Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài viết số 2 (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.78 KB, 5 trang )

CHỨNG MINH: ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
Lòng biết ơn, thái độ trân trọng nghĩa tình người đi trước đã trở thành truyền thỗng quý báu của ông cha ta xưa.
Điều đó được thể hiện sâu sắc qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Là học sinh, chúng ta phải luôn kế thừa và
phát huy đạo lí tốt dẹp đó.
Đây là một lời răn dạy vô cùng sâu sắc của ông cha ta về thái độ sống, cách cư xử giữa người với người. Khi
chúng ta ăn một trái cây chín mọng thì phải nhớ tới người có công vun xới cho cây trái đơm hoa kết trái. Nghĩa là ta
phải biết ơn người đã trồng cây. Nói rộng hơn việc ăn quả, khi chúng ta hưởng thụ thành quả lao động như ăn một bát
cơm ngon, mặc một chiếc áo đẹp, dạo chơi trên đường ngát hương hoa.v v Chúng ta phải biết ơn những người đã đổ
mồ hôi xương máu của mình để rồi chúng ta nhận đợc thành quả đó.
Lòng biết ơn, thái độ trân trọng đó đã trở thành một tiêu chuẩn đạo đức của người Việt Nam, đã trở thành một
truyền thống. Câu tục ngữ khác “Uống nước nhớ nguồn” hay “Uống nước nhớ người đào giếng” cũng nói về tinh thần
đó.
Trong gia đình, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. ông bà, những người đã có công dưỡng dục chúng ta nên người
từ thuở còn nằm trong nôi. Cha mẹ đã dạy bảo chúng ta phải biết ơn qua câu hát ru:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Lòng biết ơn đó thể hiện ở những ngày lễ thờ cúng tổ tiên. Những người con, người cháu dâng lên bàn thờ những
thứ lễ vật với lòng thành kính của mình.
Lòng biết ơn, đạo lí thuỷ chung là bổn phận của mỗi chúng ta trong đời sống. Lòng biết ơn không phải là lời nói
suông mà phải là hành động thiết thực.Các lễ hội lần lượt diễn ra hàng năm nói lên điều đó. Hội đền Hùng để tưởng
nhớ các vua Hùng đã có công gây dựng nên đất nước, Hội đền Gióng để tưởng nhớ tới người tráng sĩ làng Gióng đã
đánh giặc Ân bảo vệ đất nước.
Nhà nước ta còn có các ngày lễ kỉ niệm: ngày Nhà giáo Việt nam, ngày Quốc Tế Phụ Nữ để tôn vinh những người
thấy đã dạy dỗ ta nên người, những người phụ nữ đã hi sinh tất cả cho gia đình và cho đất nước. Mặc dù đã qua ngày
27-2, ngày Thầy thuốc Việt Nam nhưng chúng ta hãy nghĩ lại thời điểm cách đó mấy năm về trước, khi đại dịch
SARS đang hoành hoành. Những người bác sĩ đó không sợ căn bệnh chết người mà vẫn lao vào chăm sóc những
người bị bệnh. Đã có những bác sĩ, y tá hi sinh khi chăm sóc cho bệnh nhân. Chính thế chúng ta phải biết ơn những
người đó. Nhà nước ta còn có phong trào để đền ơn đáp nghĩa, xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam Anh hùng,
các gia đình thương binh liết sĩ. Những hành động đó không chỉ là phong trào mà còn là bài học cho mỗi người.


Học sinh chúng ta cũng đã góp phần không nhỏ trong phong trào chung như đi chăm sóc các bà mẹ anh hùng,
quyên góp quỹ “Áo lụa tặng bà” và gần đây nhất là quyên góp sách vở, giấy bút cho các bạn vùng sâu, vùng xa. Nơi
mà trước đây là cái nôi của kháng chiến nuôi dưỡng và che chở các đoàn quân chuẩn bị tiến về đồng bằng, giải phóng
và giành độc lập cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải có ý thức giữ hìn và bảo vệ truyền thống tốt đẹp ấy. Cũng từ đó
ta hiểu rằng cha mẹ, thầy cô là người trồng cây còn ta là người hái quả. Vì thế ta phải làm đúng bổn phận của người
con trong gia đình, người học trò ngoan. Đó là thể hiện lòng biết ơn tới mọi người đã chăm sóc, dạy dỗ ta nên người.
Đó cũng là một hành động đẹp trong thế hệ trẻ ngày nay.
Câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ đạo lí làm người. Ta càng hiểu sâu sắc hơn với vai trò và trách nhiệm của mình
đối với nhân dân và đất nước.
HÃY CHỨNG MINH RẰNG CA DAO LÀ TIẾNG NÓI VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH, TÌNH BẠN BÈ ĐẰM
THẮM
Tình cảm gia đình, bạn bè – đó là điều không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Những tình cảm
ấy vô cùng thiêng liêng, cao quý và rất đáng trân trọng. chính vì vậy, tình cảm đó đã được nhân dân ta ca ngợi qua
nhữnh câu ca dao thắm nghĩa, chí tình.
Đầu tiên phải kể đến tình cảm nhớ ơn ông bà, tổ tiên:
Con người có tổ có tông,
Như cây có cội như sông có nguồn.
Trên đời này, cây nào mà chẳng có cội, sông nào mà chẳng có nguồn. Có thể cội chỉ là hạt cây bé nhỏ, nguồn chỉ
là nhưncg giọt nước đục ngầu phù sa hay cát bụi nhưng cũng để đủ mọi loài cây, con sông , dòng suối phải nhớ về.
Con người chúng ta cũng vậy. Chúng ta có tổ tiên đẻ nhớ, để biết ơn. Tại sao chúng ta lại phải nhớ ơn tổ tiên ư? Bởi
một lí do giản đơn thôi. Bạn thử nghỉ xem, nêu không có cha anh đi trước đã hi sinh tất cả để xây dựng cuộc sống tốt
đẹp thì liệu chúng ta có được như ngày nay không? Biết ơn tổ tiên như là một lẽ thường tình, một nguyen tác sống. Ví
như câu ca dao nay:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Câu ca nói lên tình cảm nhớ nhung da diết của con cháu với ông bà. Ngó lên nhìn nuộc lạt mái nhà lại nhớ về ông
bà. Nuộc lạt càng bao nhiêu thì nỗi nhớ ấy lại càng dâng trào mãnh liệt bấy nhiêu. Tôi tin rằng bạn đã thử đếm số
nuộc lạt và chẳng bao giờ đếm được, đúng không ? Bởi số nuộc lạt ấy nhiều vô kể, cũng giống như tấm lòng con cháu
đối với ông bà vậy. Ông bà chăm sóc cho ta , dạy ta những điều hay lẽ phải. Chính vì vậy, chúng ta luôn kính trọng
ông bà bằng cẩ tấm lòng thành kính của mình.

Trong gia đình, ngoài tình cảm ông bà, tổ tiên còn có một tình cảm nữa cũng thật thiêng liêng cao quí. Đó là tình
cảm đối với cha mẹ, những người sinh thành ra mình:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Núi Thái Sơn Kia cao ngất trời, nước trong nguồn kia không bao giờ cạn. Đó là hai hình ảnh được dùng để so
sánh với ơn cha nghĩa mẹ. Cha mẹ luôn bên ta , chăm sóc, dạt dỗ ta nên người. Đã bao giờ bạn trông thấy người mẹ
bồng con đi rao bán các thứ hàng, hình ảnh một người cha gò lưng đạp xe mấy cây số để đón con đi học về vừa mệt
vừa sợ muộn chưa? Tất cả đã nói lên một điều : ơn cha nghĩa mẹ thật lớn lao, khong bao giờ có thể đong đếm được.
Chính vì công cha nghĩa mẹ thật vô cùng to lớn và không gì đền đáp nổi nên bản thân mỗi người phải trở thành người
con có hiếu, thờ kính, phụng dưỡng mẹ cha bằng sự biết ơn chân thành từ đáy lòng mình.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ là tình cảm anh chị em trong gia đình:
Anhem nào phải người ta
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân,
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.
Anh em trong gia đình cùng chung mái nhà, chung huyết thống, chung cha mẹ nên tình cảm anh em là gắn bó như
chân với tay không thể tách rời trên một cơ thể. Không những gắn bó, anh em phải có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau,
đùm bọc nhau kể cả khi vui lẫn khi buồn, giàu có hay nghèo khổ, hạnh phúc hay hoạn nạn:
Anh em như chân với tay,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Trong khuôn khổ một gia đình có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, những tình cảm đó đều được ca
dao phản ánh. Đòng thời ca dao còn nêu lên một tình cảm rất quan trọng là tình cảm vợ chồng:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Tình cảm vợ chồng thường gắn với hai chữ “thuỷ chung”. Dù có ở trong hoàn cảnh nghèo túng, phải mặc áo
rách, phải ăn những thức ăn dở như râu tôm hay ruột bầu thì tình cảm vợ chồng cũng không bao giờ bị chia cắt. Tình

cảm vợ chồng luôn bền vững và thuỷ chung dù cho gặp muôn ngàn khó khăn hoạn nạn.
