Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hình tượng người đàn bà hàng chày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.95 KB, 3 trang )

Hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Dàn ý:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm” Chiếc thuyền ngoài xa” (HCST, ND, NT)
- Giới thiệu về nhân vật người đàn bà.
II. Thân bài
1.Ngoại hình
- Cao lớn, thô kệch. Mặt rỗ, tái mét vì mệt mỏi.Dáng đi chậm chạp như bà
già.
- Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưởi …1. Ngoại hình:
Từ những nét ngoại hình được khắc hoạ, hình ảnh người đàn hiện lên với ấn
tượng của sự vất vả, lam lũ và nghèo khổ.
2.Hành động và thái độ:
a. Khi bị chồng đánh đập tàn nhẫn: chị vẫn cam chịu, nhẫn nhục, không có
một phản kháng nào:không kêu, không chống trả, không chạy trốn.
b.Khi đứa con trai xuất hiện:
- Chị cảm thấy xấu hổ nhục nhã, đau đớn vì con mình chứng kiến cảnh ấy.
- Ôm chầm lấy con,chị thương con vì bị bố đánh.
- Chắp tay vái lấy vái để nó, tức là xin nó đừng làm gì đó trái với đạo lí.
Người đàn bà ấy là người bất hạnh nhưng ở chị toát lên vẻ đẹp của lòng vị
tha giàu đức hi sinh. Hình ảnh người đàn bà vùng chài này đáng được thương
và đáng được trân trọng.
c.Khi gặp Chánh Án Đẩu:
- Thái độ:
+ Lúc đầu khi đến sợ sệt run rẩy tìm một góc để ngồi, Đó là cái run rẩy
thường dân cả đời mới tiếp xúc với quan toà, công đường.
+ Xưng hô: quý toà-con tự nhận mình là thân phận thấp hèn.
+ Khi Đẩu khuyên chị “cả nước này không có người đàn ông nào vũ phu như
hắn, chị không sống được với lão ta đâu”, ý của Đẩu khuyên chị ta hãy từ bỏ
người chồng vũ phu ấy. Nhưng người đàn bà phản ứng mãnh liệt: “con lạy
quý toà nhưng xin đừng bắt con bỏ nó”.


=> Thái độ của người đàn bà trái với lẽ thường, điều mà Đẩu khuyên người
đàn bà rất hợp lí và có lẽ ai cũng nghĩ rằng đó là giải pháp tốt nhất giải thoát
cho người đàn bà trong hoàn cảnh ấy, giải thoát khỏi người chồng vũ phu. Vì
thế sau câu nói của người đàn bà Phùng cảm thấy căn phòng lồng lộng gió
biển bỗng nhiên bị hút hết không khí ngột ngạt quá chừng.
* Sau đó thay đổi cách xưng hô: chị và các chú , dường như chị đã thoát ra
được nỗi lo lắng sợ hãi, lúc này thái độ không còn run rẩy nữa mà tự tin hơn.
Chị cảm ơn Phùng, Đẩu về lời khuyên ấy và khẳng định “ Lòng các chú tốt,
nhưng các chú đâu có phải là ngưòi làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu
được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”-> người phụ nữ rất
hiểu lẽ đời.
* Chị kể về cuộc đời mình: là cuộc đời bất hạnh, là một người đàn bà xấu
(căn bệnh đậu mùa đã để lại những di chứng không bao giờ xoá được trên
khuôn mặt của người đàn bà ấy)
- Lấy chồng người hàng chài, sinh nhiều con, nghèo lại càng nghèo hơn.
- Bị chồng đánh đâp hành hạ tàn nhẫn. Mỗi khi lão ấy buồn hay bực tức là
đem chị ra đánh.
- Chị hiểu và cảm thông cho hành động vũ phu ấy của chồng. Chị nghĩ rằng
tẩt cả chỉ vì đói nghèo mà ra. Và nguyên nhân cũng do chính mình tạo ra.
- Là một người phụ nữ rất yêu thương chồng con vì thế chị xin chồng đưa
mình lên bờ để đánh nhằm tránh làm tổn thương các con.
- Chị đưa thằng Phác lên bờ vì không muốn nó chứng kiến cảnh bạo lực và
hơn hết chị không muốn nó vì thương mình mà trở thành đứa con bất hiếu
với cha, làm trái với luân thường đạo lí.
- Chị quan niệm: người đàn bà sống trên thuyền là sống vì con chứ không vì
mình và điều hạnh phúc nhất của chị là khi nhìn thấy đàn con ăn no.
Nguyên nhân của sự chịu đựng và nhẫn nhục ấy là bởi vì chị cần phải có
chồng, trên thuyền cần phải có người đàn ông mạnh khoẻ và biết nghề. Hơn
nữa các con chị cần phải có bố để nuôi và dạy chúng nó. Cần có chỗ dựa
vững chắc trong cuộc sống mưu sinh vất vả, chị hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của

chồng. Vì vậy chị luôn nhẫn nhục cam chịu sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì
chồng con. Nhưng dù sao trong cuộc sống triền mien khổ đau ấy , người đàn
bà vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Có lẽ đó cũng là một lí
do để chị sống.
Câu chuyện của người đàn bà khiến cho Phùng và Đẩu ngạc nhiên sững sờ
không hiểu tại sao người phụ nữ ấy lại có sức cam chịu đến như thế. Và rồi
khi đã hiểu ra họ cảm phục và trân trọng tấm lòng vị tha đức hi sinh cao cả
của người phụ nữ hàng chài.
Tóm lại: Qua câu chuyện của người phụ nữ hàng chài nhà văn thể hiện cái
nhìn nhân hậu của mình. Ông phát hiện ra rằng đằng sau câu chuyện buồn
của gia đình người lao động vùng biển là vẻ đẹp của tình mẫu tử, lòng bao
dung và đức hi sinh của người phụ nữ. Đó là hạt ngọc ẩn dấu trong những cái
lấm ắp đời thường mà ông nâng niu trân trọng.
Và qua đó ta hiểu được hơn giá trị tốt đẹp của người phụ nữ vùng biển nói
riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
III. Kết bài
- Nhận xét về nhân vật , nêu những suy nghĩ về ý nghĩa hình tượng nhân
vật.
- Đánh giá cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu.

×