Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm gỗ tại công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu quyết thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.75 KB, 56 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá về kinh tế thì chất lượng
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng và trở thành một thách
thức to lớn đối với mọi quốc gia.
Trong bối cảnh đó, muốn đứng vững trên thị trường quốc tế và trong nước,
muốn thoã mãn yêu cầu của khách hàng cũng như mong đạt lợi nhuận cao nhất thì
một vấn đề bức thiết đối với doanh nghiệp hiện nay là phải thiết lập một hệ thống
quản lý chất lượng hữu hiệu. Trong thực tế muốn xây dựng, thiết lập một hệ thống
quản lý chất lượng hữu hiệu là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Muốn vậy,
việc cần làm trước hết là phải trang bị những kiến thức về chất lượng và quản lý
chất lượng cho các doanh nghiệp, mặt khác phải hình thành một tâm lý hướng về
chất lượng, một đạo đức trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng
cho thị trường. Tất nhiên, đó là một quá trình lâu dài, nhưng nó phải được bắt đầu
và phải tiến hành một cách liên tục, bền bỉ. Có như vậy, doanh nghiệp mới xây
dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng cho riêng mình.
Với xu hướng hội nhập nền kinh tế toàn cầu ngày nay, nhất là khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO các doanh
nghiệp ở Việt Nam điều đang ráo riết chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực và các
chiến lược cạnh tranh cho phù hợp nhằm cũng cố và phát triển hơn vị thế cạnh tranh
của mình trên thị trường. Do vậy, việc xây dựng thiết lập hệ thống quản lý chất
lượng trong thời kì kinh tế thị trường hội nhập này là cần thiết, có ý nghĩa vô cùng
to lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu
Quyết Thắng. Đây là một trong những công ty thực hiện cổ phần hoá đầu tiên theo
chủ trương của chính phủ của tỉnh Đăklăk. Công ty chuyên kinh doanh trong các
lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng và chế biến gỗ xuất khẩu.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thấy vấn đề chất lượng sản là vấn đề hay và cần
thiết do đó tôi lựa chọn đề tài: “ Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
- vi -


chất lượng sản phẩm gỗ tại Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết
Thắng ” để làm chuyên đề nghiên cứu trong đợi thực tập này, với hy vọng rằng sẽ
góp phần nhỏ trong công tác quản lý chất lượng của công ty.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng sản phẩm gỗ tại công ty cổ
phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
 Phân tích thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm gỗ của của công ty
cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu Quyết Thắng.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng
sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chất lượng sản phẩm gỗ tại
công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng.
1.4.Phạm vi nghiên cứu
Tại Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng, Km 7 _Quốc
lộ 26 _Phường Tân Hòa_Thành phố Buôn Ma Thuột_Tỉnh Đăk lăk.
- vi -
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1.Những lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng
2.1.1.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là phạm trù phức tạp mà ta thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt
động của mình. Có nhiều cách giải thích khác nhau về chất tuỳ theo góc độ của
người quan sát.
Trong điều kiện kinh tế thị trường các doanh nghiệp nên đứng trong góc độ
của người tiêu dùng, khách hàng, của thị trường để quan niệm về chất lượng.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814:1994 phù hợp với ISO 8402:1994
“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực
thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.

Cũng theo tiêu chuẩn TCVN 5814:1994 thuật ngữ thực thể (đối tượng) bao
gồm thuật ngữ sản phẩm theo nghóa rộng, một hoạt động, một quá trình, một tổ
chức hay cá nhân.
“Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình.” (TCVN
5814:1994 phù hợp với ISO 8402:1994)
Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua các thuộc tính của
mình. Dưới góc độ kinh doanh có thể phân loại thành hai nhóm thuộc tính sau:
 Thuộc tính công dụng – phần cứng (giá trò vật chất). Phần này chiếm
khoảng 10 – 40% giá trò sản phẩm.
 Thuộc tính được cảm thụ bởi người tiêu dùng – phần mềm (giá trò tinh
thần). Phần này chiếm khoảng 60 – 80% giá trò sản phẩm, thậm chí có thể lên
tới 90% giá trò sản phẩm.
Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000 phù hợp với ISO 9000:2000
- vi -
“Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm,
hệ thống hoặc q trình thỗ mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có
liên quan”.
2.1.1.2. Đặc điểm của chất lượng.
 Chất lượng có thể được áp dụng cho mọi thực thể. Đó có thể là sản
phẩm, một hoạt động, một q trình, một tổ chức hay một cá nhân.
 Chất lượng phải là một tập hợp các đặc tính của thực thể thể hiện khả
năng thỏa mãn nhu cầu.
 Một thực thể dù đáp ứng được tiêu chuẩn nhưng không phù hợp với nhu
cầu, không được thò trường chấp nhận thì vẫn phải bò coi là không chất lượng. Ở
đâycần phân biệt giữa chất lượng và cấp chất lượng.
 Chất lượng phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu, của
thò trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, phong tục, tập quán.
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Sự thỏa mãn này phải được thể
hiện trên nhiều phương diện: tính năng của sản phẩm, giá thỏa mãn nhu cầu,
thời điểm cung cấp, dòch vụ, an toàn, …