Ai cũng biết gia đình và tình cảm gia đình là rất quan trọng, song trong cuộc sống, con người cũng rất cần có bạn
bè, không thể thiếu tình cảm bạn bè. Ca dao có câu:
Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.
Đào tiên, đó là thứ thần, kì diệu. Nó đem đến cho ta sức mạnh, niềm tin, niềm vui sướng. Bạn bè cũng vậy. Bạn
bè sát vai cùng ta trên con đường tới tương lai, giúp ta khi hoạn nạn. Và có lẽ một điều mà bạn bè co thẻ đem lại cho
ta trong khi đào tiên thì không thể. Đó chính là sự cảm thông, chia sẻ. Mỗi khi ta vui sướng hay buồn tủi, ta luôn cần
có bạn. ta sẽ cùng bạn nhân lên niềm vui hoặc sẻ vơi nỗi buồn. Chính vì bạn bè quý mến như vậy cho nên khi xa cách,
họ rất nhớ thương nhau, muốn tìm gặp nhau:
Rồi mùa tóc rã rơm khô
Bạn xề xứ bạn ta biết nơi mô mà tìm
Qua các câu ca dao trên, ta có thể tháy rằng ca dao chính là tiếng nói về tình cảm gia đình, tình bạn bè đằm thắm.
Đó là những tình cảm quý giá sâu lắng mà có lẽ chỉ có những câu ca dao với âm điệu giàu chất nhạc mới diễn tả được.
Những câu ca dao nhẹ nhàng mà ý nhị, thiết tha đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta
hãy quý trọng những tình cảm ấy và quý trọng cả kho tàng ca dao - tiếng nói tình cảm của dân tộc.
CHỨNG MINH: MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON- BA CÂY CHỤM LẠI…(.Bài 1)
Văn học dân gian nước ta luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam, nó mang trong mình nhiều
kinh nghiệm sống, nhiều điều hay lẽ phải. Nhất là ca dao, tục ngữ,Một trong những điều ta cần học tập là
tinh thần đoàn kết, được khẳng định trong câu ca dao:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Bằng những hình ảnh cụ thể, đơn giản trong câu ca dao đã cho ta thấy một sự đối lập rất hiển nhiên. Một
cây đứng chơ vơ thì khong bao giờ tạo được một thành luỹ đứng chống gió bão nên dễ bị bật gốc. Nhưng,
nếu ba hoặc hơn nữa chum lại vào nhau, đứng san sát vào nhau, tạo nên cành là xum xuê che chắn cho nhau
sẽ thành một bụi cây um tùm ví như tường thành vững chắc, trướnc gió bão sẽ vững vàng hơn. Đó chỉ là
nghĩa đen thôi. Nếu suy rộng ra thì thực chất là nói về con người: Mọi người “chụm” lại tức là đồng tâm
nhất trí cùng nhau, sát cánh bên nhau sẽ thành “hòn núi cao” một tập thể vững mạnh, một quả núi khó lay
chuyển và sẽ làn nên việc lớn-
Từ xưa, nhân dân ta cũng đã biết vận dụng câu tục ngữ nầy vào trong các cuộc dựng nước và giữ nước,

cụ thể hơn là trong các cuộc kháng chiến chống Bắc phương xâm lược và đô hộ, vào phong tào kháng chiến
chống thực dân Pháp, đé e quốc Mĩ….nhờ có tinh thần đoàn kết mà dân ta mới có thể vượt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn để giành độc lập cho nước nhà. Dân ta thờ nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước,
cũng biết vận dụng những kinh nghiệm trên vào mọi lĩnh vực: lao động sản xuất (có câu “ăn một mình đau
tức, làm một mình cực thân”); trong kinh doanh (có câu (Buôn có bạn, bán có phường”. Con cái trong nhà
có đông anh em, các cụ xưa ví như “tre ấm bụi’. Về việc học thì “ học thầy không tày học bạn” Mỗi khi
trong học tập biết dựa vào nhau, chỗ mạnh của bạn này bù chỗ yếu của bạn kia. Khi ta thực sự biết đoàn kết,
thì không chí ta được giúp đỡ, chóng tiến bộ. Nếu biết đoàn kết lại thì cả lớp sẽ có “hòn núi cao” của chất
lượng. Tất nhiên sự đoàn kết này đòi hỏi không phải những cây văn vẹo ỷ lại dựa dẫm nhau, mà phải là
nhưữn cây cứng cáp biết tự lực vươn lên,vừa khéo kết hợp bổ sung cho nhau.
