kì thi, tần số thức khuya càng diễn ra thường xuyên hơn. Chính vì
thế, kỹ năng "thức khuya, dậy sớm" là một kỹ năng cực kì quan trọng của sinh viên.
Ai cũng biết, thức khuya là một việc làm rất có hại cho sức khỏe, nhưng khi điều kiện
khiến nhiều người buộc phải thức khuya thì tìm cách thích nghi là điều cần thiết. Vậy làm
sao để giúp việc thức khuya vừa có hiệu quả cao nhất, vừa đảm bảo điều kiện sức khỏe
nhất?
Đầu tiên, để đạt hiệu quả cao, bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết, cụ thể và luôn có sự điều
chỉnh hiệu quả khi học vào ban đêm. Hãy cố gắng tránh xa những hoạt động có thể khiến
bạn xao nhãng. Hãy làm việc tập trung, hết sức khoa học và nhanh chóng để hoàn thành
công việc nhanh nhất có thể và cho phép cơ thể bạn nghỉ ngơi bằng giấc ngủ. Để làm
được điều này, bạn nên tránh xa chiếc máy vi tính, hay điện thoại có kết nối mạng, tránh
xa những cuộc tán gẫu vô bổ với bạn bè,
Thứ hai là để đảm bảo sức khỏe. Nếu có thể, hãy cố gắng có một giấc ngủ trưa ít nhất là
30 phút. Tiếp theo là có một bữa ăn khuya phù hợp, tránh việc để chiếc dạ dày "sôi" đi
ngủ, vì như vậy rất dễ bị đau dạ dày. Nhưng bạn cũng không nên ăn linh tinh về đêm quá
nhiều vì như vậy cũng rất có hại cho sức khỏe. Trước khi đi ngủ hãy mát xa mắt và chân
tay và chuẩn bị các điều kiện để có một giấc ngủ sâu, ngon nhất có thể. Sáng dậy, hãy cố
gắng dành một chút thời gian để tập thể dục trước khi lại tiếp tục vùi đầu vào công việc.
2. Kỹ năng chọn bạn
Ở môi trường đại học, đặc biệt là các bạn sinh viên học xa nhà, việc có một người bạn đã
khó, có một người bạn thực sự càng khó hơn. Hãy chọn cho mình những người bạn đủ
tốt, đủ chân thành, nhiệt tình, đủ tự trọng để chơi, học tập và sống cùng.
Có những người bạn chơi rất hợp nhưng khi học chung lại không hề có cùng quan điểm
hay thái độ cộng tác. Chính vì thế, không tính những lần học nhóm hay thuyết trình đầu

tiên, bạn nên chịu khó quan sát và chọn ra cho mình một người bạn ‘tiềm năng' để rủ họ
cùng làm việc.
"Chọn bạn mà chơi" là một câu tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng. Việc
chọn sai bạn có thể khiến bạn "hỏng cả đời", phí phạm nhiều thứ từ tiền bạc đến thời gian.
Ngược lại, nếu có được những người bạn thân thiết và chân thành, bạn sẽ có được sự chia
sẻ và nhiều cơ hội thành công hơn.
3. Kỹ năng từ chối
Có rất nhiều cám dỗ bạn sẽ gặp phải khi trở thành sinh viên, đặc biệt khi bạn sống xa nhà.
Vì thế, nếu không có kĩ năng nói "không" bạn rất dễ xa vào những "cám dỗ", hay thoi hư
tật xấu, khiến bạn mất thời gian cho việc học tập.
Trong các hoạt động vui chơi ngoài giờ, bạn nên chuẩn bị sẵn tâm thế nói "Không" trước
một số cuộc vui quá đà, đặc biệt là khi những buổi tiệc tùng hay nhậu nhẹt này ảnh hưởng
đến sức khỏe, công việc làm thêm hay quan trọng nhất là việc học của bạn.
Kỹ năng từ chối còn được dùng trong các trường hợp bạn đang rất bận nhưng lại có người
nhờ vả, yêu cầu sự giúp đỡ. Nếu không có kĩ năng từ chối, bạn sẽ gặp bối rối, thậm chí
mất bạn. Vì thế, hãy học cách từ chối để bạn vừa không bị "mất công, mất việc", vừa
khiến bạn không áy náy.