2.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, nhưng nhìn chung có thể chia
thành hai nhóm yếu tố chủ yếu, đó là nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và
nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp.
a) Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
 Nhu cầu của nền kinh tế.
- Nhu cầu của thò trường: Những nhu cầu này có tác dụng tạo lực kéo, đònh
hướng cho cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Cơ cấu, tính chất, đặc
điểm và xu hướng vận động của nhu cầu có tác động trực tiếp đến chất lượng
sản phẩm.
- vi -
- Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất : Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, tích
lũy, đầu tư,…) và trình độ kỹ thuật (chủ yếu là trang thiết bò công nghệ và kỹ
năng) có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất
lượng tối ưu không.
- Chính sách kinh tế :Hướng đầu tư, hướng phát triển loại sản phẩm nào đó cũng
như mức thỏa mãn các loại nhu cầu được thể hiện trong các chính sách kinh tế
có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
 Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật.
Trong thời đại ngày nay, cùng với đặc điểm khoa học kỹ thuật trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất cứ sản phẩm nào cũng
gắn liền và bò chi phối bởi sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là sự
ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
 Hiệu lực của cơ chế quản lý.
Trong nền kinh tế thò trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước, thông qua
những biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chánh, xã hội được cụ thể hóa bằng
nhiều chính sách như chính sách đầu tư, chính sách giá, chính sách thuế, tài
chính, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với một số doanh nghiệp,
cách thức tổ chức quản lý của Nhà nước về chất lượng, … Nhà nước có thể tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp ổn đònh sản xuất, nâng cao chất lượng sản

phẩm, …
b) Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, chúng ta đặc biệt chú ý đến 4 yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (được biểu thò bằng qui tắc 4M), đó là:
 Men: Con người, lực lượng lao động trong doanh nghiệp (bao gồm tất
cả thành viên trong doanh nghiệp, từ cán bộ lãnh đạo đến nhân viên thừa hành).
- vi -
Năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên và mối liên kết giữa các thành viên có
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng.
 Methods: Phương pháp công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ
chức sản xuất của doanh nghiệp. Với phương pháp công nghệ thích hợp, với trình
độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có
thể khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm.
 Machines: Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bò của doanh
nghiệp. Trình độ công nghệ, máy móc thiết bò có tác động rất lớn trong việc
nâng cao những tính năng kỹ thuật của sản phẩm và nâng cao năng suất lao
động.
 Materials: Vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo
vật tư, nguyên nhiên liệu của doanh nghiệp. Nguồn vật tư, nguyên nhiên liệu
được đảm bảo những yêu cầu chất lượng và được cung cấp đúng số lượng, đúng
thời hạn sẽ tạo điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các yếu tố trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tác động
đến chất lượng, tuy nhiên yếu tố con người được xem là quan trọng nhất, có ảnh
hưởng quyết đònh đến chất lượng.
Ngoài 4 yếu tố cơ bản trên, chất lượng còn chòu ảnh hưởng bởi các yếu tố
khác như thông tin (Information), môi trường (Environment), đo lường
(Measure), hệ thống (System),
2.1.2. Những lý luận về quản lý chất lượng
2.1.2.1. Khái niệm quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là khái niệm được phát triển và hồn thiện liên tục, thể
hiện ngày càng đầy đủ bản chất phức tạp của vấn đề chất lượng. Ngày nay quản lý
chất lượng mở rộng tới tất cả hoạt động từ sản xuất đến quản lý và dịch vụ. Điều
này thể hiện qua một số định nghĩa sau :
- vi -
Theo ISO 8402 : 1994 “ Quản lý chất lượng là những hoạt động có chức
năng quản lý chung, nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng
bao gồm : Lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất
lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng ”
Theo ISO 9000 : 2000 “ Quản lý chất lượng là các hoạt động phối hợp với
nhau để điều hành và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng ”
2.1.2.2. Các phương pháp quản lý chất lượng
a, Kiểm tra chất lượng ( Inspection – I )
Là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc
tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù
hợp của mỗi đặc tính.
b, Kiểm soát chất lượng ( Quality Control – QC )
Là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp
ứng các yêu cầu chất lượng.
Kiểm soát chất lượng là kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình tạo ra chất lượng, bao gồm :
- Kiểm soát người thực hiện
- Kiểm soát phương pháp và quy trình sản xuất
- Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào
- Kiểm soát, bảo dưỡng thiết bị
- Kiêm soát môi trường ánh sáng, nhiệt độ, ….
c, Đảm bảo chất lượng ( Quality Assurance – QA )
Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ
thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tự tin tưởng
thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng.

d, Kiểm soát chất lượng toàn diện ( Total Quality Control – TQC )
Armand V. Feigenbaun trong cuoán saùch Total Quality Control (TQC) ñaõ
ñònh nghóa: “ Kiểm soát chất lượng toàn diện là hệ thống có hiệu quả để nhất thể
hoá các nỗ lực phát triển chất lượng, duy trì chất lượg và cải tiến chất lượng của
- vi -
các nhóm khác nhau vào một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật,
sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thoã mãn hoàn
toàn khách hàng.”
e, Quản lý chất lượng toàn diện ( Total Quality Management – TQM )
TQM là cách quản lý một tổ chức, quản lý toàn bộ công đoạn sản xuất kinh
doanh nhằm thoả mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng ở mọi công đoạn, bên trong
cũng như bên ngoài.
Theo ISO 8402 : 1994 “ Quản lý chất lượng toàn diện là phương pháp quản lý
của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành
viên nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoã mãn khách hàng và đem
lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội. ”
2.1.2.3. Các nguyên tắc quản lý chất lượng
 Định hướng vào khách hàng :Chất lượng tạo giá trị cho khách hàng và
do khách hàng đánh giá. Vì vậy, doanh nghiệp phải biết rõ khách hàng của mình là
ai, nhu cầu hiện tại và tương lai của họ, đặc biệt là các kỳ vọng không rõ ràng hoặc
không được nói ra để phát triển và thiết kế những sản phẩm hữu dụng, đáng tin cậy,
không chỉ đáp ứng mà còn cố gắng đáp ứng tôt s hơn những đòi hỏi của khách
hàng, tạo ưu thế so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Định hướng vào khách
hàng là một nguyên tắc cơ bản nhất của công tác quản lý chất lượng.
 Sự lãnh đạo
Để thực hiện thành công quản lý chất lượng, lãnh đạo cần đi đầu trong mọi
nổ lực về chất lượng. Lãnh đạo có trách nhiệm.
+ Cam kết thực hiện chất lượng
+ Xác định giá trị chất lượng của doanh nghiệp
+ Truyền đạt giá trị đó cho khách hàng, nhân viên và các bên có liên quan