Toà bộ kinh nghệm thực tế, bài học lịch sử, quá trình học tập của chúng ta khiến ta thấu hiểu sức mạnh
của đoàn kết, khả năng kì diệu khi biết đoàn kết lại. Đó là bài học quan trọng nhất trong sự nghiệp cứu
nước, trong công trình khoa học cũng như trong sinh hoạt đời thường, mà ta thấy cần phải áp dụng ngay
trong học tập và hoạt động xã hội hôm nay của thế hệ học sinh cúng ta.
(Bài 2)
Khi xưa, đất nước ta bị phương Bắc xâm lược. Dân tộc ta đã đoàn kết lại, một lòng đánh đuổi giặc , nên
đã đuổi được chúng ra khỏi bờ cõi nước Nam. Để con cháu biết được đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, ông cha
ta đã đúc kết thành câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lạ nên hòn núi cao”
Hình ảnh “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lạ nên hòn núi cao” đã sử dụng nghệ thuật nói quá
để giúp ta hiểu rõ hơn về sự đoàn kết. Cũng như cây, con người nếu đơn độc thì chẳng làm được việc gì
nhưng nếu đoàn kết lại sẽ tạo ra một sức mạnh để làm được việc lớn. Chắc các bạn cũng biết câu chuyện
“Bó đũa” Câu chuyện nói: Một người cha trước lúc chết đã gọi các con lại và bảo ai bẻ được bó đũa trên bàn
thì sẽ được hưởng hết gia tài. Các con ra sức bẻ nhưng không bẻ được. Cuối cùng, người cha tháo rời bó đũa
và bẻ từng chiếc dễ dàng. Qua câu chuyện, bạn cũng phần nào hiểu được sức mạnh của sự đoàn kết. Bạn có
biết tại sao học sinh Việt Nam không giỏi bằng học sinh các nước phương Tây không? Theo tôi được biết, ở
các nước tiên tiến học sinh được học được học theo từng nhóm nên lượng kíên thức biết được sẽ nhiều hơn
học sinh Việt Nam không học theo từng nhóm. Vậy chẳng phải nền giáo dục ở các nước phương Tây phát
triển là nhờ một phần của sự đoàn kết hay sao?

Ngay cả loài vật như linh dương, nai…cũng biết đoàn kết đẻ sinh tồn trước những loài thú dữ khác.
Có rất nhiều việc mà cá nhân không làm được mà cần có sự đoàn kết trong tập thể. Vậy chẳng phải
muốn xây dựng nước Việt nam sánh vai với các cường quốc năm châu” thì cần phải có sự đoàn kết của
nhân dân ta nhiều hơn nữa hay sao?
BÀI 3
Đoàn kết là sức mạnh, sức mạnh ấy giúp cúng ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ, làm nên những thắng
lợi vẻ vang. Ngay từ ngày xưa, ông cha ta đã rút ra bài học kinh nghiệm về điều ấy:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Một cây nhỏ bé, sống lẻ loi và cô độc. Rồi bão tàp , mưa sa, làm sao cây có thể chống chọi, chịu đựng
được hết? Thế rôi có cố gắng đến mấy, cây cũng sẽ đổ, cành cũng sẽ gãy, hoặc không thì cũng không thể
vươn cao. Nhưng nếu cây mọc tựa vào nhau thì sẽ có sức chống đỡ mạnh mẽ. Các cây sẽ nương tựa, che
chở, bảo vệ cho nhau. Dù cho có lũ quét tràn về, các cây vẫn đứng vững. Điều đó cho ta thấy rằng: Một cây
làm chẳng đợc điều gì, có nhiều cây thì sức mạnh sẽ tăng lên gấp bội. Nhưng nghĩa của tục ngữ, ca dao
không chỉ có nghĩa đen. Nghĩa bóng của câu này là một người, cá nhân đơn độc, cũng như cây, sẽ chẳng
làm được điều gì lớn. Nhiều người (ba cây) đoàn kết lại thì sẽ có sức mạnh làm nên việc lớn. Đoàn kết là
sống, chia rẽ là chết. Ông cha ta muốn khuyên mọi người phải dựa vào nhau, đoàn kết với nhau để mà sống.
Lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước của chúng ta đã là một minh chứng cho tính đúng đắn
của lời khuyên ấy.
Ngay từ ngày xưa, nhân dân ta đã sáng tạo ra câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” để nói lên nguồn gốc
cao quý của mình và sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Lời hẹn ước năm xưa của Lạc Long quân với Âu Cơ “Kẻ
miền núi, người miền xuôi, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn” thẻ hiện tinh thần ấy. Tinh
thần đoàn kết đã ăn sâu vào trong máu, và từ dó đã phát triển thành truyền thống của cả một dân tộc.
Ta quên sao được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên, đội quân hùng mạnh nhất
thời bấy giờ, “Vó ngựa quân nguyên đi đến đâu, cỏ không mọc được tới đó”. Chúng đã thống trị hầu như cả
toàn thế giới. Làm sao có thể tin rằng đội quân hùng mạnh ấy có thể thát bại thảm hại trước tinh thần đoàn
kết của nhân dân Việt Nam. Vua quan nhà Trần thật sáng suốt khi tổ chức hội nghị Diên Hồng. Tất cả bô
lão đều đồng thanh hô to: “Đánh, đánh, đành!” Tiếng hô vang trời , vang cả lòng người. Toàn dân một lòng
quyết vượt hiểm nguy. Và sự đoàn kết đã thành sức mạnh. Ba lànn quân Nguyên xâm lược đều thất bại cả
ba.

Sức mạnh kì diệu của sự đoàn kết còn thể hiện trong chiến thắng Điện Biên Phủ- chiến thắng “lẫy lừng
năm châu , chấn động địa câu”. Vẫn mãi vang trong lòng chúng ta bản anh hùng ca hùng tráng. Một nửa thế
kỉ đã trôi qua, cũng là một nửa thế kỉ người Việt ngâẩn cao đầu tự hào về chiến thắng lẫy lừng đó. Cứ điểm
bất khả xâm phạm của địch đã bị tinh thần đoàn kết của những người con đất Việt đập tan, xoá đi ảo vọng
bắt nhân dân ta sống kiếp đời nô lệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa nhân dân ta đánh bại thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mĩ với phương
châm đoàn kết” Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công đại thành công”
Đất nước im tiếng súng, tiếng bom, những người lính lại khoác lên mình tấm áo nâu sôồn, đứng lên xây
dựng đất nước giàu đẹp. Bằng tình doàn kết, nhân dân ta đã “làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành
cơm”. những người nông dân đoàn kết với nhau đắp đê ngăn lũ, làm nên những cánh đồng năm tấn, mười
tấn. Những người công nhân đoàn kết xây dựng nênbao công trình to lớn tàm cở thế kỉ như thuỷ điện Hoà
Bình, công trình đường dây tải điện 500kv Bắc Nam và vô vàn công trình khác nữa.
Chúng em sinh ra khi đất nước đã hoà bình. Là một học sinh, chúng em ỵư hào vì những chiến thắng của
dân tộc được tạo nên bởi tình đoàn kết. Hiẻu được ý nghĩa cao đẹp cuả tinh thần ấy, chúng em phấn đấu xây
dựng tình đoàn kết ngay trong tập thể lớp, giúp đỡ nhau khi khó khăn, cùng phấn đáu vươn lên trong học tập
và rèn luyện đạo đức.
Đoà kết không phải là việc riêng của một người mà là trách nhiệm của mọi người. Chúng em sẽ ghi nhớ
mãi lời nhắc nhở:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

TRĂM HAY KHÔNG BẰNG TAY QUEN
Từ xưa đên nay, mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành là mối quan tâm của mọi người. Xuất phát từ
thực tế của nền kinh tế chậm phát triển trước đây, ông cha ta thường nói :
“Trăm hay không bằng tay quen”
Câu tục ngữ nhằm đề cao vai trò thực hành quan trọng hơn lí thuyết. Vậy nội dung ấy đúng hay sai?
Ngày nay ta cần hiểu quan niệm trên như thế nào cho hợp lí?
Câu tục ngữ có hai vế: “Trăm hay” là cách nói mộc mạc, có nghĩa là biết hàng trăm điều, tức là biết
nhiều, lí thuyết giỏi. Còn “tay quen” có nghĩa là thạo việc làm thuần thục, nói cách khác là thực hành giỏi,
thành thạo công việc. Như vậy, câu tục ngữ “trăm hay không bằng tay quen” muốn khẳng định: biết lí

thuyết nhiều cũng không thể bằng thói quen thành thạo công việc.