Tất nhiên, nếu có thể giúp đỡ, hãy đừng từ chối. Hãy nói "không" khi cần thiết. Và nói
"có" khi có thể. Có những nguyên tắc trong từ chối là: Phải cám ơn hoặc xin lỗi khi từ
trối, đưa ra những lí do trung thực, từ chối mềm mỏng nhưng kiên quyết.
4. Kỹ năng quản trị việc nhà và cuộc sống
Học đại học, bạn sẽ phải đạo diễn từ A đến Z công việc nhà. Điều này là một việc không
dễ đối với bất kì một sinh viên nào. Một kỹ năng hết sức cần thiết, nó không dễ nhưng
cũng không phải là không thể học nếu bạn muốn và để ý một chút.
Ví dụ, nếu bạn không muốn công việc nhà "ngốn" hết cả ngày chủ nhật quý giá. Bạn cần
có kế hoạch dọn dẹp nhà cửa vào thời gian rảnh của những ngày trong tuần. Nếu muốn
đạt hiệu quả làm việc cao, bạn có thể giảm stress bằng việc làm công việc nhà. Làm việc
nhà vào lúc mệt mỏi vừa giúp bạn giảm căng thẳng, vừa giúp không gian nhà ở thoáng
mát và thoải mái hơn.
Còn rất nhiều kỹ năng sống cần thiết mà sinh viên phải có như: Kỹ năng quản trị bản

thân, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng chịu áp lực, kỹ năng ghi nhớ, phản biện, Thế
nhưng, 4 kỹ năng được nhắc đến ở trên là những kĩ năng tối quan trọng, nó có thể quyết
định sự "sống sót" của mỗi người trong quãng đời sinh viên.
(Theo Trí Thức Trẻ)
4. 9 thử thách phải vượt qua khi bạn là sinh viên
Khi trở thành sinh viên hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và thử thách. Đó sẽ
là những điều bạn phải cố gắng vượt qua để có thể vươn tới thành công.
1. Cuộc sống và gia đình
Trong một cuộc sống xa nhà, bạn luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước
mắt như chuyện xung đột với bạn bè trên lớp, bạn cùng phòng và thường xuyên nhất là
nỗi nhớ nhà da diết, nhưng lại chẳng bao giờ nói ra vì sợ gia đình lo lắng.
2. Học tập và thi cử
Bạn sẽ không ít lần (nếu không muốn nói là thường xuyên) gặp phải sự căng thẳng trong
quá trình học tập, vì áp lực của bài vở, của thi cử, của điểm số, rồi kết quả học tập và
nhiều khi mơ hồ tự hỏi "liệu quyết định chọn trường của mình có đúng hay không?"
3. Vừa học vừa làm
Với các bạn sinh viên, học xa nhà và có hoàn cảnh gia đình không tốt, thì việc phải đi làm
thêm ngoài giờ học cũng là một khó khăn lớn mà các bạn phải vượt qua. Khi bạn bè ầm
ầm chia sẻ hình ảnh đầm ấm bên gia đình, còn bạn lại phải bươn chải để kiếm sống, bạn
sẽ không tránh khỏi cảm giác tủi thân. Nhưng với nhiều người, điều này lại là động lực để
các bạn cố gắng học tập tốt hơn.
4. Tình bạn
Tình bạn luôn là một phần không thể thiếu của mỗi con người. Với sinh viên thì lại càng
quan trọng, khi bạn đã lớn và có thể phải xa nhà nhiều hơn thì tình bạn sẽ là một thứ tình
cảm bù đắp không nhỏ cho tình cảm gia đình. Nhưng tìm bạn không khó, có điều tìm
được một người bạn "tri kỉ" để có thể chia sẻ tất tật mọi điều trong cuộc sống thì không
dễ. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi mãi đi tìm mà không thấy một người bạn đúng nghĩa.