( nhà cung cấp, cơ quan quản lý, nhà đầu tư,….)
+ Thiết lập và giám sát các yếu tố đánh giá hiệu quả các hoạt động chính và
các hoạt động cải tiến chất lượng.
 Sự tham gia của mọi thành viên
- vi -
Con người là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình hình thành chất lượng. Do đó, trong quản lý cần áp dụng các
phương pháp và các biện pháp thích hợp để phát huy hết năng lực của mọi người,
mọi cấp, mọi ngành để giải quyết vấn đề ổn định và nâng cao chất lượng. Cần thực
hiện các việc sau
+ Giao quyền và trách nhiệm cho nhân viên
+ Đào tạo
+ Công nhận, khen thưởng và đãi ngộ
+ Làm việc theo nhóm
 Tính hệ thống
Khi giải quyết bài toán chất lượng ta phải xem xét toàn bộ các yếu tố một
cách có hệ thống, đồng bộ và toàn diện, phối hợp các yếu tố này và cần xem xét
chúng dựa trên quan điểm của khách hàng. Phương pháp hệ thống của quản lý là
cách huy động, phối hợp toàn bộ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của tổ
chức.
 Chú trọng quản lý theo quá trình : Cần thực hiện các biện pháp sau
+ Xác định quá trình và các mối quan hệ tương giao của quá trình này với
các bộ phận chức năng của doanh nghiệp
+ Qui định trách nhiệm rõ ràng để quản lý quá trình này
+ Xác định khách hàng và người cung ứng nội bộ cũng như bên ngoài của
quá trình.
+ Xác định đầu vào, đầu ra và nghiên cứu các bước của quá trình, các biện
pháp kiểm soát, đào tạo, thiết bị, phương pháp và nguyên vật liệu để đạt được kết
quả mong muốn.
 Nguyên tắc kiểm tra

Quản lý chất lượng lấy phòng ngừa làm phương châm chính trong quản lý
Vì vậy cần kiểm tra ngay từ giai đoạn hoạch định thiết kế. Kiểm tra chính bản thân
kế hoạch có chính xác không? Các biện pháp phòng ngừa ở khâu kế hoạch đã đủ
chưa?…để phát hiện và điều chỉnh kịp thời các sai lệch trong quá trình, tìm nguyên
- vi -
nhân của sự sai lệch, đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa để đưa chất
lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường.
 Quyết định dựa trên sự kiện : Để thực hiện nguyên tắc quyết định dựa
trên các sự kiện doanh nghiệp cần phải :
+ Tổ chức hệ thống thu thập thông tin dữ liệu : Thu thập tất cả các bộ phận
của doanh nghiệp, từ khách hàng, đối thủ, nhà cung cấp và từ những nguồn khác.
+ Phân tích đánh giá và sử dụng thông tin để ra quyết định.
 Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của tất cả các tổ
chức. Muốn gia tăng khả năng cạnh tranh và đạt chất lượng cao nhất, ban lãnh đạo
phải có một cam kết cho việc cải tiến liên tục quá trình kinh doanh. Sự cải tiến có
thể từng bước nhỏ hoặc nhảy vọt. Cách cải tiến cần phải “ bám chắc ” vào công việc
của tổ chức.
Công cụ cải tiến liên tục là chu trình Deming PDCA và Benchmarking. Hiện
nay công cụ Benchmarking được sử dụng rất phổ biến.
 Phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi
Các doanh nghiệp cần tạo dựng các mối quan hệ hợp tác nội bộ và với bên
ngoài để đạt được mục tiêu chung. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải:
+ Xác định và lựa chọn đối tác, lập mối quan hệ và xem xét cân đối các mục
tiêu ngắn hạn và dài hạn.
+ Tạo ra kênh thông tin rõ ràng, công khai, phối hợp triển khai và cải tiến và
quá trình.
+ Hiểu rõ và thông báo nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng cuối
cùng cho đối tác.
+ Chia sẽ thông tin và kế hoạch tương lai, thừa nhận sự cải tiến và thành tựu

của các đối tác.
 Nguyên tắc pháp lý
Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh
nghiệp phải tuân thủ theo các văn bản pháp lý của nhà nước về quản lý chất lượng
và chất lượng sản phẩm. Các văn bản pháp lý của nhà nước là “ kim chỉ nam ” cho
- vi -
mọi tổ chức hướng hoạt động của mình vào mục tiêu “ Năng suất ”, “ Chất lượng ”,
và “ hiệu quả ”.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Tình hình quản lý chất ở các nước đang phát triển
Các nước trên thế giới hiện nay đặc biệt là các nước đang phát triển chất
lượng vừa là một bài toán, vừa là một cơ hội. Là cơ hội, vì ngày nay khách hàng
không chỉ quan tâm tới việc có được hàng hoá mà còn qua tâm đến chất lượng hàng
hoá. Nên yếu tố chất lượng hàng hoá ngày càng được quan tâm, hệ thống thông tin
mang tính chất toàn cầu các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau từ
đó rút ngắn được con đường mà những người đi trước phải trải qua, nâng cao chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp theo kịp chất lượng chung theo tiêu chuẩn quốc
tế. Là bài toán khó, vì các doanh nghiệp ở các nước phát triển rất xa trong việc cung
cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt. Lấp được khoảng
cách này là một điều khó khăn nhưng không phải là không thể làm được, điều này
đòi hỏi các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển thay đổi cách suy nghĩ và cách
quản lý đã hình thành lâu đời.
Nhận thức về chất lượng của người tiêu dùng ở các nước đang phát triển vẫn
chưa đầy đủ, thông thường họ lựa chọn một sản phẩm chỉ dựa trên giá cả mà ít quan
tâm đến chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng sử dụng
nguyên liệu giá rẻ và chất lượng thấp với hy vọng tìm được thêm nhiều lợi nhuận.
Các nước đang phát triển với nền kinh tế vẫn còn kém phát triển nên chính phủ các
nước này thường có chính sách bảo hộ , hạn chế xuất nhập khẩu và hàng rào thuế
quan cao. Nếu nhìn về lâu dài sẽ hạn chế cạnh tranh quốc tế dẫn đến sự tự mãn,
không chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá chất lượng. Sự thành công của