Nếu lấy chất lượng, số lượng sản phẩm làm ra để làm thước đo năng lực, để đánh giá người lao động thì
ý nghĩa câu tục ngữ trên là đúng. Bởi lẽ, thực hành mới trực tiếp sản xuất ra hàng hoá, mới làm ra của cải
vật chất. Và tất nhiên phải quen tay thuần thục công việc cho nên người lao động, công nhân mới làm ra
được những sản phẩm có chất lượng và số lượng cao. Trong thực tế, đã có biết bao người hiểu rộng, biết
nhiều lí thuyết nhưng khi bắt tay vào thực hành lại lúng túng dẫn đến thất bại. Ngược lại, có những người
tuy không đợc học hành, không được đào tạo ở một trường lớp nào cả, nhưng từ thực tế lao động, từ những
kinh nghiệm qua quá trình rèn luyện được tích kuỹ họ trở nên người có tay nghề giỏi. Đó là những người
thợ máy lâu năm, những thợ thủ công lành nghề theo kiểu cha truyền con nối nên họ có tay nghề cao, làm
việc có hiệu quả ít ai sánh được. Vì lẽ đó mà ông cha ta đã khẳng định vai trò quan trọng của thực hành
trong đời sống hằng ngày. Đồng thời, qua đó ông cha ta cũng có thái độ trân trọng, đề cao người lao động
trực tiếp làm ra sản phẩm, của cải vật chất cho xã hội tiêu dùng. Đối với một nước công nghiệp lạc hậu thì
nội dung câu tục ngữ trên có thể chấp nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh điều chấp nhận dó, ta cũng thấy có mặt chưa đúng của câu tục ngữ. Bởi lẽ, thói
quen kinh nghiệm, thành thạo công việc dù quan trọng như thế nào cũng không phải là tất cả. Muốn tinh
thông nghề nghiệp thì ngoài “quen tay”còn phải có “trăm hay” mới được. Nếu như chỉ “quen tay” mà không
cần “trăm hay” thì một thầy lang sẽ không giải quyết, xử lí tốt khi gặp môộ căn bệnh phức tạp. Cũng chỉ
“quen tay” thành thạo công việc thì người thợ thủ công không thể chuyển công việc của mình sang sản xuất
bằng máy móc để có năng xuất cao được. như vậy tư tưởng “trăm hay không bằng tay quen” không chỉ thể
hiện qua việc coi thường học vấn, coi thường khoa học mà còn thể hiện tư tưởng tự mãn với thói quen sẵn
có của mình; đồng thời nó cũng thể hiện một khuynh hướng bảo thủ. Bởi vì trước thành quả của “tay quen”
ấy, con người không dễ gì chịu tiếp thu tư tưởng mới, kỉ thuật mới bao giờ. Đó là trở ngại sự cho tiến bộ.
Ngày nay trong thời đại khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh thì sự hiểu biết, tri thức, “trăm hay” của
con người rất là cần thiết. Bởi có “thực hành’ nào mà không cần đến “lí thuyết” đâu. Có nắm vững lí thuyết
ta mới thực hành dễ dàng va đạt kết quả cao. Lí thuyết chỉ đạo cho thực hành, và thực hành là để kiểm
nghiệm lại, bổ sung và nâng cao hoàn thiện cho lí thuyết. Lí thuyết giỏi gắn với thành thạo việc sẽ thúc đẩy
sản xuất phát triển nhanh hơn, hiệu quả cao hơn. Vì vậy,ta không nên xem nhẹ bất cứ một mặt nào mà phải
kết hợp, tác động hai chiều giữa lí thuyết và thực hành. Ta cũng nên hiểu rằng có học mà không thực hành
chỉ là lí thuyết suông. Thực hành mà không biết lí thuyết thì sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu cái mới. Do
đó ta mới đánh giá đúng mức mối liên quan giữa lí thuyết và thực hành.

Tóm lại, câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen” tuy có đề cao vai trò của kĩ năng thực hành, đề
cao năng lực thành thạo công việc thì đó cũng là khía cạnh rất có ý nghĩa trong việc đào tạo người lao đông
mới. Và để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, ta thấy phương châm “Học phải đi
đôi với hành”, “trăm hay” đi liền với “quen tay” là đúng đắn và phù hợp nhất. Hiểu và thực hiện tốt được
điều này không những ta góp phần đổi mới cuộc sống vốn trì trệ và lạc hậu trước kia mà ta còn phát huy
tính sáng tạo ngày càng cao để phục vụ đời sống con người.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×