5. Sự hối tiếc
Trong quãng thời gian dài của đời sinh viên, chắc chắn bạn sẽ có nhiều sự hối tiếc. Tiếc vì
sao không cố gắng thêm để kết quả học tập tốt hơn, tiếc vì sao không dậy sớm hơn để

không đi làm muộn và bị đuổi việc, tiếc vì không thể ở cạnh gia đình, bạn thân vào những
lúc họ cần mình chia sẻ nhất
6. Ăn uống
Ăn uống cũng là một thử thách không nhỏ của sinh viên xa nhà. Những ngày cuối tháng
tiền "cạn" phải ăn mì tôm trừ bữa. Những ngày đi học về muộn đói meo nhưng không đủ
sức để đi chợ nấu cơm, lại ăn mì tôm trừ bữa. Những đêm ôn bài mờ mắt nhưng hết cơm
lại ăn mì tôm trừ bữa. Điệp khúc mì tôm cứ vang mãi trong bài ca mang tên nỗi lo ăn
uống.
7. Giá cả và chi tiêu
Vì tiền bạc hạn chế và giá cả đắt đỏ nên bạn phải đau đầu cho vấn đề về chi tiêu mua sắm.
Bạn có thể phải chấp nhận đi xe hàng giờ ra chợ lớn để mua đồ rẻ hơn thay vì mua gần
nhà. Bạn sẵn sàng chấp nhận chất lượng hàng hóa kém vì giá cả Có thể khẳng định, tiền
bạc chính là thử thách xuyên suốt tất cả các thử thách khác.
8. Những nỗi mặc cảm
Nỗi mặc cảm giữa sinh viên thành phố và sinh viên ngoại tỉnh. Nỗi mặc cảm về ngoại
hình. Nỗi mạc cảm về giọng nói, thành tích học tập. Mặc cảm về gia đình, tiền bạc, giàu
nghèo Những nỗi mặc cảm là một trong những thử thách mà đời sinh viên sẽ phải vượt
qua.
9. Học thêm
Hoàn cảnh xã hội ngày càng đòi hỏi con người phải giỏi nhiều thứ hơn. Ngoài chuyên
môn, bạn phải học thêm các loại ngoại ngữ, kĩ năng sống, kĩ năng mềm, rồi đàn, rồi vẽ,
Những đòi hỏi này lại kéo theo một sự phân vân giữa việc xin hay không xin tiền của gia
đình. Sự khó xử sẽ là áp lực khiến nhiều người sinh ra sự chán nản, bất cần.
Đây là một số trong vô cùng những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải khi là sinh viên. Nhưng
những khó khăn, thử thách sẽ là những trải nghiệm mà không phải ai cũng được trải qua.
Hãy cố gắng vượt qua nó để trưởng thành hơn, để cứng cáp hơn, để sự thành công đáng
quý hơn. Giống như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: "Hãy đi đến tận cùng của tuyệt
vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một đóa hoa."
(Theo Hiến Nguyễn / MASK Online)
5. Chuẩn bị tốt cho một bài kiểm tra

Học tập và ghi nhớ hiệu quả mới là chìa khóa để trải qua những bài kiểm tra định kỳ trong
kỳ học.
1. Tập trung học tập từ đầu năm
Nhiều bạn chọn cách cố nhồi nhét kiến thức vào đêm hôm trước ngày kiểm tra. Tuy
nhiên, điều này dễ gây phản tác dụng. Nhồi nhét quá nhiều kiến thức khiến bạn khó có thể
nhớ và hiểu hết. Nếu học tập và ghi nhớ thông qua các tiết học từ đầu năm, thì đến lúc
kiểm tra, bạn chỉ cần lướt qua sách giáo khoa của bạn vài ngày trước khi kiểm tra là có
thể nhớ lại, và làm tốt trong bài kiểm tra. Không có cách cố nhồi nhét để làm tốt bài kiểm
tra. Nếu bạn đã dành thời gian để xem lại và ghi nhớ về kiến thức, thì bạn vẫn có thể đi
chơi vào đêm hôm trước ngày kiểm tra mà không hề lo lắng.
2. Chăm làm bài tập thực hành
Vấn đề có thể xuất hiện khi bạn xem lại những điều bạn đã học tập. Nếu bạn áp dụng các
kiến thức đã học vào các bài tập thực tế, bạn sẽ thấy được những vấn đề khi làm bài tập
thực hành và giải quyết những vấn đề đó. Với hầu hết các môn chỉ có làm bài tập thực
hành mới giúp bạn nhớ hơn và hiểu bài hơn.