các doanh nghiệp ở các nước phát triển chủ yếu dựa vào kỹ năng, kiến thức của
một số ít người, kỹ năng này không được chia sẽ và cũng không đủ những người có
kiến thức để theo dõi, giám sát mọi hoạt động mọi thời điểm để kiểm tra những biến
động, hỗn tạp về chất lượng.
Các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển lại thiếu nề nếp tác phong công
nghiệp, không có hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn hoá. Ngay cả các doanh nghiệp
lớn có sự tham gia của các công ty đa quốc gia, mặc dù được cung cấp các qui định,
- vi -
các bản vẽ , hướng dẫn thao tác, khi kiểm tra cũng không tuân thủ chặt chẽ các quy
định này.
Các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn khác
nhau như thiếu thông tin, năng lượng, vận tải, lại các yếu tố về số lượng thúc bách.
Những yếu tố này làm cho chất lượng sản phẩm không đáp ứng được các nhu cầu
của thị trường. Chất lượng hàng nội địa thấp, nên hàng nhập khẩu được đánh giá
cao, ngoài ra với những chiến lược quảng cáo lớn góp phần vào sự tin tưởng quá
mức vào hàng nhập khẩu.
2.2.2. Tình hình quản lý chất lượng ở Việt Nam
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của mọi nền kinh tế và
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, hội nhập với khu vực và thế giới sẽ
tạo ra những cơ hội to lớn lớn giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, có cơ hội tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến, kỹ năng quản lý,
… nhưng kèm theo là các thách thức cạnh tranh gây gắt, ưu thế cạnh tranh hiện nay
thể hiện qua năng suất và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ là điểm yếu nhiều năm nay ở các doanh nghiệp
của Việt Nam, mà các doanh nghịêp chưa thể khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh
của mình trên thị trường khu vực và thế giới. Chất lượng ngày nay đang trở thành
một nhân tố cơ bản để quyết định sự thành công hay sự tụt hậu của nền kinh tế đất
nước.
Từ giữa những năm 90, khi các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự
cạnh tranh từ nhiều phía, đặc biệt sau Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ nhất tổ

chức vào năm 1995, hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
đã chuyển sang giai đoạn mới. Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá về kinh tế,
các doanh nghiệp Việt Nam đã quam tâm hơn đến việc nghiên cứu, áp dụng các mô
hình quản lý được thừa nhận trên phạm vi rộng rãi mang tính quốc tế, như bộ tiêu
chuẩn ISO 9000, quản lý chất lượng toàn diện ( TQM ), các hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm ( GMP, HACCP ), bộ tiêu chuẩn ISO 14000….
Trong những năm gần đây tình hình quản lý chất lượng ở nước ta có những
khởi sắc, tiến bộ mới. Các doanh nghiệp đã chú trọng nâng cao năng suất và chất
- vi -
lượng sản phẩm, hàng Việt Nam đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường và được người
tiêu dung chấp nhận. Nhưng nhìn về tổng quan thì năng suất, chất lượng sản phẩm
cũng như năng lực cạnh tranh vẫn còn yếu. Với việc Việt Nam trở thành thành viên
của tổ chức thương mại quốc tế ( WTO ) thì bài toán để tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp Việt Nam chỉ có một lời giải duy nhất, đó là cải tiến, nâng cao năng
suất, chất lượng. Để giải quyết vấn đề này một cách cơ bản và vững chắc, cần có sự
đổi mới một cách sâu sắc trong nhận thức và trong hành động của từng người cũng
như toàn xã hội, của từng cơ quan quản lý nhà nước cũng như mọi cơ sở sản xuất
kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
- vi -
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tình hình chung về Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Quyết Thắng
Công ty CPXD&XNK Quyết Thắng đóng trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột cách trung tâm thành phố 7,5km về phía Đông Bắc (Thuộc địa bàn phường
Tân Hòa)
Tiền thân của công ty là một công ty trách nhiệm hữu sản xuất kinh doanh
của tỉnh đội Đăklăk. Được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kinh tế quốc phòng và
đời sống cho quân đội tỉnh Đăklăk.

