Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Trắc nghiệm có đáp án sản khoa phần bệnh nhiễm trùng và thai nghén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.84 KB, 3 trang )

Bài số: 41
Tên bài: Bệnh nhiễm trùng và thai nghén
Câu hỏi đã được phát triển từ các trường:
1. Trường thứ nhất:
BệNH GIANG MAI Và THAI Kỳ
CâU HỏI KIểM TRA. Chọn một câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau
1. Tất cả các câu sau đây về ảnh hưởng của tình trạng có thai lên bệnh giang mai đều đúng.
ngoại trừ:
a) Làm những thể bệnh tiềm ẩn bùng lên trở lại.
b) Có thể làm thời gian ủ bệnh rút ngắn lại.
c) Nếu không được điều trị, hạ cam giang mai có thể tồn tại đến suốt thai kỳ.
d) Các sang thương của giang mai thời kỳ II có thể phát triển rộng lớn.
e) Tình trạng có thai không làm thay đổi kết quả của các phản ứng huyết thanh.
2. Vi trùng giang mai có thể qua hàng rào gai nhau để vào máu thai từ thời điểm nào ?
a) Tuần thứ 12.
b) Tuần thứ 15.
c) Tuần thứ 18.
d) Tuần thứ 24.
e) Tuần thứ 28.
3. Bệnh giang có thể ảnh hưởng như thế nào lên thai nhi ?
a) Gây sẩy thai.
b) Thai chết trong bụng.
c) Trẻ có thể bị giang mai bẩm sinh.
d) Trẻ có thể chết sau sanh do tình trạng nhiễm trùng.
e) Tất cả các câu trên đều đúng, trừ a.
4. Dấu chứng nào sau đây ở trẻ sơ sinh rất gợi ý đến chẩn đoán giang mai bẩm sinh ?
a) Sứt môi.
b) Tróc da bụng và chi.
c) Kết mạc mắt đỏ.
d) Bóng nước lòng bàn tay, bàn chân.
e) Vô sọ.


5. Tất cả các câu sau đây về giang mai bẩm sinh đều đúng, ngoại trừ:
a) Trẻ sinh ra mà không có dấu chứng lâm sàng kể như không mắc bệnh.
b) Trẻ sinh ra mà phản ứng huyết thanh âm tính kể như không mắc bệnh.
c) Trẻ sinh ra nếu có phản ứng huyết thanh dương tính kể như có bệnh.
Bài số: 41
Tên bài: Bệnh nhiễm trùng và thai nghén
d) Nếu mẹ được điều trị đầy đủ trong thai kỳ trẻ sẽ không mắc bệnh.
e) Nếu sau sanh 6 tháng mà phản ứng huyết thanh vẫn dương tính mới kết luận được là
trẻ mắc bệnh.
6. Có chỉ định điều trị cho tất cả các nhóm sản phụ sau đây, ngoại trừ:
a) Khi mẹ có triệu chứng rõ ràng của bệnh giang mai.
b) Khi mẹ đã được điều trị đầy đủ nhưng cần tái điều trị để ngừa giang mai bẩm sinh.
c) Khi phản ứng huyết thanh dương tính nhiều lần và tiền căn thích hợp với khả năng
mắc bệnh của sản phụ.
d) Khi phản ứng huyết thanh dương tính nhiều lần dù không có triệu chứng lâm sàng rõ
rệt.
e) Khi sản phụ đã được điều trị nhưng không đúng cách hoặc không đầy đủ.
7. Thuốc điều trị thông dụng nhất cho giang mai và thai kỳ là:
a) Penicilline.
b) Cephalosporine.
c) Tetracycline.
d) Erythromycine.
e) Gentamycine.
8. Cách điều trị nào là hợp lý nhất cho một sản phụ bị giang mai sớm ?
a) Benzyl Penicilline G 100.000 đv/kgP/ngày x 10 ngày.
b) Procaine Penicilline G 6 triệu đv chích 1 liều duy nhất.
c) Benzathine Penicilline G 3 triệu đv x 3 lần cách nhau 1 tuần.
d) Benathine Penicilline G 2,4 triệu đv 1 liều duy nhất.
e) Erythromycin 3 g/ngày x 10 ngày.
9. Cách hữu hiệu nhất để có thể dự phòng giang mai bẩm sinh là:

a) Điều trị dự phòng cho tất cả các sản phụ có nguy cơ cao.
b) Truy tầm phát hiện sớm bệnh giang mai và điều trị đúng cách trong những tháng
đầu thai kỳ.
c) Nhỏ mắt với penicilline cho tất cả các trẻ sơ sinh.
d) Nên dùng Ceftriaxone một liều duy nhất một tuần trước ngày dự sanh cho tất cả các
sản phụ bị bệnh.
e) Tất cả các câu trên đều sai.
Đáp án
1a 2c 3e 4d 5e 6b 7a 8d 9b
Bài số: 41
Tên bài: Bệnh nhiễm trùng và thai nghén
2. Trường thứ hai:
3. Trường thứ ba:
4. Trường thứ tư:
5. Trường thứ năm:
6. Trường thứ sáu:
7. Trường thứ bảy:
8. Trường thứ tám:

×