3. Tự tin
Hãy tự tin và nghĩ rằng bạn có thể vượt qua tất cả những bài kiểm tra, không có gì có thể
ngăn bước bạn. Nếu bạn chỉ nghĩ đến thất bại và điểm kém thì bạn không thể hoàn thành
tốt một bài kiểm tra. Lo lắng và bất an không thể làm cho tình hình tốt hơn, vì vậy, hãy
thả lỏng và thư giãn. Thành công của bạn trong một bài kiểm tra được đo bằng sự học tập,
trau dồi trong một khoảng thời gian chứ không phải vài tiếng nhồi nhét trước giờ phát đề.
4. Tổng hợp kiến thức ở từng chương
Để nhớ lại hầu hết các kiến thức đã học, hãy tổng hợp một cách vắn tắt kiến thức ra giấy.
Điều này giúp bạn nhớ lại, hiểu hơn cũng như củng cố thông tin bạn đã được học.
5. Ôn luyện khoa học
Đọc sách, nghiên cứu, ghi chú, lập sơ đồ cây, đọc lướt và nhồi nhét là những gì các bạn
thường làm trước giờ kiểm tra. Nếu đã ôn luyện kỹ càng, bạn chỉ cần đọc lại 15-20 phút.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách đọc lướt qua trong 15 phút và sau đó bắt đầu ghi chép lại
trong 20 phút. Hãy nghỉ ngơi 20 phút sau mỗi 90 phút học tập - ngay cả khi bạn không
cảm thấy mệt mỏi.


6. Tránh xa những phiền nhiễu
Hãy thực sự tập trung trong quá trình ôn luyện. Bạn nên tránh xa những tiếng ồn từ TV,
sự phiền nhiễu từ máy vi tính và điện thoại cầm tay. Bạn cần được thoải mái và học tập
trong sự yên tĩnh tuyệt đối.
7. Ăn và ngủ tốt
Chế độ ăn uống và ngủ nghỉ sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn đến kết quả học tập của bạn.
Một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng sẽ khiến bạn có trí tuệ minh mẫn hơn. Bạn sẽ
gặp khó khăn khi không ăn trước bài kiểm tra của bạn. Ngủ đủ giấc là cách để chuẩn bị
cho bài kiểm tra. Bộ não của bạn chỉ đơn giản là sẽ không hoạt động tốt nếu bạn không có
được giấc ngủ ngon. Bạn sẽ lơ đãng, chán chường, bồn chồn, mệt mỏi nếu không được
ngủ ngon vào đêm hôm trước.
(Theo Quỳnh Trang / MASK Online)
6. 9 thử thách phải vượt qua khi bạn là sinh viên
Khi trở thành sinh viên hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và thử thách. Đó sẽ
là những điều bạn phải cố gắng vượt qua để có thể vươn tới thành công.
1. Cuộc sống và gia đình
Đây là một số trong vô cùng những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải khi là sinh viên. Nhưng
những khó khăn, thử thách sẽ là những trải nghiệm mà không phải ai cũng được trải qua.
Hãy cố gắng vượt qua nó để trưởng thành hơn, để cứng cáp hơn, để sự thành công đáng
quý hơn. Giống như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: "Hãy đi đến tận cùng của tuyệt
vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một đóa hoa."
Hiến Nguyễn
Trong một cuộc sống xa nhà, bạn luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước
mắt như chuyện xung đột với bạn bè trên lớp, bạn cùng phòng và thường xuyên nhất là
nỗi nhớ nhà da diết, nhưng lại chẳng bao giờ nói ra vì sợ gia đình lo lắng.
2. Học tập và thi cử
Bạn sẽ không ít lần (nếu không muốn nói là thường xuyên) gặp phải sự căng thẳng trong
quá trình học tập, vì áp lực của bài vở, của thi cử, của điểm số, rồi kết quả học tập và
nhiều khi mơ hồ tự hỏi "liệu quyết định chọn trường của mình có đúng hay không?"