Cuối năm 1996 theo quyết định số 1877/QĐ_UB ngày 7/10/1996 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đăklăk cho thành lập doanh nghiệp nhà nước với tên gọi là “Công ty
Quyết Thắng” trên cơ sở tài chính, tiền vốn và lao động hiện có của công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh tỉnh đội Đăklăk.
Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn cũng như giảm thiểu những rủi ro
trên thương trường công ty đã trở thành thành viên của công ty xây dựng Việt Nam
Vinaconex và đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết
Thắng theo quyết định số 1472/QĐ_BXD ngày 05/12/2002 của Bộ Xây Dựng
Thực hiện chủ trương của Đảng năm 2005 công ty xây dựng của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Quyết Thắng tiến hành xác định giá trị của doanh nghiệp để cổ
phần hóa, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 0 giờ ngày 01/01/2005.
Ngày16/6/2005 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 1287/QĐ_BXD về việc phê duyệt
giá trị doanh nghiệp của công ty xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng được
thực hiện cổ phần hóa
Theo quy định số 2034/QĐ_BXD ngày 27/10/2005 của Bộ Xây Dựng công
ty xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng được chuyển thành công ty xây dựng
và xuất nhập khẩu Quyết Thắng trực thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Việt Nam ngày 30/11/2005 công ty được Sở kế hoạch tỉnh Đăklăk cấp giấy phép
kinh doanh số 40.0300074 với tên gọi :
Tên tiếng việt: Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng
- vi -
Tên tiếng anh : Quyet Thang Contruction import_Export Joint Stock
company
Tên viết tắt là : Vinaconex Quyết Thắng JSC
Trụ sở chính đặt tại :Km 7 _Quốc lộ 26 _Phường Tân Hòa_Thành phố Buôn
Ma Thuột_Tỉnh Đăk lăk
Điện thoại: (84)50823098_823315_823136
Fax: 05002823275
Email:
Vốn điều lệ: 11 tỷ đồng

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty sản xuất kinh doanh nhiều nghành nghề khác nhau phục vụ trên địa
bàn tỉnh Đăklăk. Công ty thực hiện kế hoạch sản xuât kinh doanh, khai thác mọi
tiềm năng, không ngừng nâng cao sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu đảm bảo
cho sản xuất, luôn gắn chặt lợi ích của công ty với lợi ích của nhà nước.
Chức năng và nhiệm vụ của công ty được quy định tại giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh số 110906 do sở kế hoạch đầu tư Đăklăk cấp ngày 31/10/1996 với
những nghành nghề sau:
Nhận thầu, thi công xây lắp và hoàn thành các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông thủy lợi, văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch, khách sạn, công sở,
trường, học bệnh viện, cấp thoát nước, bưu điện, công trình thủy lợi, đường dây và
trạm biến thế, các công trình kỷ thuật hạ tầng, khu dân cư,khu đô thị, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, khu dân cư, khu kinh tế
mới, khu chế xuất, khu công nghiệp, kinh doanh du lịch nhà nghỉ và khách sạn,vận
chuyển khách du lịch, dịch vụ cho thuê ngoài
Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản
xuất, vật liệu chuyên dùng, dây chuyền tự động hóa hàng thủ công mỷ nghệ, hàng
dệt may, làm đại lý tiêu thụ cho các hãng trong và ngoài nước các mặt hàng phục vụ
sản xuất và tiêu dùng theo quy định của nhà nước
- vi -
Khai thác, thu mua chế biến các mặt hàng nông lâm sản, các loại cấu kiện,
trang trí nội thất.
Trồng, chăm sóc, tu bổ, bảo quản rừng, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi
gia súc gia cầm, đào tạo nghề,giới thiệu sản phẩm, cung cấp lắp đặt, sửa chửa, bảo
hành các thiết bị điều hòa không khí, điện lạnh, thang máy, giao nhận vận chuyển
hàng hóa.
3.1.3 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp rất quan trọng trong công
tác quản lý doanh nghiệp, vì nó liên quan đến việc thành bại trong quá trình điều

hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về công ty, chúng ta
xét sơ đồ sau: Qua sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo kiểu hổn
hợp trực tuyến và chức năng. Đây là mô hình tổ chức bộ máy quản lý khá phổ biến
ở những doanh nghiệp vừa và lớn.
- vi -
3.1.3.1 sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công Ty
Chú thích: quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
- vi -
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó gám đốc Phó giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chinh
Phòng kế
hoạch kinh
doanh
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng kỷ
thuật thi
công
Chi
nhánh
Đăk
nông

Chi
nhánh
TP Hồ
Chí
Minh
Chi
nhánh
Ninh
Thuận
Xưởng
sản
xuất
hàng
mộc số
1
Xưởng
sản
xuất
hàng
mộc số
2
Xưởng
cán
tôn,xà
gồ thép
Nhà
máy bê
tông
3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
 Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh

công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
 Giám đốc : Là được đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng và kỷ luật. Là người đại diện theo pháp luật điều hành các hoạt động của
công ty theo kế hoạch đã đề ra. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị
và đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
 Phó giám đốc : Căn cứ vào các quy định của nhà nước thực hiện chức
năng, vai trò, nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc nắm tình hình và chỉ đạo các hoạt
động của công ty.
 Ban kiểm soát : Là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty
 Phòng tổ chức_ hành chính : Đảm nhiệm công tác tuyển mộ lao động,
đào tạo nhân viên. Tổ chức thanh tra các hoạt động của công ty, theo dõi thực hiện
các chế độ chính sách, công tác Đảng_Đoàn và đời sống cán bộ công nhân viên.
 Phòng kế hoạch_kinh doanh : Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty, thực hiện việc triển khai các kế hoạch sản xuất cho các đơn vị, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp đàm phán với các đối tác trong việc ký kết hợp
đồng mua bán trao đổi sản phẩm hàng hoá. Tổ chức công tác quảng bá, giới thiệu
sản phẩm, lên kế hoạch mở rộng thị trường cho công ty.
 Phòng kỹ thuật _ thi công: Thực hiện việc thiết kế lập hồ sơ quản lý các
dự án, công trình thi công, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất
hàng hoá và thi công công trình.
 Phòng kế toán_ tài vụ : Quản lý tài chính, theo dõi các khoản thu chi của
công ty, tổ chức hạch toán theo đúng chế độ hiện hành, thực hiện nghĩa vụ đối với
ngân sách nhà nước.
 Xưởng sản xuất hàng mộc xuất khẩu : Chế biến các loại sản phẩm như:
Bàn, ghế, giường, tủ, ván sàn…từ nhiều loại nguyên liệu gỗ khác nhau với mục đích
phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- vi -
 Xưởng cán tôn và xà gồ thép : Thực hiện sản xuất kinh doanh mua bán

