Ngày soạn:06/10 Ngày giảng: 08/10/2008
Tiết 23-24: Làm văn
Bài viết số 2
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng tư duy
* Giúp học sinh HS:
- Biết vận dụng các kiến thức về bài thơ, đoạn thơ đã học và kĩ năng phân tích, cảm
thụ thơ vào viết bài văn.
- Có kĩ năng tìm ý và lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ. Biết trình
bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách. Có kĩ năng
viết đoạn văn, bài văn nghị luận VH tương đối hoàn chỉnh.
2. Tư tưởng- tình cảm
Nhận thấy sự cần thiết của việc rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn ngị luận trên cơ
sở đó biết trình bày và diễn đạt bài viết một cách sáng của…
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- SGK, tài liệu tham khảo
III. Cách thức tiến hành
Thực hành…
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ: (trong khi học bài mới)
II. Bài mới
ĐỀ
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
1. Vì sao có thể nói đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được viết
rất cao tay: "vừa khéo léo, vừa kiên quyết".
A. Khéo léo vì tỏ ra rất tôn trọng những danh ngôn bất hủ của người Mĩ. Kiên quyết
vì nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo
của cuộc Cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm
lược Việt nam.
B. Kiên quyết vì tỏ ra rất tôn trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người
Mĩ. Khéo léo vì nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá
cờ nhân đạo của cuộc Cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến
quân xâm lược Việt nam.
C. Vì Bác là người biết vận dụng sáng tạo những dẫn chứng tiêu biểu vào những hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể.
D. Vì Bác là người đi nhiều, hiểu biết rộng, có tầm hiểu biết sâu, nên khi viết Tuyên
ngôn độc lập bác đã biết kết hợp nhiều yếu tố một cách nhuần nhuyễn, khoa học.
1
2. Những đặc điểm cơ bản của nền VHVN từ 1945 đến 1975 là:
A. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
B. Nền văn học hướng về đại chúng
C. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
D. Cả 3 phương án trên
3. Qua văn bản "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc",
tác giả đã làm sáng rõ điều gì?
A. Mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với tổ quốc lúc bấy giờ
và với thời đại hiện nay.
B. Tác giải đã ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một con người trọn đời dùng cây bút làm
vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân
tộc.
C. Tác giả ca ngợi tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
Nguyễn Đình Chiểu, từ đó ca ngợi tài năng của Nguyễn Đình Chiểu.
D. Phương án A và B đúng.
4. Văn bản "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" của
tác giải nào?
A. Phạm Văn Đồng B. Võ Nguyên Giáp C. Đặng Thai Mai D. Hoài Thanh
5. Trong đoạn thơ thứ nhất của bài "Tây Tiến", tác giả đã nhớ lại những địa danh
nào?
A. Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch
B. Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu.
C. Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mai Châu.
D.Sài Khao, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu.
6. Kết cấu của bài thơ "Việt Bắc" có gì đặc biệt?
A. Bài thơ kết cấu theo thể lục bát quen thuộc.
B. Bài thơ kết cấu theo lối đối đáp của ca dao, dân ca.
C. Bài thơ kết cấu theo mạch cảm xúc của tác giả
D. Bài thơ kết cấu theo tâm trạng của nhân vật trữ tình.
7. Hai tập thơ "Ra trận" và "Máu và hoa" thể hiện điều gì?
A. Âm vang của khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm
vui toàn thắng.
B. Đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu.
C. Dạt dào bao nguồn cảm hứng lớn lao. Hướng về quá khứ để thấm thía những nỗi
đau khổ của cha ông, công lao to lớn của những thế hệ đi trước mở đường từ đó ghi
sâu ân tình cách mạng.
D. Cả 3 phương án trên.
8. Các thể thơ truyền thống gồm:
A. Thể lục bát, thể song thất lục bát và thể hát nói.
B. Thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn
2
C. Thơ Đường luật, thơ song thất lục bát.
D. Thể ngũ ngôn, thể thất ngôn, thể cổ phong.
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang
Dũng.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1 2 3 4 5 6 7 8
D A A D B A B A
II. TỰ LUẬN
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ: vẻ đẹp ngoại hình,
vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp ý chí (lòng yêu quê hương đát nước)…
2. Thân bài
- Vẻ đẹp ngoại hình (dẫn chứng)
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, diễm lệ của núi rừng Tây Bắc trong những cuộc
hành quân gian lao (d/c)
+ Tâm hồn mơ mộng, trẻ trung, hồn nhiên trong đêm liên hoan.
+ Tâm hồn lãng mạn, mộng mơ khi đắm mình vào thiên nhiên để phát hiện ra vẻ đẹp
của núi rừng miền Tây.
+ Đối mặt với cuộc chiến khắc nghiệt họ vẫn có những giấc mơ đẹp hào hoa, lãng
mạn…
- Vẻ đẹp của ý chí:
+ Thiên nhiên TB khắc nghiệt, hùng vĩ, hiểm nguy…người lính hành quân trong
không gian ấy, đã có người hy sinh nhưng đồng đội vẫn tiếp bước…
+ Sẵn sàng "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" 'Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh", họ đã hi sinh anh dũng…
3. Kết kuận
Khẳng định vẻ đẹp của người lính, vẻ đẹp của một thời đại chính vẻ đẹp ấy đã
khiến họ bất tử trong lòng người đọc hôm nay và mai sau.
BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm
II. TỰ LUẬN
+ Điểm 7-8
Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót nhỏ.
+ Điểm 5-6
3
Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú toàn
diện, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc những lỗi nhỏ.
+ Điểm 3- 4
Đáp ứng được nửa yêu cầu trên, dẫn chứng chưa thật đầy đủ nhưng làm rõ được
các ý, diễn đạt có thể chưa hay nhưng đúng. Còn những lỗi nhỏ.
+ Điểm 1-2
Chưa năm được yêu cầu của đề, chỉ bàn luận chung chung, đi vào kể lể tác phẩm.
Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp...
+ Điểm 0:
Sai lạc cả về nội dung lẫn phương pháp.
4