3. Vừa học vừa làm
Với các bạn sinh viên, học xa nhà và có hoàn cảnh gia đình không tốt, thì việc phải đi làm
thêm ngoài giờ học cũng là một khó khăn lớn mà các bạn phải vượt qua. Khi bạn bè ầm
ầm chia sẻ hình ảnh đầm ấm bên gia đình, còn bạn lại phải bươn chải để kiếm sống, bạn
sẽ không tránh khỏi cảm giác tủi thân. Nhưng với nhiều người, điều này lại là động lực để
các bạn cố gắng học tập tốt hơn.
4. Tình bạn
Tình bạn luôn là một phần không thể thiếu của mỗi con người. Với sinh viên thì lại càng
quan trọng, khi bạn đã lớn và có thể phải xa nhà nhiều hơn thì tình bạn sẽ là một thứ tình
cảm bù đắp không nhỏ cho tình cảm gia đình. Nhưng tìm bạn không khó, có điều tìm
được một người bạn "tri kỉ" để có thể chia sẻ tất tật mọi điều trong cuộc sống thì không
dễ. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi mãi đi tìm mà không thấy một người bạn đúng nghĩa.
5. Sự hối tiếc
Trong quãng thời gian dài của đời sinh viên, chắc chắn bạn sẽ có nhiều sự hối tiếc. Tiếc vì
sao không cố gắng thêm để kết quả học tập tốt hơn, tiếc vì sao không dậy sớm hơn để
không đi làm muộn và bị đuổi việc, tiếc vì không thể ở cạnh gia đình, bạn thân vào những
lúc họ cần mình chia sẻ nhất
6. Ăn uống
Ăn uống cũng là một thử thách không nhỏ của sinh viên xa nhà. Những ngày cuối tháng
tiền "cạn" phải ăn mì tôm trừ bữa. Những ngày đi học về muộn đói meo nhưng không đủ
sức để đi chợ nấu cơm, lại ăn mì tôm trừ bữa. Những đêm ôn bài mờ mắt nhưng hết cơm
lại ăn mì tôm trừ bữa. Điệp khúc mì tôm cứ vang mãi trong bài ca mang tên nỗi lo ăn
uống.
7. Giá cả và chi tiêu
Vì tiền bạc hạn chế và giá cả đắt đỏ nên bạn phải đau đầu cho vấn đề về chi tiêu mua sắm.
Bạn có thể phải chấp nhận đi xe hàng giờ ra chợ lớn để mua đồ rẻ hơn thay vì mua gần
nhà. Bạn sẵn sàng chấp nhận chất lượng hàng hóa kém vì giá cả Có thể khẳng định, tiền
bạc chính là thử thách xuyên suốt tất cả các thử thách khác.
8. Những nỗi mặc cảm
Nỗi mặc cảm giữa sinh viên thành phố và sinh viên ngoại tỉnh. Nỗi mặc cảm về ngoại

hình. Nỗi mạc cảm về giọng nói, thành tích học tập. Mặc cảm về gia đình, tiền bạc, giàu
nghèo Những nỗi mặc cảm là một trong những thử thách mà đời sinh viên sẽ phải vượt
qua.
9. Học thêm
Hoàn cảnh xã hội ngày càng đòi hỏi con người phải giỏi nhiều thứ hơn. Ngoài chuyên
môn, bạn phải học thêm các loại ngoại ngữ, kĩ năng sống, kĩ năng mềm, rồi đàn, rồi vẽ,
Những đòi hỏi này lại kéo theo một sự phân vân giữa việc xin hay không xin tiền của gia
đình. Sự khó xử sẽ là áp lực khiến nhiều người sinh ra sự chán nản, bất cần.
(Theo Hiến Nguyễn / MASK Online)
7. Phương pháp ghi nhớ lâu và bền vng
Học trước quên sau là hậu quả của việc lao đầu vào học mà không có phương pháp khoa
học, hợp lí. Sau đây là những phương pháp giúp quá trình ghi nhớ dễ dàng và hiệu quả
hơn.
1. Học cách "lập dàn bài"
Lập dàn bài tưởng như chỉ dành cho tập làm văn, nhưng nếu áp dụng được phương pháp
này vào quá trình học tập, ghi chép, sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn. Vậy cách thức
và phương thức ghi cụ thể như thế nào?