tôn lợp và xà gồ thép các loại. Tổ chức gia công, lắp đặt các công trình phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt.
 Chi nhánh Daknông, chi nhánh Ninh Thuận,chi nhánh thành phố
HCM: Đại diện cho công ty thực hiện đấu thầu, thi công các công trình về xây dựng
thuỷ lợi, kinh doanh mua bán phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng.
3.1.4. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
Để sản xuất kinh doanh được thuận lợi thì cơ sở vật chất ban đầu là hết sức
quan trọng nó thúc đẩy việc nâng cao năng xuất lao động, thể hiện quy mô sản xuất
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật cần phải tính toán hợp lý để
tránh tình trạng lãng phí không cần thiết, góp phần hạ giá thành và tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. Tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty trong 3 năm
ĐVT :Đồng
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
So Sánh 05/06 So Sánh 06/07
+ / - % + / - %
1.Tổng
TSCĐ
23.090.520.981 19.208.509.109 18.972.809.109 -3.882.011.872 -16,81 -235.700.000 -1,23
Nhà cửa, vật
kiến trúc
7.046.929.577 6.840.115.887 6.840.115.887 -206.813.690 -2,93 0 0,00
Máy móc
thiết bị
11.122.028.837 9.872.478.500 9.872.478.500 -1.249.550.337 -11,23 0 0,00
Ph.tiện vận
tải
4.522.019.989 2.096.372.144 1.846.372.144 -2.425.647.845 -53,64 -250.000.000 -11,93
TSCĐ khác 399.542.578 399.542.578 413.842.578 0 0,00 14.300.000 3,58

2.G.trị hao
mòn luỹ kế
8.313.118.670 9.394.611.107 11.127.920.119 1.081.492.437 13,01 1.733.309.012 18,45
3.G.trị còn
lại
14.777.402.311 9.813.898.002 7.844.888.990 -4.963.504.309 -33,59
-
1.969.009.000
-20,06
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
Tổng tài sản cố định năm 2005 là 23.090.520.981 ( đồng), tới năm 2006
tổng tài sản cố định giảm còn 19.208.509.109 ( đồng) tương đương giảm 16,81%,
trong đó giảm chủ yếu là phương tiện vận tải giảm mạnh thể hiện năm 2005 giá trị
là 4.522.019.989 (đồng) sang năm 2006 giảm còn 2.096.372.144(đồng). Tới năm
2007 thì tổng số tài sản cố định giảm không đáng kể chỉ giảm có 1,23% so với năm
2006 và cũng giảm do phương tiện vận tải. Điều này cho thấy các máy móc thiết bị
- vi -
đã cũ kỹ cần thanh lý để công ty mua các máy móc thiết bị khác có chất lượng hơn
để giảm nhẹ khấu hao đồng thời phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Giá trị hao mòn lũy kế: Năm 2005 tổng giá trị hao mòn lũy kế của công ty
là 8.313.118.670 ( đồng) nhưng đến năm 2006 tổng giá trị này đã lên đến
9.394.611.107
( đồng ) tăng 13,01%, tới năm 2007 tổng giá trị hao mòn lũy kế lại tiếp tục tăng lên
tới 11.127.920.119 (đồng) tức tăng 18,45% so với năm 2006. Điều này cho thấy tài
sản của công ty đã hao mòn một cách nhanh chóng, có thể nói các tài sản đã hết thời
hạn sử dụng cần thanh lý để đầu tư mua tài sản khác.
Giá trị còn lại: Do các tài sản đã cũ kỹ lỗi thời nên giá trị còn lại khi hết thời
hạn tính khấu hao giảm mạnh mẽ, năm 2006 giá trị còn lại giảm 33,59% trị giá tài

sản cố định so với năm 2005, tới năm 2007 có thể do doanh nghiệp tu bổ nên giá trị
còn lại giảm 20,06 % so với năm 2006. Điều này cho thấy tổng tài sản cố định của
doanh nghiệp cũng không còn nhiều nếu doanh nghệp tiến hành thanh lý chúng.
Tóm lại qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng tài sản của công ty đã có sự
giảm sút và giá trị nhà cửa vật kliến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải đã
giảm dần. Khi hết thời hạn khấu hao doanh nghiệp nên tiến hành thanh lý để đầu tư
vào mua tài sản khác để đáp ứng nhu cầu công việc đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả.
3.1.5. Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Công ty muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận
cao cần phải có nguồn tài chính dồi dào. Tình hình vốn của công ty trong 3 năm
( 2005 – 2007) thể hiện qua bảng sau
- vi -
Bảng 3.2 Tình hình vốn và cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm
ĐV:Đồng
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
So Sánh So Sánh
+ / - % + / - %
Tổng nguồn
vốn
77.302.323.888 75.695.668.846 63.686.027.815 -1.606.655.042 -2,078 -12.009.641.031 -15,866
1. Vốn chủ sở
hữu
4.267.611.156 2.153.449.711 8.684.853.209 -2.114.161.445 -49,54 6.531.403.498 303,3
2.Nguồn vốn
vay
73.034.712.732 73.542.219.135 55.001.174.606 507.506.403 0,695 -18.541.044.529 -25,211
Vay ngân
hàng