Trước tiên bạn phải đọc toàn bài môn bạn đang học để hiểu được yêu cầu và nội dung
chính của bài. Vì chỉ có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Sau đó, chia nội dung
toàn bài thành 3 phần chính. Lưu ý là 3 phần, vì đó là cách chia hợp lý và khoa học nhất,
vì nếu chia thành 1 hay 2 phần thì quá ít, còn nhiều hơn 3 thì lại khiến bài học thêm rối.
Trong 3 mục lớn đó lại chia thành những phần nhỏ, phần nào cũng có những tiêu đề riêng
và trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các
phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ
nhớ.
Một dàn bài chi tiết sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.
2. Hệ thống lại bài bằng cách "hồi tưởng"
Khi bạn đã có một dàn bài chi tiết và hợp lí hãy nhìn thật kĩ vào dàn bài đó và cố gắng
"chụp ảnh" dàn bài đó vào trong não. Quá trình "chụp ảnh" chính là quá trình bạn cố gắng
ghi nhớ cấu trúc của bài học thông qua dàn bài đã lập.

Sau đó hãy tập trung (có thể là nhắm mắt lại) hồi tưởng lại những gì mình đã nhìn thấy,
hồi tưởng từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại.
Bạn cứ tiếp tục hồi tưởng sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi
nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào.
Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài. Chỗ nào quên, mở dàn bài xem lại, ghi ra giấy
hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần
nhuyễn. sau đó, bạn hệ thống lại bài và đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi
ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật
dàn bài ra xem.
Thực hiện việc "hồi tưởng" nhiều lần sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn rất nhiều việc cứ
ngồi "học vẹt" và "đọc kinh" cho thuộc lòng.
Luôn đặt cho mình những câu hỏi: "Mình có thể trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra
chưa?", "Mình đã thông suốt từng phần cũng như toàn bài chưa?", "Mình đã nắm vững
trọng tâm hay chưa?",
3. Ghi chép hiệu quả
Ghi chép hiệu quả nghĩa là chúng ta có thể sử dụng những điều đã ghi bất cứ lúc nào (tất
nhiên là trừ trong phòng thi) một cách linh hoạt nhất. Để làm được điều đó, bạn nên ghi
chép bất kì đâu có thể. Ngoài vở ghi, bạn có thể ghi giấy nhớ, ghi vào điện thoại, máy tính
bảng, bất kì đâu để khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem ngay lập tức mà
không phải làm cái việc mà ai cũng lười đó là căng mắt tìm kiếm trong đống vở ghi.
Nhưng quan trọng là ghi như thế nào?
Đầu tiên, ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc. Ví
dụ: trong toán học thì những công thức, dịnh lí, trong ngoại ngữ là các thì, các mệnh đề,
các từ khó, Việc tóm tắt các phần quan trọng, giúp bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và
một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.
Thứ hai, tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gian vô ích mà lại phí sức. Nói chung
làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn
bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là điều quan trọng nhất.
Cuối cùng là sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập
của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương

pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.
(Nguồn: maskonline)
8. Nhng cản trở trong việc học tập ca bạn
Thông thường không ai muốn chịu sự gò bó phải không các bạn? Vì lẽ đó cái bệnh chung
của các bạn học sinh thường là ít muốn chịu khép mình, ít chịu nỗ lực trong việc học. Tôi
không muốn nói tất cả. Bởi trong số những người học dưới hình thức cầu may thì cũng có
số người biết chăm lo, có tính tự quản và tinh thần hiếu học. Những bạn trẻ đó thật đáng
hoan nghênh.
Chương này tôi viết lên không phải là vô ích. Bởi bên cạnh những học sinh chuyên lo
chăm học, thì cũng có những bạn sa đà, cho việc học là một chuyện bình thường như
muôn chuyện khác, hàng ngày. Sách cắp sách đến trường cho có mặt. Trưa về, thậm chí
còn đi chơi cho lâu dài. Ở lớp, nếu thầy cô gọi trả bài thì đứng như phỗng đá. Rồi nhiều
lần thành "chai mặt". Lâu dần trở thành chứng bệnh khó chữa và có khi là vô phương cứu
chữa. Người học sinh đó đã mất căn bản tất cả các môn, khiến họ sợ học bài và sợ bị gọi
trả bài. Do vậy họ tìm đủ cách để lẩn tránh.
Ở gia đình cha mẹ thì tưởng con đi học nhưng "môi trường học" của con là sân bóng đá,
quán cà phê, thậm chí còn là sòng bài bạc. Cũng có thể gia nhập vào băng nhóm nào đó
để làm chuyện phi pháp cũng nên. Có ai biết được những kẻ không biết khép mình trong
một khuôn khổ nhất định để rèn luyện thì không đi vào con đường thẳng, con đường
quang minh chính đại, tất nhiên họ sẽ có ngã rẽ của con đường quanh co. Nhiều cha mẹ
khổ đau phải rơi nước mắt, một khi biết được con mình sa đà vào con đường ăn chơi hư
hỏng.
Tại sao họ lại mắc những chứng tật ấy. Nguyên nhân nào phát sinh ra những vấn đề đó.
1. Tính lười biếng
Ðây là căn nguyên phát sinh ra các sai phạm khác. Biếng lười là một căn bệnh. Ðặc tính
chung của sự lười biếng là thích ăn không, ngồi rồi, ngại khó, không muốn làm việc gì,
ngay cả đến việc bổn phận mình phải làm. Kẻ lười biếng thường thờ ơ, trễ nải, lừng
khừng, không tha thiết gì với công việc. Hoặc có làm thì chỉ làm cẩu thả làm lấy có chứ
không có ý thức rõ ràng.
Lười biếng là tính rất tai hại chẳng những cho cuộc đời học sinh của bạn hiện tại, mà cả

về sau, nếu mầm móng ấy không sớm dập tắt ngay từ bây giờ. Bởi làm việc là con đừơng
dẫn đến thành công.
Cũng như chim có cánh để bay, người có tay để làm, có khối óc để suy nghĩ và nhận định.
Có hoạt động thì các tài năng của bạn mới được phát huy. Có học tập tốt các nhu cầu học
tập của bạn mới được thỏa mãn.
Nếu ngay bây giờ bạn không học thì lớn lên bạn sẽ ra sao? Tin rằng với cái tính biếng
lười của bạn nhất định bạn sẽ thất bại trong cuộc sống. Bạn đã biết "Nhàn cư vi bất thiện".
Kẻ lười biếng còn mắc bao nhiêu là tính xấu. Họ rất có thể sống liều, sa vào vòng tội lỗi
chỉ vì tìm những phương kế để tiêu khiển, để giết thời giờ.
Muốn sửa tính lười biếng, bạn phải làm sao?
Bạn hãy tôn trọng việc làm và cố gắng làm tất cả những việc mà bổn phận của bạn phải
thực hiện. Bạn cần bắt đầu suy nghĩ lại xem rằng việc học phải là một nghĩa vụ, một trách
nhiệm của tuổi trẻ của bạn không?
Rồi bạn soát xét phần nào mà kiến thức đã mất căn bản. Môn nào bạn còn yếu kém để bạn
bắt đầu làm lại và phải học thật sự. Học ở thầy cô học ở bạn bè.
Nếu như bạn mất căn bản nhiều môn quan trọng như Toán - Lý - Hóa, thì bạn trình bày
với thầy cô ba mẹ bạn biết. Bạn phải tỏ ra can đảm nhận khuyết điểm và hứa quyết tâm
khắc phục. Xin ba mẹ cho mời thầy dạy kèm cặp riêng cho bạn một thời gian. Kèm cặp
các phần, các môn bài mà bạn trót lỡ làm mất căn bản. Nếu bạn tự tin và quyết tâm học
thì chỉ trong thời gian ngắn bạn sẽ lấy lại thế quân bình trong việc học tập. Rồi dần dà bạn
sẽ có đà tiến lên.
Bạn hãy tin tôi đi. Muốn chữa được "bệnh" lười biếng này phải đòi hỏi nhiều can đảm
lắm. Và tôi tin bạn sẽ can đảm và làm được. Thực ra việc học tập cũng thật sự có khó
nhọc, nhưng trong sự khó nhọc ấy, bao giờ cũng đem lại cho bạn nguồn an ủi và thành
công. Và đến một lúc nào đó bạn sẽ say mê học tập hơn tất cả một khi bạn tìm, thấy điều
lý thú trong học tập.

×