69.248.319.934 70.083.101.787 51.552.422.508 834.781.853 1,205 -18.530.679.279 -26,441
Vay dài hạn 3.786.392.798 3.459.117.348 3.448.752.098 -327.275.450 -8,643 -10.365.250 -0,2997
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty năm 2005 là
77.302.323.888 (đồng) tới năm 2006 tổng nguồn vốn giảm xuống còn
75.695.668.846 (đồng) giảm 2,078%, tới năm 2007 tổng nguồn vốn giảm còn
63.686.027.815 (đồng) giảm 15,866% so với năm 2006. Điều này cho thấy tổng
nguồn vốn của công ty đã giảm sút nhanh chóng, nguồn vốn giảm này do doanh
nghiệp đã chuyển từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần nên nguồn vốn giảm.
Là một công ty cổ phần nên nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu cụ thể cho thấy
năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu giảm 49,54% nhưng đến năm 2007 nguồn vốn này
tăng mạnh mẽ tăng lên tới 303,3% so với năm 2006. Nguồn vốn vay của công ty
cũng có sự thay đổi nhưng thay đổi không đáng kể về cả nguồn vay ngắn hạn và dài
hạn. Điều này cho thấy công ty sử dụng biện pháp an toàn là chỉ dùng nguồn vốn
chủ sở hữu nhưng điều này cũng khẳng định rằng công ty chưa tận dụng được
nguồn vốn vay để quay vòng sản xuất kinh doanh.
3.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty là những con số đánh giá hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty, nói lên khả năng sử dụng vốn trong một chu kỳ
sản xuất kinh doanh, đánh giá cách thức sử dụng nguồn lực của nhà quản trị có hợp
lý không, thể hiện lãi lỗ một cách chi tiết nhất. Tình hình sản xuất kinh doanh của
- vi -
công ty căn cứ vào bảng báo tài chính của công ty qua 3 năm thể hiện qua bảng số
liệu sau :
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
So Sánh 06/05 So Sánh 07/06
+ / - % + / - %
1.D.thu b.hàng và
cung cấp d.vụ

66.970.822.902 60.001.190.092 29.869.122.080 -6.969.632.810 -10,41 -30.132.068.012 -50,22
2.D.thu thuần về
b.hàng và c.cấp
d.vụ
66.929.218.894 60.001.190.092 29.869.122.080 -6.928.028.802 -10,35 -30.132.068.012 -50,22
3.L.nhuận gộp về
b.hàng và c.cấp
d.vụ
2.857.114.251 2.179.762.185 3.693.922.981 -677.352.066 -23,71 1.514.160.796 69,46
4.Doanh thu hoạt
động tài chính
213.602.213 10.342.254 36.494.862 -203.259.959 -95,16 26.152.608 252,87
5.Chi phí tài chính 2.639.872.417 1.556.536.066 1.697.263.716 -1.083.336.351 -41,04 140.727.650 9,04
6.Chi phí bán hàng 284.876.329 499.112.776 344.215.124 214.236.447 75,2 -154.897.652 -31,03
7.Chi phí quản lý
doanh nghiệp
2.862.247.434 2.316.512.977 1.513.178.928 -545.734.457 -19,07 -803.334.049 -34,68
8.LN từ hoạt động
SXKD
2,716,279,716 -2.182.057.380 175.760.075 -4.898.337.096 -180,3 2.357.817.455 -108,05
9.Thu nhập khác 348.628.118 35.567.631 425.248.541 -313.060.487 -89,8 389.680.910 1095,61
10.Chi phí khác 354.184.689 14.934.625 419.744.045 -339.250.064 -95,78 404.809.420 2710,54
11.Lơi nhuận khác 5.556.571 20.633.006 5.504.496 15.076.435 271,3 -15.128.510 -73,32
12.Tổng LN trước
thuế
-2.721.836.287 -2.161.424,.74 181.264.571 560.411.913 -20,59 2.342.688.945 -108,39
13.Lợi nhuận sau
thuế
-2.721.836.287 -2.161.424.374 181.264.571 560.411.913 -20,59 2.342.688.945 -108,39
ĐVT : Đồng

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong những năm gần đây Công ty gặp nhiều
khó khăn đặc biệt là từ khi công ty chuyển sang công ty cổ phần thì càng gặp khó
khăn hơn nữa. Doanh thu bán hàng giảm mạnh, năm 2006 doanh thu giảm từ
66.970.822.90( đồng) xuống còn 60.001.190.092(đồng) tức giảm 10,41% nhưng
đến năm 2007 doanh thu giảm rõ rệt giảm 50,22% so với năm 2006. Trong khi đó
các khoản chi phí liên tục tăng và tăng mạnh nhất là chi phí bán hàng và các khoản
chi phí khác làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp liên tục âm trong hai năm 2005 và
2006, đến năm 2007 công ty mới đem lại lợi nhuận nhưng chưa đủ để bù đắp những
- vi -
thiệt hại do những năm trước gây ra. Năm 2006 lợi nhuận của công ty vẫn âm
nhưng số tiền âm ít hơn năm 2005 tức giảm 20,59 % so với năm 2005, đến năm
2007 công ty đã có những chuyển biến trong kinh doanh và đạt được những thành
quả và làm cho lợi nhuận tăng lên nhưng số lợi nhuận cũng chỉ bằng 8,39% so với
số lỗ năm 2006. Chính vì thế mà công ty vẫn chưa bù đủ những khoản đã bị lỗ
trong những năm trước. Điều này cho thấy công ty đã có những bước chuyển biến
trong quá trình sản xuất kinh doanh có hướng bù đắp những thiệt hại đã gây ra và
trong những năm gần đây với đà phát triển công ty sẽ bù đắp những khoản lỗ còn lại
và hướng kinh doanh có hiệu quả hơn.
3.2. Những khó khăn và thuận lợi của công ty
3.2.1. Thuận lợi :
Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng nằm tại km7_
Quốc lộ 26. Đây là vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, sản phẩm.
Công ty được phát triển trong điều kiện chính trị pháp luật rất thuận lợi khi nhà
nước ta cho phép các thành phần kinh tế tự do hoạt động và cạnh tranh lành mạnh.
Daklak là địa bàn có nguồn nguyên nhiên liệu gỗ dồi dào, bên cạnh sự phát
triển của rừng tự nhiên thì sự phát triển của rừng trồng đang được nhà nước chú
trọng và khuyến khích. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển ngành chế
biến gỗ.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và ngày càng được cải tiến, từng bước ứng

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng
nhu cầu tiêu thị trường trong nước và thế giới.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá của công ty như : Xí
nghiệp tư nhân Hoàng Anh _Gia Lai, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng phú, Công ty
sản xuất đồ gỗ Sông Mây, Xí nghiệp chế biến gỗ Sóng Thần….Bộ máy của công ty
tương đối gọn nhẹ, có đội ngũ nhân viên trẻ luôn có ý thức đoàn kết, hợp tác trong
công việc, tính kỷ luật cao, tác phong công nhiệp là cốt lõi là truyền thống của công ty .
Trong xu thế toàn cầu hoá và bối cảnh đất nước đang hội nhập nền kinh tế
thế giới, đã tạo ra sân chơi mới cho tất cả các doanh nghiệp trong cả nước nó chung
và công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng nói riêng. Đây là điều
kiện thuận lợi để công ty khẳng định vị thế của mình trên lĩnh vực xuất khẩu gỗ.
- vi -
3.2.2. Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì công ty cũng gặp không ít những khó
khăn trong quá trình phát triển như :
Trên thị trường ngày xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt
hàng có nghĩa là đối thủ cạnh tranh của công ty ngày càng nhiều.
Nhiều máy móc thiết bị cũ nhưng chưa khấu hao hết, không đáp ứng được
nhu cầu thị trường nước ngoài về những sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao. Đầu tư tài
sản cố định với số lượng lớn nên khó thu hồi lại vốn.
Công ty áp dụng chính sách khấu hao nhanh đối với tài sản cố định nên kết
cấu giá thành sản phẩm tương đối cao, làm tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh của công ty nhất là trong giai đoạn công ty chưa có thị trường
tiêu thị trực tiếp.
Do khó khăn về mặt tài chính nên nhà xưởng được theo nhu cầu của từng
giai đoạn, không được quy hoạch từ đầu nên môi trường sản xuất chưa tốt nên năng
suất lao động chưa cao.
Đội ngũ lao động nhiều nhưng chủ yếu là lao động phổ thông tập trung chủ yếu
ở các xưởng mộc điều này ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Do tính chất mùa vụ của ngành khai thác gỗ nên công việc thường hay gián

đoạn. Mỗi năm chỉ có 9 tháng sản xuất liên tục ( Từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau),
thời gian còn lại không có việc làm. Điều này ảnh hưởng đến việc duy trì sự ổn định
của đội ngũ công nhân.
Giá của nguyên liệu đầu vào như : Xăng dầu, sắt thép và nhiều nguyên liệu xây
dựng chủ yếu có nhiều biến động thất thường làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản
xuất kinh doanh và đầu tư.
Việc thanh toán vốn đầu tư từ các công trình thuộc ngân sách địa phương
thường chậm và thiếu gây khó khăn cho việc đảm bảo vốn thi công, hiệu quả công
việc thấp.
Công ty nằm ở địa bàn miền núi nên khó khăn trong việc thu hút lao động có
kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, mặc dù đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn
- vi -
luôn được điều chỉnh, tuyển dụng nhưng phần lớn còn thiếu kinh nghiệm, chưa đáp
ứng nhu cầu nhiệm vụ.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1.Phương pháp chung:
 Phương pháp duy vật biện chứng:Là phương pháp dùng để nghiên cứu,
xem xét các sự vật hiện tượng trong những mối quan hệ biện chứng và có hệ thống
sự chuyển biến của các sự vật hiện tượng, sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi
về chất. Phương pháp này được sử dụng suốt quá trình nghiên cứu.
 Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu các sự vật hiện
tượng trong một điều kiện lịch sử cụ thể để đưa ra những kết luận chính xác.
Phương pháp này sử dụng trong quá trình nghiên cứu để tình hình quản lý và sử
dụng nguồn nhân lực tại công ty.
3.3.2. Phương pháp cụ thể
 Phương pháp thu thập tài liệu : Các giáo trình có liên quan về tài liệu
nghiên cứu, các sách quản trị và phân tích kinh doanh, giáo trình quản trị học Các
tài liệu thu thập tại phòng tổ chức, phòng kinh doanh, phòng kế toán của Công ty
CPXD&XNK Quyết Thắng.
 Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp nghiên cứu các hiện

tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và
hiện tượng. Khi phân tích sử dụng cách phân tổ, hệ thống các chỉ tiêu để tìm ra quy
luật và rút ra những kinh nghiệm cần thiết.
 Phương pháp so sánh: Là phương pháp sử dụng chủ yếu trong quá trình
nghiên cứu. So sánh để nhận thức được tình hình phát triển sản xuất kinh doanh
cũng như công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty. Từ đó rút ra những kết luận
chính xác về sự phát triển cuả công ty. Tất cả những số liệu được thu thập trong quá
trình nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Exel .
PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
- vi -

×